BỘ TÀI CHÍNH
******
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
2000/2001/QĐ-BTC
|
Hà Nội, ngày 31
tháng 12 năm 2001
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC THỰC HIỆN THÍ ĐIỂM CHẾ ĐỘ KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
THEO PHƯƠNG PHÁP SỐ DƯ GIẢM DẦN CÓ ĐIỀU CHỈNH
BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH
Căn cứ
Nghị định số 15/CP ngày 02/03/1993 của Chính phủ quy định nhiệm vụ, quyền hạn
và trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định số 178/CP ngày 28/10/1994 của Chính phủ quy định về nhiệm vụ,
quyền hạn và tổ chức bộ máy Bộ Tài chính;
Để tạo điều kiện cho doanh nghiệp thay thế, đổi mới máy móc, thiết bị theo
hướng áp dụng công nghệ tiên tiến, kỹ thuật hiện đại phù hợp với yêu cầu kinh
doanh của doanh nghiệp và của nền kinh tế;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Chính sách Tài chính;
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1: Thực
hiện thí điểm chế độ khấu hao theo phương pháp số dư giảm dần có điều chỉnh đối
với một số tài sản cố định có tốc độ hao mòn vô hình cao, cần được nhanh chóng
thay thế, đổi mới tại 5 (năm) doanh nghiệp quy định ở Phụ lục I ban hành kèm
theo Quyết định này.
Trong thời gian thực hiện thí điểm chế độ
khấu hao theo phương pháp số dư giảm dần, các doanh nghiệp phải đảm bảo sản
xuất, kinh doanh có lãi.
Điều 2: Tài
sản cố định tham gia vào hoạt động kinh doanh được trích khấu hao theo phương
pháp số dư giảm dần có điều chỉnh phải thoả mãn đồng thời các điều kiện sau:
+ Là các máy móc,
thiết bị sản xuất các sản phẩm thuộc các dự án công nghiệp kỹ thuật cao, công
nghệ mới… quy định tại Thông tư số 02/2001/TT-BKHCNMT của Bộ Khoa học, Công
nghệ và Môi trường ngày 15/2/2001.
2. Là tài sản cố định đầu tư mới (chưa qua sử
dụng), tài sản cố định đã qua sử dụng có giá trị từ 70% trở lên (so với nguyên
giá đối với tài sản cố định mà doanh nghiệp đang sử dụng, hoặc so với giá bán
của tài sản cố định mới cùng loại hoặc của tài sản cố định tương đương trên thị
trường đối với tài sản cố định đã qua sử dụng mà doanh nghiệp mua).
Điều 3: Việc
xác định mức trích khấu hao tài sản cố định theo phương pháp số dư giảm dần có
điều chỉnh được tiến hành theo các bước như sau:
Bước 1: Xác định thời gian
sử dụng của tài sản cố định:
Doanh
nghiệp xác định thời gian sử dụng của tài sản cố định theo quy định tại Khoản
1, Điều 15 Quyết định 166/1999/QĐ-BTC ngày 30/12/1999 của Bộ Tài chính về Chế
độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định.
Bước 2: Xác định mức trích
khấu hao hàng năm của tài sản cố định trong các năm đầu theo công thức dưới
đây:
Mức trích khấu hao
hàng năm của tài sản cố định
|
=
|
Giá trị còn lại
của tài sản cố định
|
X
|
Tỷ lệ khấu
hao nhanh
|
Trong đó:
a. Giá trị còn lại của tài sản cố định
được xác định bằng hiệu số giữa nguyên giá và số khấu hao lũy kế của tài sản cố
định tại thời điểm kết thúc của năm tài chính trước đó. Riêng đối với tài sản
cố định mới hình thành, thì giá trị còn lại của tài sản cố định để tính khấu
hao cho năm thứ nhất là nguyên giá của tài sản cố định.
b. Tỷ lệ khấu hao nhanh xác định theo công
thức sau:
Tỷ lệ khấu
khao nhanh
(%)
|
=
|
Tỷ lệ khấu hao tài sản cố định theo phương
pháp đường thẳng
|
X
|
Hệ số
điều chỉnh
|
- Tỷ lệ khấu hao tài sản cố định theo phương
pháp đường thẳng xác định như sau:
Tỷ lệ khấu hao tài
sản cố định theo phương pháp đường thẳng (%)
|
=
|
1
|
X 100
|
Thời gian sử dụng của tài sản cố định
|
|
- Hệ số điều chỉnh
xác định theo thời gian sử dụng của tài sản cố định mới (xác định theo Phụ lục
I - Quyết định 166/1999/QĐ-BTC) quy định tại bảng dưới đây:
Thời gian sử dụng
của tài sản cố định mới
(xác định theo Phụ
lục I- Quyết định 166/1999/QĐ-BTC)
|
Hệ số điều chỉnh
(lần)
|
Đến 4 năm ( t £ 4 năm)
|
1,5
|
Trên 4 đến 6 năm (4 năm < t £ 6 năm)
|
2,0
|
Trên 6 năm (t >
6 năm)
|
2,5
|
Những năm cuối, khi
mức khấu hao hàng năm xác định theo phương pháp số dư giảm dần nói trên bằng
(hoặc thấp hơn) mức khấu hao tính bình quân giữa giá trị còn lại và số năm sử
dụng còn lại của tài sản cố định, thì kể từ năm đó mức khấu hao được tính bằng
giá trị còn lại của tài sản cố định chia cho số năm sử dụng còn lại của tài sản
cố định (ví dụ tại Phụ lục II).
Điều
4: Các
doanh nghiệp thực hiện thí điểm chế độ khấu hao tài sản cố định theo phương
pháp số dư giảm dần có điều chỉnh được tính chi phí khấu hao hàng năm vào chi
phí hợp lý để xác định thu nhập chịu thuế.
Điều 5: Các
quy định khác về quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định thực hiện
theo Quyết định 166/1999/QĐ-BTC ngày 30/12/1999 của Bộ Tài chính.
Điều 6: Quyết
định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2002 đến hết ngày 31/12/2003.
Trong quá trình thực hiện, Bộ Tài chính phối
hợp với các doanh nghiệp đánh giá việc thí điểm chế độ khấu hao tài sản cố định
theo phương pháp số dư giảm dần có điều chỉnh.
Điều 7: Thủ
trưởng các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính, các doanh nghiệp thực hiện
thí điểm chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi
Nhận:
-
Thủ
tướng, các Phó Thủ tướng CP (Để báo cáo);
-
Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
-
Văn phòng Quốc hội;
-
Văn phòng Chủ tịch nước;
-
Văn phòng Chính phủ;
- Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao, Toà án Nhân dân tối cao;
- UBND TP Hà Nội, TP. HCM, Hà Tĩnh, Đồng Nai;
- Các doanh nghiệp tham gia thí điểm
- Sở Tài chính- Vật giá, Cục Thuế TP. Hà Nội, TP. HCM, Đồng Nai, Hà Tĩnh;
- Các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính
- Lưu: VP(2), CSTC(2).
|
KT.BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI
CHÍNH
THỨ TRƯỞNG
Trần Văn Tá
|
DANH
SÁCH CÁC DOANH NGHIỆP THAM GIA THỰC HIỆN THÍ ĐIỂM CHẾ ĐỘ KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ
ĐỊNH THEO PHƯƠNG PHÁP SỐ DƯ GIẢM DẦN CÓ ĐIỀU CHỈNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2000/QĐ-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính
ngày 31 tháng 12 năm 2001)
TT
|
Tên Doanh nghiệp
|
Địa chỉ
|
1
|
Công ty TNHH MTEX Việt Nam
|
Khu Chế xuất Tân Thuận, TP HCM
|
2
|
Công ty Điện toán và Truyền số liệu
|
Số 258, Bà triệu, Hà Nội
|
3
|
Công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh
|
Số 6, Phan Đình Phùng, Thị xã Hà Tĩnh
|
4
|
Công ty FUJITSU Việt Nam
|
Khu Công nghiệp Biên Hoà II, TP. Biên Hoà,
Tỉnh Đồng Nai
|
5
|
Công ty TNHH Việt Tường
|
Khu Công nghiệp Biên Hoà II, TP. Biên Hoà,
Tỉnh Đồng Nai
|
Ví dụ 1: Công ty A mua thiết
bị sản xuất các linh kiện điện tử mới (chưa qua sử dụng) với nguyên giá là 10
triệu đồng.
Bước 1: Thời gian sử dụng của tài sản cố định
xác định theo quy định tại Phụ lục I (ban hành kèm theo Quyết định
166/1999/QĐ-BTC) là 5 năm.
Bước 2: Xác định mức khấu hao hàng năm như
sau:
-
Tỷ lệ khấu hao hàng năm của tài sản cố định theo phương pháp khấu hao đường
thẳng là 20%.
-
Tỷ lệ khấu hao nhanh theo phương pháp số dư giảm dần bằng 20% x 2 (hệ số điều
chỉnh)= 40%
- Mức trích khấu hao hàng năm của tài sản cố
định trên được xác định cụ thể theo bảng dưới đây:
Đơn
vị tính: Đồng
Năm thứ
|
Giá trị còn lại của TSCĐ
|
Cách tính
|
Mức khấu hao hàng
năm
|
Khấu hao luỹ kế
cuối năm
|
1
|
10.000.000
|
10.000.000 x 40%
|
4.000.000
|
4.000.000
|
2
|
6.000.000
|
6.000.000 x 40%
|
2.400.000
|
6.400.000
|
3
|
3.600.000
|
3.600.000 x 40%
|
1.440.000
|
7.840.000
|
4
|
2.160.000
|
2.160.000 : 2
|
1.080.000
|
8.920.000
|
5
|
1.080.000
|
2.160.000 : 2
|
1.080.000
|
10.000.000
|
Trong đó:
+
Mức khấu hao tài sản cố định từ năm thứ nhất đến hết năm thứ 3 được tính bằng
giá trị còn lại của tài sản cố định nhân với tỷ lệ khấu hao nhanh (40%).
+
Từ năm thứ 4 trở đi, mức khấu hao hàng năm bằng giá trị còn lại của tài sản cố
định (đầu năm thứ 4) chia cho số năm sử dụng còn lại của tài sản cố định
(2.160.000 : 2 = 1.080.000). [Vì
tại năm thứ 4: mức khấu hao theo phương pháp số dư giảm dần (2.160.000 x 40%=
864.000) thấp hơn mức khấu hao tính bình quân giữa giá trị còn lại và số năm sử
dụng còn lại của tài sản cố định (2.160.000 : 2 = 1.080.000)].
Ví dụ 2: Doanh nghiệp B đang
sử dụng một máy động lực có nguyên giá là 50 triệu đồng. Tài sản cố định đã sử
dụng được 2 năm, số khấu hao đã trích là 10 triệu đồng. Giá trị còn lại của tài
sản cố định là 40 triệu đồng.
Bước1: Thời gian sử
dụng của tài sản cố định trên xác định theo quy định tại Phụ lục I (ban hành
kèm theo Quyết định 166/1999/QĐ-BTC) là 10 năm.
Bước 2: Xác định mức
khấu hao hàng năm như sau:
- Tỷ lệ trích khấu
hao hàng năm theo đường thẳng là: 10%.
- Tỷ lệ trích khấu
hao nhanh theo phương pháp số dư giảm dần bằng = 10% x 2,5 (hệ số điều chỉnh) =
25%.
- Mức khấu hao hàng năm
của tài sản cố định trên được xác định cụ thể theo bảng dưới đây:
Đơn
vị tính: Đồng
Năm thứ
|
Giá trị còn lại của TSCĐ
|
Cách tính
|
Mức khấu hao hàng
năm
|
Khấu hao luỹ kế
cuối năm
|
1
|
50.000.000
|
|
|
|
2
|
|
|
|
10.000.000
|
3
|
40.000.000
|
40.000.000 x 25%
|
10.000.000
|
20.000.000
|
4
|
30.000.000
|
30.000.000 x 25%
|
7.500.000
|
27.500.000
|
5
|
22.500.000
|
22.500.000 x 25%
|
5.625.000
|
33.125.000
|
6
|
16.875.000
|
16.875.000 x 25%
|
4.218.750
|
37.343.750
|
7
|
12.656.250
|
12.656.250 : 4
|
3.164.063
|
40.507.813
|
8
|
9.492.187
|
12.656.250 : 4
|
3.164.062
|
43.671.875
|
9
|
6.328.125
|
12.656.250 : 4
|
3.164.062
|
46.835.937
|
10
|
3.164.063
|
12.656.250 : 4
|
3.164.063
|
50.000.000
|
Trong đó:
+ Mức khấu hao hàng
năm của tài sản cố định tài sản cố định từ năm thứ 3 đến hết năm thứ 6 được
tính bằng giá trị còn lại của tài sản cố định nhân với tỷ lệ khấu hao nhanh
(25%).
+ Từ năm thứ 7 trở
đi, mức khấu hao hàng năm bằng giá trị còn lại của tài sản cố định (đầu năm thứ
7) chia cho số năm sử dụng còn lại của tài sản cố định (12.656.250 : 4 =
3.164.063). [Vì tại năm thứ 7: mức
khấu hao theo phương pháp số dư giảm dần (12.656.250 x 25% = 3.164.063) bằng
mức khấu hao tính bình quân giữa giá trị còn lại và số năm sử dụng còn lại của
tài sản cố định (12.656.250 : 4 = 3.164.063)].
Ví dụ 3: Công ty C mua một thiết
bị điện tử cũ (đã qua sử dụng) với giá mua là 70 triệu đồng. Giá bán của tài
sản cố định mới cùng loại trên thị trường là 100 triệu đồng.
Bước 1: Thời gian sử
dụng tài sản cố định do doanh nghiệp tự xác định theo quy định tại Khoản 1,
Điều 15 Quyết định 166/1999/QĐ-BTC là 5 năm.
Bước 2: Mức khấu hao
hàng năm của tài sản cố định xác định như sau:
- Thời gian sử dụng
của tài sản cố định mới cùng loại xác định theo Quyết định 166/1999/QĐ-BTC là 8
năm. Do đó, hệ số điều chỉnh tỷ lệ khấu hao xác định là 2,5 lần.
- Tỷ lệ khấu hao năm
theo phương pháp đường thẳng của tài sản cố định cũ nói trên là 20%.
- Tỷ lệ khấu hao
nhanh của tài sản cố định cũ nói trên bằng 20% x 2,5 (hệ số điều chỉnh) = 50%.
- Mức khấu hao hàng
năm của tài sản cố định cũ nói trên được xác định cụ thể theo bảng dưới đây:
Đơn
vị tính: Đồng
Năm thứ
|
Giá trị còn lại của TSCĐ
|
Cách tính
|
Mức khấu hao hàng
năm
|
Khấu hao luỹ kế
cuối năm
|
1
|
70.000.000
|
70.000.000 x 50%
|
35.000.000
|
35.000.000
|
2
|
35.000.000
|
35.000.000 x 50%
|
17.500.000
|
52.500.000
|
3
|
17.500.000
|
17.500.000 x 50%
|
8.750.000
|
61.250.000
|
4
|
8.750.000
|
8.750.000 : 2
|
4.375.000
|
65.625.000
|
5
|
4.375.000
|
8.750.000 : 2
|
4.375.000
|
70.000.000
|
Trong đó:
+ Mức khấu hao của
tài sản cố định cũ nói trên từ năm thứ 1 đến năm thứ 3 được tính bằng giá trị
còn lại của tài sản cố định nhân với tỷ lệ khấu hao nhanh (50%).
+ Mức khấu hao năm
thứ 4 và 5 xác định bằng cách lấy giá trị còn lại của tài sản cố định (đầu năm
thứ 4) chia cho số năm sử dụng còn lại của tài sản cố định. [Vì tại năm thứ 4: mức khấu hao theo
phương pháp số dư giảm dần (8.750.000 x 50% = 4.375.000) bằng mức khấu hao tính
bình quân theo giá trị còn lại và số năm sử dụng còn lại của tài sản cố định
(8.750.000 : 2 = 4.375.000)].