Quyết định 5919/QĐ-UBND năm 2013 về Quy định công tác truyền nghề tiểu thủ công nghiệp thuộc Chương trình khuyến công thành phố Hà Nội
Số hiệu | 5919/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 30/09/2013 |
Ngày có hiệu lực | 30/09/2013 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Thành phố Hà Nội |
Người ký | Nguyễn Văn Sửu |
Lĩnh vực | Thương mại,Lao động - Tiền lương,Văn hóa - Xã hội |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 5919/QĐ-UBND |
Hà Nội, ngày 30 tháng 09 năm 2013 |
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 45/2012/NĐ-CP ngày 21/5/2012 của Chính phủ về công tác khuyến công;
Căn cứ Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”;
Căn cứ Thông tư số 46/2012/TT-BCT ngày 28/12/2012 của Bộ Công Thương Quy định chi tiết một số nội dung của Nghị định 45/2012/NĐ-CP ngày 21/5/2012 của Chính phủ;
Căn cứ các Thông tư liên tịch số 112/2010/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 30/7/2010 và số 128/2012/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 09/8/2012 của liên Bộ Tài chính, Bộ Lao động Thương binh - Xã hội hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”;
Xét đề nghị của Sở Công Thương và Sở Tài chính tại Tờ trình liên ngành số 3869/TTr-LS: CT-TC ngày 23/9/2013 về việc phê duyệt Quy định về công tác truyền nghề tiểu thủ công nghiệp thuộc Chương trình khuyến công thành phố Hà Nội;
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về công tác truyền nghề tiểu thủ công nghiệp thuộc Chương trình khuyến công thành phố Hà Nội.
1. Sở Công Thương: Chịu trách nhiệm hướng dẫn và tổ chức thực hiện Chương trình khuyến công của Thành phố theo đúng Quy định này và các quy định có liên quan khác của Nhà nước.
2. Sở Tài chính: phối hợp với Sở Công Thương hướng dẫn các tổ chức, cá nhân tham gia công tác truyền nghề tiểu thủ công nghiệp thuộc Chương trình khuyến công và thực hiện việc kiểm tra lập dự toán, thanh quyết toán kinh phí truyền nghề theo quy định.
3. UBND các huyện, thị xã có trách nhiệm phối hợp với Sở Công Thương triển khai việc truyền nghề trên địa bàn đạt hiệu quả.
Điều 3. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND Thành phố, Giám đốc các Sở: Công Thương, Tài chính; Lao động - Thương binh và Xã hội; Chủ tịch UBND các Quận, huyện, thị xã và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
VỀ CÔNG TÁC TRUYỀN NGHỀ TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP THUỘC CHƯƠNG TRÌNH KHUYẾN
CÔNG CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI
(Kèm theo Quyết định số 5919/QĐ-UBND ngày
30 tháng 9 năm 2013 của
UBND thành phố Hà Nội)
ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG, DANH MỤC NGÀNH NGHỀ VÀ HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ HỖ TRỢ CHI PHÍ TRUYỀN NGHỀ
1. Tổ chức cá nhân trực tiếp đầu tư, sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tại các huyện, thị xã, thị trấn và các phường được chuyển đổi từ xã chưa quá 05 năm trên địa bàn Thành phố thuộc các ngành nghề được hỗ trợ chi phí truyền nghề theo quy định tại Quyết định này, có khả năng thực hiện công tác truyền nghề và bố trí việc làm cho lao động sau khi được truyền nghề, (sau đây gọi chung là cơ sở công nghiệp nông thôn), bao gồm:
- Doanh nghiệp nhỏ và vừa thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp có tổng nguồn vốn tương đương tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp hoặc số lao động bình quân năm theo quy định tại Điều 3, Nghị định 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.
- Hợp tác xã thành lập và hoạt động theo Luật Hợp tác xã. Tổ chức thành lập và hoạt động theo Nghị định số 151/2007/NĐ-CP ngày 10/10/2007 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Tổ hợp tác.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 5919/QĐ-UBND |
Hà Nội, ngày 30 tháng 09 năm 2013 |
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 45/2012/NĐ-CP ngày 21/5/2012 của Chính phủ về công tác khuyến công;
Căn cứ Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”;
Căn cứ Thông tư số 46/2012/TT-BCT ngày 28/12/2012 của Bộ Công Thương Quy định chi tiết một số nội dung của Nghị định 45/2012/NĐ-CP ngày 21/5/2012 của Chính phủ;
Căn cứ các Thông tư liên tịch số 112/2010/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 30/7/2010 và số 128/2012/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 09/8/2012 của liên Bộ Tài chính, Bộ Lao động Thương binh - Xã hội hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”;
Xét đề nghị của Sở Công Thương và Sở Tài chính tại Tờ trình liên ngành số 3869/TTr-LS: CT-TC ngày 23/9/2013 về việc phê duyệt Quy định về công tác truyền nghề tiểu thủ công nghiệp thuộc Chương trình khuyến công thành phố Hà Nội;
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về công tác truyền nghề tiểu thủ công nghiệp thuộc Chương trình khuyến công thành phố Hà Nội.
1. Sở Công Thương: Chịu trách nhiệm hướng dẫn và tổ chức thực hiện Chương trình khuyến công của Thành phố theo đúng Quy định này và các quy định có liên quan khác của Nhà nước.
2. Sở Tài chính: phối hợp với Sở Công Thương hướng dẫn các tổ chức, cá nhân tham gia công tác truyền nghề tiểu thủ công nghiệp thuộc Chương trình khuyến công và thực hiện việc kiểm tra lập dự toán, thanh quyết toán kinh phí truyền nghề theo quy định.
3. UBND các huyện, thị xã có trách nhiệm phối hợp với Sở Công Thương triển khai việc truyền nghề trên địa bàn đạt hiệu quả.
Điều 3. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND Thành phố, Giám đốc các Sở: Công Thương, Tài chính; Lao động - Thương binh và Xã hội; Chủ tịch UBND các Quận, huyện, thị xã và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
VỀ CÔNG TÁC TRUYỀN NGHỀ TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP THUỘC CHƯƠNG TRÌNH KHUYẾN
CÔNG CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI
(Kèm theo Quyết định số 5919/QĐ-UBND ngày
30 tháng 9 năm 2013 của
UBND thành phố Hà Nội)
ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG, DANH MỤC NGÀNH NGHỀ VÀ HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ HỖ TRỢ CHI PHÍ TRUYỀN NGHỀ
1. Tổ chức cá nhân trực tiếp đầu tư, sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tại các huyện, thị xã, thị trấn và các phường được chuyển đổi từ xã chưa quá 05 năm trên địa bàn Thành phố thuộc các ngành nghề được hỗ trợ chi phí truyền nghề theo quy định tại Quyết định này, có khả năng thực hiện công tác truyền nghề và bố trí việc làm cho lao động sau khi được truyền nghề, (sau đây gọi chung là cơ sở công nghiệp nông thôn), bao gồm:
- Doanh nghiệp nhỏ và vừa thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp có tổng nguồn vốn tương đương tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp hoặc số lao động bình quân năm theo quy định tại Điều 3, Nghị định 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.
- Hợp tác xã thành lập và hoạt động theo Luật Hợp tác xã. Tổ chức thành lập và hoạt động theo Nghị định số 151/2007/NĐ-CP ngày 10/10/2007 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Tổ hợp tác.
- Hộ kinh doanh theo quy định của Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp.
- Các cơ sở công nghiệp nông thôn có trụ sở đăng ký kinh doanh tại các phường khi trực tiếp đầu tư, sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tại huyện, thị xã, thị trấn, xã và các phường được chuyển đổi từ xã chưa quá 05 năm (kể từ ngày có hiệu lực của Quyết định chuyển đổi cơ quan có thẩm quyền phê duyệt đến ngày 31/12 của năm trước liền kề năm xây dựng kế hoạch).
- Các cơ sở sản xuất công nghiệp thực hiện áp dụng sản xuất sạch hơn không giới hạn về quy mô tổng nguồn vốn hoặc số lao động bình quân hàng năm hoạt động trên địa bàn Thành phố.
2. Đối tượng được truyền nghề là lao động nông thôn trong độ tuổi lao động (nam từ 16 - 60 tuổi; nữ từ 16 - 55 tuổi), có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội, có nhu cầu đào tạo nghề và chưa từng được hưởng hỗ trợ đào tạo nghề từ ngân sách Thành phố, trong đó ưu tiên các đối tượng sau:
- Lao động nông thôn thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng được xác định theo quy định tại Thông tư số 16/2006/TTLT/BLĐTBXH-BGDĐT-BTC ngày 20/11/2006 của Liên bộ Lao động, Thương binh và Xã hội - Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ ưu đãi trong giáo dục và đào tạo đối với người có công với cách mạng và con của họ;
- Lao động nông thôn thuộc diện hộ có thu nhập tối đa bằng 150% thu nhập của hộ nghèo được xác định theo quy định tại Quyết định số 01/2011/QĐ-UBND ngày 20/1/2011 của UBND Thành phố ban hành chuẩn nghèo, cận nghèo Thành phố giai đoạn 2011 - 2015;
- Lao động nông thôn là người tàn tật được xác định theo quy định tại Điều 15, Điều 18 của Luật người khuyết tật ngày 17/6/2010;
- Người bị thu hồi đất canh tác được xác định theo quy định tại Điều 16 của Thông tư số 14/2009/TT-BTNMT ngày 1/10/2009 của Bộ Tài nguyên - Môi trường quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và trình tự, thủ tục thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất và Điều 29 của Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 3/12/2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất và mục 3 Điều 22 Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư.
- Lao động nông thôn là người dân tộc thiểu số.
Điều 2. Danh mục ngành nghề được hỗ trợ.
Danh mục ngành nghề được hỗ trợ truyền nghề trong Chương trình khuyến công của Thành phố, bao gồm:
1. Công nghiệp chế biến nông - lâm - thủy sản và chế biến thực phẩm.
2. Sản xuất hàng công nghiệp phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu, hàng thay thế hàng nhập khẩu.
3. Công nghiệp hóa chất phục vụ nông nghiệp, nông thôn. Sản xuất vật liệu xây dựng theo công nghệ mới (vật liệu không nung), không ô nhiễm môi trường, sử dụng nguyên liệu tái tạo, không hỗ trợ các cơ sở sản xuất gạch đất sét nung sử dụng công nghệ nung bằng lò thủ công cải tiến, lò vòng gây ô nhiễm môi trường.
4. Sản xuất sản phẩm, phụ tùng; lắp ráp và sửa chữa máy móc, thiết bị, dụng cụ cơ khí, điện, điện tử - tin học. Sản xuất, gia công chi tiết, bán thành phẩm và công nghiệp hỗ trợ.
5. Sản xuất hàng tiểu thủ công nghiệp.
1. Đối với cơ sở công nghiệp nông thôn:
a. Văn bản đề nghị tham gia truyền nghề được phòng Kinh tế các huyện, thị xã hoặc các tổ chức chính trị - xã hội; Hội, hiệp hội (sau đây gọi là cấp huyện) xác nhận (theo mẫu tại Phụ lục 01 đính kèm);
b. Cam kết của cơ sở công nghiệp nông thôn về bố trí việc làm cho lao động sau khóa truyền nghề;
c. Bản sao chứng thực giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
2. Đối với lao động nông thôn:
a. Đơn đề nghị học nghề, có xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) về hộ khẩu thường trú và chưa được hỗ trợ kinh phí để học nghề (theo mẫu quy định tại Phụ lục 02 đính kèm).
b. Bản sao chứng minh thư nhân dân.
c. Bản sao chứng thực một trong các giấy tờ sau: (nếu có)
- Giấy xác nhận thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng do Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội cấp huyện cấp.
- Giấy chứng nhận hộ nghèo và hộ có thu nhập tối đa bằng 150% của hộ nghèo do UBND cấp xã cấp.
- Giấy xác nhận người khuyết tật do Chủ tịch UBND cấp xã cấp.
- Giấy xác nhận lao động thuộc hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp bị nhà nước thu hồi đất nông nghiệp mà không có đất để bồi thường do UBND cấp xã cấp.
- Giấy xác nhận là người dân tộc thiểu số do UBND cấp xã cấp.
MỨC HỖ TRỢ CHI PHÍ TRUYỀN NGHỀ TTCN VÀ PHƯƠNG THỨC HỖ TRỢ
Điều 4. Mức hỗ trợ truyền nghề TTCN cho các cơ sở công nghiệp nông thôn.
Hỗ trợ chi phí truyền nghề, cấy nghề thời gian 3 tháng hoặc ở trình độ sơ cấp cho các cơ sở công nghiệp nông thôn theo quy định tại Quyết định của UBND Thành phố về việc quy định mức chi phí truyền nghề cho lao động nông thôn thuộc Chương trình khuyến công thành phố Hà Nội giai đoạn 2013 - 2015 và được áp dụng theo văn bản thay thế khi Quyết định trên được thay thế, điều chỉnh.
Điều 5. Phương thức thực hiện công tác truyền nghề.
1. Xét duyệt đối tượng tham gia công tác truyền nghề:
Căn cứ Kế hoạch thực hiện công tác truyền nghề, cấy nghề hàng năm được UBND Thành phố phê duyệt, trên cơ sở hồ sơ đăng ký hỗ trợ kinh phí thực hiện công tác truyền nghề của các cơ sở công nghiệp nông thôn và người lao động có nhu cầu học nghề, Sở Công Thương tổ chức thẩm định, phê duyệt danh sách các cơ sở công nghiệp nông thôn đủ năng lực thực hiện công tác truyền nghề.
Nội dung thẩm định:
a. Đối với cơ sở công nghiệp nông thôn:
- Kiểm tra các hồ sơ theo tiêu chí Điều 3, Mục 1 của Quy định này.
- Tổ chức khảo sát, kiểm tra thực tế các nội dung sau: có nhu cầu sử dụng lao động trong sản xuất, đảm bảo bao tiêu được sản phẩm sau khi sản xuất, có khả năng bố trí nghệ nhân, thợ giỏi cán bộ kỹ thuật, kỹ sư, người lao động có tay nghề cao từ bậc 4 trở lên, thợ lâu năm có kinh nghiệm từ 10 năm trở lên tại các cơ sở công nghiệp nông thôn làm giảng viên truyền nghề, bố trí cơ sở vật chất đáp ứng các điều kiện cần thiết để tổ chức các lớp truyền nghề cho lao động.
- Thẩm tra tính hiệu quả, phù hợp của các lớp truyền nghề, khả năng bố trí việc làm cho lao động nông thôn sau khi được truyền nghề.
b. Đối với lao động nông thôn: Kiểm tra hồ sơ theo các tiêu chí quy định tại Điều 3, Mục 2 của Quy định này.
2. Thực hiện đặt hàng triển khai công tác truyền nghề cho lao động nông thôn.
Căn cứ Quyết định danh sách các lớp truyền nghề; Sở Công thương chịu trách nhiệm chỉ đạo thực hiện việc đặt hàng, giao nhiệm vụ cho các cơ sở công nghiệp nông thôn theo các quy định tại Quyết định số 39/2008/QĐ-TTg ngày 14/3/2008 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư số 105/2008/TT-BTC ngày 13/11/2008 của Bộ Tài chính, cụ thể như sau:
a. Căn cứ các nội dung chi và mức chi phí hỗ trợ quy định, phê duyệt dự toán chi tiết các nội dung công việc và đơn giá để thực hiện đặt hàng và ký hợp đồng đặt hàng truyền nghề với các cơ sở công nghiệp nông thôn.
b. Chủ trì phối hợp với UBND cấp huyện, UBND cấp xã, hoặc các tổ chức chính trị - xã hội, các hội, hiệp hội nghề nghiệp trên địa bàn Thành phố tổ chức giám sát, kiểm tra, nghiệm thu khối lượng thực hiện theo các hợp đồng đã ký kết và sản phẩm, phế phẩm hình thành từ quá trình truyền nghề, thành lập Hội đồng kiểm tra tay nghề và cấp chứng nhận tay nghề cho người lao động sau đào tạo đảm bảo chất lượng của công tác truyền nghề, cấy nghề và việc làm cho người lao động theo yêu cầu.
c. Thanh quyết toán kinh phí trên cơ sở khối lượng công việc thực tế theo quy định hiện hành, cụ thể:
- Đợt 1: tạm ứng tối đa 30% tổng giá trị hợp đồng.
- Đợt 2: sau khi kết thúc khóa truyền nghề, cơ sở công nghiệp nông thôn hoàn thành toàn bộ các nội dung hợp đồng đã ký và đã bố trí việc làm cho người lao động sau khi được truyền nghề, Sở Công thương thực hiện nghiệm thu, thanh lý hợp đồng và chuyển nốt số kinh phí còn lại cho cơ sở công nghiệp nông thôn (sau khi trừ kinh phí thu hồi từ các sản phẩm, phế phẩm hình thành từ quá trình truyền nghề).
Điều 6. Quy mô lớp học, thời gian, địa điểm, tài liệu truyền nghề.
a. Quy mô lớp học: quy mô của một lớp truyền nghề TTCN tối đa không quá 35 học viên/lớp
b. Thời gian, địa điểm truyền nghề: Thời gian truyền nghề 3 tháng theo chương trình, tài liệu truyền nghề của từng nghề tại cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn hoặc tại các làng nghề, làng thuần nông.
c. Chương trình, giáo trình truyền nghề:
Sở Công thương xây dựng chương trình khung truyền nghề trình độ sơ cấp đối với từng nhóm nghề theo quy định tại Thông tư số 31/2010/TT-BLĐTBXH ngày 8/10/2010 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội hướng dẫn xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp đảm bảo các điều kiện sau:
- Mục tiêu truyền nghề;
- Tính hệ thống, tính khoa học, tính thực tiễn, tính linh hoạt theo nhu cầu của các cơ sở công nghiệp nông thôn và đảm bảo thời gian thực hành là chủ yếu.
- Nội dung cấu trúc của chương trình, tài liệu, cấu trúc thời gian khóa học...
Trên cơ sở chương trình khung đã được Sở Công thương phê duyệt, các cơ sở công nghiệp nông thôn được đặt hàng thực hiện biên soạn giáo trình phù hợp với quy trình sản xuất của đơn vị lấy ý kiến Sở Công thương xây dựng và ban hành Chương trình, giáo trình truyền nghề.
Điều 7. Xây dựng kế hoạch hàng năm.
Các cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn có nhu cầu đề nghị hỗ trợ chi phí truyền nghề cho lao động, đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại Mục 1, Mục 2, Điều 3, Quy định này lập hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí gửi về Sở Công thương trước ngày 15/7 hàng năm (Sở xây dựng kế hoạch năm kế tiếp liền kề).
Căn cứ nhu cầu truyền nghề cho lao động của các cơ sở công nghiệp nông thôn và dự kiến nhu cầu học nghề của lao động nông thôn, Sở Công Thương có trách nhiệm chủ trì phối hợp với các đơn vị có liên quan xây dựng kế hoạch truyền nghề, cấy nghề cho lao động nông thôn và tổng hợp chung vào Chương trình khuyến công của Thành phố trình cấp có thẩm quyền phê duyệt trước ngày 31/10 hàng năm (để trình phê duyệt kế hoạch năm kế tiếp liền kề).
Trên cơ sở Quyết định phê duyệt kế hoạch và phân bổ kinh phí Chương trình khuyến công của UBND Thành phố, Sở Công Thương quyết định phê duyệt danh sách các lớp truyền nghề, lập phương án phân bổ kinh phí, triển khai thực hiện đặt hàng các cơ sở công nghiệp nông thôn theo quy định.
1. Hồ sơ quyết toán của một lớp truyền nghề:
a. Hồ sơ quyết toán đối với kinh phí đặt hàng cơ sở công nghiệp nông thôn:
- Quyết định phê duyệt danh sách các cơ sở công nghiệp nông thôn được tham gia truyền nghề cho lao động nông thôn của Sở Công thương.
- Hồ sơ của lao động nông thôn theo quy định tại Điều 3, Mục 2, của Quy định này.
- Hồ sơ của cơ sở công nghiệp nông thôn theo quy định tại Điều 3, Mục 1, của Quy định này
- Hồ sơ đặt hàng của cơ sở công nghiệp nông thôn;
- Quyết định mở lớp (kèm theo danh sách học viên có xác nhận của UBND xã);
- Chương trình, kế hoạch, tài liệu truyền nghề;
- Quyết định thành lập Ban quản lý, Ban cán sự lớp;
- Bản sao bằng cấp của giảng viên, giấy chứng nhận nghệ nhân cấp Thành phố, giấy chứng nhận tay nghề của giảng viên do các tổ chức, hiệp hội cấp, hoặc xác nhận của UBND cấp xã, cơ sở công nghiệp nông thôn về kinh nghiệm và tay nghề của giảng viên;
- Danh sách giáo viên và người dạy nghề, Bảng chấm công theo dõi giáo viên, người dạy nghề;
- Bảng chấm công theo dõi học viên
- Quyết định thành lập Hội đồng kiểm tra tay nghề; Biên bản kiểm tra tay nghề;
- Quyết định cấp giấy chứng nhận (kèm theo danh sách có ký nhận của học viên); Danh sách học viên có việc làm sau khóa học có xác nhận của Sở Công thương, Phòng kinh tế huyện, thị xã và cơ sở công nghiệp nông thôn;
- Biên bản nghiệm thu, xử lý sản phẩm/phế phẩm hình thành từ quá trình truyền nghề;
- Báo cáo kết quả công tác truyền nghề;
- Hợp đồng, Biên bản nghiệm thu, thanh lý hợp đồng đặt hàng với các cơ sở công nghiệp nông thôn.
b. Hồ sơ quyết toán đối với các nội dung chi chung như chi phí khảo sát, kiểm tra các cơ sở công nghiệp nông thôn, chi phí quản lý các lớp học truyền nghề, chi phí in, cấp chứng nhận, chi phí họp xét duyệt các cơ sở công nghiệp nông thôn tham gia truyền nghề... thực hiện theo các quy định hiện hành của Nhà nước và Thành phố
2. Quyết toán kinh phí
- Kinh phí đặt hàng thực hiện công tác truyền nghề được quyết toán theo số lượng học viên, thời gian thực tế tham gia học nghề của học viên và mức hỗ trợ chi phí truyền nghề của từng nghề.
- Sở Công Thương chịu trách nhiệm trước pháp luật về sử dụng kinh phí đúng mục đích, đúng chế độ, thanh quyết toán kinh phí theo quy định tại Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn có liên quan.
Điều 9. Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị.
1. Sở Công Thương:
a. Hướng dẫn các đơn vị, tổ chức thực hiện công tác truyền nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định này.
b. Thẩm định tổng hợp nhu cầu học nghề của các huyện, thị xã, các tổ chức chính trị - xã hội, các Hiệp hội, Hội nghề nghiệp, nhu cầu và điều kiện của các cơ sở công nghiệp nông thôn; xây dựng kế hoạch truyền nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn Thành phố gửi Sở Tài chính trình UBND Thành phố phê duyệt, đồng thời tổng hợp vào dự toán ngân sách năm kế hoạch của cơ quan đơn vị gửi Sở Tài chính tổng hợp trình cấp có thẩm quyền theo quy định.
c. Tổ chức rà soát, lựa chọn các đối tượng lao động nông thôn và cơ sở công nghiệp nông thôn tham gia công tác truyền nghề tiểu thủ công nghiệp thuộc Chương trình khuyến công Thành phố theo quy định tại Quyết định này.
d. Phê duyệt Danh sách các lớp truyền nghề thuộc Chương trình khuyến công hàng năm, thực hiện việc đặt hàng, giao nhiệm vụ cho các cơ sở công nghiệp nông thôn thực hiện công tác truyền nghề cho lao động nông thôn theo quy định.
e. Xây dựng chương trình khung truyền nghề cho lao động nông thôn theo từng nhóm nghề.
g. Tổ chức giám sát, kiểm tra, nghiệm thu khối lượng, thanh quyết toán giá trị thực hiện đảm bảo chất lượng, hiệu quả. Thường xuyên kiểm tra, theo dõi tiến độ; số lượng người học, chất lượng đào tạo của các lớp học và tình trạng việc làm của lao động sau khi kết thúc khóa truyền nghề.
h. Thực hiện thanh quyết toán kinh phí theo đúng các quy định hiện hành.
k. Tổng hợp kế hoạch và kết quả hoạt động truyền nghề, cấy nghề thuộc Chương trình khuyến công Thành phố gửi Sở Lao động Thương binh và Xã hội để tổng hợp chung tình hình đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn Thành phố báo cáo UBND Thành phố.
2. Sở Tài chính:
Phối hợp với Sở Công Thương hướng dẫn, kiểm tra việc lập dự toán, thanh quyết toán kinh phí truyền nghề, cấy nghề thuộc Chương trình khuyến công Thành phố.
3. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội:
Tổng hợp kế hoạch và kết quả hoạt động truyền nghề của Thành phố vào chung báo cáo đánh giá hoạt động của Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn hàng năm.
4. UBND cấp huyện:
a. Xây dựng kế hoạch truyền nghề cho lao động thuộc phạm vi mình quản lý, phối hợp với Sở Công thương thẩm tra, lựa chọn cơ sở sản xuất công nghiệp tham gia truyền nghề.
b. Chỉ đạo phòng Kinh tế đối chiếu, xác nhận vào bản cam kết, đơn xin hỗ trợ kinh phí truyền nghề của cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn.
c. Phối hợp với Sở Công thương trong quá trình triển khai thực hiện kế hoạch truyền nghề cho lao động nông thôn theo quy định tại Quyết định này.
5. UBND cấp xã:
a. Tuyên truyền, hướng dẫn người lao động đăng ký tham gia học nghề;
b. Tiếp nhận, đối chiếu, xác nhận đơn xin học nghề của người lao động (chỉ xác nhận đối với đối tượng lao động nông thôn chưa được hỗ trợ đào tạo nghề từ ngân sách Nhà nước).
c. Kiểm tra, xác nhận đối tượng lao động đã được cơ sở lao động nông thôn bố trí việc làm làm căn cứ để nghiệm thu, thanh quyết toán kinh phí đặt hàng cho cơ sở lao động nông thôn.
d. Phối hợp với Sở Công thương, UBND cấp huyện kiểm tra, giám sát việc truyền nghề cho lao động trên địa bàn;
6. Cơ sở công nghiệp nông thôn:
a. Xây dựng hồ sơ đặt hàng theo quy định.
b. Có trách nhiệm thực hiện công tác truyền nghề cho lao động nông thôn theo đúng hợp đồng và các quy định hiện hành.
c. Bố trí việc làm cho lao động sau khi kết thúc khóa truyền nghề theo đúng cam kết
1. Hàng năm, Sở Công thương tổng hợp, đánh giá kết quả truyền nghề của Thành phố trình UBND Thành phố và gửi Sở Lao động, Thương binh và Xã hội để tổng hợp chung vào Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
2. Hàng năm trước ngày 15/7, UBND cấp huyện, tổ chức tham gia hoạt động khuyến công báo cáo đánh giá kết quả thực hiện 6 tháng đầu năm và ước thực hiện kế hoạch cả năm, đồng thời đăng ký kế hoạch truyền nghề cho lao động trên địa bàn năm sau gửi Sở Công Thương tổng hợp trình UBND Thành phố.
1. Trường hợp cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn không thực hiện đúng cam kết sẽ phải thực hiện bồi hoàn kinh phí đã được hỗ trợ.
2. Các tổ chức và cá nhân vi phạm các quy định trong Quyết định này có trách nhiệm khắc phục, hoàn trả những thiệt hại do lỗi vi phạm gây ra.
Trong quá trình triển khai thực hiện nếu có vướng mắc phản ánh về Sở Công Thương để báo cáo UBND Thành phố điều chỉnh bổ sung cho phù hợp./.
Mẫu công văn đề nghị được hỗ trợ kinh phí thực hiện truyền nghề cho lao động
TÊN CSCNNT |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: / |
Hà Nội, ngày … tháng … năm 20 … |
Kính gửi: |
- Sở Công Thương thành phố Hà Nội |
Tên Cơ sở Công nghiệp nông thôn (CSCNNT): …………………………………………
Thành lập: ngày tháng năm ……, theo GPĐK kinh doanh số ………………………………., do ……………………………………………………………..cấp.
Trụ sở tại: …………………………………………………………………………………….
Ngành nghề sản xuất kinh doanh: …………………………………………………………
Đặc điểm tình hình SXKD của đơn vị: …………………………………………………….
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Nhằm đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh của …………………………………… năm ………… đơn vị chúng tôi có nhu cầu tuyển dụng thêm ……………lao động TTCN để phục vụ cho sản xuất của đơn vị.
Được biết hiện nay Nhà nước và Thành phố Hà Nội đang triển khai chính sách khuyến công hỗ trợ các Cơ sở Công nghiệp nông thôn trong công tác truyền nghề TTCN, vậy đề nghị các cơ quan xem xét phê duyệt cho đơn vị tham gia chương trình truyền nghề, đơn vị xin cam kết:
- Không thu bất kỳ khoản kinh phí nào của các học viên theo học.
- Chuẩn bị tốt các điều kiện để phục vụ lớp truyền nghề đạt kết quả cao.
- Kết thúc khóa học bố trí việc làm cho các lao động với thu nhập ổn định.
- Tổ chức triển khai thực hiện theo đúng quy định.
Rất mong nhận được sự quan tâm của các Quý cơ quan để CSSX(DN) được tham gia chương trình truyền nghề, giúp CSSX(DN) có đội ngũ lao động có tay nghề phục vụ nhu cầu sản xuất, cũng như đóng góp một phần trong việc giải quyết việc làm cho lao động tại địa phương.
Xin trân trọng cảm ơn!
Nơi nhận: |
CƠ
SỞ CNNT |
Xác nhận của Phòng Kinh tế huyện, thị xã, Xác nhận cơ sở công nghiệp nông thôn ………………………….. Đang hoạt động trong lĩnh vực …………………………………….. Trên địa bàn huyện ………………………………….. chưa từng được hưởng hỗ trợ thực hiện công tác truyền nghề cấy nghề từ ngân sách Nhà nước. |
|
TM.
Phòng Kinh tế huyện, thị xã... |
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------------
ĐƠN XIN HỌC NGHỀ TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP
Kính gửi: ……………………………………………………….
Tên tôi là: ………………………………………. Giới tính: ………………………………
Ngày, tháng, năm sinh: ……………………………………………………………………
Nguyên quán: ………………………………………………………………………………
Hiện có hộ khẩu thường trú tại: ................................................................................
Trình độ học vấn: ……………………………… Điện thoại liên hệ: ……………………
Tôi là lao động thuộc đối tượng:
□ Gia đình thuộc diện chính sách ưu đãi Người có công với cách mạng.
□ Hộ nghèo.
□ Hộ trong diện thu hồi đất sản xuất, di dời, giải tỏa.
□ Dân tộc thiểu số.
□ Người khuyết tật.
□ Lao động nông thôn thuộc diện hộ có thu nhập tối đa bằng 150% thu nhập của hộ nghèo.
□ Lao động nông thôn khác.
Hiện tại, tôi chưa tham gia khóa đào tạo nghề do ngân sách hỗ trợ. Nay tôi làm đơn này đề nghị được tham gia khóa học nghề ……………………………, tổ chức tại: ……………………, từ ngày ……. tháng …… năm …… đến ngày …… tháng …….. năm ……
Tôi xin cam đoan lời khai trên là đúng sự thật. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm bồi thường toàn bộ kinh phí đã được hỗ trợ.
Khi được tham gia lớp học nghề tôi xin chấp hành mọi nội quy, quy chế của lớp học, tham gia đầy đủ các buổi học, thực hiện nghiêm túc các kỳ thi, kiểm tra theo quy định, sau khi tốt nghiệp khóa đào tạo tham gia làm việc cho các cơ sở công nghiệp nông thôn theo đúng ngành nghề được đào tạo.
Xác nhận của UBND xã, phường UBND xã/phường …………………………….. Xác nhận ông (bà) ……………………………. Thuộc diện ……………………………………. Là người có hộ khẩu thường trú tại địa phương, chưa qua đào tạo nghề. TM.
UBND xã... |
………,
ngày ….. tháng ….. năm 20
….. |