Quyết định 2060/QĐ-UBND năm 2014 về Kế hoạch thực hiện Đề án “Phát triển thị trường trong nước” gắn với cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2014 - 2020

Số hiệu 2060/QĐ-UBND
Ngày ban hành 01/10/2014
Ngày có hiệu lực 01/10/2014
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Lâm Đồng
Người ký Nguyễn Xuân Tiến
Lĩnh vực Thương mại,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2060/QĐ-UBND

Lâm Đồng, ngày 01 tháng 10 năm 2014

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TRONG NƯỚC” GẮN VỚI CUỘC VẬN ĐỘNG “NGƯỜI VIỆT NAM ƯU TIÊN DÙNG HÀNG VIỆT NAM” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG GIAI ĐOẠN 2014 - 2020.

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Quyết định số 634/QĐ-TTg ngày 29 tháng 4 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” giai đoạn 2014 - 2020;

Thực hiện Chỉ thị số 24/CT-TTg ngày 17 tháng 9 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”,

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương tại văn bản số 1085/SCT-QLTM ngày 08 tháng 9 năm 2014,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án “Phát triển thị trường trong nước” gắn với cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2014 - 2020, với các nội dung chủ yếu như sau:

I. Mục đích:

- Giúp người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh nhận thức đúng khả năng sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, chất lượng của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ Việt Nam; xây dựng văn hóa tiêu dùng dựa trên tinh thần yêu nước, ý chí tự lực, tự cường, tự tôn dân tộc.

- Đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng; đẩy mạnh phát triển hệ thống phân phối, tạo mọi điều kiện thuận lợi để đưa các hàng hóa thiết yếu của Việt Nam có chất lượng đến tận tay người tiêu dùng nhằm nâng cao sức mua, bình ổn thị trường và cải thiện đời sống người dân.

- Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và bảo vệ nền sản xuất, môi trường kinh doanh hàng Việt Nam phát triển lành mạnh.

II. Mục tiêu

1. Mục tiêu tổng quát:

Trong giai đoạn đến năm 2020, tiếp tục thực hiện chủ trương tại Thông báo số 264-TB/TW ngày 31 tháng 7 năm 2009 của Ban Chấp hành Trung ương về Kết luận của Bộ Chính trị về tổ chức Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; Chỉ thị số 24/CT-TTg ngày 17 tháng 9 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; Kế hoạch số 59-KH/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức thực hiện Cuộc vận động và Kết luận số 453-KL/TU ngày 07 tháng 7 năm 2014 của Tỉnh ủy Lâm Đồng về Sơ kết 5 năm thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trên địa bàn tỉnh. Để góp phần thúc đẩy sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng hàng Việt Nam phát triển; Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng kế hoạch thực hiện Đề án “Phát triển thị trường trong nước” gắn với cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2014 - 2020, trên cơ sở đó các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc xây dựng kế hoạch, tích cực hưởng ứng các hoạt động phát triển thị trường thông qua Chương trình “Tự hào hàng Việt Nam” do Bộ Công Thương phát động.

2. Mục tiêu cụ thể:

- Đến năm 2015, 90% người tiêu dùng và 95% doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh biết đến cuộc vận động, trên 70% biết đến nhóm các hoạt động phát triển thị trường với tên gọi “Tự hào hàng Việt Nam”, trên 80% người tiêu dùng trung thành với hàng Việt; xây dựng và duy trì được kênh truyền thông có chuyên mục “Tự hào hàng Việt Nam” thông qua báo giấy, báo điện tử, Đài Phát thanh Truyền hình,... để tuyên truyền, quảng bá Cuộc vận động.

- Đến năm 2015, tăng thị phần hàng Việt Nam có thế mạnh tại các kênh phân phối truyền thống ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa trên 70%; phấn đấu đến năm 2020 tăng thị phần hàng Việt Nam có thế mạnh tại các kênh phân phối lên trên 80% và triển khai xây dựng thí điểm các điểm bán hàng với tên gọi “Tự hào hàng Việt Nam” tại các trung tâm thành phố, thị trấn trong tỉnh.

- Từ nay đến năm 2020, thường xuyên tổ chức các hoạt động hỗ trợ kết nối cung cầu cho các đối tượng sản xuất, kinh doanh hàng Việt Nam trong tỉnh.

- Nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước về thương mại trên địa bàn tỉnh, chú trọng trong công tác chống buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại, nguồn gốc xuất xứ hàng hóa, nhãn hàng hóa, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ và các hành vi kinh doanh trái phép; tạo sự chuyển biến về chất trong công tác quản lý chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường, bảo vệ người tiêu dùng và bảo vệ người sản xuất kinh doanh hàng Việt Nam chân chính.

III. Nội dung, giải pháp thực hiện

1. Công tác thông tin, tuyên truyền:

- Tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, để phát huy tinh thần yêu nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc của người tiêu dùng. Qua đó, giúp người tiêu dùng hiểu, biết, nhận thức đúng về chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ và khả năng sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam; đồng thời, phát huy tinh thần năng động, sáng tạo của đội ngũ doanh nhân, trí thức, cùng toàn thể người lao động trong đổi mới tư duy và công nghệ phục vụ sản xuất, kinh doanh; ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ, kinh nghiệm quản lý tiên tiến.

- Đẩy mạnh công tác thông tin, truyền thông để các cơ quan, đơn vị và tổ chức chính trị trong tỉnh nhận thức đúng yêu cầu của Cuộc vận động trong việc mua sắm bằng nguồn ngân sách nhà nước. Khi mua hàng hóa phục vụ hoạt động cơ quan đơn vị minh thì ưu tiên mua hàng Việt Nam; các doanh nghiệp, người sản xuất, kinh doanh trong tỉnh khi mua sắm vật tư, thiết bị để thực hiện các dự án, công trình thì ưu tiên sử dụng các trang thiết bị, nguyên vật liệu và dịch vụ trong nước đảm bảo chất lượng.

- Xây dựng các chuyên mục, chuyên trang trên Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Lâm Đồng, các bản tin công thương để quảng bá về sản phẩm, hàng hóa Việt Nam; phản ánh, cung cấp thông tin kịp thời, chính xác, khách quan về tình hình thực hiện Cuộc vận động của các cấp, các ngành, các địa phương.

- Huy động tối đa nguồn lực từ Nhà nước, tổ chức, doanh nghiệp để hỗ trợ quảng bá cho sản phẩm, trên phương tiện thông tin đại chúng đặc biệt là đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa.

- Cập nhật, công bố quảng bá thường xuyên và kịp thời doanh mục máy móc, thiết bị, vật tư, nguyên liệu trong nước sản xuất được, để phục vụ các tổ chức, cá nhân khai thác sử dụng.

[...]