Quyết định 1888/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Kế hoạch hành động đa dạng sinh học tỉnh Bình Phước đến năm 2020
Số hiệu | 1888/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 06/09/2014 |
Ngày có hiệu lực | 06/09/2014 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Bình Phước |
Người ký | Nguyễn Văn Trăm |
Lĩnh vực | Bộ máy hành chính,Tài nguyên - Môi trường |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1888/QĐ-UBND |
Bình Phước, ngày 06 tháng 09 năm 2014 |
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG ĐA DẠNG SINH HỌC TỈNH BÌNH PHƯỚC ĐẾN NĂM 2020
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 29/11/2005;
Căn cứ Luật Đa dạng sinh học ngày 13/11/2008;
Căn cứ Nghị định số 65/2010/NĐ-CP ngày 11/6/2010 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Đa dạng sinh học;
Căn cứ Quyết định 79/2007/QĐ-TTg ngày 31/5/2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 thực hiện Công ước đa dạng sinh học và nghị định thư Cartagena về an toàn sinh học;
Căn cứ Quyết định 1250/QĐ-TTg ngày 31/7/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 2812/QĐ-UBND ngày 20/12/2011 của UBND tỉnh về phê duyệt Đề cương và dự toán kinh phí thực hiện Điều tra tổng thể đa dạng sinh học và xây dựng kế hoạch hành động đa dạng sinh học tỉnh Bình Phước giai đoạn 2012 - 2020;
Xét đề nghị của Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 439 ngày 29 tháng 8 năm 2014 về việc phê duyệt Kế hoạch hành động đa dạng sinh học tỉnh Bình Phước đến năm 2020,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch hành động đa dạng sinh học tỉnh Bình Phước đến năm 2020, với các nội dung chủ yếu như sau:
1. Mục tiêu đến năm 2015
a) Bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học trên cạn
Duy trì và khôi phục rừng đầu nguồn, Vườn Quốc gia Bù Gia Mập, vùng đệm Vườn Quốc gia Cát Tiên. Nâng cao chất lượng rừng và tỷ lệ che phủ đất trên toàn tỉnh đảm bảo tỷ lệ che phủ rừng và cây lâu năm đạt 60%.
Bảo vệ có hiệu quả các loài động vật, thực vật quý, hiếm, nguy cấp có nguy cơ bị tuyệt chủng.
b) Bảo tồn và phát triển các vùng đa dạng sinh học đất ngập nước
Ban hành các văn bản phân công trách nhiệm, thi hành, giám sát, bảo vệ các hệ sinh thái thủy vực quan trọng mang tính đa dạng sinh học (Sông Đồng Nai, Sông Bé).
Thực thi nghiêm túc luật thủy sản nhằm bảo vệ tính đa dạng sinh học đối với các loài thủy sinh vật. Nghiêm cấm tận diệt các loài thủy sinh vật bằng xung điện; nghiêm cấm khai thác cát trên những dòng chảy xung yếu.
Điều tra, đánh giá các giá trị đa dạng sinh học; quản lý có hiệu quả các vùng đất ngập nước quan trọng.
Quy hoạch bảo tồn hệ thống khu bảo tồn đất ngập nước nội địa gồm Sông Bé - Thác Mơ và Sông Sài Gòn - Hồ Dầu Tiếng, Bàu Lạch, Bàu Đưng.
c) Sử dụng bền vững tài nguyên sinh vật
Xây dựng và phát triển mô hình sử dụng bền vững tài nguyên sinh vật; kiểm soát, phòng ngừa, ngăn chặn và loại trừ việc khai thác, kinh doanh, tiêu thụ các động thực vật hoang dã quý, hiếm, nguy cấp.
Điều tra, đánh giá các nguồn gen cây trồng, vật nuôi, vi sinh vật nông nghiệp; xây dựng chương trình bảo tồn sử dụng và phát triển bền vững các giống cây trồng, vật nuôi bản địa, nhất là các giống loài đặc hữu, quý, hiếm, có giá trị kinh tế - xã hội cao.
Kiểm soát, đánh giá và ngăn chặn các loại sinh vật lạ xâm lấn.
Định hướng phát triển, sử dụng hợp lý và bền vững các loại tài nguyên thiên nhiên trên cạn tại các khu rừng phòng hộ, rừng sản xuất.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1888/QĐ-UBND |
Bình Phước, ngày 06 tháng 09 năm 2014 |
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG ĐA DẠNG SINH HỌC TỈNH BÌNH PHƯỚC ĐẾN NĂM 2020
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 29/11/2005;
Căn cứ Luật Đa dạng sinh học ngày 13/11/2008;
Căn cứ Nghị định số 65/2010/NĐ-CP ngày 11/6/2010 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Đa dạng sinh học;
Căn cứ Quyết định 79/2007/QĐ-TTg ngày 31/5/2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 thực hiện Công ước đa dạng sinh học và nghị định thư Cartagena về an toàn sinh học;
Căn cứ Quyết định 1250/QĐ-TTg ngày 31/7/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 2812/QĐ-UBND ngày 20/12/2011 của UBND tỉnh về phê duyệt Đề cương và dự toán kinh phí thực hiện Điều tra tổng thể đa dạng sinh học và xây dựng kế hoạch hành động đa dạng sinh học tỉnh Bình Phước giai đoạn 2012 - 2020;
Xét đề nghị của Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 439 ngày 29 tháng 8 năm 2014 về việc phê duyệt Kế hoạch hành động đa dạng sinh học tỉnh Bình Phước đến năm 2020,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch hành động đa dạng sinh học tỉnh Bình Phước đến năm 2020, với các nội dung chủ yếu như sau:
1. Mục tiêu đến năm 2015
a) Bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học trên cạn
Duy trì và khôi phục rừng đầu nguồn, Vườn Quốc gia Bù Gia Mập, vùng đệm Vườn Quốc gia Cát Tiên. Nâng cao chất lượng rừng và tỷ lệ che phủ đất trên toàn tỉnh đảm bảo tỷ lệ che phủ rừng và cây lâu năm đạt 60%.
Bảo vệ có hiệu quả các loài động vật, thực vật quý, hiếm, nguy cấp có nguy cơ bị tuyệt chủng.
b) Bảo tồn và phát triển các vùng đa dạng sinh học đất ngập nước
Ban hành các văn bản phân công trách nhiệm, thi hành, giám sát, bảo vệ các hệ sinh thái thủy vực quan trọng mang tính đa dạng sinh học (Sông Đồng Nai, Sông Bé).
Thực thi nghiêm túc luật thủy sản nhằm bảo vệ tính đa dạng sinh học đối với các loài thủy sinh vật. Nghiêm cấm tận diệt các loài thủy sinh vật bằng xung điện; nghiêm cấm khai thác cát trên những dòng chảy xung yếu.
Điều tra, đánh giá các giá trị đa dạng sinh học; quản lý có hiệu quả các vùng đất ngập nước quan trọng.
Quy hoạch bảo tồn hệ thống khu bảo tồn đất ngập nước nội địa gồm Sông Bé - Thác Mơ và Sông Sài Gòn - Hồ Dầu Tiếng, Bàu Lạch, Bàu Đưng.
c) Sử dụng bền vững tài nguyên sinh vật
Xây dựng và phát triển mô hình sử dụng bền vững tài nguyên sinh vật; kiểm soát, phòng ngừa, ngăn chặn và loại trừ việc khai thác, kinh doanh, tiêu thụ các động thực vật hoang dã quý, hiếm, nguy cấp.
Điều tra, đánh giá các nguồn gen cây trồng, vật nuôi, vi sinh vật nông nghiệp; xây dựng chương trình bảo tồn sử dụng và phát triển bền vững các giống cây trồng, vật nuôi bản địa, nhất là các giống loài đặc hữu, quý, hiếm, có giá trị kinh tế - xã hội cao.
Kiểm soát, đánh giá và ngăn chặn các loại sinh vật lạ xâm lấn.
Định hướng phát triển, sử dụng hợp lý và bền vững các loại tài nguyên thiên nhiên trên cạn tại các khu rừng phòng hộ, rừng sản xuất.
Xây dựng cơ chế chia sẻ lợi ích nhằm vừa khuyến khích người dân tham gia bảo vệ tài nguyên rừng, ngăn chặn người từ bên ngoài đến khai thác cạn kiệt vừa nâng cao thu nhập cũng như giải quyết nhu cầu thực phẩm và văn hóa của cộng đồng sống ven rừng.
d) Tăng cường quản lý nhà nước ở địa phương về đa dạng sinh học
Xây dựng và hoàn thiện các văn bản pháp quy nhằm tăng cường công tác quản lý đa dạng sinh học. Kiện toàn và tăng cường năng lực cho các cấp, cơ quan chuyên môn thực hiện tốt chức năng quản lý Nhà nước về đa dạng sinh học.
Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật; đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học; xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho công tác bảo tồn đa dạng sinh học.
Thực thi nghiêm túc pháp lệnh bảo vệ rừng. Xử lý nghiêm khắc các trường hợp xâm hại tài nguyên rừng như chặt gỗ; săn bắt, đánh bẫy động vật hoang dã; thu hái dược liệu không phép; xâm lấn đất rừng để sản xuất nông nghiệp và chăn thả gia súc.
Xây dựng cơ sở dữ liệu về hiện trạng đa dạng sinh học trên toàn tỉnh làm cơ sở cho các hoạt động quy hoạch, quản lý, bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học.
Rà soát, điều tra bổ sung nhằm hoàn thiện dữ liệu về hiện trạng đa dạng sinh học đối với những khu vực tiềm ẩn tính đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh mà thông tin về đa dạng sinh học ở những khu vực này còn ít hoặc thiếu sót.
Tuyên truyền, giáo dục để nâng cao nhận thức của cộng đồng về bảo tồn, phát triển và sử dụng bền vững đa dạng sinh học; phấn đấu có trên 50% dân số thường xuyên được tiếp cận thông tin về đa dạng sinh học và tham gia về quản lý, bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học.
Lồng ghép quan trắc môi trường, quan trắc sự biến đổi của đa dạng sinh học nhằm ứng phó với diễn biến của đa dạng sinh học, diễn biến của biến đổi khí hậu ở những khu vực trọng tâm, quan trọng.
Chỉ đạo thực hiện các đề án, đề tài phòng chống các loài ngoại lai xâm hại đến tính đa dạng sinh học.
2. Định hướng đến năm 2020
Xây dựng các kế hoạch bảo tồn, sử dụng và phát triển bền vững đa dạng sinh học về giống, loài, nguồn gen, sinh vật và hệ sinh thái của tỉnh Bình Phước.
Nâng cao trình độ, nhận thức và năng lực quản lý đa dạng sinh học cho 100% cán bộ phụ trách trực tiếp.
Nâng cao nhận thức của nhân dân, cộng đồng về tầm quan trọng, giá trị của nguồn tài nguyên, tham gia bảo tồn, sử dụng đa dạng sinh học.
Bảo đảm ứng phó với những thách thức thường xuyên do thiên tai và những thách thức từ phía con người nhằm bảo tồn các khu vực đa dạng sinh học quan trọng.
Xây dựng chương trình quan trắc về đa dạng sinh học thường xuyên đối với những khu vực trọng yếu có tầm quan trọng có liền kề với khu vực phát triển kinh tế - xã hội.
Hoàn thiện hệ thống tổ chức, cơ chế, chính sách bảo tồn đa dạng sinh học ở Bình Phước phù hợp với Luật đa dạng sinh học, qui hoạch, chiến lược đa dạng sinh học quốc gia và kế hoạch hành động đa dạng sinh học của tỉnh.
1. Nội dung nhiệm vụ
a) Đối với đa dạng sinh học trên cạn
Thực hiện bảo vệ và phát triển hiệu quả diện tích rừng hiện có, ưu tiên bảo vệ nghiêm ngặt các khu rừng đặc dụng, phòng hộ.
Nghiên cứu, thử nghiệm một số cây trồng, vật nuôi nhằm phát triển kinh tế gắn với phát triển tính đa dạng sinh học dưới tán cây cao su như: trồng nghệ, trồng nấm, nuôi gà, nuôi trăn,...
Đầu tư cơ bản, trang thiết bị, phương tiện cho các khu rừng đặc dụng trong tỉnh.
Điều tra nghiên cứu khoa học bổ sung dữ liệu để thành lập thêm các khu bảo tồn mới (chuyển Rừng phòng hộ Lộc Ninh thành khu bảo tồn loài và sinh cảnh) và mở rộng diện tích vườn quốc gia Bù Gia Mập về hai hướng, rừng phòng hộ Thác Mai và rừng phòng hộ Bù Đốp.
Xây dựng Cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học cho toàn tỉnh Bình Phước nhằm phục vụ công tác quản lý đa dạng sinh học của tỉnh.
Xây dựng và thực hiện chương trình bảo tồn nguồn gen
Xây dựng và thực hiện chương trình quan trắc đa dạng sinh học ở những vùng trọng điểm.
b) Đối với đa dạng sinh học các vùng đất ngập nước
Phục hồi và phát triển những hệ sinh thái tại các khu đất ngập nước quan trọng.
Chú trọng xây dựng khu bảo tồn thiên nhiên vùng nước nội địa Sông Bé - Thác Mơ và Sông Sài Gòn - Hồ Dầu Tiếng theo quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia. Đầu tư cơ bản, trang thiết bị, phương tiện, cơ chế hoạt động.
Điều tra đa dạng sinh học bổ sung cho hai khu vực Bù Lạch và Bàu Đưng và đề xuất thêm vào quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia.
Quan trắc môi trường thủy sinh thường xuyên lồng ghép với kế hoạch hành động bảo vệ môi trường để phát hiện sớm những ảnh hưởng nguy hại đến đa dạng sinh học trên toàn lưu vực hệ thống sông Đồng Nai.
c) Đối với việc sử dụng bền vững tài nguyên sinh vật
Xây dựng và thực hiện Kế hoạch hành động bảo tồn và phát triển bền vững tài nguyên gỗ và lâm sản ngoài gỗ.
Nghiên cứu, ứng dụng và phát triển các tri thức bản địa, đặc biệt về cây, con làm thuốc và các nghề chế biến lâm sản ngoài gỗ truyền thống.
Ngăn chặn, kiểm soát và xử lý nghiêm việc khai thác, buôn bán và sử dụng trái phép tài nguyên sinh vật. Thực hiện đồng bộ các biện pháp kiểm soát buôn bán các loài động vật, thực vật quý, hiếm, nguy cấp có nguy cơ tuyệt chủng cao.
Điều tra đánh giá tính đa dạng sinh học và định hướng phát triển du lịch sinh thái vùng núi Bà Rá và khu du lịch sinh thái Bàu Lạch.
Đánh giá vấn đề sử dụng tài nguyên và hiện trạng tài nguyên rừng nhằm xây dựng cơ chế chia sẻ lợi ích với cộng đồng xung quanh các khu rừng đặc dụng và rừng phòng hộ.
d) Đối với công tác quản lý Nhà nước về đa dạng sinh học
Kiện toàn các văn bản pháp quy và chỉ đạo thực thi nghiêm túc về bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng, bảo vệ tài nguyên, bảo vệ đa dạng sinh học.
Tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về quản lý đa dạng sinh học nhằm nâng cao trình độ, nhận thức của các cán bộ quản lý.
Xây dựng và đưa vào sử dụng Trung tâm bảo tồn đa dạng sinh học (bảo tồn động, thực vật) tỉnh Bình Phước đặt tại Khu phát triển kinh tế và du lịch sinh thái Bù Gia Mập 19.000ha nhằm bảo tồn các loài động, thực vật rừng bản địa, quí hiếm; thuần hóa, lai tạo, nhân giống, bảo tồn các loài, bảo tồn nguồn gen.
Xây dựng bộ khung quản lý nhân sự, đầu tư trụ sở, trang thiết bị, phương tiện, nhân lực, quy chế nhằm hình thành và đưa vào sử dụng Ban quản lý Khu bảo tồn Vùng nước nội địa Sông Bé - Thác Mơ và Sông Sài Gòn - Hồ Dầu Tiếng.
Ban hành, giám sát thực hiện các chương trình, dự án về bảo tồn đa dạng sinh học.
Thực hiện các chương trình truyền thông đa dạng sinh học, nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo tồn đa dạng sinh học, giáo dục pháp luật về đa dạng sinh học.
2. Các chương trình, dự án ưu tiên
Phê duyệt về nguyên tắc 09 chương trình, dự án ưu tiên thực hiện Kế hoạch hành động về bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Bình Phước đến năm 2020 (chi tiết tại phụ lục kèm theo Quyết định này).
3.1. Các giải pháp chung
3.1.1. Về quản lý nhà nước
Hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật về quản lý đa dạng sinh học.
Kiện toàn tổ chức và tăng cường năng lực cho hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước về đa dạng sinh học.
Cụ thể hóa các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách về quản lý đa dạng sinh học và an toàn sinh học phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh.
Thực hiện các chương trình, dự án điều tra, nghiên cứu, ứng dụng và lồng ghép các nội dung về đa dạng sinh học, an toàn sinh học vào các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội theo hướng phát triển bền vững.
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc khai thác, vận chuyển, sử dụng tài nguyên sinh vật.
3.1.2. Áp dụng giải pháp khoa học công nghệ cho những nhiệm vụ điều tra nghiên cứu
Nghiên cứu, áp dụng khoa học công nghệ để bảo tồn, phát triển và xây dựng bền vững tài nguyên sinh vật, hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật, xây dựng hệ thống bảo tồn thiên nhiên của tỉnh Bình Phước để tập hợp, lưu giữ, trưng bày các nguồn gen, hiện vật, tiêu bản các loài đặc hữu, quý hiếm phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học, vừa là nơi tham quan, thu hút khách để phát triển kinh tế.
Điều tra cơ bản về tài nguyên sinh vật trong đó chú trọng đến đặc điểm sinh học, sinh thái của các loài sinh vật đặc hữu, quý hiếm và các hệ sinh thái đặc thù, nhạy cảm của tỉnh.
Bảo tồn, lưu giữ, trưng bày các nguồn gen, hiện vật, tiêu bản các loài đặc hữu, quý, hiếm phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học, vừa là nơi tham quan, thu hút khách du lịch để phát triển kinh tế và nâng cao nhận thức người dân.
Phát hiện sinh vật lạ và xác định các nguồn gen quý hiếm, có giá trị kinh tế và đa dạng sinh học cao trên địa bàn tỉnh để bảo tồn và phát triển.
Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng các chương trình đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ quản lý đa dạng sinh học các cấp.
3.1.3. Tăng cường truyền thông, giáo dục, nâng cao nhận thức cộng đồng
Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục và nâng cao ý thức trách nhiệm bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học.
Phát huy nguồn tri thức tại địa phương, xây dựng mô hình quản lý rừng cộng đồng, quản lý bảo vệ và chia sẻ lợi ích từ rừng, từ tài nguyên đa dạng sinh học.
Xây dựng và tổ chức thường xuyên các chương trình truyền thông, các khóa đào tạo, tập huấn, diễn đàn, các lễ kỷ niệm...về đa dạng sinh học.
Phát hành các ấn phẩm truyền thông, chuyên ngành về đa dạng sinh học.
3.1.4. Về kinh tế
Phát triển nông nghiệp theo hướng công nghệ cao, hỗ trợ nhân dân trồng rừng phủ xanh đất trống, đồi trọc và bảo vệ rừng, phát triển các ngành công nghiệp sản xuất vật liệu thay thế gỗ.
Phát triển du lịch sinh thái gắn với bảo vệ môi trường, giữ gìn tài nguyên thiên nhiên với quyền lợi kinh tế của người dân trên địa bàn.
Phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường và tránh xâm hại đến đa dạng sinh học.
3.1.5. Tăng cường hợp tác quốc tế về đa dạng sinh học
a) Hợp tác trong nước
Tăng cường liên kết với các tỉnh, tăng cường hợp tác với các tỉnh miền Đông Nam Bộ và Tây Nguyên, xây dựng các hành lang bảo tồn đa dạng sinh học để đảm bảo sự thống nhất, cùng nhau phát triển, đặc biệt trong triển khai chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng.
Phối hợp với các cơ quan nghiên cứu thực hiện các dự án về đa dạng sinh học và an toàn sinh học nhằm bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học của tỉnh.
b) Tăng cường hợp tác quốc tế
Đa dạng hóa các hình thức hợp tác với các tổ chức nước ngoài trong lĩnh vực bảo tồn đa dạng sinh học để học tập, tiếp nhận, chuyển giao công nghệ và tìm kiếm hỗ trợ kỹ thuật, tài chính.
Phối hợp với phía Cam Pu Chia thực hiện việc bảo tồn xuyên biên giới ở khu vực vườn quốc gia Bù Gia Mập cũng như lập hành lang bảo tồn rừng phòng hộ biên giới.
Tăng cường hợp tác về nghiên cứu trong lĩnh vực bảo tồn đa dạng sinh học, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, thu hút chuyên gia, thu hút vốn đầu tư vào các dự án bảo vệ và phát triển rừng, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường.
3.1.6. Đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư, lồng ghép bảo vệ môi trường với bảo tồn đa dạng sinh học
Bảo đảm nguồn chi ngân sách Nhà nước cho công tác bảo tồn đa dạng sinh học, trong đó chú trọng đầu tư trực tiếp cho các hoạt động bảo tồn, phát triển và quản lý đa dạng sinh học. Ngoài ra, cần chú trọng huy động từ đối tượng hưởng lợi nhờ vào tài nguyên sinh vật, tài nguyên thiên nhiên; huy động nguồn vốn từ các ngành kinh doanh, các ngành công nghiệp, từ các nhà đầu tư để khai thác khía cạnh kinh tế mà đa dạng sinh học mang lại.
Đa dạng hóa các biện pháp, cách thức bảo tồn đa dạng sinh học theo hướng huy động cho các đơn vị chức năng của nhà nước, tạo điều kiện gắn bó người dân với các yếu tố môi trường và tăng nguồn thu cho người dân qua sự chi trả từ ngân sách nhà nước. Tạo cơ chế thuận lợi để thu hút các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư, chuyển giao công nghệ, hỗ trợ tài chính phục vụ công tác bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học.
Lồng ghép các nội dung bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học, an toàn sinh học vào các lĩnh vực tài trợ được ưu tiên như xóa đói, giảm nghèo, y tế và phát triển nông thôn.
3.2. Giải pháp cụ thể
3.2.1. Những giải pháp về đa dạng sinh học đối với các hệ sinh thái trên cạn
a) Đối với vườn quốc gia Bù Gia Mập: Để tăng cường hiệu quả công tác quản lý bảo tồn vườn quốc gia Bù Gia Mập trong tình hình mới, các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học bao gồm:
- Kiểm soát, xử lý nghiêm các hành vi săn bắt, buôn bán động vật hoang dã và khai thác lâm sản ngoài gỗ, bao gồm: Tăng cường tuần tra kiểm soát ở những khu vực có mật độ cao các loài động thực vật có giá trị kinh tế và các nguồn lâm sản phong phú; Kiểm soát các khu vực người dân thường xâm nhập vào rừng, bắt và xử lý thỏa đáng những trường hợp vi phạm; Thường xuyên thông báo cho chính quyền địa phương về tình trạng vi phạm quy chế quản lý của vườn quốc gia của địa phương và phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương để thực thi các biện pháp ngăn chặn; Tăng cường kiểm soát tình trạng kinh doanh sản phẩm động vật hoang dã trong vùng đệm và các vùng lân cận; Tuyên truyền vận động ký cam kết không kinh doanh các mặt hàng từ động vật hoang dã; Tiếp tục các hoạt động giáo dục nâng cao nhận thức của cộng đồng dân cư sống bên trong vườn quốc gia và ở vùng đệm
- Kiểm soát xâm chiếm đất lâm nghiệp của vườn quốc gia để canh tác nông nghiệp, hủy hoại và làm suy thoái các sinh cảnh, bao gồm: Triển khai đóng cột mốc ranh giới ở những khu vực thường xảy ra xâm lấn đất lâm nghiệp của vườn quốc gia; Tăng cường tuần tra kiểm soát tại các điểm nóng (gần các khu dân cư,...); bắt và xử lý nghiêm các vụ vi phạm, kịp thời thông báo cho chính quyền địa phương về các vụ vi phạm và phối hợp giải quyết; Tăng cường tuần tra kiểm soát các vùng sinh cảnh quan trọng gần các khu dân cư để phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm (phát hiện người xâm nhập, các tác động phá rừng, khai thác lâm sản,.. Hỗ trợ công tác khuyến nông, khuyến lâm nhằm nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi thông qua Dự án phát triển vùng đệm; Tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng về ranh giới của vườn quốc gia.
- Ngăn chặn, kiểm soát các hình thức chăn thả gia súc tự do trong vườn quốc gia: Tăng cường tuần tra kiểm soát sự xâm nhập của gia súc (trâu, bò, dê,..) vào vườn quốc gia, bắt và xử lý nghiêm các vụ vi phạm. Vận động người dân ký cam kết không thả gia súc tự do vào vườn quốc gia; Hỗ trợ thôn bản quy hoạch khu chăn thả gia súc phù hợp và xây dựng quy chế chăn nuôi gia súc có kiểm soát; Hỗ trợ khuyến nông đưa các loài vật nuôi có năng suất cao thay thế gia súc chăn thả tự do; Hỗ trợ khuyến nông gây trồng các loài cây thức ăn cho gia súc để chủ động nguồn thức ăn cho gia súc thay thế việc thả tự do trong vườn quốc gia.
- Kiểm soát cháy rừng, bao gồm các giải pháp sau: Chuẩn bị đầy đủ các trang thiết bị cảnh báo và chống cháy rừng cho các Trạm kiểm lâm; Làm tốt công tác tập huấn về phòng chống cháy rừng cho các cán bộ kiểm lâm của vườn quốc gia và cộng đồng địa phương vùng đệm; Vào mùa khô, tăng cường tuần tra kiểm soát những khu vực có nguy cơ cháy rừng cao, kiểm soát việc đốt nương rẫy của người dân sống trong vùng đệm của vườn quốc gia; Tiến hành đốt có kiểm soát hằng năm ở những khu vực có nguy cơ cháy rừng cao; Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của người dân sống bên trong và ở vùng đệm của vườn quốc gia về các nguyên nhân gây cháy rừng và các biện pháp ngăn ngừa, phòng tránh.
- Nghiên cứu mở rộng diện tích vườn quốc gia, thành lập Khu bảo tồn xuyên biên giới, bao gồm: Điều tra đa dạng sinh học Rừng phòng hộ Đắk Mai; Xây dựng khu bảo tồn xuyên biên giới nhằm phối hợp một cách hiệu quả các hoạt động tuần tra bảo vệ và nghiên cứu khoa học; Tranh thủ sự ủng hộ về kỹ thuật và tài chính của các tổ chức phi chính phủ như WCS và CI.
- Biện pháp cải tạo sinh cảnh ở những khu vực bị rừng suy thoái: Xác định những khu vực sinh cảnh bị suy thoái nhằm tiến hành việc cải tạo sinh cảnh một cách chủ động; Hoạt động cải tạo sinh cảnh bằng việc trồng các loài cây làm thức ăn cho các loài động vật rừng, tạo lập các bãi thức ăn để tăng cường thức ăn cho các loài động vật, đặc biệt là các loài thú móng guốc và nhiều loài động vật khác như Si, Da, Trường, Chôm chôm rừng,...
b) Rừng đặc dụng văn hóa - lịch sử Núi Bà Rá: các giải pháp bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học bao gồm:
- Chương trình lâm sinh: Giao khoán bảo vệ rừng cho người dân; Chăm sóc rừng trồng; Thực hiện các hoạt động khuyến lâm.
- Xây dựng cơ sở hạ tầng: Xây dựng hệ thống trạm bảo vệ rừng; Xây dựng hệ thống đường ranh cản lửa, phòng cháy và chữa cháy rừng; Đầu tư các công trình phục vụ phòng chống cháy rừng.
- Ngoài ra, cần tiếp tục thực hiện các hoạt động: Điều tra chi tiết về đa dạng sinh học, xây dựng cơ sở dữ liệu và hệ thống giám sát đa dạng sinh học; Phục hồi sinh cảnh, xây dựng khu cứu hộ động vật; Phát triển du lịch sinh thái.
c) Rừng phòng hộ Bù Đốp
- Đối với những khu vực này cần tiến hành điều tra về đa dạng sinh học đồng thời lồng ghép với phát triển du lịch sinh thái. Cần xây dựng dự án Điều tra đánh giá về đa dạng sinh học rừng phòng hộ Bù Đốp nhằm bảo tồn sinh cảnh rừng tự nhiên nơi này khá đặc biệt bởi kiểu rừng rụng lá theo mùa (rừng khộp) đặc trưng của khu vực rừng khô trung tâm Đông Dương, đây là đối tượng ưu tiên thứ hai cho các chương trình bảo tồn đa dạng sinh học của tỉnh.
- Tiếp tục điều tra chi tiết đa dạng sinh học làm cơ sở cho việc thành lập khu bảo tồn hoặc mở rộng vườn quốc gia Bù Gia Mập.
- Tăng cường giáo dục nâng cao nhận thức của nhân dân về bảo vệ rừng.
- Phối hợp với chính quyền địa phương xây dựng và thực thi tốt các quy chế quản lý.
d) Rừng phòng hộ Lộc Ninh
- Đây là khu vực có diện tích rừng tự nhiên lớn thứ hai của tỉnh Bình Phước, sau vườn quốc gia Bù Gia Mập. Do đó, cần điều tra về tính đa dạng sinh học làm cơ sở cho việc thành lập khu bảo tồn loài và sinh cảnh đối với phần diện tích rừng tự nhiên.
- Tăng cường giáo dục nâng cao nhận thức của nhân dân về bảo vệ rừng.
- Phối hợp với chính quyền địa phương xây dựng và thực thi tốt các quy chế quản lý.
e) Rừng phòng hộ Đồng Phú
- Thảm thực vật chính ở nơi đây là “Kiểu rừng kín thường xanh ẩm nhiệt đới vùng thấp” Phân bố rải rác ở những khu vực thấp, độ ẩm cao của huyện Đồng Phú. Đây là kiểu thảm thực vật còn sót lại của kiểu rừng nguyên sinh trước đây với mật độ cây họ Dầu rất thưa, do trải qua một thời gian dài bị tàn phá, khai thác. Ngoài ra còn có “Kiểu sinh cảnh trảng cỏ cây gỗ rải rác” và “Kiểu rừng hổn giao cây gỗ - tre nứa” Khảo sát ghi nhận 261 loài thực vật, 17 loài thú, 128 loài chim, 12 loài bò sát, 4 loài ếch nhái và 28 loài côn trùng, thuộc 12 họ của 5 bộ. Có ít nhất 16 loài thực vật và 7 loài động vật có trong danh mục các loài quý hiếm trong đó có loài chà vá chân đen và vượn đen má vàng và hai loài Bò rừng và Bò tót. Do đó, cần điều tra toàn diện về tính đa dạng sinh học khu vực này. Qua điều tra cần nêu lên các khu vực nhạy cảm về môi trường và có kế hoạch bảo tồn cụ thể.
- Tăng cường giáo dục nâng cao nhận thức của nhân dân về bảo vệ rừng.
- Phối hợp với chính quyền địa phương xây dựng và thực thi tốt các quy chế quản lý.
- Xây dựng quy chế bảo vệ 2 loài bò rừng và bò tót nguy cấp.
3.2.2. Những giải pháp về đa dạng sinh học đối với các hệ sinh thái thủy vực và đất ngập nước
a) Đối với hai khu đề xuất vùng nước nội địa Sông Bé - Thác Mơ và Sông Sài Gòn - Hồ Dầu Tiếng
- Điều tra chi tiết đa dạng sinh học
- Xây dựng luận chứng thành lập KBTTN vùng nước nội địa
- Đầu tư cơ bản, trang thiết bị, phương tiện, cơ chế hoạt động.
b) Đối với hai khu Bù Lạch và Bàu Đưng
- Điều tra chi tiết đa dạng sinh học
- Đề xuất bổ sung vào quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia.
- Bảo vệ và phục hồi các loài thủy sản nước ngọt quan trọng có giá trị kinh tế và bảo tồn, bao gồm: Đưa con giống tôm càng xanh, cá chình nuôi ở các hồ thủy lợi, hồ thủy điện (hồ Phước Hòa, hồ Thác Mơ,...). Biện pháp này đã được thực hiện ở hồ Trị An, tỉnh Lâm Đồng và ở Thái Lan. Đẩy mạnh sinh sản nhân tạo các loài cá có giá trị kinh tế cao ở Bình Phước: cá lóc, cá lăng, cá bống tượng, đưa con giống thả nuôi trong hồ, hay ở sông Đồng Nai (khu vực xã Đồng Nai, xã Đăng Hà huyện Bù Đăng, hồ Thác Mơ, Cần Đơn, hồ Phước Hòa, trên sông Bé và vùng trên hồ Dầu Tiếng huyện Hớn Quản).
c) Những giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học đối với các hệ sinh thái nông nghiệp
- Tiếp tục phát huy, kiểm soát an toàn sinh học và đa dạng sinh học theo quy trình đã thực hiện; chú trọng vấn đề môi trường đối với hệ sinh thái nông nghiệp và phát huy các mô hình tận dụng đất đai, tận dụng tài nguyên rừng, tài nguyên nước trong sản xuất nông nghiệp và bảo đảm tiêu chí về môi trường.
- Sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật đúng liều lượng, bảo vệ và kích thích sự phát triển của các loài thiên địch của sâu bệnh hại, duy trì cân bằng sinh thái, áp dụng biện pháp phòng trừ sâu bệnh tổng hợp.
- Xây dựng, phát triển mô hình kiểm tra, giám sát hệ sinh thái nông nghiệp, tình hình dịch bệnh, sâu hại nhằm sử dụng hợp lý các hóa chất trong nông nghiệp.
1. Sở Tài nguyên và Môi trường
Là cơ quan đầu mối cấp tỉnh thực hiện Kế hoạch hành động đa dạng sinh học của tỉnh, có nhiệm vụ chủ trì phối hợp với các Sở, ban, ngành và các địa phương có liên quan triển khai thực hiện các mục tiêu và nội dung Kế hoạch hành động về đa dạng sinh học của tỉnh có hiệu quả, định kỳ báo cáo kết quả thực hiện.
Chủ trì thực hiện các nội dung trong Kế hoạch hành động đa dạng sinh học liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở. Chủ trì xây dựng, tổ chức thực hiện một số nội dung như sau: Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về đa dạng sinh học cho các cán bộ quản lý thuộc các Bộ, ngành và địa phương; Quan trắc đa dạng sinh học; Điều tra, thống kê, Xây dựng báo cáo hiện trạng đa dạng sinh học; Kế hoạch ngăn chặn và kiểm soát các sinh vật lạ xâm lấn, sinh vật biến đổi gen; Tuyên truyền, giáo dục và nâng cao nhận thức cộng đồng về đa dạng sinh học; Xây dựng cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học tỉnh Bình Phước; Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh; Phân vùng, xác định vùng sinh thái có đa dạng sinh học cao, các vùng sinh thái suy thoái, các vùng sinh thái nhạy cảm; Xây dựng và ban hành tiêu chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật, quy trình kỹ thuật về bảo tồn đa dạng sinh học; Xây dựng chiến lược, kế hoạch hành động đa dạng sinh học; Hợp tác quốc tế và phát triển bền vững về bảo tồn đa dạng sinh học.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Chủ trì phối hợp với các Sở, ban, ngành và các địa phương có liên quan triển khai thực hiện Kế hoạch hành động về bảo tồn đa dạng và an toàn sinh học và thực hiện quản lý Nhà nước đối với các hoạt động liên quan đến: Phục hồi, phát triển và quản lý rừng bền vững; Hệ thống bảo tồn chuyển vị (ex-situ); Đa dạng sinh học cây trồng và vật nuôi; Tài nguyên gỗ và lâm sản ngoài gỗ; Du lịch sinh thái bền vững; Phục hồi và phát triển các hệ sinh thái đất ngập nước; Sử dụng bền vững tài nguyên đất ngập nước; Tăng cường năng lực quản lý Nhà nước về đa dạng sinh học và kiểm soát sinh vật biến đổi gen, sản phẩm, hàng hóa có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen.
Thực hiện các chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức thực hiện tốt các nội dung liên quan trong Kế hoạch hành động.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Tham mưu, đề xuất với UBND tỉnh xây dựng và thực hiện các dự án bảo tồn đa dạng sinh học và an toàn sinh học liên quan đến lĩnh vực kế hoạch và đầu tư.
Phối hợp với các ngành thực hiện lồng ghép các nội dung về đa dạng sinh học và an toàn sinh học vào các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng phát triển bền vững.
Đề xuất các giải pháp thu hút, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực bảo tồn đa dạng sinh học và an toàn sinh học; tăng cường thực hiện các quy định pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học và an toàn sinh học trong quá trình thu hút, chứng nhận và cấp giấy phép các dự án đầu tư.
4. Sở Tài chính
Cân đối, bố trí và hướng dẫn sử dụng vốn để thực hiện có hiệu quả, đúng tiến độ các nội dung của Kế hoạch hành động.
Hướng dẫn thực hiện quy định về thuế và phí khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên, phí dịch vụ môi trường, quỹ bảo tồn.
5. Sở Khoa học và Công nghệ
Chủ trì tham mưu UBND tỉnh cơ chế ưu tiên xét duyệt đề tài, dự án nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ, nghiên cứu, chuyển giao công nghệ nhằm bảo tồn đa dạng sinh học.
Xây dựng và tăng cường tiềm lực, cả về cơ sở vật chất kỹ thuật và nguồn nhân lực cho công tác nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực công nghệ sinh học và an toàn sinh học.
Nghiên cứu cơ sở khoa học và xây dựng các hướng dẫn kỹ thuật phục vụ việc đánh giá rủi ro, phân loại mức độ rủi ro và quản lý rủi ro đối với sinh vật biến đổi gen.
Nghiên cứu và ứng dụng các giải pháp khoa học và công nghệ tiên tiến phục vụ bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học.
Nghiên cứu, áp dụng các giải pháp khoa học công nghệ để bảo tồn, phát triển và sử dụng bền vững tài nguyên sinh vật.
Phối hợp với các Sở, Ban, ngành có liên quan thực hiện các chương trình, đề án, dự án, trong lĩnh vực đa dạng sinh học và an toàn sinh học.
6. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Chủ trì phối hợp với các Sở, ban, ngành và các địa phương ban hành quy định giữ gìn cảnh quan; khu bảo tồn thiên nhiên; di sản tự nhiên; khu di tích lịch sử, văn hóa; các loài sinh vật tại khu du lịch, điểm du lịch. Phát triển du lịch sinh thái.
Xây dựng các mô hình du lịch sinh thái tại khu bảo tồn thiên nhiên và Vườn quốc gia Bù Gia Mập và Khu Rừng đặc dụng Văn Hóa - Lịch sử Bà Rá…
Đề xuất và thực hiện các giải pháp hữu hiệu nhằm giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực của du lịch đối với đa dạng sinh học.
Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện bảo tồn đa dạng sinh học trong hoạt động du lịch; phối hợp với các đoàn thể, các ngành, các cấp trong công tác truyền thông nhằm bảo tồn, sử dụng bền vững tài nguyên sinh học.
7. Sở Giáo dục và Đào tạo
Đưa nội dung giáo dục bảo tồn đa dạng sinh học và an toàn sinh học vào chương trình giáo dục ngoại khóa, đồng thời, từng bước đưa giáo dục bảo tồn đa dạng sinh học và an toàn sinh học vào chương trình chính khóa đối với các cấp học phổ thông.
Tổ chức tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức bảo tồn đa dạng sinh học và an toàn sinh học cho các đối tượng là sinh viên và học sinh.
8. Sở Thông tin và Truyền thông
Phối hợp với các Sở, ban, ngành và các địa phương thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về báo chí; xuất bản; phát thanh và truyền hình nhằm thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn, phổ biến, giáo dục pháp luật về lĩnh vực bảo tồn đa dạng sinh học và an toàn sinh học cho cộng đồng.
9. Sở Ngoại vụ
Xúc tiến tiến trình hợp tác quốc tế, khu vực về đa dạng sinh học và an toàn sinh học.
Tăng cường hợp tác với các tỉnh thành và các nước ASEAN trong việc xây dựng hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu, tổ chức diễn đàn, mạng lưới trao đổi kinh nghiệm về bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học.
Tích cực tham gia và thực hiện các điều ước, hoạt động quốc tế và khu vực về đa dạng sinh học.
Đa dạng hóa và nâng cao hiệu quả các hình thức hợp tác song phương, đa phương với các quốc gia, tổ chức quốc tế và khu vực về bảo tồn đa dạng sinh học.
10. Công an tỉnh
Phối hợp với các Sở, ban, ngành và các địa phương thực hiện công tác phòng ngừa, phát hiện, điều tra và xử lý tội phạm vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh. Tăng cường kiểm tra, xử lý, tổng hợp tình hình vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động đa dạng sinh học.
11. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã
Xây dựng và tổ chức thực hiện Kế hoạch bảo tồn đa dạng sinh học hàng năm trên địa bàn; đẩy mạnh công tác phổ biến, tuyên truyền pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học.
Hàng năm, trình HĐND cùng cấp phân bố chi ngân sách đảm bảo cho hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học phù hợp với thực tế của địa phương. Tăng cường tổ chức bộ máy, bố trí đủ biên chế làm công tác bảo tồn đa dạng sinh học.
12. Giám đốc Vườn quốc gia, Ban quản lý rừng
Theo chức năng, nhiệm vụ và phạm vi quản lý, tổ chức quán triệt, xây dựng kế hoạch bảo tồn đa dạng sinh học; định kỳ hàng năm, đánh giá kết quả và báo cáo UBND tỉnh.
Điều 2. Các ông (bà): Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính; Khoa học và Công nghệ; Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Giáo dục và Đào tạo; Thông tin và Truyền thông; Ngoại vụ; Công an tỉnh Bình Phước; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã; Giám đốc các Công ty Lâm nghiệp; Trưởng các Ban Quản lý rừng; Giám đốc Vườn quốc gia Bù Gia Mập; Trưởng Ban quản lý các Khu du lịch sinh thái; Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này, kể từ ngày ký./.
Nơi nhận: |
CHỦ TỊCH |
DANH MỤC CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN ƯU TIÊN
THỰC HIỆN KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG ĐA DẠNG SINH HỌC TỈNH BÌNH PHƯỚC ĐẾN NĂM 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số
1888/QĐ-UBND ngày 06 tháng 9 năm 2014 của Ủy ban
Nhân dân tỉnh Bình Phước)
STT |
Tên dự án |
Nội dung thực hiện |
Cơ quan chủ trì |
Cơ quan phối hợp |
Thời gian |
Kinh phí dự kiến |
1 |
Xây dựng cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh Bình Phước. |
- Rà soát lại hiện trạng đa dạng sinh học loài, nguồn gen, hệ sinh thái. - Đánh giá hiện trạng đa dạng sinh học. - Xây dựng cơ sở dữ liệu - Đề xuất giải pháp bảo tồn. - Xây dựng bản đồ sinh thái cảnh quan cho toàn tỉnh |
Sở Tài nguyên và Môi trường |
Các Sở ban ngành liên quan, trong đó cơ quan phối hợp chính là Sở NN & PTNT (bao gồm các Chi cục và các ban quản lý rừng phòng hộ), Vườn Quốc gia Bù Gia Mập, Rừng Đặc dụng lịch sử Bà Rá |
2014 |
2.000 |
2 |
Trung tâm bảo tồn đa dạng sinh học (bảo tồn động, thực vật) tỉnh Bình Phước đặt tại Khu phát triển kinh tế và du lịch sinh thái Bù Gia Mập 19.000ha |
- Xây dựng cơ sở vật chất đặt tại Khu phát triển kinh tế và du lịch sinh thái Bù Gia Mập 19.000ha. - Tính toán và xây dựng bộ khung quản lý nhân sự, trang thiết bị, phương tiện, nhân lực, quy chế hoạt động,... - Sưu tầm các loài động, thực vật rừng bản địa, quý hiếm - Bảo tồn nguồn gen. - Thuần hóa, lai tạo, nhân giống, bảo tồn các loài, bảo tồn nguồn gen |
UBND tỉnh Bình Phước, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn. |
Các sở ban ngành trong tỉnh Bình Phước, các viện nghiên cứu |
2014-2015 |
30.000 |
3 |
Nghiên cứu phát triển các loài động, thực vật thích nghi dưới tán cây cao su |
- Nghiên cứu, thử nghiệm một số cây trồng, vật nuôi nhằm phát triển kinh tế gắn với phát triển tính đa dạng sinh học dưới tán cây cao su như: trồng nghệ, trồng nấm, nuôi gà, nuôi trăn,... |
Sở Khoa học và Công nghệ |
Các sở ban ngành trong tỉnh Bình Phước, các viện nghiên cứu |
2014-2015 |
5.000 |
4 |
Điều tra bổ sung, cập nhật dữ liệu và lập báo cáo đa dạng sinh học cho tỉnh Bình Phước. |
- Điều tra, đánh giá hiện trạng và tình hình quản lý về quan trắc, giám sát và lập báo cáo về đa dạng sinh học. - Đánh giá năng lực quan trắc đa dạng sinh học của tỉnh - Sử dụng các chỉ thị đa dạng sinh học phục vụ công tác quan trắc đa dạng sinh học cụ thể trên địa bàn tỉnh - Xây dựng đề án tổng thể về quan trắc đa dạng sinh học đến năm 2020 cụ thể cho tỉnh Bình Phước |
Sở Tài nguyên và Môi trường |
Sở NN&PTNT, Sở KH&CN, các Sở ngành và đơn vị liên quan |
Hàng năm |
1.000 |
5 |
Phân vùng, xác định vùng sinh thái có đa dạng sinh học cao, các vùng sinh thái suy thoái, các vùng sinh thái nhạy cảm. |
- Phân vùng đa dạng sinh học - Xác định vùng sinh thái có đa dạng sinh học cao, các vùng sinh thái suy thoái, các vùng sinh thái nhạy cảm. - Đề xuất giải pháp bảo tồn |
Sở Tài nguyên và Môi trường |
Sở NN&PTNT, các Sở ngành và đơn vị liên quan |
2015 |
3.000 |
6 |
Quan trắc đa dạng sinh học |
|
|
|
|
|
6.1 |
Quan trắc về nguồn lợi thủy sinh vật (cá, tôm, nhuyễn thể, giáp xác) thuộc các thủy vực chính của tỉnh Bình Phước |
- Quan trắc cá, tôm, nhuyễn thể, giáp xác. - Đánh giá hiện trạng. |
Sở Tài nguyên và Môi trường |
Trung tâm Quan trắc và kỹ thuật Môi trường, Sở NN&PTNT, Chi cục bảo vệ nguồn lợi thủy sản |
2015-2020 |
3.000 |
6.2 |
Quan trắc đa dạng sinh học, thiết lập các ô định vị theo dõi diễn biến về đa dạng sinh học ở VQG Bù Gia Mập |
- Thiết lập các ô định vị - Theo dõi diễn biến về đa dạng sinh học - Đánh giá xu thế thay đổi |
Sở Tài nguyên và Môi trường |
Trung tâm Quan trắc Môi trường, Sở NN&PTNT, Ban quản lý VQG Bù Gia Mập, Các Viện, Trường |
2015-2020 |
5.000 |
7 |
Đề án bảo tồn nguồn gen |
|
|
|
|
|
7.1 |
Bảo tồn, lưu giữ một số loài thủy sản quý hiếm đang bị suy giảm, cần cho tạo giống và lai tạo giống |
- Đưa con giống tôm càng xanh, cá chình nuôi ở các hồ thủy lợi, hồ thủy điện - Đẩy mạnh sinh sản nhân tạo các loài cá có giá trị kinh tế cao ở Bình Phước: cá lóc, cá lăng, cá bống tượng, đưa con giống thả nuôi trong hồ, hay ở sông Đồng Nai |
Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn |
các Sở ngành và đơn vị liên quan |
2015-2020 |
3.000 |
7.2 |
Điều tra nguồn dược liệu từ thực vật rừng Bình Phước |
- Điều tra thành phần loài - Tài liệu hóa các bài thuốc dân gian - Sưu tầm và bảo tồn chuyển vị trong Vườn thực vật hoang trung tâm giống |
Sở Tài nguyên Môi trường |
các Viện nghiên cứu, trung tâm giống, dược liệu |
2015-2016 |
3.000 |
7.3 |
Thu thập bảo tồn nguồn gen thực vật rừng quí hiếm ở tỉnh Bình Phước |
- Sưu tập và bảo tồn ngoại vị 1200 cá thể cho các loài thuộc họ sao dầu và họ đậu (gõ, giáng hương, cẩm lai) |
Sở Khoa học và Công nghệ |
Sở NN&PTNT, Các sở ban ngành trong tỉnh Bình Phước, các viện nghiên cứu |
2016-2020 |
|
7.4 |
Bảo tồn nguồn gen các loài chim, thú quý hiếm |
- Khảo sát đánh giá hiện trạng quần thể và phân bố - Nhân nuôi các loài chim trĩ |
Sở Khoa học và Công nghệ |
Sở NN&PTNT, Các sở ban ngành trong tỉnh Bình Phước, các viện nghiên cứu |
2016-2018 |
5.000 |
8 |
Hoàn thiện cơ chế tổ chức, quản lý, hoạt động, trang thiết bị, phương tiện, nhân lực, nghiên cứu khoa học đáp ứng việc hình thành Khu bảo tồn vùng đất ngập nước nội địa |
|||||
8.1 |
Xây dựng bộ khung quản lý nhân sự, đầu tư trụ sở, trang thiết bị, phương tiện, nhân lực, quy chế nhằm hình thành và quy định nhiệm vụ cho ban quản lý Khu bảo tồn vùng nước nội địa Sông Bé - Thác Mơ và Sông Sài Gòn - Hồ Dầu Tiếng |
- Điều tra hiện trạng cơ cấu tổ chức quản lý, hiện trạng trang thiết bị, phương tiện,... - Đánh giá hiện trạng - Tính toán và xây dựng bộ khung quản lý nhân sự, trang thiết bị, phương tiện, nhân lực, quy chế hoạt động,... |
Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn; Khu bảo tồn ĐNN nội địa |
Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài chính, Sở kế hoạch và Đầu tư; UBND các huyện liên quan |
2016-2018 |
10.000 |
8.2 |
Điều tra cơ bản về đa dạng sinh học (thành phần loài thủy sinh vật) hệ thống các hồ thủy điện và thủy lợi và đề xuất giải pháp bảo tồn. |
- Điều tra thành phần loài thủy sinh vật, sự phân bố của các loài quý hiếm và đề xuất giải pháp bảo tồn loài quý hiếm. - Điều tra xác định loài ngoại lai xâm hại và đề xuất giải pháp tiêu diệt loài ngoại lai xâm hại. - Điều tra ảnh hưởng của thực vật vùng bán ngập đến sinh trưởng và phát triển của các loài thủy sinh. |
Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường, |
Các cơ quan, ban ngành liên quan |
2015-2016 |
1.600 |
8.3 |
Quan trắc biến đổi đa dạng sinh học trên Sông Bé và các sông trên địa bàn tỉnh Bình Phước nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu. |
- Quan trắc biến đổi đa dạng sinh học - Đánh giá hiện trạng |
Sở Tài nguyên và Môi trường |
Trung tâm Quan trắc môi trường; Sở NN&PTNT; UBND các huyện liên quan |
2015-2020 |
4.000 |
9 |
Nâng cao nhận thức cộng đồng, phổ biến kiến thức về đa dạng sinh học cho cán bộ quản lý địa phương và cộng đồng dân cư hiện cư trú trong các khu vực đa dạng sinh học. |
|||||
9.1 |
Tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về quản lý đa dạng sinh học và an toàn sinh học |
- Xây dựng bộ tài liệu tập huấn - Tổ chức các lớp tập huấn, diễn đàn trao đổi, tọa đàm để cán bộ quản lý đa dạng sinh học |
Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Giáo dục và Đào tạo |
Các Sở, ban, ngành liên quan |
Hàng năm |
2.500 |
9.2 |
Thực hiện các chương trình truyền thông đa dạng sinh học, phổ biến và nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo tồn đa dạng sinh học, giáo dục pháp luật về đa dạng sinh học |
|
Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Giáo dục và Đào tạo |
Các Sở, ban, ngành liên quan |
Hàng năm |
3.600 |