Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Quyết định 1846/QĐ-UBND năm 2021 về Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn tỉnh Cà Mau

Số hiệu 1846/QĐ-UBND
Ngày ban hành 21/09/2021
Ngày có hiệu lực 21/09/2021
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Cà Mau
Người ký Lê Văn Sử
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH CÀ MAU
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1846/QĐ-UBND

Cà Mau, ngày 21 tháng 9 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN THỦY SẢN VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2045 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH CÀ MAU

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, được sửa đổi, bổ sung năm 2017 và năm 2019;

Căn cứ Luật Thủy sản năm 2017;

Căn cứ Quyết định số 339/QĐ-TTg ngày 11/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;

Căn cứ Quyết định số 1960/QĐ-BNN-TCTS ngày 06/5/2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Quyết định số 339/QĐ-TTg ngày 11/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 306/TTr-SNN ngày 30/6/2021.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn tỉnh Cà Mau.

Điều 2. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Thủ trưởng các sở, ngành, địa phương và cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Văn Sử

 

KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG

THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN THỦY SẢN VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2045 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1846/QĐ-UBND ngày 21/9/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh)

Nhằm triển khai thực hiện Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, theo Quyết định số 339/QĐ-TTg ngày 11/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 1960/QĐ-BNN-TCTS ngày 06/5/2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các văn bản có liên quan, đảm bảo toàn diện, đồng bộ, kịp thời, thống nhất và hiệu quả, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch hành động triển khai thực hiện Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn tỉnh Cà Mau (sau đây gọi tắt là Kế hoạch hành động) với các nội dung sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung đến năm 2030

Phát triển thủy sản thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh, sản xuất hàng hóa lớn gắn với công nghiệp hóa - hiện đại hóa, phát triển bền vững và chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu; có cơ cấu và hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, năng suất, chất lượng, hiệu quả cao; có thương hiệu uy tín, khả năng cạnh tranh và hội nhập quốc tế; đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng nâng cao, bảo đảm an sinh xã hội; góp phần bảo đảm quốc phòng - an ninh, giữ vững độc lập, chủ quyền biển đảo.

2. Một số chỉ tiêu đến năm 2030

- Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất thủy sản đạt 3,0 - 4,0%/năm.

- Tổng sản lượng thủy sản đến năm 2030 đạt 0,8 triệu tấn; kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 1,65 tỷ USD.

- Tổ chức lại hoạt động khai thác hải sản theo hướng giảm khai thác gần bờ, đẩy mạnh khai thác xa bờ phù hợp với từng vùng biển, không vi phạm vùng biển nước ngoài; đẩy mạnh nuôi trồng thủy sản ven bờ gắn với bảo vệ rừng phòng hộ. Thúc đẩy các hoạt động nuôi trồng, khai thác hải sản bền vững, tăng cường bảo vệ, phục hồi nguồn lợi hải sản, nghiêm cấm các hoạt động khai thác mang tính hủy diệt. Ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến trong nuôi trồng, khai thác, bảo quản, chế biến; phát triển các nhà máy chế biến thủy sản sử dụng công nghệ hiện đại, tạo ra các sản phẩm chất lượng, giá trị kinh tế cao, đáp ứng nhu cầu của thị trường.

- Hỗ trợ, tạo điều kiện để người dân ven biển chuyển đổi nghề, giảm các hoạt động có nguy cơ xâm hại, tác động tiêu cực đến biển nhằm bảo vệ, bảo tồn nguồn lợi thủy sản, tạo sinh kế bền vững, ổn định, nâng cao thu nhập cho người dân; kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội vùng biển, ven biển với củng cố quốc phòng - an ninh.

- Xây dựng các làng cá ven biển, đảo thành các cộng đồng dân cư văn minh, có đời sống văn hóa tinh thần đậm đà bản sắc riêng, gắn với xây dựng nông thôn mới.

3. Tầm nhìn đến năm 2045

[...]