Quyết định 1829/QĐ-TTg năm 2015 phê duyệt Kế hoạch hành động phát triển ngành công nghiệp ô tô và phụ tùng ô tô thực hiện Chiến lược công nghiệp hóa của Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác Việt Nam - Nhật Bản hướng đến năm 2020, tầm nhìn 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Số hiệu 1829/QĐ-TTg
Ngày ban hành 28/10/2015
Ngày có hiệu lực 28/10/2015
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Thủ tướng Chính phủ
Người ký Nguyễn Tấn Dũng
Lĩnh vực Thương mại

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1829/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 28 tháng 10 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP Ô TÔ VÀ PHỤ TÙNG Ô TÔ THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC CÔNG NGHIỆP HÓA CỦA VIỆT NAM TRONG KHUÔN KHỔ HỢP TÁC VIỆT NAM - NHẬT BẢN HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN 2030

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cLuật Tchức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Quyết định số 1043/QĐ-TTg ngày 01 tháng 7 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược công nghiệp hóa của Việt Nam trong khuôn khổ hp tác Việt Nam - Nhật Bản hướng đến năm 2020, tầm nhìn 2030;

Xét đề nghị của Bộ Công Thương,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch hành động phát triển ngành công nghiệp ô tô và phụ tùng ô tô thực hiện Chiến lược Công nghiệp hóa của Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác Việt Nam - Nhật Bản hướng đến năm 2020, tầm nhìn 2030 theo Quyết định số 1043/QĐ-TTg ngày 01 tháng 7 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, và các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các y ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
-
Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ: TH, TKBT, KGVX, KTN, V.III, ĐMDN, KTTH, PL,
- Lưu: Văn thư, QHQT (3b).

THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

 

KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG

PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP Ô TÔ VÀ PHỤ TÙNG Ô TÔ THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC CÔNG NGHIỆP HÓA CỦA VIỆT NAM TRONG KHUÔN KHỔ HỢP TÁC VIỆT NAM - NHẬT BẢN HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN 2030
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 1829/QĐ-TTg ngày 28 tháng 10 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ)

I. THỰC TRẠNG

1. Vị trí, vai trò của ngành công nghiệp ô tô và phụ tùng ô tô tại Việt Nam

Số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê (2013) cho biết tính đến hết 2012 ngành sản xuất xe có động cơ, rơ moóc có 358 doanh nghiệp, đóng góp 2,8% giá trị sản xuất cho toàn ngành công nghiệp, tạo việc làm cho 78.906 lao động. Trong 358 doanh nghiệp, có khoảng 50 nhà sản xuất lắp ráp trong nước và nước ngoài. Tuy nhiên, công nghiệp ô tô Việt Nam hiện nay chủ yếu chịu sự chi phối của 19 nhà sản xuất là thành viên của VAMA (gồm 13 doanh nghiệp liên doanh và 6 doanh nghiệp trong nước). Các nhà sản xuất này cùng chia nhau thị trường trên 200.000 xe/năm, với nhiều chủng loại xe khác nhau. Một số thương hiệu ô tô lớn trên thế giới đã có mặt tại Việt Nam như Toyota, GM, Ford, Honda, Mercedes-Benz...

Số liệu thống kê cho thấy so với các ngành công nghiệp khác, công nghiệp ô tô Việt Nam hiện nay chưa thực sự có nhiều đóng góp cho nền kinh tế nói chung và công nghiệp nói riêng. Tuy nhiên, kinh nghiệm từ các nước đi trước cho thấy khi có chính sách phát triển phù hợp và thị trường trong nước đủ lớn, công nghiệp ô tô sẽ mang lại những lợi ích to lớn cả về mặt kinh tế, xã hội và trình độ khoa học, công nghệ. Việt Nam là nước có mức thu nhập trung bình, dân số đông nên là thị trường tiêu dùng ô tô đầy tiềm năng. Theo dự báo, giai đoạn phổ cập ô tô sẽ diễn ra vào khoảng từ 2020-2025. Đến khi đó, nếu không sản xuất trong nước, Việt Nam sẽ phải nhập khẩu ô tô để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Hơn nữa, hiện nay đang có sự dịch chuyển mạnh mẽ cơ sở sản xuất, lắp ráp ô tô từ châu Âu, châu Mỹ sang châu Á làm thay đổi bức tranh công nghiệp ô tô toàn cầu. Vì vậy, phát triển công nghiệp ô tô cn được xem là giải pháp dài hạn góp phần thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đưa Việt Nam tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu, có tác động lan tỏa kéo theo sự phát triển của các ngành công nghiệp có liên quan, tận dụng xu hướng dịch chuyển đầu tư toàn cầu, đón đầu giai đoạn phổ cập ô tô phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân, và góp phần giảm thâm hụt cán cân thương mại.

2. Tình hình sản xuất và tiêu dùng ô tô

a) Tình hình thế giới và khu vực

Theo Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô thế giới (OICA), sản lượng ô tô toàn cầu năm 2013 đạt 87,3 triệu xe. Sau lần sụt giảm mạnh xuống 61,8 triệu xe vào năm 2009 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng năm 2008, sản lượng ô tô toàn cầu đã phục hồi nhưng có sự khác biệt rõ rệt giữa các khu vực. Châu Á vẫn duy trì được vai trò dẫn đầu, với sản lượng đạt trên 45,7 triệu xe năm 2013, tiếp đến là Châu Mỹ với 21,1 triệu xe, và châu Âu với sản lượng chưa đến 20 triệu xe.

Khảo sát toàn cầu của KPMG năm 2012 cho biết các xu hướng mới của công nghiệp ô tô trong 15 năm tới sẽ là phát triển các phương tiện đi lại sử dụng năng lượng điện, các ý tưởng thiết kế xe đô thị cải tiến, và ý tưng xe kết nối thông minh; bên cạnh đó, công nghiệp ô tô vẫn tiếp tục đối mặt với những thách thức về môi trường, đô thị hóa, và sự thay đổi hành vi tiêu dùng.

ASEAN hiện nay được xem là một trong những cơ sở sản xuất ô tô lớn trên thế giới. Hầu hết các hãng chế tạo ô tô lớn đã đặt nhà máy tại khu vực này, như Ford, GM, BMW, Daimler, Chrysler, Mitsubishi, Mazda, Toyota, Isuzu, Honda, Nissan... Các nước thành viên gồm có Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Philippine, và Việt Nam đã xác đnh ô tô là ngành công nghiệp quan trọng đối với nền kinh tế nước nhà.

Một thập kỷ trước đây, Thái Lan mới sản xuất khoảng 411.000 xe mỗi năm, chiếm 0,7% sản lượng toàn cầu. Đến nay, Thái Lan đã đạt sản lượng 2,4 triệu xe/năm (2013), thuộc nhóm 10 nước sản xuất ô tô lớn nhất thế giới, và đứng đầu thế giới về sản xuất xe bán tải, xuất khẩu đi khắp thế giới. Công nghiệp ô tô trthành ngành công nghiệp chế tạo lớn nhất của đất nước này.

Tại Indonesia, công nghiệp ô tô gần đây tăng trưởng mạnh với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 20%/năm, sản lượng và doanh số bán hàng năm 2013 đạt trên 1,2 triệu xe, và đã gia nhập nhóm các nước tiêu thụ 1 triệu xe/năm trước 2 năm so với mục tiêu đặt ra. Trong Quy hoạch phát triển kinh tế Indonesia giai đoạn 2011-2015 (MP3EI) công bố tháng 5/2011, Chính phủ Indonesia xác định công nghiệp ô tô là ngành có vai trò cốt lõi trong phát trin kinh tế đất nước. MPV và xe sinh thái cỡ nhỏ được ưu tiên phát triển nhằm tối đa hóa dung lượng thị trường cho công nghiệp ô tô.

Sản lượng ô tô của Malaysia đạt 601.407 xe vào năm 2013, chiếm 0,68% sản lượng toàn cầu. Thị trường xe trong nước chủ yếu được chiếm lĩnh bởi hai nhà sản xuất trong nước là Perodua and Proton.

Trong thập kỷ trước, thị trường ô tô ở Philippines luôn duy trì ở mức 70.000 - 90.000 xe đăng ký mỗi năm. Từ 2007, thị trường bắt đầu khởi sắc với dung lượng trên 100.000 xe/năm, năm 2013, Philippines tiêu thụ trên 180.000 xe, trong khi sản lượng chỉ đạt 79.169 xe. Thị trường ô tô chiếm lĩnh bi xe nhập khẩu do thuế nhập khẩu xe nguyên chiếc từ ASEAN và các đối tác FTA khác rất thấp, trong khi sản xuất trong nước trì trệ do thiếu sự hỗ trợ từ phía chính phủ. Các nhà sản xuất nước ngoài đã đóng cửa dây chuyền lắp ráp ở Philippines và chuyển sang nhập khẩu từ các nước khác trong khu vực.

[...]