Quyết định 196-QĐ/NH14 năm 1994 về Quy chế nghiệp vụ bảo lãnh Ngân hàng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
Số hiệu | 196-QĐ/NH14 |
Ngày ban hành | 16/09/1994 |
Ngày có hiệu lực | 16/09/1994 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Ngân hàng Nhà nước |
Người ký | Cao Sỹ Kiêm |
Lĩnh vực | Tiền tệ - Ngân hàng |
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 196-QĐ/NH14 |
Hà Nội, ngày 16 tháng 09 năm 1994 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH "QUY CHẾ VỀ NGHIỆP VỤ BẢO LÃNH CỦA CÁC NGÂN HÀNG"
THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
- Căn cứ Pháp lệnh Ngân Hàng Nhà nước Việt Nam ngày 24/5/1990 - Căn cứ Nghị định 15/CP ngày 02/03/1993 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ ;
- Theo đề nghị của Vụ trưởng vụ tín dụng Ngân hàng Nhà nước.
QUYẾT ĐỊNH
Ban hành kèm theo quyết định này "Quy chế về nghiệp vụ bảo lãnh của các Ngân hàng".
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
|
THỐNG ĐỐC NGÂN
HÀNG NHÀ NƯỚC |
VỀ NGHIỆP VỤ BẢO LÃNH CỦA CÁC NGÂN HÀNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 196/QĐ-NH14 ngày 16/09/1994 của Thống đốc
Ngân hàng Nhà nước)
Bên cạnh bảo lãnh có trách nhiệm thực hiện đầy đủ những cam kết của mình với bên yêu cầu bảo lãnh và với Ngân hàng bảo lãnh.
Các Ngân hàng có thể cùng tham gia bảo lãnh cho một bên được bảo lãnh.
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 196-QĐ/NH14 |
Hà Nội, ngày 16 tháng 09 năm 1994 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH "QUY CHẾ VỀ NGHIỆP VỤ BẢO LÃNH CỦA CÁC NGÂN HÀNG"
THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
- Căn cứ Pháp lệnh Ngân Hàng Nhà nước Việt Nam ngày 24/5/1990 - Căn cứ Nghị định 15/CP ngày 02/03/1993 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ ;
- Theo đề nghị của Vụ trưởng vụ tín dụng Ngân hàng Nhà nước.
QUYẾT ĐỊNH
Ban hành kèm theo quyết định này "Quy chế về nghiệp vụ bảo lãnh của các Ngân hàng".
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
|
THỐNG ĐỐC NGÂN
HÀNG NHÀ NƯỚC |
VỀ NGHIỆP VỤ BẢO LÃNH CỦA CÁC NGÂN HÀNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 196/QĐ-NH14 ngày 16/09/1994 của Thống đốc
Ngân hàng Nhà nước)
Bên cạnh bảo lãnh có trách nhiệm thực hiện đầy đủ những cam kết của mình với bên yêu cầu bảo lãnh và với Ngân hàng bảo lãnh.
Các Ngân hàng có thể cùng tham gia bảo lãnh cho một bên được bảo lãnh.
Việc chấp nhận bảo lãnh là quyền của Ngân hàng bảo lãnh trên cơ sở các điều kiện của bên yêu cầu bảo lãnh.
Doanh nghiệp muốn được bảo lãnh phải có các điều kiện sau đây :
- Có tư cách pháp nhân, hoạt động theo pháp luật hiện hành của Việt Nam ;
- Có hợp đồng liên quan đến việc bảo lãnh ;
- Hoạt động kinh doanh có lãi ;
- Có tín nhiệm trong quan hệ tín dụng, thanh toán ;
- Có giấy phép xuất nhập khẩu, nếu hoạt động xuất nhập khẩu liên quan đến bảo lãnh ;
- Không có nợ quá hạn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ ;
- Có đủ tài sản thế chấp hợp pháp cho bảo lãnh ;
Doanh nghiệp xin bảo lãnh phải gửi đến Ngân hàng bảo lãnh các tài liệu sau đây :
- Đơn xin bảo lãnh (mẫu định kèm) ;
- Hợp đồng và tài liệu có liên quan đến bảo lãnh ;
- Giấy phép xuất nhập khẩu (đối với trường hợp bảo lãnh có liên quan đến) ;
- Danh mục tài sản thế chấp.
- Đối với tài sản là bất động sản : phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu (bản gốc). Có chứng nhận của cơ quan công chứng Ngân hàng, có thể chuyển nhượng được dễ dàng ;
- Đối với trái phiếu, tín phiếu... : còn thời hạn thanh toán, người phát hành là các tổ chức có tín nhiệm, có thể chuyển nhượng được dễ dàng, thuộc quyền thụ hưởng của doanh nghiệp xin bảo lãnh ;
- Đối với vàng, đá quý : phải được kiểm định của Ngân hàng bảo lãnh hoặc cơ quan chuyên môn do Ngân hàng bảo lãnh chỉ định ; doanh nghiệp xin bảo lãnh tự đóng gói, niêm phong. Có sự chứng kiến của Ngân hàng bảo lãnh trước khi giao cho Ngân hàng bảo lãnh.
Riêng đối với các doanh nghiệp Nhà nước, việc sử dụng tài sản hình thành bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước để thế chấp phải được cơ quan tài chính cung cấp (chủ sở hữu, đại diện chủ sở hữu tài sản( đồng ý bằng văn bản.
Quyền bảo lãnh và mức bảo lãnh.
Các Ngân hàng căn cứ vào số vốn được phép sử dụng vào kinh doanh để dự kiến số tiền có thể đưa vào lập quỹ bảo lãnh (nội tệ, ngoại tệ) của mình. Tổng mức bảo lãnh được xác định trên cơ sở quỹ bảo lãnh dự kiến và khả năng an toàn vốn trong bảo lãnh của từng Ngân hàng, nhưng tối đa không quá 20 lần số tiền của quỹ bảo lãnh (tức khả năng mất an toàn vốn trong bảo lãnh tối đa là 5%).
Số tiền để lập quỹ bảo lãnh được hạch toán vào một tiểu khoản riêng tại Ngân hàng bảo lãnh theo từng lần bảo lãnh với tỷ lệ tối thiểu là 5% so với doanh số bảo lãnh và được sử dụng để trả cho bên yêu cầu bảo lãnh, khi doanh nghiệp được bảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ.
Tổng số tiền bảo lãnh cho một doanh nghiệp không quá 10% và cho mười doanh nghiệp nhiều nhất không quá 30% tổng mức bảo lãnh của Ngân hàng bảo lãnh.
Tổng giám đốc (Giám đốc) Ngân hàng bảo lãnh là người ký bảo lãnh và có thể uỷ quyền bằng văn bản cho Phó tổng giám đốc (Phó giám đốc) hoặc giám đốc chi nhánh trực thuộc ký bảo lãnh trong phạm vi nhất định và chịu trách nhiệm về việc làm của người được uỷ quyền.
Người được uỷ quyền không được uỷ quyền lại cho người khác.
Trường hợp tài sản thế chấp là các chứng từ có giá hết hạn trước thời hạn bảo lãnh, thì doanh nghiệp phải đổi tài sản đủ tiêu chuẩn để thế chấp, nếu không đủ tài sản thế chấp để thay thế thì doanh nghiệp được bảo lãnh phải chịu phạt với mức bằng 1%/tháng tính trên giá trị tài sản thế chấp còn thiếu.
Trường hợp Ngân hàng bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ của người bảo lãnh thì doanh nghiệp phải làm giấy nhận nợ với Ngân hàng bảo lãnh số tiền đã trả thay đó và phải chịu ngay lãi suất nợ quá hạn bằng 150% tính theo lãi suất cho vay của Ngân hàng bảo lãnh đối với các doanh nghiệp loại đó. Sau đó Ngân hàng bảo lãnh sẽ phát mại tài sản thế chấp để thu hồi số tiền đã trả thay theo quy định của pháp luật.
Mọi thay đổi quy chế này do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định.
CỦA QUY CHẾ VỀ NGHIỆP VỤ BẢO LÃNH CỦA CÁC NGÂN HÀNG
1. Bảo lãnh dự thầu.
- Ngân hàng bảo lãnh cam kết với chủ thầu về việc tham gia đấu thầu của nhà thầu. Trong trường hợp nhà thầu bị phạt vi phạm đơn thầu, mà nhà thầu không nộp hoặc không nộp đủ tiền phạt cho chủ thầu thì Ngân hàng bảo lãnh sẽ chịu trách nhiệm trả thay cho nhà thầu.
- Các loại bảo lãnh dự thầu :
+ Bảo lãnh dự thầu xây lắp
+ Bảo lãnh dự thầu cung ứng máy móc, thiết bị (dự thầu cung ứng). - Số tiền và thời hạn bảo lãnh là số tiền và thời hạn do chủ thầu quy định theo quy chế đấu thầu.
2. Bảo lãnh thực hiện hợp đồng.
- Ngân hàng bảo lãnh cam kết về việc thực hiện hợp đồng của nhà thầu. Trong trường hợp nhà thầu không thực hiện hợp đồng, mà không nộp hoặc không nộp đủ tiền phạt cho chủ thầu thì Ngân hàng bảo lãnh sẽ chịu trách nhiệm trả thay cho nhà thầu.
- Các loại bảo lãnh thực hiện hợp đồng :
+ Bảo lãnh thực hiện hợp đồng xây lắp.
+ Bảo lãnh thực hiện hợp đồng cung ứng máy móc, thiết bị (hợp đồng cung ứng).
- Số tiền và thời hạn bảo lãnh là số tiền và thời hạn do chủ thầu và nhà thầu quy định trong các hợp đồng.
3. Bảo lãnh tiền ứng trước.
- Ngân hàng bảo lãnh cam kết với chủ thầu về việc sử dụng tiền nhận ứng trước của nhà thầu. Trong trường hợp nhà thầu vi phạm hợp đồng phải hoàn trả tiền ứng trước cho chủ thầu mà nhà thầu không hoàn trả hoặc hoàn trả không đủ tiền ứng trước cho chủ thầu thì Ngân hàng bảo lãnh sẽ chịu trách nhiệm trả thay cho nhà thầu.
- Các loại bảo lãnh tiền ứng trước.
+ Bảo lãnh tiền ứng trước thi công công trình.
+ Bảo lãnh tiền ứng trước sản xuất, máy móc, thiết bị.
- Số tiền bảo lãnh và thời hạn bảo lãnh là số tiền và thời hạn do chủ thầu và nhà thầu quy định trong hợp đồng.
4. Bảo lãnh thanh toán.
- Ngân hàng bảo lãnh cam kết với nhà thầu về việc thanh toán tiền đúng hợp đồng. Trong trường hợp chủ thầu không hoặc không thanh toán đủ số tiền theo hợp đồng thì Ngân hàng bảo lãnh sẽ chịu trách nhiệm trả cho chủ thầu.
- Các loại bảo lãnh :
+ Bảo lãnh thanh toán tiền xây lắp công trình ;
+ Bảo lãnh thanh toán tiền đặt máy móc, thiết bị.
- Số tiền bảo lãnh và thời hạn bảo lãnh là số tiền và thời hạn do chủ thầu và nhà thầu quy định trong hợp đồng.
5. Bảo lãnh chất lượng sản phẩm theo hợp đồng.
- Ngân hàng bảo lãnh cam kết với chủ thầu trong trường hợp nhà thầu vi phạm hợp đồng về chất lượng sản phẩm phải bồi thường cho chủ thầu mà nhà thầu không bồi thường hoặc nhà bồi thường không đủ thì Ngân hàng bảo lãnh phải chịu trách nhiệm trả thay cho nhà thầu.
- Các loại bảo lãnh :
+ Bảo lãnh bảo đảm chất lượng công trình.
+ Bảo lãnh bảo đảm chất lượng máy móc, thiết bị '
- Số tiền bảo lãnh và thời hạn bảo lãnh là số tiền và thời hạn do chủ thầu và nhà thầu quy định trong hợp đồng.
6. Bảo lãnh đảm bảo hoàn trả vốn vay :
Ngân hàng bảo lãnh cam kết với bên cho vay trong trường hợp bên đi vay không trả đầy đủ, đúng hạn nợ vay (gốc và lãi) thì Ngân hàng bảo lãnh chịu trách nhiệm trả thay cho bên đi vay.
Số tiền bảo lãnh và thời hạn bảo lãnh là số tiền và thời hạn ghi trong hợp đồng vay vốn.
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------------
ĐƠN XIN BẢO LÃNH ...
(Ghi loại bảo lãnh)
Kính gửi : .... (1)
- Tên doanh nghiệp xin bảo lãnh :
- Địa chỉ :
- Họ và tên giám đốc :
- Số hiệu tài khoản tiền gửi đồng Việt Nam : .... mở tại
- Số hiệu tài khoản tiền gửi ngoại tệ : .... mở tại
- Số hiệu tài khoản tiền vay đồng Việt Nam : .... mở tại
- Số hiệu tài khoản tiền vay ngoại tệ : .... mở tại
đề nghị ... (1) bảo lãnh để
...0..của (3).... địa chỉ.... nước
... có tài khoản tiên gửi số :........
theo hợp đồng.... số ngày.... tháng .... năm với số tiền.... bằng chữ :....
- Tổng số tiền xin bảo lãnh..... bằng chữ.....
- Thời hạn xin bảo lãnh.... tháng (từ.... đến....)
- Phí bảo lãnh :......
- Mục đích xin bảo lãnh :.......
- Tổng giá trị tài sản thế chấp (theo danh mục kèm theo)...
- Tài liệu gửi đính kèm gồm :.......
+........
+.....
Chúng tôi xin cam đoan chấp hành đầy đủ những quy định trong Quy chế về nghiệp vụ bảo lãnh của các ngân hàng, ban hành theo Quyết định số :......../QĐ-NH4 ngày tháng năm của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Ngày tháng năm
|
Doanh nghiệp xin bảo lãnh Giám đốc (Ký tên và đóng dấu) (Họ và tên) |
ý kiến của .....(2)
Chấp thuận cho doanh nghiệp được sử dụng các tài sản Nhà nước (theo danh mục đính kèm) để thế chấp với Ngân hàng bảo lãnh. Phần giá trị tài sản thế chấp thiếu được ...(2) .... bảo đảm để doanh nghiệp được lấy toàn bộ số tiền trên là.....
Ngân hàng bảo lãnh được phát mại tài sản thế chấp để thu hồi số tiền đã trả thay cho doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
|
Ngày tháng năm ........(2)....... (Ký tên và đóng dấu) (Họ tên và đóng dấu) (Họ và tên) |
Chấp thuận bảo lãnh của Ngân hàng bảo lãnh
....(1).. chấp thuận bảo lãnh cho doanh nghiệp
.... của.....
(3).........
- Số tiền bảo lãnh :..... bằng chữ............
- Thời hạn bảo lãnh.. tháng (từ... đến....)
|
Ngày tháng năm Ngân hàng bảo lãnh Tổng giám đốc (giám đốc) (Ký tên và đóng dấu) (Họ và tên) |
Ghi chú :
(1) Tên Ngân hàng bảo lãnh
(2) Tên cơ quan tài chính (Bộ hoặc Sở) - áp dụng cho doanh nghiệp Nhà nước.
(3) Tên bên yêu cầu bảo lãnh.