BỘ CÔNG THƯƠNG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1907/QĐ-BCT
|
Hà Nội, ngày 25
tháng 7 năm 2023
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN
HÀNH KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 977/QĐ-TTG NGÀY 11 THÁNG 8 NĂM
2022 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC TIẾP CẬN PHÁP
LUẬT CỦA NGƯỜI DÂN”
BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG
Căn cứ Luật Phổ biến,
giáo dục pháp luật ngày 20 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Luật Tiếp cận
thông tin ngày 06 tháng 4 năm 2016;
Căn cứ Nghị định số 96/2022/NĐ-CP
ngày 29 tháng 11 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Căn cứ Quyết định số 977/QĐ-TTg ngày 11 tháng 8 năm 2022 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt Đề án “Tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người
dân”;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp chế.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo
Quyết định này Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 977/QĐ-TTg ngày 11 tháng 8 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề
án “Tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân”.
Điều 2. Quyết định này có
hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ,
Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ và các tổ chức, cá
nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ trưởng (để b/c);
- Lãnh đạo Bộ;
- Bộ Tư pháp;
- Cổng TTĐT Bộ Công Thương;
- Lưu: VT, PC.
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Sinh Nhật Tân
|
KẾ HOẠCH
TRIỂN
KHAI THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 977/QĐ-TTG NGÀY 11 THÁNG 8 NĂM 2022 CỦA THỦ TƯỚNG
CHÍNH PHỦ PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC TIẾP CẬN PHÁP LUẬT CỦA NGƯỜI
DÂN”
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1907/QĐ-BCT ngày 25 tháng 7 năm 2023 của Bộ
trưởng Bộ Công Thương)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
a) Triển khai thực hiện đồng bộ, thống nhất và hiệu
quả các nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 977/QĐ-TTg
ngày 11 tháng 8 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tăng cường
năng lực tiếp cận pháp luật của người dân” (sau đây gọi là “Đề án”), nhằm tăng
cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân, doanh nghiệp và trách nhiệm của
các cơ quan, tổ chức trong việc bảo đảm, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp tiếp cận
pháp luật, góp phần nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức tuân theo pháp luật, sử
dụng pháp luật của người dân, doanh nghiệp.
b) Các đơn vị thuộc Bộ thực hiện có hiệu quả chức
năng, nhiệm vụ được giao đáp ứng yêu cầu thực tiễn, tạo thuận lợi cho người
dân, doanh nghiệp tiếp cận pháp luật.
2. Yêu cầu
a) Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của
các cơ quan, đơn vị; tạo điều kiện cho đội ngũ công chức, viên chức, người lao
động và người dân tiếp cận pháp luật.
b) Bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ có hiệu quả các cơ
quan, đơn vị, tổ chức có liên quan trong việc triển khai hiệu quả Đề án.
II. NỘI DUNG THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
1. Khảo sát, đánh giá nhu cầu, thực trạng thực
hiện, sử dụng pháp luật của người dân, doanh nghiệp. Nghiên cứu, xây dựng, triển
khai các mô hình phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp với từng đối tượng, địa
bàn, nhu cầu, thực trạng thực hiện, sử dụng pháp luật của người dân, doanh nghiệp,
chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, phương tiện thông tin đại
chúng; tạo điều kiện giúp người dân, doanh nghiệp tiếp cận các chính sách pháp
luật dễ dàng, thuận lợi. Quán triệt, thông tin, truyền thông thường xuyên, liên
tục bằng các hình thức phù hợp về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của pháp luật
đối với đời sống xã hội; hình thành thói quen tự tìm hiểu pháp luật của người
dân và doanh nghiệp.
a) Đơn vị chủ trì: Các đơn vị thuộc Bộ.
b) Đơn vị phối hợp: Vụ Pháp chế và các đơn vị có
liên quan.
c) Thời gian thực hiện: Hàng năm, từ năm 2023 -
2030.
2. Quán triệt đến các công chức của đơn vị thực
hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ được giao; chủ động nâng cao nhận thức, tinh thần
tự học tập để nâng cao kiến thức về pháp luật; kỹ năng phổ biến, giáo dục pháp
luật, đặc biệt trong hoạt động giải quyết các công việc liên quan trực tiếp đến
người dân; tích cực tham gia công tác bồi dưỡng, tập huấn, cuộc thi chuyên môn
nghiệp vụ, thi tìm hiểu pháp luật... do cơ quan có thẩm quyền tổ chức
a) Đơn vị chủ trì: Lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ.
b) Đơn vị phối hợp: Vụ Pháp chế và các đơn vị có
liên quan.
c) Thời gian thực hiện: Hàng năm, từ năm 2023 -
2030.
3. Rà soát, bảo đảm điều kiện, hướng dẫn, hỗ
trợ người dân, doanh nghiệp các thông tin pháp luật trong ngành Công Thương, thực
hiện quyền, bảo vệ lợi ích hợp pháp trong quá trình tiếp công dân, giải quyết
khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị, nhất là trách nhiệm giải trình và công
khai, minh bạch các nội dung trả lời phản ánh, kiến nghị của người dân; tiếp nhận,
giải quyết thủ tục hành chính; trao đổi, đối thoại
a) Đơn vị chủ trì: Các đơn vị thuộc Bộ.
b) Đơn vị phối hợp: Vụ Pháp chế, Thanh tra Bộ, Vụ Kế
hoạch - Tài chính và các đơn vị có liên quan.
c) Thời gian thực hiện: Năm 2023 - 2030.
4. Chịu trách nhiệm cung cấp thông tin về văn
bản quy phạm pháp luật do Bộ Công Thương chủ trì soạn thảo đã được Chính phủ,
Thủ tướng Chính phủ ban hành để phục vụ việc xây dựng Thông cáo báo chí theo
đúng thời hạn và yêu cầu tại Thông tư số 07/2021/TT-BTP
ngày tháng 10 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định việc ban hành
thông cáo báo chí về văn bản quy phạm pháp luật do Chính phủ, Thủ tướng Chính
phủ ban hành và Điều 36 Thông tư số 08/2021/TT-BCT ngày 30
tháng 9 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về việc xây dựng và ban
hành văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Công Thương
a) Đơn vị chủ trì: Các đơn vị chủ trì soạn thảo
VBQPPL.
b) Đơn vị phối hợp: Vụ Pháp chế.
c) Thời gian thực hiện: Năm 2023 - 2030.
5. Củng cố, nâng cao hiệu quả đường dây nóng
và các kênh tiếp nhận, trả lời kiến nghị, phản ánh, giải đáp, tư vấn, hỗ trợ
các vấn đề liên quan đến việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người dân
a) Đơn vị chủ trì: Các đơn vị thuộc Bộ.
b) Đơn vị phối hợp: Vụ Pháp chế, Văn phòng Bộ và
các đơn vị có liên quan.
c) Thời gian thực hiện: Hàng năm, từ năm 2023 -
2030.
6. Đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm,
thi đua, khen thưởng trong việc thi hành pháp luật liên quan đến quyền con người,
quyền công dân và trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức trong các hoạt động
liên quan đến tiếp cận pháp luật của người dân
a) Đơn vị chủ trì: Các đơn vị thuộc Bộ.
b) Đơn vị phối hợp: Thanh tra Bộ, Vụ Tổ chức cán bộ
và các đơn vị có liên quan.
c) Thời gian thực hiện: Hàng năm, từ năm 2023 -
2030.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Trách nhiệm thực hiện
a) Vụ Pháp chế chủ trì, phối hợp với các cơ quan,
đơn vị liên quan tham mưu chỉ đạo, hướng dẫn, theo dõi việc thực hiện Kế hoạch;
tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được giao và tổng hợp, báo cáo, kết quả thực hiện
Đề án theo yêu cầu của Bộ Tư pháp.
b) Thủ trưởng các đơn vị liên quan có trách nhiệm tổ
chức thực hiện các nhiệm vụ được giao theo Kế hoạch; tăng cường phối hợp với Vụ
Pháp chế, các cơ quan liên quan trong triển khai nhiệm vụ.
2. Kinh phí thực hiện
Kinh phí triển khai các nhiệm vụ trong Kế hoạch được
lấy từ nguồn kinh phí dành cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật hàng năm
và các nguồn kinh phí khác theo quy định./.