Kế hoạch 26/KH-UBND thực hiện Chỉ thị số 24/CT-TTg năm 2012 về tăng cường thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trên địa bàn tỉnh An Giang

Số hiệu 26/KH-UBND
Ngày ban hành 17/04/2013
Ngày có hiệu lực 17/04/2013
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh An Giang
Người ký Huỳnh Thế Năng
Lĩnh vực Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH AN GIANG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 26/KH-UBND

An Giang, ngày 17 tháng 4 năm 2013

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 24/CT-TTG NGÀY 17 THÁNG 9 NĂM 2012 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG THỰC HIỆN CUỘC VẬN ĐỘNG “NGƯỜI VIỆT NAM ƯU TIÊN DÙNG HÀNG VIỆT NAM” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH AN GIANG

Căn cứ Chỉ thị số 24/CT-TTg ngày 17 tháng 9 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng kế hoạch triển khai Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trên địa bàn tỉnh An Giang như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU :

1. Mục đích :

- Nâng cao nhận thức về ý nghĩa và tầm quan trọng của Cuộc vận động nhằm quán triệt đồng bộ trong toàn hệ thống chính trị.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động, phổ biến sâu rộng từ thành thị đến nông thôn, vùng sâu, vùng xa, miền núi, biên giới đến mọi đối tượng để người tiêu dùng nhận thức đúng khả năng sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam, chất lượng của sản phẩm, hàng hóa Việt Nam.

- Tạo được sự chuyển biến từ nhận thức tới hành động của người tiêu dùng và doanh nghiệp.

- Thu hút sự quan tâm và tham gia của các tổ chức, cá nhân có liên quan, đặc biệt là các doanh nghiệp và người tiêu dùng ở các vùng nông thôn của tỉnh.

- Góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 07 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2013.

2. Yêu cầu :

- Các Sở, ban ngành theo chức năng, nhiệm vụ của ngành xây dựng Kế hoạch cho từng lĩnh vực phụ trách để triển khai thực hiện.

- Các hoạt động thông tin tuyên truyền phải cụ thể, thiết thực.

- Tạo nhiều hoạt động mang ý nghĩa để phù hợp với tinh thần Cuộc vận động.

- Tiếp tục thực hiện các giải pháp thích hợp để khuyến khích, định hướng tiêu dùng và vận động nhân dân tích cực sử dụng hàng Việt.

II. NỘI DUNG THỰC HIỆN :

- Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, vận động để người tiêu dùng người Việt Nam ở trong nước và nước ngoài biết, hiểu, đánh giá đúng về chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, khả năng sản xuất, kinh doanh và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của doanh nghiệp Việt Nam.

- Tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền mục đích, ý nghĩa của Cuộc vận động đến cán bộ, công nhân viên, đảng viên, đoàn viên, hội viên, các tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh nhằm tạo sự thống nhất cao trong hệ thống chính trị và toàn xã hội.

- Tuyên truyền vận động doanh nghiệp trên địa bàn nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, sức cạnh tranh và xây dựng thương hiệu Việt cho nhiều sản phẩm hàng hóa.

- Tuyên truyền, phổ biến danh mục máy móc, thiết bị, vật tư, nguyên liệu trong nước đã sản xuất được; thường xuyên thông tin về tiêu chuẩn, giá cả hàng Việt Nam đến người tiêu dùng; thông tin về các danh mục hàng hóa bị các cơ quan chức năng công bố là tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn cho sản xuất đời sống….

- Chú trọng việc xây dựng và ban hành các cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp trên địa bàn phát triển sản xuất kinh doanh, hệ thống dịch vụ phân phối đưa hàng về nông thôn, vùng sâu, vùng xa, miền núi, biên giới để tạo điều kiện cho người tiêu dùng tiếp cận và lựa chọn mua sắm, sử dụng hàng hóa thương hiệu Việt.

- Tập trung rà soát, bãi bỏ và giảm các thủ tục hành chính nhằm tạo điều kiện cho sản xuất, lưu thông phân phối hàng hóa và tiêu dùng.

- Đẩy mạnh công tác quản lý thị trường, hải quan, thuế để đấu tranh chống hàng nhập lậu, hàng giả, hàng nhái, hàng không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và sản xuất trong nước.

III. PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ:

1. Giao Văn Phòng Ủy ban nhân dân tỉnh:

Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, địa phương tập trung rà soát, đề xuất- kiến nghị việc bãi bỏ và giảm các thủ tục hành chính nhằm tạo điều kiện cho sản xuất, lưu thông phân phối hàng hóa và tiêu dùng.

2. Giao Sở Công Thương:

- Phối hợp với Sở Thông tin-Truyền thông thông tin về diễn biến thị trường, giá cả các mặt hàng thiết yếu, nhất là hàng hóa sản xuất trong nước; Xây dựng và triển khai các chương trình truyền thông về sản phẩm, hàng hóa của các doanh nghiệp trong tỉnh; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa, có cơ hội quảng bá sản phẩm, hàng hóa của mình trên các phương tiên thông tin đại chúng.

[...]