Quyết định 1604/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững tỉnh Hòa Bình đến năm 2020

Số hiệu 1604/QĐ-UBND
Ngày ban hành 31/08/2015
Ngày có hiệu lực 31/08/2015
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Hòa Bình
Người ký Nguyễn Văn Quang
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH H
ÒA
BÌNH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 1604/QĐ-UBND

Hòa Bình, ngày 31 tháng 08 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN TÁI CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG NÂNG CAO GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TỈNH HÒA BÌNH ĐẾN NĂM 2020

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÒA BÌNH

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ, phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững;

Căn cứ Quyết định số 1384/QĐ-BNN-KH ngày 18/6/2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Chương trình hành động thực hiện Đề án ”Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững theo Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ;

Căn cứ Chỉ thị số 2039/CT-BNN-KH ngày 20/6/2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về triển khai Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vng;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 341/TTr-SNN ngày 30/6/2015,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững tỉnh Hòa Bình đến năm 2020 (có Đề án chi tiết đính kèm) sau đây gọi tắt là Đề án, với các nội dung chủ yếu sau:

I. MỤC TIÊU, QUAN ĐIỂM VÀ PHẠM VI CỦA ĐỀ ÁN

1. Mục tiêu: Phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vng cả về kinh tế-xã hội và môi trường nhằm nâng cao giá trị, hiệu quả và khả năng cạnh tranh của ngành gắn với xây dựng nông thôn mới, cải thiện đời sống của nông dân, góp phần xóa đói giảm nghèo và bảo vệ môi trường; Xây dựng nền nông nghiệp theo hướng hiện đại, hiệu quả, chất lượng, đáp ng tốt hơn nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng trong nước và hướng tới xuất khẩu.

a) Nâng cao tốc độ tăng trưởng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh thông qua tăng năng suất, chất lượng, lợi thế so sánh và giảm chi phí trung gian; đáp ứng tt hơn nhu cu, thị hiếu của người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh, hướng tới xut khẩu. Phấn đấu tốc độ tăng trưởng GRDP toàn ngành đạt trên 4,5%/năm, giá trị sản phẩm thu được trên 1 ha canh tác trồng trọt đạt trên 120 triệu đồng/năm.

b) Nâng cao thu nhập và cải thiện mức sống cho cư dân nông thôn, đảm bảo an ninh lương thực, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo. Đến năm 2020, thu nhập bình quân đu người khu vực nông thôn đạt trên 60% thu nhập bình quân đu người trên toàn tỉnh; 40% số xã đạt 19 tiêu chí nông thôn mới;

c) Tăng cưng quản lý tài nguyên thiên nhiên, giảm tác động tiêu cực đối vi môi trường, khai thác tốt các lợi ích về môi trường, nâng cao năng lực quản lý rủi ro, chủ động phòng chống thiên tai, duy trì ổn đnh độ che phủ rừng trên 50%.

2. Quan điểm tái cơ cấu

- Tái cơ cấu ngành nông nghiệp phải phù hợp với chiến lược, kế hoạch phát trin kinh tế - xã hội của tỉnh và các quy hoạch chuyên ngành; phát huy tim năng, lợi thế so sánh gắn với phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường, tài nguyên đất, nước, đa dạng sinh học... bảo đảm phát triển bền vững;

- Thực hiện theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phù hợp từng vùng, từng lĩnh vực, vừa phải đảm bảo các mục tiêu cơ bản về phúc lợi cho nông dân và người tiêu dùng; chuyển mạnh từ phát triển theo chiều rộng lấy số lượng làm mục tiêu phấn đấu sang nâng cao cht lượng, hiệu quả thhiện bng giá trị, lợi nhuận; chú trọng đáp ứng các yêu cầu về xã hội;

- Nhà nước định hướng tái cơ cấu bằng các cơ chế, chính sách; tạo môi trường thuận li cho các thành phần kinh tế hoạt động; hỗ trợ chuyển giao khoa học công nghệ, phát triển thị trường, cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và đi sống; tăng cường sự tham gia của các thành phn kinh tế, phát huy vai trò của các tổ chức cộng đồng, nông dân và doanh nghiệp đầu tư đổi mới quy trình sản xuất, công nghệ và thiết bị để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, sử dụng có hiệu quả tài nguyên và bảo vệ môi trường;

- Trọng tâm của tái cơ cấu là phát triển nông sản, hàng hóa lợi thế có sức cạnh tranh trên thị trường, hiện thực hóa bằng các chương trình ưu tiên; Tăng hàm lượng khoa học công nghệ, nâng cao giá trị, sức cạnh tranh của nông sản hàng hóa lợi thế theo yêu cầu thị trường; Tái cơ cấu từng sản phẩm đồng bộ về quy mô, hình thức tổ chức sản xuất, nguồn giống, công nghệ, thị trường và chính sách. Đẩy mạnh chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang cây trồng có giá trị kinh tế cao, nhưng vẫn đảm bảo có thể trồng lúa khi cần thiết.

3. Phạm vi của đề án

Đề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp Hòa Bình theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững sẽ tập trung các giải pháp đẩy mạnh phát triển sản xuất những sản phẩm chủ lực có tỷ trọng lớn và lợi thế của tỉnh gồm: Rau an toàn; mía ăn tươi; cây ăn quả có múi; gia súc, gia cầm; cá lồng trên vùng hồ Hòa Bình và rừng kinh doanh gỗ lớn.

4. Thời gian thực hiện: Từ năm 2016 đến năm 2020.

II. NỘI DUNG TÁI CƠ CẤU

1. Sản xuất nông nghiệp

Giai đoạn 2016 - 2020 phấn đấu tốc độ tăng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp đạt 4,5%/ năm.

1.1. Trồng trọt

Trong giai đoạn 2016-2020, phấn đấu tốc độ tăng giá trị sản xuất ngành trồng trọt đạt 4,04%/năm; Đến năm 2020, ngành trồng trọt chiếm tỷ trọng 69,8% giá trsản xuất ngành nông nghiệp, giá trị sản phẩm thu được trên một ha canh tác gấp 1,5 lần so với năm 2015.

[...]