ỦY BAN NHÂN
DÂN
TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
18/2020/QĐ-UBND
|
Bà Rịa – Vũng
Tàu, ngày 15 tháng 9 năm 2020
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI ĐỐI VỚI
VẬT NUÔI LÀ THỦY SẢN KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÀ RỊA – VŨNG
TÀU
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền
địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một
số điều của Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày
22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản
quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 29
tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Nghị định số
47/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ Quy định về bồi thường, hỗ
trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
Theo đề nghị của Giám đốc Sở
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tại Tờ trình số 279/TTr-SNN ngày 04 tháng 9
năm 2020 về dự thảo Quyết định Ban hành Quy định bồi thường thiệt hại đối với vật
nuôi là thủy sản khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định bồi
thường thiệt hại đối với vật nuôi là thủy sản khi Nhà nước thu hồi đất trên địa
bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Điều 2. Hiệu lực
thi hành
Quyết định này có hiệu lực thi
hành kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2020; Phụ lục 6 và Điều 8, Điều 9 Chương IV Quyết
định số 66/2014/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa
– Vũng Tàu Ban hành Quy định giá bồi thường, hỗ trợ cây trồng, vật nuôi, diêm
nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu hết hiệu lực
thi hành kể từ ngày Quyết định này có hiệu lực.
Điều 3. Tổ chức
thực hiện
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh,
Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban
nhân dân các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và các đơn vị, tổ chức, cá
nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ;
- Website Chính phủ;
- Bộ Tài chính;
- Bộ Tài nguyên-Môi trường;
- Bộ NN&PTNT;
- Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra văn bản QPPL);
- Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh;
- TTr.TU, TTr. HĐND tỉnh;
- UBMTTQVN tỉnh, các Đoàn thể tỉnh;
- CT và các PCT UBND tỉnh;
- Sở Tư pháp (kiểm tra văn bản);
- Các sở, ban, ngành tỉnh;
- TTr HĐND, UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Đài PT-TH tỉnh;
- Báo BRVT;
- Trung tâm Công báo – Tin học tỉnh;
- Lưu: VT, SNNPTNT (02b).
|
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Lê Tuấn Quốc
|
QUY ĐỊNH
VỀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI ĐỐI VỚI VẬT NUÔI LÀ THỦY
SẢN KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU
(Ban hành kèm theo Quyết định số 18/2020/QĐ-UBND ngày 15 tháng 9 năm 2020 của
Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quy định này quy định về bồi thường thiệt hại đối
với vật nuôi là thủy sản áp dụng phục vụ công tác bồi thường giải phóng mặt bằng
khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu theo Luật Đất Đai
năm 2013 và các văn bản Quy phạm pháp luật khác liên quan.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Cơ quan thực hiện chức năng quản lý Nhà nước
về đất đai; tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường.
2. Người sử dụng đất theo quy định của Luật Đất
Đai khi Nhà nước thu hồi đất.
3. Tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc bồi
thường thiệt hại vật nuôi thủy sản khi Nhà nước thu hồi đất.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Quy định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu
như sau:
1. Nuôi trồng thủy sản quảng canh cải tiến: Là
hình thức nuôi dựa vào tự nhiên cả về giống lẫn thức ăn nhưng có bổ sung giống ở
mật độ thấp và thức ăn bổ sung với lượng rất ít, chủ yếu tận dụng các bãi
trũng, các vũng, vịnh tự nhiên gần nguồn nước sông, biển để hình thành đùng,
ao, hồ.
2. Nuôi trồng thủy sản bán thâm canh là nuôi trồng
thủy sản trong điều kiện kiểm soát được một phần quá trình tăng trưởng, sản lượng
của loài thủy sản nuôi và sự tăng trưởng của loài thủy sản nuôi phụ thuộc vào
nguồn thức ăn tự nhiên và thức ăn thủy sản.
3. Nuôi trồng thủy sản thâm canh là nuôi trồng
thủy sản trong điều kiện kiểm soát được quá trình tăng trưởng, sản lượng của
loài thủy sản nuôi và sự tăng trưởng của loài thủy sản nuôi phụ thuộc hoàn toàn
vào nguồn thức ăn thủy sản.
4. Nuôi siêu thâm canh (nuôi ứng dụng công nghệ
cao): là hình thức nuôi dựa trên nền tảng của hình thức nuôi thâm canh nhưng mức
độ đầu tư cao hơn nhiều, từ hệ thống công trình ao nuôi, hệ thống kênh mương cấp
thoát nước, các loại thiết bị, máy móc công nghệ hiện đại tiên tiến, quy trình
nuôi tuần hoàn khép kín, thức ăn, cho ăn, kiểm soát môi trường tự động hóa một
phần hoặc hoàn toàn và nuôi với mật độ con giống cao.
5. Thiệt hại do phải di chuyển: Số lượng vật
nuôi bị giảm do bị chết, mất khi di chuyển; vật nuôi bị hư hại, bị thương tích
do di chuyển.
Điều 4. Nguyên tắc bồi thường
1. Các chủ sở hữu tài sản (tổ chức, cá nhân, hộ
gia đình) gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất mà bị thiệt hại, thì được bồi
thường; các chủ sở hữu tài sản có tài sản nêu trong Quy định này mà tại thời điểm
nuôi trồng, xây dựng đã bị chính quyền địa phương, cơ quan có thẩm quyền lập
biên bản xử lý vi phạm pháp luật, hoặc không được phép nuôi trồng, xây dựng thì
không được bồi thường thiệt hại.
2. Các chủ sở hữu tài sản (tổ chức, cá nhân, hộ
gia đình) gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất mà đất đó thuộc đối tượng
không được bồi thường thì tùy trường hợp cụ thể, tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường
cấp huyện có trách nhiệm trình cấp có thẩm quyền xem xét bồi thường hoặc hỗ trợ
tài sản (là vật nuôi thủy sản) theo quy định pháp luật hiện hành.
3. Vật nuôi thủy sản mà tại thời điểm có Quyết định
thu hồi đất chưa đến thời kỳ thu hoạch thì được bồi thường thiệt hại thực tế do
phải thu hoạch sớm; trường hợp có thể di chuyển thì được bồi thường chi phí di
chuyển và bồi thường thiệt hại (nếu có) do phải di chuyển gây ra.
4. Trường hợp tại thời điểm có Quyết định thu hồi
đất mà vật nuôi thủy sản đã đến thời kỳ thu hoạch thì không bồi thường thiệt hại.
Chương II
BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI
TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
Điều 5. Một số quy định
trong tính toán bồi thường
1. Tổ chức làm
nhiệm vụ bồi thường các huyện, thị xã, thành phố (sau đây gọi chung là tổ chức
làm nhiệm vụ bồi thường cấp huyện) có nhiệm vụ xác định thời gian nuôi thực tế tính
đến thời điểm kiểm kê; diện tích hoặc thể tích đùng, ao hồ, lồng bè nuôi trồng
thủy sản bị ảnh hưởng; giá trị tận thu tại thời điểm kiểm kê. Trong trường hợp
tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường cấp huyện không xác định được các yếu tố trên
thì tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường cấp huyện phối hợp cùng các đơn vị chuyên
môn của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Trung tâm Khuyến nông, Chi cục
Thủy sản) để thống nhất xác định cách tính và mức bồi thường cho các tổ chức cá
nhân bị thu hồi đất tại địa phương mình.
2. Trong từng dự án cụ thể có những loại vật
nuôi thủy sản không có trong quy định này thì tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường cấp
huyện chịu trách nhiệm áp giá tính toán tương đương với vật nuôi cùng nhóm hoặc
tương đương đã có trong bảng giá.
Trong trường hợp không thể áp được mức giá tương
đương thì tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường cấp huyện báo cáo Ủy ban nhân dân cấp
huyện, đề xuất mức giá để Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phối hợp ngành
liên quan xem xét trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
3. Trường hợp giá cả vật nuôi thủy sản có thay đổi
tăng hoặc giảm trên 20% so với mức quy định tại bảng giá này thì Ủy ban nhân
dân cấp huyện xem xét phản ánh bằng văn bản để Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn phối hợp ngành liên quan xem xét trình Ủy ban nhân dân tỉnh điều chỉnh
giá tại quy định này cho phù hợp.
Điều 6. Mức bồi thường sản
lượng nuôi trồng thủy sản
1. Mức bồi thường sản lượng nuôi trồng thủy sản
được tính như sau:
M =
|
S/V x ĐG
|
x t - GTTT
|
T
|
Trong đó:
M: Mức bồi thường sản lượng.
S: Diện tích thực nuôi bị thu hồi(các hình thức
nuôi khác trừ cá nuôi lồng bè).
V: Thể tích thực nuôi bị thu hồi(đối với cá nuôi
lồng bè).
ĐG: Đơn giá bồi thường thiệt hại (được quy định
tại Phụ lục kèm theo của Quy định này).
T: Thời gian nuôi/vụ (được quy định tại Phụ lục
kèm theo của Quy định này).
t: Thời gian nuôi thực tế của cơ sở nuôi (tổ chức,
cá nhân, hộ gia đình).
GTTT: Giá trị tận thu nếu có.
Dấu x: Phép nhân; dấu gạch ngang: Phép chia; Dấu
/ là hoặc.
2. Riêng đối với huyện Côn Đảo, đơn giá bồi thường
được áp dụng bằng 1,8 lần so với giá tại quy định này.
Điều 7. Bồi thường khi di
chuyển vật nuôi thủy sản
1. Đối với các dự án thuộc địa bàn liên huyện,
thị xã, thành phố
Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường cấp huyện căn cứ
thực tế, xác định mức bồi thường chi phí di chuyển và mức bồi thường thiệt hại
do phải di chuyển gây ra (nếu có) đối với vật nuôi thủy sản do các tổ chức, hộ
gia đình, cá nhân tổ chức sản xuất trên địa bàn cấp huyện, tổng hợp kết quả gửi
Chủ đầu tư dự án chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố
(trong phạm vi dự án) để thống nhất mức bồi thường và có Tờ trình liên ngành gửi
Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức thẩm định,
thông báo kết quả về Ủy ban nhân dân cấp huyện để tổ chức thực hiện.
2. Đối với các dự án thuộc địa bàn một huyện, thị
xã, thành phố
Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường cấp huyện căn cứ
thực tế, tính toán cụ thể mức bồi thường chi phí di chuyển và mức bồi thường nếu
có thiệt hại do phải di chuyển gây ra đối với vật nuôi thủy sản gửi Phòng Tài
chính – Kế hoạch thẩm định trước khi trình Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét,
quyết định.
Chương III
QUYỀN LỢI, TRÁCH NHIỆM CỦA
CÁC TỔ CHỨC, CÁ NHÂN LIÊN QUAN TRONG VIỆC TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 8. Trách nhiệm của Tổ
kiểm đếm
Tổ kiểm đếm (có sự tham gia của chính quyền địa
phương và chủ dự án) chịu trách nhiệm trong việc xác định số lượng, chủng loại,
quy cách, chất lượng, quy mô của các loại tài sản thực tế có trên đất. Trường hợp
tổ kiểm đếm không xác định được hoặc không có sự thống nhất giữa Tổ kiểm đếm và
chủ tài sản được kiểm kê thì Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (gọi chung là
Ủy ban nhân dân cấp xã) nơi có tài sản bị thu hồi chủ trì phối hợp với các
phòng chuyên môn cấp huyện chịu trách nhiệm xác định cho phù hợp quy định của
ngành chuyên môn. Các kết quả kiểm kê, phúc tra ngoài việc lập biên bản còn phải
lập thành danh sách, biểu bảng có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã để niêm yết
(theo danh sách từng hộ) tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã và tại địa điểm sinh
hoạt khu dân cư nơi có đất thu hồi.
Điều 9. Quyền và nghĩa vụ của
chủ sở hữu tài sản
1. Chủ sở hữu tài sản có tài sản trên đất phải
giải tỏa ngoài việc được xét bồi thường theo giá tại quy định này còn được tận
thu các loại tài sản có trên đất của mình trước khi giao đất cho chủ dự án.
2. Người có tài sản phải giải tỏa có trách nhiệm
bảo quản tài sản theo hiện trạng tại thời điểm lập biên bản kiểm kê cho đến khi
nhận tiền bồi thường. Trường hợp chủ tài sản có nhu cầu phải thay đổi hiện trạng
đã kiểm kê (do phải di chuyển đến nơi ở khác không có điều kiện bảo quản thì phải
được Ủy ban nhân dân cấp xã (nơi có đất thu hồi) xác nhận. Khi xác nhận các trường
hợp này, Ủy ban nhân dân cấp xã phải báo ngay bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân
cấp huyện, tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường cấp huyện và chủ dự án biết để xem
xét xử lý.
Điều 10. Trách nhiệm của chủ
dự án
Trường hợp đã có Quyết định phê duyệt kinh phí bồi
thường của cấp có thẩm quyền nhưng sau thời hạn tối đa 30 ngày kể từ ngày Quyết
định phê duyệt kinh phí bồi thường có hiệu lực thi hành mà cơ quan, tổ chức có
trách nhiệm bồi thường vẫn chưa thực hiện chi trả tiền bồi thường thiệt hại (loại
trừ trường hợp đã thông báo chi trả nhưng các chủ tài sản không đến nhận hoặc chính
quyền địa phương chưa tìm được địa chỉ liên hệ của người có tài sản bị giải tỏa)
thì cơ quan, tổ chức có trách nhiệm bồi thường phải trả thêm cho chủ sở hữu tài
sản (các hộ gia đình, tổ chức, cá nhân) một khoản tiền bằng mức tiền chậm nộp
theo quy định của Luật quản lý thuế tính trên số tiền chậm trả và thời gian chậm
trả.
Chương IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều
11. Xử lý trường hợp các phương án bồi thường, tái định cư đã được cấp thẩm quyền
phê duyệt trước khi Quy định này có hiệu lực thi hành
Đối với những dự án, hạng mục
dự án đã được phê duyệt phương án bồi thường hoặc đang chi trả bồi thường theo
phương án bồi thường đã được phê duyệt trước khi Quy định này có hiệu lực thì
tiếp tục thực hiện theo phương án đã được duyệt, không áp dụng theo Quy định
này.
Điều
12. Tổ chức thực hiện
1. Sở Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và đơn vị liên quan hướng dẫn
thực hiện Quy định này.
2. Chánh Văn phòng Ủy ban
nhân dân tỉnh, Giám đốc các sở, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị
xã, thành phố, các tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thực hiện
đúng Quy định này.
3. Trong quá trình thực hiện quy định này, nếu
có vướng mắc, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm báo
cáo và đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh (thông qua Sở Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn tổng hợp trình Ủy ban nhân dân tỉnh) xem xét, sửa đổi, bổ sung./.
PHỤ LỤC
BỒI THƯỜNG SẢN LƯỢNG TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 18/2020/QĐ-UBND ngày 15 tháng 9 năm 2020
của Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu)
STT
|
Danh mục
|
ĐVT
|
Thời gian
nuôi/vụ (tháng)
|
Đơn giá
Bồi thường (1.000 đ)
|
I
|
NUÔI NƯỚC NGỌT
|
|
|
|
1
|
Nuôi quảng canh cải tiến
|
ha
|
12
|
50.000
|
2
|
Nuôi cá bán thâm canh
|
|
|
|
2.1
|
Nuôi cá tra
|
ha
|
11
|
765.000
|
2.2
|
Nuôi ghép (mè, trôi, chép, trắm,trê, rô phi…),
các loại cá khác.
|
ha
|
12
|
240.000
|
3
|
Nuôi cá thâm canh
|
|
|
|
3.1
|
Nuôi cá lóc
|
ha
|
12
|
567.000
|
3.2
|
Cá rô phi
|
ha
|
8
|
540.000
|
3.3
|
Nuôi cá chình
|
|
|
|
|
Nuôi cá chình trong ao
|
m2
|
18
|
147
|
|
Nuôi cá chình trong bể
|
m2
|
18
|
2.940
|
|
Nuôi cá chình trong lồng
|
m3
|
18
|
5.880
|
3.4
|
Nuôi cá chạch lấu thương phẩm trong ao
|
m2
|
8
|
300
|
4
|
Nuôi thủy đặc sản
|
|
|
|
4.1
|
Nuôi Ba Ba
|
m2
|
10
|
420
|
4.2
|
Nuôi lươn
|
m2
|
16
|
972
|
4.3
|
Nuôi ếch
|
m2
|
4
|
312
|
II
|
NUÔI NƯỚC MẶN, LỢ
|
|
|
|
1
|
Nuôi quảng canh cải tiến (bao gồm tôm, cua,
cá...)
|
ha
|
12
|
125.000
|
2
|
Nuôi cá lồng bè
|
|
|
|
2.1
|
Nuôi cá bớp
|
m3
|
12
|
1.900
|
2.2
|
Nuôi cá chim
|
m3
|
12
|
1.800
|
2.3
|
Nuôi cá chẽm
|
m3
|
12
|
900
|
2.4
|
Nuôi cá mú
|
m3
|
12
|
2.800
|
2.5
|
Nuôi cá đù mỹ
|
m3
|
12
|
1.200
|
2.6
|
Nuôi cá tráp vàng
|
m3
|
10
|
787,5
|
2.7
|
Nuôi tôm hùm xanh
|
m2
|
12
|
5.850
|
2.8
|
Nuôi tôm hùm tre
|
m2
|
12
|
4.299
|
3
|
Nuôi cá trong ao
|
|
|
|
3.1
|
Nuôi cá chẽm
|
m2
|
8
|
300
|
3.2
|
Nuôi cá tráp vàng
|
m2
|
10
|
34
|
4
|
Nuôi tôm bán thâm canh
|
|
|
|
4.1
|
Tôm Sú
|
ha
|
5
|
650.000
|
5
|
Nuôi tôm thâm canh
|
|
|
|
5.1
|
Tôm thẻ
|
ha
|
3
|
1.585.000
|
5.2
|
Tôm Sú
|
ha
|
5
|
1.031.000
|
6
|
Nuôi tôm thẻ UDCNC
|
ha
|
3
|
4.800.000
|
7
|
Nuôi nhuyễn thể
|
|
|
|
7.1
|
Hàu cửa sông
|
|
|
|
|
Hàu cửa sông nuôi giàn bè
|
m2
|
18
|
900
|
|
Hàu cửa sông nuôi bãi
|
m2
|
24
|
420
|
|
Hàu cửa sông nuôi giàn cọc
|
m2
|
18
|
540
|
7.2
|
Hàu Thái bình dương (TBD)
|
m2
|
6
|
480
|