Quyết định 16/2009/QĐ-UBND về quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2009 - 2020 (trừ các Khoáng sản vật liệu xây dựng và nguyên liệu sản xuất xi măng)

Số hiệu 16/2009/QĐ-UBND
Ngày ban hành 20/01/2009
Ngày có hiệu lực 07/03/2009
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Nghệ An
Người ký Nguyễn Đình Chi
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NGHỆ AN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 16/2009/QĐ-UBND

Vinh, ngày 20 tháng 01 năm 2009

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH “QUY HOẠCH THĂM DÒ, KHAI THÁC, CHẾ BIẾN VÀ SỬ DỤNG CÁC LOẠI KHOÁNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2009 - 2020” (TRỪ CÁC KHOÁNG SẢN VẬT LIỆU XÂY DỰNG VÀ NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT XI MĂNG)

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Khoáng sản ngày 20 tháng 3 năm 1996 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản số 46/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005;

Căn cứ Nghị định số 160/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Khoáng sản và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản;

Căn cứ Nghị quyết số 245/2008/NQ-HĐND ngày 20 tháng 12 năm 2008 của Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An khóa XV, kỳ họp thứ 14 về việc thông qua “Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại Khoáng sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2009 - 2020;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương tại Công văn số 61/CV-SCT ngày 19 tháng 01 năm 2009;

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2009 – 2020” (trừ các khoáng sản vật liệu xây dựng và nguyên liệu sản xuất xi măng) với các nội dung chính sau:

I. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN:

1. Việc điều tra, thăm dò, khai thác và chế biến Khoáng sản trên địa bàn được quản lý, tổ chức thực hiện đảm bảo yêu cầu phát triển hiệu quả, bền vững, tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường sinh thái, đúng quy định của Pháp luật có liên quan.

2. Việc điều tra, thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản được tiến hành phù hợp, thống nhất với tiềm năng khoáng sản, trình độ phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và với quy hoạch khoáng sản của cả nước.

3. Phát triển ngành khai thác và chế biến khoáng sản trở thành một ngành công nghiệp quan trọng, chiếm tỷ trọng đáng kể trong cơ cấu kinh tế của tỉnh, với sự tham gia của mọi thành phần kinh tế trong đó ưu tiên các doanh nghiệp có kinh nghiệm khai thác công nghiệp, quy mô lớn, công nghệ tiên tiến.

4. Tăng cường chế biến sâu và đảm bảo hài hoà lợi ích của nhà đầu tư của nhà nước và của cộng đồng dân cư, đảm bảo trật tự an ninh xã hội và an ninh quốc phòng, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, môi trường.

5. Tài nguyên khoáng sản là một loại hình nguồn lực đặc biệt. Mỗi loại khoáng sản có một cách tiếp cận riêng trong việc đánh giá, điều tra, thăm dò, khai thác và chế biến, vì vậy cần xác định định hướng và mục tiêu phát triển riêng của từng loại khoáng sản.

6. Các khu vực khoáng sản chưa được điều tra, đánh giá và không nằm trong quy hoạch khoáng sản của cả nước cũng như của tỉnh; tùy tình hình thực tế có thể được khảo sát, thăm dò đánh giá quy mô, chất lượng khoáng sản để lựa chọn công nghệ khai thác hợp lý trước khi Uỷ ban nhân dân tỉnh cho phép lập hồ sơ khai thác.

II. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN:

1. Định hướng việc phát triển ngành khai thác và chế biến, sử dụng các loại khoáng sản phù hợp với tiềm năng và khả năng phát triển của tỉnh cho giai đoạn 2009-2020.

2. Phát triển công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản trên địa bàn tỉnh phù hợp Quy hoạch tổng thể phát triển khoáng sản của cả nước và Quy hoạch phát triển công nghiệp, phát triển kinh tế xã hội tỉnh Nghệ An cho cả giai đoạn đến năm 2020.

3. Khai thác và sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả nguồn tài nguyên khoáng sản của tỉnh gắn với bảo vệ tài nguyên, cảnh quan và môi trường sinh thái của địa phương và khu vực. Sử dụng lợi thế nguồn tài nguyên sẵn có của tỉnh để thúc đẩy các ngành kinh tế xã hội khác phát triển, đặc biệt trên địa bàn các huyện miền núi.

4. Quy hoạch phân vùng điều tra thăm dò địa chất, khai thác và chế biến khoáng sản, cùng với việc xác định các khu vực cấm hoạt động khoáng sản trên địa bàn.

5. Làm rõ các khu vực hạn chế, khai thác công nghiệp, khai thác thủ công, khu vực đấu thầu.

6. Cùng với công tác quy hoạch, đề xuất các giải pháp chính sách quản lý và bảo vệ tài nguyên, môi trường nhằm thực hiện tốt các quy định của Luật Khoáng sản và Luật Bảo vệ môi trường.

III. MỘT SỐ CHỈ TIÊU CÓ THỂ:

1. Với hoạt động thăm dò:

1.1. Sắt, mangan: Quặng sắt và quặng mangan ở Nghệ An có trữ lượng nhỏ, chất lượng chưa đạt yêu cầu của ngành luyện thép hiện nay và ở xa các trung tâm luyện kim của cả nước, vì vậy Quy hoạch khai thác quặng sắt công như mangan của cả nước không đưa trữ lượng quặng của Nghệ An vào cân đối. Trong giai đoạn này không cần thiết phải thăm dò thêm ở quy mô nhà nước, mà có thể cho phép lập thủ tục cấp Giấy phép khai thác để tận thu tài nguyên.

1.2. Thiếc:

[...]