BỘ Y TẾ
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1826/QĐ-BYT
|
Hà Nội, ngày 08
tháng 04 năm 2021
|
QUYẾT
ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT VĂN KIỆN DỰ ÁN “SÁNG KIẾN
KHU VỰC NGĂN CHẶN VÀ LOẠI TRỪ SỐT RÉT KHÁNG THUỐC ARTEMISININ” GIAI ĐOẠN
2021-2023 (RAI3E) DO QUỸ TOÀN CẦU PHÒNG CHỐNG AIDS, LAO VÀ SỐT RÉT TÀI TRỢ
BỘ
TRƯỞNG BỘ Y TẾ
Căn cứ Nghị định số
75/2017/NĐ-CP ngày 20/6/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Căn cứ Nghị định số
56/2020/NĐ-CP ngày 25/5/2020 của Chính phủ về quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ
phát triển chính thức (ODA) và nguồn vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài;
Căn cứ Thư chính thức
phê duyệt ngân sách cho Dự án ngày 10/12/2020 của Quỹ Toàn cầu;
Căn cứ Thỏa thuận bổ
sung cam kết thực hiện Dự án giai đoạn 2021-2023 giữa Quỹ Toàn cầu phòng chống
AIDS, Lao và Sốt rét, Bộ Y tế và UNOPS;
Căn cứ Công văn số
184/TTg-QHQT ngày 09/02/2021 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt chủ
trương tham gia dự án “Sáng kiến khu vực ngăn chặn và loại trừ sốt rét kháng
thuốc Artemisinin” giai đoạn 2021 - 2023;
Căn cứ Công văn số
15236/BTC-QLN ngày 11/12/2020 của Bộ Tài chính góp ý tham gia dự án khu vực dự
án do Quỹ Toàn cầu tài trợ cho Bộ Y tế và Công văn số 1395/BKHĐT-KTĐN ngày
16/03/2021 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư góp ý kiến về văn kiện dự án khu vực RAI3E
do Quỹ Toàn cầu tài trợ;
Xét báo cáo số
182/KH-TC ngày 26/3/2021 về kết quả thẩm định Văn kiện và Kế hoạch tổng thể Dự
án “Sáng kiến khu vực ngăn chặn và loại trừ sốt rét kháng thuốc Artemisinin
giai đoạn 2021-2023” do Quỹ Toàn cầu phòng chống AIDS, Lao và Sốt rét tài trợ;
Xét đề nghị của Viện
Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương tại công văn số 148/VSR-QTC ngày
24/02/2021 và công văn số 213/VSR-RAI ngày 22/3/2021 về việc xin phê duyệt Văn
kiện Dự án “Sáng kiến khu vực ngăn chặn và loại trừ sốt rét kháng thuốc
Artemisinin” do Quỹ Toàn cầu tài trợ;
Xét đề nghị của Vụ
trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính, Bộ Y tế,
QUYẾT
ĐỊNH:
Điều 1. Phê
duyệt Văn kiện Dự án “Sáng kiến khu vực ngăn chặn và loại trừ sốt rét kháng
thuốc Artemisinin” giai đoạn 2021-2023 (RAI3E) do Quỹ Toàn cầu phòng chống
AIDS, Lao và Sốt rét tài trợ, với nội dung cụ thể như sau:
1. Tên Dự án: Sáng kiến khu vực
ngăn chặn và loại trừ sốt rét kháng thuốc Artemisinin.
2. Nhà tài trợ: Quỹ Toàn cầu phòng
chống AIDS, Lao và Sốt rét.
3. Cơ quan chủ quản: Bộ Y tế.
4. Chủ Dự án: Viện Sốt rét - Ký
sinh trùng - Côn trùng Trung ương.
5. Thời gian thực
hiện:
3 năm (từ 2021 đến hết 2023).
6. Địa điểm thực hiện
Dự án: Dự
án sẽ được triển khai tại 196 huyện của 36 tỉnh trọng điểm sốt rét bao gồm: Hà
Giang, Điện Biên, Sơn La, Lào Cai, Lai Châu, Bắc Kạn, Cao Bằng, Hòa Bình, Thanh
Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam,
Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Gia Lai, Kon
Tum, Đắk Lắk, Đắk Nông, Bình Phước, Lâm Đồng, Đồng Nai, Bình Dương, Tây Ninh,
Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An, Kiên Giang và tại 3
Viện: Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương, Viện Sốt rét - Ký
sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng TP.
Hồ Chí Minh và Cục Quân Y.
7. Mục tiêu của Dự
án:
7.1. Mục tiêu tổng
quát:
Tiếp tục đẩy lùi sốt
rét; tập trung cao độ vào những vùng sốt rét lưu hành nặng, sốt rét kháng thuốc
và các đối tượng nguy cơ cao, từng bước tiến tới loại trừ bệnh sốt rét ở các
tỉnh có sốt rét lưu hành, củng cố các yếu tố bền vững ngăn chặn sốt rét quay
trở lại.
- Đến năm 2023: Tỷ lệ
mắc ký sinh trùng sốt rét dưới 0,016/1.000 dân.
- Tỷ lệ tử vong do
sốt rét hàng năm dưới 0,002/100.000 dân.
- Không để dịch sốt
rét xảy ra.
7.2. Mục tiêu cụ thể:
- Mục tiêu 1: Đảm bảo
mọi người dân được tiếp cận các dịch vụ chẩn đoán sớm, điều trị kịp thời và
hiệu quả tại các cơ sở y tế nhà nước và tư nhân.
- Mục tiêu 2: Bảo vệ
người dân trong vùng nguy cơ bằng các biện pháp phòng chống muỗi truyền bệnh
sốt rét thích hợp.
- Mục tiêu 3: Nâng
cao năng lực hệ thống giám sát dịch tễ sốt rét và đảm bảo năng lực đáp ứng dịch
sốt rét.
- Mục tiêu 4: Nâng
cao kiến thức và hành vi của người dân nhằm chủ động bảo vệ bản thân trước bệnh
sốt rét.
- Mục tiêu 5: Quản lý
và điều phối hiệu quả chương trình phòng chống và loại trừ sốt rét quốc gia.
8. Tổng vốn của Dự
án:
Tổng vốn Dự án:
25.797.700,60 USD, trong đó:
- Vốn ODA: 23.579.303
USD do Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương quản lý và giải ngân
cho các đơn vị thực hiện dự án.
- Vốn đối ứng:
51.683.156.919 VNĐ, tương đương: 2.218.397,60 USD, trong đó:
+ Nguồn ngân sách
Trung ương từ nguồn ngân sách sự nghiệp y tế của Bộ Y tế phân bổ cho Ban Quản
lý dự án 3 Viện (Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương; Viện Sốt
rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn; Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn
trùng TP. Hồ Chí Minh) là 3.393.040.000 VNĐ.
+ Nguồn ngân sách địa
phương phân bổ vốn đối ứng cho các Ban Quản lý dự án tỉnh, huyện tại địa phương
là 48.290.116.919 VNĐ.
Điều 2. Viện
Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương chịu trách nhiệm trước pháp luật
và tổ chức thực hiện Dự án theo các nội dung được phê duyệt tại Điều 1 của
Quyết định này và Văn kiện Dự án (kèm theo), đảm bảo hiệu quả tuân thủ các quy
định của Nhà nước về quản lý và sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi của các nhà tài
trợ nước ngoài phù hợp với quy định của Nhà tài trợ; thực hiện chế độ báo cáo
theo quy định.
Điều 3. Quyết
định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
Điều 4. Các
Ông (Bà): Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng các Vụ: Kế hoạch-Tài chính; Hợp tác
quốc tế; Trang thiết bị và Công trình y tế; Truyền thông và thi đua khen thưởng;
Cục trưởng các Cục: Y tế dự phòng; Quản lý Khám chữa bệnh; Quản lý Dược; Viện
trưởng Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương và thủ trưởng các cơ
quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
-
Như Điều 4;
- Đ/c Bộ trưởng (để báo cáo);
- Các đ/c Thứ trưởng (để biết);
- Bộ KH&ĐT, Bộ TC;
- Ủy ban nhân dân 36 tỉnh thụ hưởng Dự án;
- Lưu: VT, KH-TC5.
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Đỗ Xuân Tuyên
|
BỘ
Y TẾ
VIỆN
SỐT RÉT - KÝ SINH TRÙNG - CÔN TRÙNG TRUNG ƯƠNG
VĂN
KIỆN
DỰ ÁN HỖ TRỢ KỸ THUẬT
SỬ DỤNG VỐN ODA KHÔNG HOÀN LẠI
DỰ
ÁN “SÁNG KIẾN KHU VỰC NGĂN CHẶN VÀ LOẠI TRỪ SỐT RÉT KHÁNG THUỐC ARTEMISININ”
Giai
đoạn 2021-2023
Nguồn
viện trợ Quỹ Toàn cầu phòng chống AIDS, Lao và Sốt rét
CÁC
TỪ VIẾT TẮT
BQLDA: Ban quản lý dự
án
BYT: Bộ Y tế
CCM: Ban điều phối
quốc gia (Country Coordinating Mechanism)
Co-PR: Đơn vị đồng tiếp
nhận viện trợ chính (Co-Principal Recipient)
CPMU: Ban quản lý Dự
án Trung ương
DOT: Điều trị có giám
sát trực tiếp
IEC/BCC: Giáo dục
truyền thông/Truyền thông thay đổi hành vi
IMPE: Viện Sốt rét -
Ký sinh trùng - Côn Trùng
KST: Ký sinh trùng
LFA: Cơ quan quản lý
quỹ địa phương
MIS: Hệ thống thông
tin sốt rét
NIMPE: Viện Sốt rét -
Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương
NMCP: Chương trình
Quốc gia Phòng chống Sốt rét
ODA: Vốn viện trợ
PCSR: Phòng chống sốt
rét
PR: Đơn vị tiếp nhận
viện trợ chính
PU/DR: Báo cáo tiến
độ/giải ngân
QTC: Quỹ Toàn cầu
phòng chống AIDS, Lao và Sốt rét
RAI: Dự án “Sáng kiến
khu vực ngăn chặn sốt rét kháng thuốc artemisinin”
RAI2E: Dự án “Sáng
kiến khu vực ngăn chặn và loại trừ sốt rét kháng thuốc artemisinin, giai đoạn
2018-2020”
RDTs: Test chẩn đoán
nhanh sốt rét
RSC: Ban điều phối
khu vực (Regional Steering Committee)
SOPs: Quy trình kỹ
thuật chuẩn
SRs: Đơn vị tiếp nhận
viện trợ phụ (Sub-Recipients)
TOT: Tập huấn cho
giảng viên
UNOPS: Văn phòng Dịch
vụ Liên hiệp quốc.
WHO: Tổ chức Y tế thế
giới
MỤC
LỤC
I. THÔNG TIN CƠ BẢN
VỀ DỰ ÁN
1. Tên dự án
2. Cơ quan chủ quản,
đơn vị đề xuất và chủ dự án: Tên, địa chỉ liên lạc và các thông tin liên quan
khác
3. Nhà tài trợ và
đồng tài trợ nước ngoài hỗ trợ thực hiện chương trình
4. Thời gian dự kiến
thực hiện dự án
5. Địa điểm thực hiện
dự án
II. BỐI CẢNH VÀ SỰ
CẦN THIẾT CỦA DỰ ÁN
1. Sự phù hợp và các
đóng góp của dự án vào chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của
quốc gia, quy hoạch phát triển ngành, vùng và địa phương
2. Sự cần thiết của
dự án
3. Nhu cầu hỗ trợ kỹ
thuật bằng vốn ODA không hoàn lại
III. CƠ SỞ ĐỀ XUẤT
NHÀ TÀI TRỢ NƯỚC NGOÀI
1. Tính phù hợp của
dự án với chính sách và định hướng ưu tiên của Quỹ Toàn cầu
2. Lợi thế khi sử
dụng nguồn vốn viện trợ từ Quỹ Toàn cầu
3. Điều kiện ràng
buộc về sử dụng vốn ODA của nhà tài trợ nước ngoài
4. Khả năng đáp ứng
của phía Việt Nam
IV. MỤC TIÊU CỦA DỰ
ÁN
1. Mục tiêu tổng quát
2. Mục tiêu cụ thể
V. MÔ TẢ DỰ ÁN
1. Nội dung hoạt động
của dự án
2. Kết quả chính của
Dự án giai đoạn 2021-2023
VI. ĐỐI TƯỢNG THỤ HƯỞNG
1. Các đơn vị thụ
hưởng Dự án
2. Đối tượng thụ
hưởng trực tiếp
3. Đối tượng thụ
hưởng gián tiếp
4. Các cơ quan khác cùng
thực hiện dự án
VII. KẾ HOẠCH THỰC
HIỆN, GIÁM SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN
1. Kế hoạch triển
khai các hoạt động thực hiện trước
2. Kế hoạch tổng thể
và kế hoạch chi tiết thực hiện cho năm đầu tiên
3. Kế hoạch giám sát
và đánh giá dự án
VIII.TỔ CHỨC QUẢN LÝ THỰC
HIỆN DỰ ÁN
1. Nguyên tắc chung
2. Phương thức tổ
chức quản lý thực hiện dự án
3. Cơ chế phối hợp
giữa các bên tham gia chuẩn bị thực hiện và quản lý dự án
4. Sự hình thành,
chức năng và nhiệm vụ của các Ban quản lý dự án
5. Năng lực tổ chức,
quản lý thực hiện dự án của Chủ Dự án.
IX. TỔNG VỐN CỦA DỰ
ÁN
1. Vốn ODA không hoàn
lại
2. Vốn đối ứng
3. Cơ chế tài chính
X. ĐIỀU KIỆN RÀNG
BUỘC VỀ SỬ DỤNG VỐN ODA CỦA QUỸ TOÀN CẦU VỀ PHƯƠNG THỨC CHỈ ĐỊNH NHÀ CUNG CẤP,
NHÀ THẦU