Quyết định 18/2012/QĐ-UBND phê duyệt quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng tài nguyên khoáng sản sét của tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020

Số hiệu 18/2012/QĐ-UBND
Ngày ban hành 20/12/2012
Ngày có hiệu lực 30/12/2012
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Vĩnh Long
Người ký Trương Văn Sáu
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH LONG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 18/2012/QĐ-UBND

Vĩnh Long, ngày 20 tháng 12 năm 2012

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH THĂM DÒ, KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN (TNKS) SÉT CỦA TỈNH VĨNH LONG ĐẾN NĂM 2020

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH LONG

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân, ngày 03 tháng 12 năm 2004;

Căn cứ Luật Khoáng sản số 60/2010/QH12, ngày 17 tháng 11 năm 2010;

Căn cứ Nghị định số 15/2012/NĐ-CP, ngày 09 tháng 03 năm 2012 của Chính Phủ qui định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoáng sản;

Thực hiện Nghị quyết số 51/NQ-HĐND, ngày 07 tháng 12 năm 2012 của Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Long về việc thông quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng tài nguyên khoáng sản sét của tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại tờ trình số 1445/TTr-STNMT, ngày 21/9/2012.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng TNKS sét của tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020 với các nội dung chủ yếu như sau:

1. Quan điểm và mục tiêu của quy hoạch

a. Quan điểm

- Khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả nguồn TNKS sét;

- Trong hoạt động khai thác, sử dụng TNKS sét phải bảo vệ diện tích đất lúa, độ phì nhiêu đất, bảo đảm an ninh lương thực, bảo vệ môi trường sinh thái;

- Quy hoạch khai thác sử dụng TNKS sét theo hướng phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam đến năm 2020, quy hoạch kinh tế xã hội của Tỉnh, khu vực đồng bằng sông Cửu Long và cả nước, quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, quy hoạch các ngành có liên quan và điều kiện thực tế của Tỉnh.

b. Mục tiêu

b.1) Mục tiêu tổng quát

- Phương án quy hoạch khai thác TNKS sét theo phương thức khai thác tận thu, cải tạo mặt bằng thời kỳ 2011 – 2020 và thăm dò khai thác công nghiệp sau năm 2020.

- Tăng cường phát triển sản phẩm truyền thống như: gạch ngói phục vụ xây dựng chất lượng cao, gốm mỹ nghệ xuất khẩu. Quan tâm phát triển gạch trang trí, gạch lát nền chất lượng cao; phát triển các loại gạch có kích thước lớn, độ rổng cao > 50% và phát triển gạch không nung theo định hướng tại Quyết định số 121/2008/QĐ-TTg, của Thủ tướng Chính Phủ.

- Duy trì, bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống sản xuất gạch - gốm của Tỉnh đến năm 2020 trên cơ sở cải tiến công nghệ sản xuất. Đồng thời, di dời theo lộ trình thích hợp các lò gạch - gốm hoạt động trong khu dân cư, không trong diện quy hoạch làng nghề của Tỉnh trước thời điểm năm 2015.

- Loại bỏ dần các kiểu lò truyền thống, công nghệ lạc hậu để thay thế bằng các kiểu lò cải tiến, kiểu lò mới với công nghệ thích hợp với điều kiện thực tế của địa phương trước năm 2015.

b.2) Mục tiêu cụ thể quy hoạch khai thác TNKS sét của Tỉnh

* Đối với sản xuất gạch

- Gạch được sản xuất từ đất sét nung

+ Giai đoạn 2011-2015: với mức tăng trưởng 3,5-4,0 %/năm. Sản lượng gạch cả giai đoạn 4,34 tỷ viên, bình quân 868,28 triệu viên/năm. Dự kiến cuối năm 2015 ước đạt 950,01 triệu viên;

+ Giai đoạn 2016-2020: với mức tăng trưởng 1,0-1,2 %/năm. Sản lượng gạch cả giai đoạn 4,89 tỷ viên, bình quân 978,81 triệu viên/năm. Dự kiến cuối năm 2020 ước đạt 1 tỷ viên;

+ Giai đoạn 2021-2030: với mức tăng trưởng 1,0%/năm. Sản lượng gạch cả thời kỳ là 10,57 tỷ viên, bình quân 1,057 tỷ viên/năm. Dự kiến cuối năm 2030 ước đạt 1,11 tỷ viên.

[...]
3
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ