Quyết định 204/QĐ-NH7 năm 1994 ban hành Quy chế tạm thời về trạng thái ngoại hối đối với các tổ chức tín dụng được phép kinh doanh ngoại hối do Ngân hàng Nhà nước ban hành

Số hiệu 204/QĐ-NH7
Ngày ban hành 20/09/1994
Ngày có hiệu lực 01/10/1994
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Ngân hàng Nhà nước
Người ký Lê Văn Châu
Lĩnh vực Tiền tệ - Ngân hàng

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 204/QĐ-NH7

Hà Nội, ngày 20 tháng 9 năm 1994

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY CHẾ TẠM THỜI VỀ TRẠNG THÁI NGOẠI HỐI ĐỐI VỚI CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG ĐƯỢC PHÉP KINH DOANH NGOẠI HỐI

THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

- Căn cứ điểm 5 điều 50, Chương V, Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước về việc tổ chức, điều tiết thị trường hối đoái trong nước, giao dịch mua bán ngoại tệ trên thị trường quốc tế;

- Căn cứ Nghị định số 15/CP ngày 02/03/1993 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ;

- Theo đề nghị của Vụ trưởng vụ Quản lý ngoại hối;

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1

Nay ban hành kèm theo Quyết định này “Quy chế tạm thời về trạng thái ngoại hối đối với các tổ chức tín dụng được phép kinh doanh ngoại hối”.

Điều 2

Quy chế này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 10 năm 1994. Mọi quy định trước đây trái với quy chế này đều bãi bỏ.

Điều 3

Chánh văn phòng Thống đốc, Vụ trưởng vụ Quản ngoại hối, Chánh thanh tra NHNN, Vụ Kế toán - tài chính, Vụ Định chế tài chính, Giám đốc Sở giao dịch NHNN, Tổng giám đốc các tổ chức tín dụng được phép kinh doanh ngoại hối chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

KT/THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC




Lê Văn Châu

 

QUY CHẾ TẠM THỜI VỀ TRẠNG THÁI NGOẠI HỐI ĐỐI VỚI CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG ĐƯỢC PHÉP KINH DOANH NGOẠI HỐI

(Ban hành kèm theo Quyết định số ….. QĐ-NH7 ngày …/…/1994 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước)

I. QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1

Khái niệm trạng thái ngoại hối:

Trạng thái ngoại hối là sự chênh lệch giữa tài sản Có và tại sản Nợ của mỗi ngoại tệ trong các ngoại tệ được ngân hàng sử dụng, bao gồm cả các tài khoản ngoại bảng tương ứng của các ngoại tệ đó.

Trạng thái ngoại hối mở của mỗi ngoại tệ có thể là dương hoặc âm.

Trạng thái ngoại hối dương khi tài sản Có lớn hơn tài sản Nợ; trạng thái ngoại hối âm khi tài sản Nợ lớn hơn tài sản Có.

Tổng trạng thái ngoại hối của tổ chức tín dụng là tổng trạng thái ngoại hối (dương hoặc âm cao nhất) của các ngoại tệ.

Điều 2

Trạng thái ngoại hối được quy định nhằm đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh ngoại hối của các tổ chức tín dụng có hoạt động ngoại hối.

Điều 3

[...]