Chỉ thị 05/CT-UBND về tăng cường công tác quản lý phát triển nuôi trồng thủy sản, bảo vệ nguồn lợi và phòng, chống dịch bệnh thủy sản trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2022

Số hiệu 05/CT-UBND
Ngày ban hành 14/02/2022
Ngày có hiệu lực 14/02/2022
Loại văn bản Chỉ thị
Cơ quan ban hành Thành phố Hà Nội
Người ký Nguyễn Mạnh Quyền
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 05/CT-UBND

Hà Nội, ngày 14 tháng 02 năm 2022

 

CHỈ THỊ

TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN, BẢO VỆ NGUỒN LỢI VÀ PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH THỦY SẢN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI NĂM 2022

Căn cứ Chỉ thị số 19/CT-TTg ngày 30/7/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai thực hiện Chỉ thị số 01/1998/CT-TTg ngày 02/01/1998 của Thủ tướng Chính phủ nghiêm cấm sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc để khai thác thủy sản và tăng cường bảo vệ nguồn lợi thủy sản trong thời gian tới; Chỉ thị số 42/CT-TTg ngày 08/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác quản lý, kiểm soát loài ngoại lai xâm hại; Quyết định số 434/QĐ-TTg ngày 24/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch quốc gia phòng, chống một số dịch bệnh nguy hiểm trên thủy sản nuôi, giai đoạn 2021-2030; để nâng cao hiệu quả công tác phát triển nuôi trồng thủy sản, bảo vệ nguồn lợi thủy sản và phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản năm 2022, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội yêu cầu Giám đốc, Thủ trưởng các sở, ban, ngành liên quan, Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã tập trung chỉ đạo và thực hiện tốt một số nội dung chính sau:

1. Ủy ban nhân dân các quận (có nuôi trồng thủy sản), huyện, thị xã:

- Chỉ đạo đẩy mạnh phát triển nuôi trồng thủy sản (NTTS), hỗ trợ theo quy định của pháp luật công tác xây dựng hạ tầng vùng NTTS tập trung theo quy hoạch, theo chuỗi liên kết và gắn với thị trường tiêu thụ (danh mục vùng sản xuất thủy sản tập trung tại Quyết định số 3215/QĐ-UBND ngày 14/6/2019 của UBND Thành phố); tập trung nguồn lực trong công tác chuyển đổi diện tích cấy lúa kém hiệu quả sang mô hình kết hợp nuôi “cá - lúa” hoặc chuyên nuôi thủy sản mang lại hiệu quả kinh tế cao; quán triệt nhận thức, trách nhiệm, tập trung nguồn lực, nâng cao hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo, bảo đảm an toàn thực phẩm thủy sản; thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh thủy sản, công tác đảm bảo an toàn thực phẩm trong sản xuất thủy sản, phát huy tiềm năng, lợi thế của từng địa phương.

- Kịp thời xây dựng kế hoạch, bố trí nguồn lực và tổ chức thực hiện công tác phát triển thủy sản, bảo vệ nguồn lợi thủy sản; phòng, chống dịch bệnh thủy sản và bảo đảm an toàn thực phẩm thủy sản năm 2022 trên địa bàn theo đúng quy định của pháp luật.

- Tiếp tục giao chỉ tiêu kế hoạch về bảo đảm an toàn thực phẩm cho UBND các xã, phường, thị trấn; tổ chức ký cam kết sản xuất kinh doanh thực phẩm an toàn đối với 100% các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm thủy sản nhỏ lẻ theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và phân cấp của UBND Thành phố; kiên quyết xử lý và công khai các trường hợp vi phạm theo quy định.

- Tăng cường rà soát, kiểm tra, đôn đốc các cơ sở sản xuất giống thủy sản trên địa bàn thực hiện đăng ký đủ điều kiện theo đúng quy định của pháp luật. Tập trung phát triển nuôi các giống thủy sản có giá trị kinh tế cao như: cá Chép lai, cá rô phi đơn tính và các loại thủy đặc sản (cá trắm đen, cá lăng, diêu hồng, tôm càng xanh,...) theo Quyết định số 390/QĐ-UBND ngày 17/01/2019 của UBND thành phố Hà Nội về việc ban hành danh mục sản phẩm nông nghiệp chủ lực của Thành phố.

- Đổi mới tư duy, phương pháp quản lý, hoạt động của các hợp tác xã, tổ hợp tác, chi hội nuôi trồng thủy sản..., gắn chặt khâu sản xuất với khâu tiêu thụ sản phẩm để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh. Tăng cường hướng dẫn các hộ NTTS biện pháp sử dụng, chế biến thức ăn cho động vật thủy sản từ các sản phẩm nông nghiệp (ngô, đậu tương, thóc, củ sắn,...) và các phụ phẩm nông nghiệp, thức ăn xanh (cám gạo, lá ngô, lá sắn, cỏ voi,...) để tận dụng tối đa thức ăn sẵn có, giảm chi phí sản xuất (đặc biệt khi giá thức ăn công nghiệp còn cao).

- Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất; cơ chế, chính sách, chỉ đạo của Trung ương, Thành phố về phát triển NTTS; phòng, chống dịch bệnh thủy sản, bảo đảm an toàn thực phẩm thủy sản; xây dựng và phát triển các chuỗi thực phẩm an toàn, xây dựng nhãn hiệu, quảng bá, giới thiệu sản phẩm thủy sản an toàn, phát huy tiềm năng, lợi thế của từng địa phương. Thực hiện tốt Quyết định số 07/2019/QĐ-UBND ngày 11/4/2019 của UBND Thành phố về việc ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh trên địa bàn thành phố Hà Nội.

- Chỉ đạo, quản lý có hiệu quả các hoạt động bảo vệ, khai thác thủy sản theo quy định. Chỉ đạo bộ phận chuyên ngành và UBND cấp xã tăng cường thanh tra, kiểm tra về công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản, đặc biệt phải xử lý nghiêm các hành vi: (i) tàng trữ, vận chuyển, mua bán công cụ kích điện để khai thác thủy sản, (ii) sử dụng công cụ kích điện để khai thác thủy sản, (iii) sử dụng chất cấm, hóa chất cấm, chất độc, hóa chất khác để khai thác thủy sản, (iv) các vi phạm liên quan đến các loài thủy sinh vật ngoại lai xâm hại. Nâng cao trách nhiệm và nghĩa vụ của cộng đồng trong việc tham gia bảo vệ và thả cá giống tái tạo nguồn lợi thủy sản một cách bền vững.

- Tiếp tục tăng cường công tác thanh kiểm tra, giám sát lấy mẫu, hậu kiểm, tập trung vào các cơ sở có nguy cơ cao mất an toàn thực phẩm, xử lý nghiêm, triệt để theo quy định của pháp luật các cơ sở vi phạm, đồng thời công khai kết quả xử lý trên các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương. Đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm (về phòng, chống dịch bệnh thủy sản, an toàn thực phẩm trong quá trình nuôi, sản xuất, kinh doanh thức ăn, thuốc thú y, sản phẩm xử lý môi trường trong NTTS và việc thực hiện quy hoạch thủy sản trên địa bàn,...) theo quy định tại Nghị định số 42/2019/NĐ-CP ngày 16/5/2019 của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản và các quy định của pháp luật khác có liên quan.

- Chỉ đạo đơn vị chuyên môn tăng cường thực hiện kiểm tra điều kiện sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp theo quy định tại Thông tư số 38/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; triển khai đồng bộ Thông tư số 17/2018/TT-BNNPTNT ngày 31/10/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các văn bản chỉ đạo liên quan UBND Thành phố.

- Chỉ đạo và giao các lực lượng chức năng trực thuộc, tổ dịch vụ, ban quản lý chợ kiểm tra, giám sát các cơ sở, các hộ kinh doanh thực phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm theo quy định. Huy động hệ thống chính trị vào cuộc trong thực hiện quản lý an toàn thực phẩm và xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm theo đúng quy định của pháp luật.

- Phối hợp các sở, ngành liên quan trong việc triển khai các hoạt động đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn quản lý; thực hiện có hiệu quả các chương trình, đề án, dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thủy sản và quy hoạch, kế hoạch của UBND Thành phố liên quan; đẩy nhanh tiến độ xây dựng và phát triển vùng sản xuất thủy sản chuyên canh tập trung chất lượng cao, gắn với quy hoạch; hỗ trợ đầu tư xây dựng các chợ cá, các điểm kinh doanh sản phẩm thủy sản nhằm phát triển sản xuất bền vững, có hiệu quả và đảm bảo an toàn thực phẩm; bố trí quỹ đất, tạo điều kiện cho doanh nghiệp đầu tư trong lĩnh vực sơ chế, chế biến, bảo quản, giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm thủy sản an toàn theo quy định.

- Chủ động thực hiện tốt công tác tổng hợp, báo cáo số liệu chuyên ngành về lĩnh vực thủy sản để cập nhật lên phần mềm dữ liệu thủy sản của Thành phố theo quy định. Thực hiện tốt quy chế phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và đơn vị liên quan khi phần mềm dữ liệu thủy sản của Thành phố được hoàn thiện, đi vào hoạt động ổn định.

2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Chtrì, phối hợp các sở, ngành liên quan chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc thực hiện nhiệm vụ phát triển thủy sản; bảo vệ nguồn lợi; phòng, chống dịch bệnh thủy sản trên địa bàn Thành phố. Tăng cường công tác ứng dụng khoa học công nghệ để phát triển ngành thủy sản Thành phố và chọn lọc các đối tượng giống thủy sản có năng suất cao, chất lượng tốt phù hợp với khí hậu của địa phương.

- Phối hợp UBND các huyện, thị xã rà soát quy hoạch thủy sản, xây dựng cơ sở sản xuất an toàn về dịch bệnh thủy sản; quản lý chặt chẽ các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh vật tư nông nghiệp và thực phẩm thủy sản theo phân cấp. Tăng cường công tác quản lý vật tư, giống thủy sản theo đúng quy định.

- Chủ trì, phối hợp với địa phương tăng cường công tác lấy mẫu giám sát, cảnh báo về an toàn thực phẩm thủy sản về chất lượng nước ngay trong quá trình nuôi trồng tại các vùng nuôi thủy sản trên địa bàn Thành phố. Tăng cường quản lý an toàn thực phẩm trong suốt quá trình sản xuất, thu gom, sơ chế, chế biến, bảo quản, kinh doanh thực phẩm thủy sản theo phân cấp của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND Thành phố. Tổ chức tiếp nhận, xử lý thông tin kịp thời về tình hình môi trường, dịch bệnh và các phản ánh về mất an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực phụ trách.

- Tham mưu UBND Thành phố chỉ đạo triển khai thực hiện hiệu quả các chương trình, đề án, chính sách trong lĩnh vực thủy sản, bảo tồn, phát triển nguồn gen động vật thủy sản quý, hiếm trên địa bàn Thành phố và ứng dụng công nghệ cao trong nuôi trồng, sơ chế, chế biến và bảo quản thực phẩm thủy sản.

- Triển khai tuyên truyền, thực hiện hiệu quả các chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, phát triển sản xuất, hợp tác, liên kết trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, ứng dụng công nghệ cao trong nuôi thủy sản theo hướng hữu cơ, thực hành nông nghiệp tốt, hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm.

- Xây dựng các mô hình điểm về nuôi trồng thủy sản; phát triển chuỗi sản xuất an toàn, xây dựng chỉ dẫn địa lý, xây dựng nhãn hiệu sản phẩm và quảng bá các sản phẩm an toàn; đồng thời hướng dẫn người tiêu dùng nhận biết sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, sản phẩm đã được kiểm soát và chứng nhận an toàn thực phẩm. Phối hợp các cơ quan chức năng liên quan các tỉnh, thành phố liên quan trong kiểm soát thực phẩm thủy sản đưa về Thành phố tiêu thụ và trung chuyển đưa đi các tỉnh.

- Thường xuyên giám sát, kiểm tra tồn dư hóa chất độc hại đối với thực phẩm thủy sản trong các khâu nuôi trồng, sơ chế, chế biến, bảo quản và kinh doanh thực phẩm tại các chợ đầu mối và các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm. Kiểm soát chặt chẽ về điều kiện vệ sinh thú y thủy sản, vận chuyển, kinh doanh sản phẩm động vật và thủy hải sản trên thị trường, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật.

- Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan Công an, Quản lý thị trường phát hiện, điều tra, triệt phá dứt điểm các đường dây nhập lậu; các cơ sở tàng trữ, lưu thông, buôn bán chất cấm, hóa chất, thuốc thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường ngoài danh mục được phép sử dụng trong thủy sản.

- Kịp thời cập nhật, tổng hợp các số liệu về thủy sản trên phần mềm dữ liệu để các tổ chức, cá nhân nắm bắt được các thông tin cần thiết phục vụ tích cực cho công tác sản xuất, kinh doanh. Bên cạnh đó rà soát, hoàn thiện phần mềm dữ liệu về thủy sản của Thành phố theo quy định để phục vụ tốt công tác quản lý.

- Tổng hợp tình hình, kết quả thực hiện của các sở, ngành, đơn vị liên quan, UBND các quận, huyện, thị xã; những khó khăn vướng mắc trong chỉ đạo, thực hiện, báo cáo UBND Thành phố, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đúng quy định.

3. Các sở, ban, ngành, đoàn thể

[...]
2
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ