Thứ 2, Ngày 28/10/2024

Quyết định 2091/QĐ-BCT năm 2020 về Kế hoạch thực hiện Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) của Bộ Công Thương

Số hiệu 2091/QĐ-BCT
Ngày ban hành 06/08/2020
Ngày có hiệu lực 06/08/2020
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Bộ Công thương
Người ký Trần Tuấn Anh
Lĩnh vực Thương mại

BỘ CÔNG THƯƠNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2091/QĐ-BCT

Hà Nội, ngày 06 tháng 8 năm 2020

 

QUYẾT ĐỊNH

KẾ HOẠCH THỰC HIỆN HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO GIỮA VIỆT NAM VÀ LIÊN MINH CHÂU ÂU (EVFTA) CỦA BỘ CÔNG THƯƠNG

BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG

Căn cứ Nghị định số 98/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 08 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;

Căn cứ Quyết định số 1201/QĐ-TTg ngày 06 tháng 8 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch thực hiện Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA);

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên;

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch thực hiện Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) của Bộ Công Thương.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Điều 3. Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ, Chánh Văn phòng Bộ và các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ;
- Các đ/c Thứ trưởng;
- Các Vụ: AP, AM, KHCN, TC, PC, KH, TCCB, TKNL; TTTN;
- Các Cục: XNK, CT, PVTM, XTTM, TMĐT, CN, CTĐP;
- VPB, Trung tâm TTCN&TM;
- Viện NCCLCSCT;
- Lưu: VT, ĐB (2),

BỘ TRƯỞNG




Trần Tuấn Anh

 

KẾ HOẠCH THỰC HIỆN

HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO GIỮA VIỆT NAM VÀ LIÊN MINH CHÂU ÂU (EVFTA) CỦA BỘ CÔNG THƯƠNG
(Kèm theo Quyết định số 2091/QĐ-BCT ngày 06 tháng 8 năm 2020 của Bộ Công Thương)

I. CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI XÂY DỰNG KẾ HOẠCH

1. Cơ sở pháp lý

- Tháng 6 năm 2012, Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) chính thức tuyên bố khởi động đàm phán Hiệp định EVFTA. Tháng 12 năm 2015, hai bên kết thúc đàm phán và bắt đầu rà soát pháp lý. Hai bên chính thức hoàn tất quá trình xử lý vấn đề bảo hộ đầu tư và rà soát pháp lý vào tháng 6 năm 2018.

- Ngày 27 tháng 6 năm 2019, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 11/NQ-CP về việc ký Hiệp định EVFTA và Hiệp định Bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVIPA). Được sự ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, vào ngày 30 tháng 6 năm 2019 tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã ký EVFTA cùng Bộ trưởng Bộ Môi trường kinh doanh, Thương mại và Doanh nghiệp của Ru-ma-ni (nước là Chủ tịch luân phiên của Liên minh châu Âu tại thời điểm ký Hiệp định) Ștefan-Radu Oprea và Cao ủy thương mại của Liên minh châu Âu Cecilia Malmström

- Vào ngày 12 tháng 02 năm 2020, Nghị viện châu Âu (EP) đã tiến hành bỏ phiếu phê chuẩn Hiệp định EVFTA.

- Đối với Việt Nam, ngày 08 tháng 6 năm 2020, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Nghị quyết số 102/2020/QH14 về việc phê chuẩn văn kiện Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA). Ngày 18 tháng 6 năm 2020, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gửi văn bản thông báo cho Liên minh châu Âu (EU) về việc hoàn tất thủ tục phê chuẩn. Căn cứ theo điều khoản có hiệu lực của Hiệp định, ngày 01 tháng 8 năm 2020 Hiệp định EVFTA chính thức có hiệu lực đối với cả hai Bên.

- Ngày 06 tháng 8 năm 2020, tại Quyết định số 1201/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã phê duyệt Kế hoạch thực hiện Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA), đồng thời giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ theo dõi, đôn đốc các Bộ, ngành, địa phương và các tổ chức đại diện doanh nghiệp triển khai thực hiện Kế hoạch.

2. Sự cần thiết

- Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Công Thương là cơ quan chủ trì việc thực hiện Kế hoạch thực hiện Hiệp định EVFTA. Vì vậy, Bộ Công Thương cần phải xây dựng Kế hoạch thực hiện rõ ràng để bảo đảm triển khai đầy đủ nhiệm vụ mà Thủ tướng Chính phủ đã giao.

- Cùng với Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định EVFTA cũng là một FTA thế hệ mới mà Việt Nam đàm phán, ký kết và phê chuẩn với một đối tác hợp tác toàn diện là Liên minh châu Âu. Hiệp định này có mức độ cam kết sâu và rộng hơn nhiều các FTA trước đây của Việt Nam. Hiệp định này dự kiến sẽ đem lại nhiều cơ hội to lớn nhưng cũng đi kèm những thách thức không nhỏ đối với Việt Nam, trong đó có nhiều lĩnh vực thuộc trách nhiệm của Bộ Công Thương. Do đó, việc xây dựng Kế hoạch hành động của Bộ Công Thương sẽ giúp Bộ một mặt hoàn thành nhiệm vụ đầu mối triển khai Kế hoạch thực hiện Hiệp định EVFTA do Chính phủ giao, mặt khác sẽ giúp Bộ chủ động trong việc tận dụng các cơ hội cũng như hạn chế các thách thức đối với những lĩnh vực phụ trách.

- Do tính chất phức tạp, tiêu chuẩn cao cũng như vai trò của Hiệp định này đối với quá trình phát triển kinh tế đất nước trong thời gian tới, hiện tại nhu cầu tìm hiểu thông tin của người dân và cộng đồng doanh nghiệp về Hiệp định EVFTA rất lớn nhằm có được kiến thức đầy đủ, đúng đắn về Hiệp định để từ đó tận dụng vào sản xuất, kinh doanh cũng như mọi mặt của đời sống kinh tế, xã hội. Trong thời gian qua Bộ Công Thương đã triển khai nhiều hoạt động hội nghị, hội thảo phổ biến về các FTA thế hệ mới của Việt Nam nhưng mới chỉ tập trung vào Hiệp định CPTPP, các Hội thảo, chương trình đào tạo về Hiệp định EVFTA còn ít, chưa chuyên sâu và chưa theo chương trình tuyên truyền có tính hệ thống. Vì vậy, Bộ Công Thương với tư cách là cơ quan chủ trì đàm phán Hiệp định EVFTA cần trực tiếp tổ chức các hội thảo, tọa đàm, khóa tập huấn hoặc đào tạo chuyên sâu có chất lượng và chuyên môn cao để giới thiệu và giải thích đầy đủ, cặn kẽ về Hiệp định EVFTA tới các đối tượng quan tâm.

II. MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, LỘ TRÌNH THỰC HIỆN VÀ NGUỒN KINH PHÍ

1. Mục tiêu

[...]