ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH THUẬN
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Số:
1628/QĐ-UBND
|
Phan
Thiết, ngày 25 tháng 6 năm 2007
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH HƯỚNG DẪN TRÌNH TỰ, THỦ TỤC XÉT CÔNG NHẬN
NGHỀ TRUYỀN THỐNG, LÀNG NGHỀ, LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH THUẬN
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng
nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 66/2006/NĐ-CP, ngày 07/7/2006 của Chính phủ về phát triển
ngành nghề nông thôn và Thông tư số 116/2006/TT-BNN ngày 18/12/2006 của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn về hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị
định số 66/2006/NĐ-CP;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Công nghiệp tại Tờ trình số 81/TTr-SCN ngày
29/5/2007,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết
định này bản “Hướng dẫn trình tự, thủ tục xét công nhận nghề truyền thống, làng
nghề, làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực
kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Uỷ
ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Công nghiệp, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Chủ tịch Ủy
ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, Thủ trưởng các cơ quan có liên quan
căn cứ Quyết định thi hành./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- TT. Tỉnh ủy;
- TT. HĐND tỉnh;
- Các Bộ: CN, NN&PTNT;
- Chủ tịch, các PCT.UBND tỉnh;
- Báo, Đài PTTH Bình Thuận;
- Trung tâm Công báo tỉnh;
- Lưu: VT, KT. Hiệp (30b).
|
KT.CHỦ
TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Văn Dũng
|
HƯỚNG DẪN
TRÌNH TỰ, THỦ TỤC XÉT CÔNG NHẬN NGHỀ TRUYỀN THỐNG, LÀNG NGHỀ,
LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH THUẬN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1628 /QĐ-UBND ngày 25 /6/2007 của Chủ tịch Ủy
ban nhân dân tỉnh Bình Thuận).
Nhằm bảo tồn
và tạo điều kiện phát triển các nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền
thống trên địa bàn tỉnh, thu hút nghệ nhân, giải quyết việc làm cho lao động tại
địa phương, góp phần thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp
hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn, Ủy ban nhân dân tỉnh hướng dẫn
trình tự, thủ tục xét công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền
thống trên địa bàn tỉnh Bình Thuận, với các nội dung như sau:
I. Trình tự, thủ tục xét công nhận nghề truyền thống, làng nghề,
làng nghề truyền thống
1. Trình tự
xét công nhận
- Ủy ban nhân
dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp xã) có các
ngành nghề quy định tại Điều 3 của Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07/7/2006 của
Chính phủ (sau đây gọi tắt là Nghị định 66) đạt các tiêu chí quy định tại mục
I, phần II của Thông tư số 116/2006/TT-BNN ngày 18/12/2006 của Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn (sau đây gọi tắt là Thông tư 116) thì lập hồ sơ đề nghị
công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống và gửi văn bản đề
nghị (kèm theo hồ sơ) đến Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố.
- Ủy ban nhân
dân các huyện, thị xã, thành phố (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp huyện)
tổng hợp hồ sơ, lập danh sách và gửi văn bản đề nghị (kèm theo hồ sơ) đến Hội đồng
thẩm định và xét duyệt công nhận làng nghề tỉnh (thông qua Sở Công nghiệp) để
xét duyệt.
- Hội đồng thẩm
định và xét duyệt công nhận làng nghề tỉnh (do Ủy ban nhân dân tỉnh ra Quyết định
thành lập), chọn ra những đối tượng đáp ứng các tiêu chí quy định tại mục I, phần
II của Thông tư 116, tổng hợp danh sách và lập tờ trình (kèm theo hồ sơ) trình Ủy
ban nhân dân tỉnh ra quyết định và cấp giấy công nhận nghề truyền thống, làng
nghề, làng nghề truyền thống.
2. Hồ sơ thủ
tục
a) Hồ sơ đề
nghị xét công nhận nghề truyền thống:
- Bản tóm tắt
quá trình hình thành, phát triển của nghề truyền thống, có xác nhận của Ủy ban
nhân dân cấp xã;
- Bản sao giấy
chứng nhận huy chương đã đạt được trong các cuộc thi, triển lãm trong nước và
quốc tế hoặc có tác phẩm đạt nghệ thuật cao được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trở
lên trao tặng (nếu có);
Đối với những
tổ chức, cá nhân không có điều kiện tham dự các cuộc thi, triển lãm hoặc không
có tác phẩm đạt giải thưởng thì phải có bản mô tả đặc trưng mang bản sắc văn
hoá dân tộc của nghề truyền thống.
- Bản sao giấy
công nhận Nghệ nhân của cơ quan có thẩm quyền (nếu có).
b) Hồ sơ đề
nghị xét công nhận làng nghề:
- Danh sách
các hộ tham gia hoạt động ngành nghề nông thôn, có xác nhận của Uỷ ban nhân dân
cấp xã;
- Bản tóm tắt
kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động
ngành nghề nông thôn trong 02 năm gần nhất;
- Bản xác nhận
thực hiện tốt chính sách, pháp luật của Nhà nước, có xác nhận của Uỷ ban nhân
dân cấp xã.
c) Hồ sơ đề
nghị xét công nhận làng nghề truyền thống:
- Hồ sơ đề
nghị công nhận làng nghề truyền thống bao gồm hồ sơ đề nghị công nhận nghề truyền
thống và hồ sơ đề nghị công nhận làng nghề theo khoản a và b, điểm 2, mục I của
Hướng dẫn này.
- Trường hợp
đã được công nhận làng nghề, hồ sơ thực hiện như hồ sơ đề nghị công nhận nghề
truyền thống theo quy định tại khoản a, điểm 2, mục I của Hướng dẫn này. Nếu
chưa được công nhận làng nghề nhưng có nghề truyền thống đã được công nhận, hồ
sơ thực hiện như hồ sơ đề nghị công nhận làng nghề theo quy định tại khoản b,
điểm 2, mục I của Hướng dẫn này.
- Những làng
nghề chưa đạt tiêu chuẩn a, b của tiêu chí công nhận làng nghề tại điểm 2, mục
I, Phần II của Thông tư 116, hồ sơ gồm:
+ Bản tóm tắt
quá trình hình thành, phát triển của nghề truyền thống có xác nhận của Uỷ ban
nhân dân cấp xã;
+ Bản sao có
công chứng các giấy chứng nhận huy chương đã đoạt được trong các cuộc thi, triển
lãm trong nước và quốc tế hoặc có tác phẩm đạt nghệ thuật cao cấp tỉnh, thành
phố trở lên trao tặng (nếu có).
Đối với những
tổ chức, cá nhân không có điều kiện tham dự các cuộc thi, triển lãm hoặc không
có tác phẩm đạt giải thưởng thì phải có bản mô tả đặc trưng mang bản sắc văn
hoá dân tộc của nghề truyền thống.
+ Bản sao giấy
công nhận Nghệ nhân của cơ quan có thẩm quyền (nếu có);
+ Bản xác nhận
thực hiện tốt chính sách, pháp luật của Nhà nước có xác nhận Uỷ ban nhân dân cấp
xã.
II. Thời gian xét duyệt, công nhận, thu hồi giấy công nhận nghề
truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống
1. Thời gian
xét duyệt
- Uỷ ban nhân
dân cấp xã tiến hành khảo sát, lập danh sách và gửi văn bản đề nghị (kèm theo hồ
sơ) lên Ủy ban nhân dân cấp huyện trước ngày 20 của tháng cuối quý I hàng năm;
- Uỷ ban nhân
dân cấp huyện phải tổng hợp danh sách và gửi văn bản đề nghị (kèm theo hồ sơ)
lên Hội đồng thẩm định và xét duyệt, công nhận làng nghề tỉnh (thông qua Sở
Công nghiệp) trong thời hạn 15 ngày kể từ khi nhận hồ sơ hợp lệ từ Uỷ ban nhân
dân cấp xã;
- Hội đồng thẩm
định và xét duyệt, công nhận làng nghề tỉnh tổng hợp danh sách và lập tờ trình
(kèm theo hồ sơ) trình Ủy ban nhân dân tỉnh ra quyết định công nhận nghề truyền
thống, làng nghề, làng nghề truyền thống trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận
hồ sơ hợp lệ từ Uỷ ban nhân dân cấp huyện.
2. Thời gian
công nhận
Thời gian
công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh
được tổ chức mỗi năm một lần vào cuối quý II của năm.
3. Thu hồi giấy
công nhận
- Nghề truyền
thống, làng nghề, làng nghề truyền thống đã được công nhận, sau 05 năm liền
không đạt theo tiêu chí quy định tại mục I phần II của Thông tư 116 sẽ bị thu hồi
giấy công nhận.
- Uỷ ban nhân
dân cấp xã báo cáo Uỷ ban nhân dân cấp huyện danh sách các nghề truyền thống,
làng nghề, làng nghề truyền thống không đảm bảo theo tiêu chí quy định. Uỷ ban
nhân dân cấp huyện tổng hợp danh sách và gửi về Hội đồng thẩm định và xét duyệt,
công nhận làng nghề tỉnh để xem xét và thu hồi giấy công nhận.
III. Trách nhiệm và quyền lợi của nghề truyền thống, làng nghề,
làng nghề truyền thống sau khi được công nhận
1. Trách nhiệm
- Tổ chức
tuyên truyền, vận động nhân dân, các nghệ nhân xây dựng, phát triển nghề, làng
nghề gắn với văn hoá và các phong trào xã hội khác, góp phần xây dựng kinh tế địa
phương ngày càng phát triển;
- Chủ động cải
tiến thiết bị, đa dạng hoá mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm để tăng sức cạnh
tranh trên thị trường;
- Nộp ngân
sách đầy đủ và kịp thời theo quy định của pháp luật;
- Đảm bảo vệ
sinh môi trường và giữ gìn cảnh quan phạm vi tổ chức hoạt động để duy trì tồn tại
và phát triển nghề.
2. Quyền lợi
Nghề truyền
thống, làng nghề, làng nghề truyền thống do Ủy ban nhân dân tỉnh công nhận được
hưởng các chính sách ưu đãi về phát triển ngành nghề nông thôn theo quy định tại
Nghị định số 66/2006/NĐ-CP, Thông tư số 113/2006/TT-BTC ngày 28/12/2006 của Bộ
Tài chính về hướng dẫn một số nội dung về ngân sách nhà nước hỗ trợ phát triển
ngành nghề nông thôn theo Nghị định số 66/2006/NĐ-CP.
IV. Tổ chức thực hiện
1. Giám đốc Sở
Công nghiệp, Giám đốc các Sở, ngành liên quan, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện,
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được phân cấp
có trách nhiệm triển khai thực hiện các nội dung của Hướng dẫn này.
2. Giám đốc Sở
Công nghiệp tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh thành lập Hội đồng thẩm định và
xét duyệt công nhận làng nghề tỉnh theo Nghị định số 66/2006/NĐ-CP và Thông tư
hướng dẫn của Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn để giúp Ủy ban nhân dân tỉnh
thẩm định và xét công nhận làng nghề theo các tiêu chí quy định tại Nghị định
66 và Thông tư 116.
3. Uỷ ban
nhân dân các huyện gắn việc khôi phục và phát triển làng nghề với quy hoạch
phát triển kinh tế - xã hội của địa phương để có kế hoạch đầu tư kết cấu hạ tầng,
phát triển ngành nghề.
4. Uỷ ban
nhân dân cấp huyện, cấp xã phân công cán bộ theo dõi, quản lý làng nghề, tập hợp
các thông tin, kiến nghị của người làm nghề, giải thích chủ trương, đường lối,
chính sách của Đảng trong việc phát triển làng nghề, quyền lợi, trách nhiệm của
các đơn vị sản xuất trong làng nghề đối với chính quyền và nhân dân sở tại biết
và thực hiện.
5. Định kỳ
vào ngày 01/6 và 01/12 hàng năm, các Sở, ngành liên quan và Uỷ ban nhân dân cấp
huyện có trách nhiệm báo cáo tình hình phát triển ngành nghề nông thôn tại địa
phương cũng như những khó khăn, vướng mắc và kiến nghị chính sách phát triển
ngành nghề nông thôn về Hội đồng thẩm định và xét duyệt công nhận làng nghề tỉnh
(thông qua Sở Công nghiệp) để tổng hợp báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh./.