ỦY
BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
******
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
29/2003/QĐ-UB
|
TP.Hồ
Chí Minh, ngày 06 tháng 03 năm 2003
|
QUYẾT ĐỊNH
CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ VỀ BAN HÀNH QUY CHẾ TỔ CHỨC VÀ
HOẠT ĐỘNG CỦA SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN THÀNH PHỐ
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng
nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 21 tháng 6 năm 1994 ;
Căn cứ Thông tư số 07/TTLB-BNN-BTCCBCP ngày 24 tháng 4 năm 1996 và Thông tư số
03/1998/TTLT-BNN-BTCCBCP ngày 27 tháng 4 năm 1998 của Liên Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn, Ban Tổ chức-Cán bộ Chính phủ, về hướng dẫn quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn ;
Căn cứ Quyết định số 4310/QĐ-UB-NCVX ngày 20 tháng 12 năm 1994 của Ủy ban nhân
dân thành phố về ban hành quy định về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản
lý Nhà nước của Sở, cơ quan ngang Sở thuộc Ủy ban nhân dân thành phố ;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Công văn số
859/CV-NN-TCCB ngày 26 tháng 9 năm 2002 và Trưởng Ban Tổ chức Chính quyền thành
phố tại Tờ trình số 126/TCCQ ngày 15 tháng 10 năm 2002 ;
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1.-
Nay ban hành Quyết định kèm theo Quy chế tổ chức và hoạt động của Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn.
Điều 2.-
Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký. Bãi bỏ các quy định trước đây trái với
Quyết định này.
Điều 3.-
Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố, Trưởng Ban Tổ
chức Chính quyền thành phố, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thủ
trưởng các cơ quan có liên quan của thành phố và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các
quận - huyện chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận :
- Như điều 3
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Bộ Thủy sản, Bộ Nội vụ
- Thường trực Thành ủy
- Thường trực Hội đồng nhân dân thành phố
- Ủy ban nhân dân thành phố
- Sở KH-ĐT, Sở Công nghiệp
- Sở KH-CNMT, Sở GTCC
- Sở LĐ-TB và XH, Sở Tư pháp
- Sở Văn hóa và Thông tin, Sở Y tế
- Sở GD-ĐT, Sở Thương mại
- Sở Du lịch, Tổng Cty NN Sàigòn
- Tổng Cty TM Sàigòn, Công An TP
- VPHĐ-UB : Các PVP
- Các Tổ NCTH
- Lưu (CNN-M)
|
TM.ỦY
BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
KT.CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Mai Quốc Bình
|
QUY CHẾ
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG
THÔN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
(Ban hành kèm theo Quyết định số /2003/QĐ-UB ngày tháng 3 năm 2003 của Ủy
ban nhân dân thành phố)
Chương 1:
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1.-
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan chuyên môn của Ủy ban
nhân dân thành phố, giúp Ủy ban nhân dân thành phố thực hiện chức năng quản lý
Nhà nước về nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy lợi, thủy sản, nước ngầm, diêm nghiệp
và nông thôn trên địa bàn thành phố; đồng thời chịu sự chỉ đạo, quản lý của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Thủy sản về nghiệp vụ chuyên môn
chuyên ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thủy lợi, nước ngầm, thủy sản
và phát triển nông thôn.
Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được cấp kinh phí hoạt
động từ ngân sách, được mở tài khoản tại Ngân hàng và Kho bạc Nhà nước để hoạt
động theo quy định của Nhà nước.
Điều 2.-
Giám đốc Sở chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân thành phố, Chủ tịch Ủy
ban nhân dân thành phố, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thủy
sản và các Bộ có liên quan về toàn bộ hoạt động của Sở theo đúng chức trách,
nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Quy chế này.
Chương 2:
NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN
Điều 3.-
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có nhiệm vụ như sau :
1- Về pháp luật :
1.1- Chấp hành và tổ chức
thực hiện đúng Pháp luật các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước, về quản
lý hành chính trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thủy lợi, nước
ngầm, thủy sản và phát triển nông thôn.
1.2- Hướng dẫn và tổ chức thực
hiện các văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân thành phố, Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn, Bộ Thủy sản và các Bộ liên quan ban hành. Nghiên cứu đề
xuất với Ủy ban nhân dân thành phố, các Bộ-Ngành có liên quan sửa đổi bổ sung
hoặc cụ thể hóa các chế độ chính sách có liên quan đến hoạt động của ngành trên
địa bàn thành phố.
1.3- Trình Ủy ban nhân dân thành
phố ban hành các tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm và định mức kinh tế-kỹ thuật về
chuyên ngành theo sự phân cấp của Trung ương và thành phố.
1.4- Được Ủy ban nhân dân thành
phố ủy quyền thực hiện và quản lý việc cấp và thu hồi các loại giấy phép của
các đơn vị trực thuộc các lĩnh vực do Sở quản lý theo quy định của pháp luật và
phân cấp của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thủy sản. Được Ủy ban
nhân dân thành phố ủy quyền thực hiện một số công tác trong các lĩnh vực chuyên
ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, thủy lợi, nước ngầm và phát triển nông
thôn.
1.5- Tuyên truyền, hướng dẫn
Pháp luật theo chuyên ngành cho các thành phần kinh tế trên địa bàn thành phố.
2- Quản lý Nhà nước về nông nghiệp,
lâm nghiệp, thủy lợi, thủy sản, nước ngầm, diêm nghiệp và phát triển nông thôn
:
2.1- Trình Ủy ban nhân dân thành
phố ban hành các văn bản quy phạm pháp luật (quyết định, chỉ thị …) để thực hiện
Luật, Pháp lệnh và các quy định Nhà nước, các Bộ-Ngành Trung ương về các lĩnh vực
nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy lợi, nước ngầm, sản xuất-kinh doanh muối và phát
triển nông thôn. Ban hành các văn bản thuộc thẩm quyền về các lĩnh vực do Sở phụ
trách.
2.2- Trình Ủy ban nhân dân thành
phố về chiến lược, quy hoạch tổng thể, kế hoạch dài hạn, trung hạn và hàng năm
trên địa bàn thành phố. Tổ chức chỉ đạo và hướng dẫn thực hiện sau khi được Ủy
ban nhân dân thành phố và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt về
các lĩnh vực:
- Trồng trọt, chăn nuôi, chế biến
nông lâm sản và phát triển ngành nghề nông thôn, sản xuất-kinh doanh muối.
- Quản lý, bảo vệ và phát triển
vốn rừng, trồng rừng, khai thác và chế biến lâm sản .
- Quản lý tài nguyên nước (trừ
nước nguyên liệu khoáng và nước địa nhiệt), quản lý việc xây dựng, khai thác
công trình thủy lợi, công tác phòng, chống bão lụt, bảo vệ bờ bao, đê điều (đê
sông và đê biển) và phối hợp các ngành, địa phương liên quan để khai thác lợi
ích tổng hợp các dòng sông trên địa bàn thành phố ; quản lý nước sinh hoạt và vệ
sinh môi trường nông thôn.
- Quản lý Nhà nước về các
hoạt động dịch vụ thuộc ngành ở địa phương.
2.3- Tổ chức, chỉ đạo thực hiện
các chính sách về nông nghiệp và phát triển nông thôn.
2.4- Là đầu mối phối hợp với các
ngành, các cấp ở địa phương tổ chức, chỉ đạo và hướng dẫn thực hiện những nội
dung liên quan đến phát triển nông nghiệp, nông thôn.
2.5- Thống nhất quản lý
công tác giống (kể cả sản xuất và xuất nhập khẩu) về thực vật và động vật thuộc
trách nhiệm được giao.
2.6- Tổ chức, chỉ đạo công tác
khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư.
2.7- Tổ chức, chỉ đạo công tác
nghiên cứu khoa học - công nghệ và ứng dụng các tiến bộ khoa học-công nghệ thuộc
các lĩnh vực do Sở phụ trách.
2.8- Tổ chức, quản lý chất lượng
các công trình xây dựng chuyên ngành, chất lượng sản xuất nông-lâm sản hàng hóa
; khai thác, quản lý và bảo vệ an toàn các công trình cống, kênh mương, đê, đập
; tham gia và đóng góp về an toàn lương thực, phòng chống dịch bệnh động thực vật,
sử dụng an toàn các hóa chất trong sản xuất và bảo quản nông sản thực phẩm… thuộc
phạm vi trách nhiệm được giao theo quy định của pháp luật.
2.9- Thực hiện chức năng quản lý
Nhà nước đối với các doanh nghiệp trong các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy
lợi, nước ngầm, sản xuất-kinh doanh muối do Sở quản lý theo Luật Doanh nghiệp
Nhà nước và các quy định của Ủy ban nhân dân thành phố về phân cấp hoặc ủy quyền
cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý ;
2.10- Thực hiện công tác thanh
tra Nhà nước và thanh tra kiểm tra thuộc chuyên ngành.
2.11- Tổ chức và quản lý việc hợp
tác quốc tế trong các lĩnh vực thuộc Sở do Ủy ban nhân dân thành phố giao.
2.13- Xây dựng quy hoạch đào tạo,
bồi dưỡng nguồn nhân lực của ngành và ở địa phương.
2.14- Thực hiện nhiệm vụ Thường
trực của Ban Chỉ huy phòng, chống lụt, bão thành phố.
2.15- Tham gia với các ngành về
công tác phân bổ lao động, dân cư, phát triển vùng kinh tế mới và định canh định
cư trên địa bàn thành phố.
2.16- Quản lý việc cấp và thu hồi
các giấy phép thuộc các lĩnh vực do Sở quản lý theo quy định của Pháp luật.
2.17- Quản lý nguồn lợi thủy sản.
2.18- Quản lý về tổ chức và công
chức, viên chức, tài sản của Sở theo pháp luật và phân cấp của Ủy ban nhân dân
thành phố.
Điều 4.-
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có quyền hạn :
4.1- Làm cơ quan chủ quản cấp
trên đối với một số Doanh nghiệp Nhà nước thuộc Sở
4.2- Tổ chức, kiểm tra, quản lý
chất lượng các công trình xây dựng chuyên ngành, chất lượng nông lâm sản hàng
hóa, quản lý công tác an toàn các công trình thủy lợi, an toàn lương thực,
phòng chống dịch bệnh động thực vật, an toàn sử dụng các hóa chất trong sản xuất
và bảo quản nông sản thực phẩm theo quy định pháp luật.
4.3- Quản lý việc cấp phép và chứng
chỉ hành nghề của các đơn vị trực thuộc trên lĩnh vực liên quan đến ngành theo
quy định hiện hành.
4.4- Tổ chức thẩm định bước đầu
các dự án đầu tư chuyên ngành theo phân cấp của thành phố.
4.5- Được quyền yêu cầu các sở-ngành,
quận, huyện, các tổ chức thuộc hệ thống ngành dọc, các đơn vị kinh tế cơ sở của
ngành (kể cả của Trung ương đóng trên địa bàn thành phố) cung cấp số liệu, các
báo cáo cần thiết, liên quan đến công tác quy hoạch, tổng hợp kế hoạch toàn
ngành ; tình hình thực hiện các chế độ chính sách quản lý ngành của Nhà nước và
Ủy ban nhân dân thành phố ban hành.
4.6- Chủ trì cùng với các ngành
để thanh tra, kiểm tra các vụ vi phạm nghiêm trọng trong việc thực hiện chính
sách, chế độ quản lý ngành đối với các đơn vị kinh tế cơ sở trên địa bàn thành
phố.
4.7- Được mời các sở-ngành có
liên quan, Ủy ban nhân dân quận-huyện, các đơn vị kinh tế cơ sở (kể cả các đơn
vị Trung ương đóng trên địa bàn thành phố) dự họp bàn các vấn đề cần thiết theo
đúng chức năng của Sở.
Chương 3:
TỔ CHỨC BỘ MÁY VÀ CHẾ ĐỘ
LÀM VIỆC
Điều 5.- Cơ
cấu tổ chức bộ máy của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bao gồm :
1- Các phòng ban chuyên môn nghiệp
vụ của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn :
1.1- Phòng Hành chính tổng hợp ;
1.2- Phòng Kế hoạch - Tài chính
;
1.3- Phòng Tổ chức cán bộ ;
1.4- Thanh tra ;
1.5- Phòng Nông nghiệp ;
1.6- Phòng Thủy sản.
2- Đơn vị hành chính sự nghiệp
trực thuộc :
2.1- Chi cục Bảo vệ thực vật ;
2.2- Chi cục Kiểm lâm nhân dân ;
2.3- Chi cục Quản lý nước và
phòng chống lụt bão ;
2.4- Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thủy
sản ;
2.5- Chi cục Phát triển lâm nghiệp
;
2.6- Chi cục Thú y ;
2.7- Chi cục Phát triển nông
thôn ;
2.8- Trung tâm Nghiên cứu khoa học
kỹ thuật và khuyến nông ;
2.9- Trung tâm nước sinh hoạt vệ
sinh môi trường nông thôn ;
2.10- Trung tâm quản lý và kiểm
định giống cây trồng vật nuôi ;
2.11- Ban Quản lý dự án đầu tư -
xây dựng công trình ;
2.12- Trường Trung học kỹ thuật
nông nghiệp.
3- Doanh nghiệp công
ích :
3.1- Công ty Quản lý khai thác dịch
vụ thủy lợi.
4- Các đơn vị sản xuất-kinh
doanh :
4.1- Công ty Kinh doanh sản xuất
Sài Gòn Daklak ;
4.2- Công ty Chế biến thực phẩm
xuất khẩu Hùng Vương.
Điều 6.- Chế
độ làm việc giữa Giám đốc và Phó Giám đốc Sở :
1- Sở làm việc theo chế độ Thủ
trưởng. Giám đốc Sở là người quyết định, chỉ đạo và điều hành toàn diện các mặt
hoạt động của Sở.
2- Giúp việc cho Giám đốc có một
số Phó Giám đốc, trong đó có một Phó Giám đốc Thường trực.
Giám đốc Sở phân công
và điều hành các Phó Giám đốc theo quy định về phân công trách nhiệm của Ban
Giám đốc Sở.
3- Giám đốc Sở do Chủ tịch Ủy
ban nhân dân thành phố bổ nhiệm, miễn nhiệm. Các Phó Giám đốc Sở do Chủ tịch Ủy
ban nhân dân thành phố bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Giám đốc Sở.
Các chức danh khác của Sở do
Giám đốc Sở bổ nhiệm, miễn nhiệm theo quy định về phân cấp quản lý cán bộ của Ủy
ban nhân dân thành phố.
Chương 4:
CÁC MỐI QUAN HỆ CỦA SỞ
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Điều 7.- Đối
với Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố :
1- Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn có trách nhiệm báo cáo, trình bày và cung cấp tài liệu cần thiết cho
Hội đồng nhân dân thành phố, trả lời chất vấn, kiến nghị của đại biểu Hội đồng
nhân dân thành phố những vấn đề liên quan đến ngành nông - lâm - ngư - diêm
nghiệp - thủy lợi, nước ngầm và phát triển nông thôn.
2- Là cơ quan chuyên môn của Ủy
ban nhân dân thành phố, chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, kiểm soát của Ủy ban nhân
dân thành phố đối với các hoạt động quản lý Nhà nước của các ngành nông - lâm -
ngư - diêm nghiệp - thủy lợi, nguồn nước ngầm và nông thôn. Giám đốc Sở có
trách nhiệm báo cáo định kỳ, đột xuất (khi có phát sinh) tình hình và kế hoạch
tổ chức hoạt động của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho Ủy ban nhân
dân thành phố theo chế độ quy định ; tham gia đầy đủ các cuộc họp do Ủy ban
nhân dân thành phố triệu tập, tổ chức và kiểm tra việc thực hiện các quyết định,
chỉ thị, công văn của Ủy ban nhân dân thành phố liên quan đến cơ quan, đơn vị
trong ngành nông - lâm - ngư - diêm nghiệp - thủy lợi, nước ngầm và phát triển
nông thôn trên địa bàn thành phố.
Trong trường hợp những quy định
của Ủy ban nhân dân thành phố có những điểm không còn phù hợp hoặc trái với quy
định mới của Nhà nước thì Giám đốc Sở có trách nhiệm nghiên cứu dự thảo văn bản
đề xuất Ủy ban nhân dân thành phố sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ trong phạm vi
ngành nông - lâm - ngư - diêm nghiệp - thủy lợi, nước ngầm và phát triển nông
thôn.
Các văn bản của Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn hướng dẫn thi hành quyết định của Ủy ban nhân dân thành
phố phải ban hành chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày nhận được văn bản của Ủy ban
nhân dân thành phố. Nếu văn bản hướng dẫn mang tính chất liên ngành, Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn phải phối hợp các ngành liên quan có văn bản hướng
dẫn với thời gian chậm nhất không quá 15 ngày, kể từ ngày ban hành văn bản của Ủy
ban nhân dân thành phố.
3- Giám đốc Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn phải thực hiện đúng chế độ báo cáo xin chỉ thị, chỉ đạo của
Ủy ban nhân dân thành phố để giải quyết những vấn đề vượt quá quyền hạn được
giao. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn không được chuyển các vấn đề thuộc
thẩm quyền giải quyết của Sở lên Ủy ban nhân dân thành phố.
Đối với những vấn đề vượt quá thẩm
quyền của Giám đốc Sở và những vấn đề đang được bàn bạc giữa các Giám đốc Sở hoặc
giữa Giám đốc Sở với Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận- huyện chưa nhất trí, tùy
theo tính chất và phạm vi vấn đề Giám đốc Sở báo cáo ngay Chủ tịch Ủy ban nhân
dân thành phố hoặc Phó Chủ tịch phụ trách khối để xem xét, quyết định :
- Nếu là vấn đề phát sinh mang
tính chất thường xuyên thì trình Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch xem xét quyết định.
- Nếu là vấn đề quan trọng, phức
tạp mang tính chất liên ngành thì trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố để lập
nhóm nghiên cứu do một Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố chủ trì, các Giám
đốc Sở có liên quan tham gia, làm tư vấn cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố
xem xét quyết định.
- Các kiến nghị của Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn đối với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thủy
sản, các Bộ khác có liên quan đến chủ trương chính sách lớn của thành phố, thì
Giám đốc Sở phải xin ý kiến Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch phụ trách khối trước khi
kiến nghị lên các Bộ.
Điều 8.- Đối
với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thủy sản :
Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn chịu trách nhiệm thực hiện đầy đủ sự chỉ đạo, lãnh đạo của các
Bộ và sự hướng dẫn về nghiệp vụ, chuyên môn của các cơ quan chuyên môn của các
Bộ, đảm bảo sự thống nhất của ngành, lĩnh vực trong cả nước và sự phân cấp quản
lý của Trung ương. Sở có trách nhiệm báo cáo tình hình hoạt động và kế hoạch định
kỳ hoặc đột xuất theo quy định của Bộ. Tham gia đầy đủ các cuộc hội nghị do Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Thủy sản triệu tập.
Về các chủ trương lớn của Bộ,
Giám đốc Sở phải báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của Ủy ban nhân dân thành phố để
triển khai thực hiện. Các chủ trương lớn của Ủy ban nhân dân thành phố có liên
quan đến nghiệp vụ quản lý ngành, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn phải báo cáo lên Bộ để Bộ có hướng dẫn chỉ đạo về mặt chuyên môn, nghiệp vụ.
Trường hợp các Bộ chưa nhất trí
với chủ trương của Ủy ban nhân dân thành phố hoặc những chủ trương quyết định của
Bộ, Sở xét thấy không phù hợp với tình hình thực tiễn của thành phố, Giám đốc Sở
kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố và đề xuất kiến nghị cụ thể để Ủy
ban nhân dân thành phố làm việc với Bộ trưởng, hoặc kiến nghị Thủ tướng Chính
phủ xem xét quyết định.
Điều 9.- Đối
với Sở-ngành thành phố :
1- Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn có trách nhiệm tôn trọng những quy định quản lý Nhà nước
thuộc thẩm quyền của Sở khác, không ban hành những văn bản trái với quy định của
Nhà nước, của Ủy ban nhân dân thành phố về ngành, lĩnh vực do Sở khác phụ
trách. Các văn bản do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành để hướng
dẫn thi hành các văn bản của Ủy ban nhân dân thành phố, của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn, Bộ Thủy sản và các văn bản khác mang tính pháp quy.
2- Giám đốc Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn khi giải quyết vấn đề thuộc thẩm quyền của mình có liên
quan đến sở-ngành khác thì phải chủ động bàn bạc, lấy ý kiến Thủ trưởng của sở-ngành
đó (bằng văn bản). Giám đốc sở-ngành được hỏi ý kiến có trách nhiệm nghiên cứu
trả lời theo yêu cầu của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong
thời gian không quá 10 ngày, kể từ khi nhận được văn bản, Giám đốc các sở-ngành
phải chịu trách nhiệm về những ý kiến trả lời.
Nếu sở-ngành được hỏi ý kiến
không trả lời hoặc quá 10 ngày thì coi như đã đồng ý với đề nghị của Sở.
Các vấn đề do Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn trình Ủy ban nhân dân thành phố có liên quan đến các sở-ngành
khác, phải có ý kiến chính thức của các sở-ngành đó bằng văn bản.
Nếu các sở-ngành có liên quan
chưa thống nhất ý kiến được thì Ủy ban nhân dân thành phố sẽ xem xét và quyết định
theo quy định tại điểm 3 Điều 7 nói trên.
3- Giám đốc Sở phải tôn trọng chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các sở-ngành trong toàn thành phố là quan hệ phối
hợp và tạo điều kiện cho nhau để thực hiện tốt các nhiệm vụ quản lý Nhà nước
theo ngành, lĩnh vực công tác và đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được Ủy
ban nhân dân thành phố giao.
Điều 10.- Đối
với Ủy ban nhân dân các quận-huyện :
1- Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các quận-huyện thực hiện các
nội dung quản lý Nhà nước về ngành lĩnh vực do Sở phụ trách theo nội dung được
phân cấp quản lý, tạo điều kiện để các quận-huyện làm tốt trách nhiệm, nhiệm vụ
của mình trong việc quản lý ngành, lĩnh vực công tác trên địa bàn lãnh thổ.
2- Chỉ đạo, hướng dẫn
các quận-huyện về chuyên môn, nghiệp vụ của ngành, lĩnh vực công tác do Sở quản
lý.
3- Giám đốc Sở chỉ đạo
điều hành và kiểm tra công việc thuộc ngành và phải trực tiếp làm việc với Chủ
tịch Ủy ban nhân dân quận- huyện để giải quyết các công việc thuộc ngành và
giúp các quận-huyện trong công tác quản lý và tổ chức thực hiện tốt. Trong trường
hợp cần thiết, Giám đốc Sở có thể ủy nhiệm Phó Giám đốc Sở làm việc và giải quyết
những đề nghị của quận-huyện và những ý kiến của Phó Giám đốc Sở được coi như ý
kiến của Giám đốc và Giám đốc Sở phải chịu trách nhiệm về các ý kiến, quyết định
đó của Phó Giám đốc Sở được ủy quyền.
Điều 11.- Đối
với các tổ chức Đảng, Đoàn thể :
1- Đối với các Ban của
Thành ủy và Ban chỉ đạo nông nghiệp nông thôn thành phố, Sở có mối quan hệ trực
tiếp để thông qua đó tiếp nhận những chủ trương, định hướng và chỉ đạo của
Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố và ý kiến của Ban về những vấn đề có liên
quan đến nội dung hoạt động của Sở.
2- Phối hợp với các tổ
chức đoàn thể trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của Sở, tạo điều kiện cho các
đoàn thể và Hội tham gia ý kiến với Sở trong việc xây dựng chế độ chính sách có
liên quan đến ngành.
3- Đối với những vấn đề
lớn, có liên quan đến đoàn thể quần chúng nào thì Giám đốc Sở phải mời tham gia
hoặc hỏi ý kiến (bằng văn bản) lãnh đạo của đoàn thể quần chúng đó trước khi
trình Ủy ban nhân dân thành phố.
Chương 5:
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 12.- Giám
đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn có trách nhiệm phối hợp với Thủ trưởng
các sở-ngành thành phố có liên quan và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận-huyện,
phường-xã có kế hoạch và biện pháp phối hợp chặt chẽ, đồng bộ thực hiện đúng
các Điều quy định của Quyết định này.
Điều 13.- Các
đơn vị kinh tế thuộc ngành nông - lâm - ngư - diêm nghiệp - thủy lợi, quản lý
nước ngầm và phát triển nông thôn thành phố nói chung và các đơn vị sự nghiệp,
doanh nghiệp Nhà nước nói riêng đều phải quán triệt chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã được xác định trong quy định
này để xây dựng các mối quan hệ tốt và chịu sự quản lý Nhà nước theo ngành,
cũng như chịu sự quản lý cấp trên của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Điều 14.- Trong
quá trình thực hiện, Quy chế tổ chức và hoạt động của Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn sẽ được Ủy ban nhân dân thành phố xem xét bổ sung, sửa đổi,
điều chỉnh cho phù hợp thực tế theo đề nghị Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn./.
ỦY
BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ