ỦY
BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-----
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------
|
Số:
16/2008/QĐ-UBND
|
TP.
Hồ Chí Minh, ngày 14 tháng 03 năm 2008
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY CHẾ PHỐI HỢP LIÊN NGÀNH TRONG HOẠT ĐỘNG ĐẢM BẢO
VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ.
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng
nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26
tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 163/2004/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2004 của Chính phủ quy định
chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Vệ sinh an toàn
thực phẩm;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 01/2006/TTLT-BYT-BNN ngày 04 tháng 01 năm 2006 của
Bộ Y tế và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn phân công phối hợp
thực hiện chức năng quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 16/2005/TTLT-BYT-BCN ngày 20 tháng 5 năm 2005 của
Bộ Y tế và Bộ Công nghiệp hướng dẫn phân công, phối hợp thực hiện chức năng quản
lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 18/2005/TTLT-BYT-BTM ngày 12 tháng 7 năm 2005 của
Bộ Y tế và Bộ Thương mại về quan hệ phối hợp trong việc thực hiện chức năng quản
lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 24/2005/TTLT-BYT-BTS ngày 08 tháng 12 năm 2005 của
Bộ Y tế và Bộ Thủy sản hướng dẫn phân công, phối hợp quản lý
nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm thủy sản;
Căn cứ Quyết định số 11/2006/QĐ-BYT ngày 09 tháng 3 năm 2006 của
Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành “Quy chế cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện
vệ sinh an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm có nguy
cơ cao”;
Xét đề nghị của Sở Y tế thành phố tại Công văn số 7641/SYT-VSATTP ngày 21 tháng
12 năm 2007 và của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 118/TTr-SNV ngày 28 tháng
02 năm 2008,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế phối hợp liên
ngành trong hoạt động đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố.
Điều 2.
Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ
ngày ký.
Điều 3.
Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành
phố, Giám đốc Sở Nội vụ, Giám đốc Sở Y tế, Thủ trưởng các sở - ban - ngành
thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận - huyện chịu trách nhiệm thi hành
Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Y tế;
- Cục kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Thường trực Thành ủy;
- Thường trực HĐND.TP;
- TTUB: CT, các PCT;
- Văn phòng Thành ủy và các Ban Đảng;
- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP;
- Các Đoàn thể thành phố;
- Các Ban Hội đồng nhân dân TP;
- Sở Nội vụ (2 bản);
- VPHĐ-UB: Các PVP;
- Các Phòng CV, TTCB;
- Lưu: VT, (VX/P) MH.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Lê Hoàng Quân
|
QUY CHẾ
PHỐI HỢP LIÊN NGÀNH TRONG HOẠT ĐỘNG ĐẢM BẢO VỆ SINH AN TOÀN
THỰC PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 16/2008/QĐ-UBND ngày 14 tháng 3 năm 2008 của
Ủy ban nhân dân thành phố)
Chương 1:
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1.
Phạm vi điều chỉnh
Quy chế này quy định nguyên tắc,
cơ chế và trách nhiệm phối hợp giữa Sở Y tế với Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn, Sở Thương mại, Sở Văn hóa và Thông tin, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở
Tài nguyên và Môi trường, Sở Công nghiệp, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Tài chính,
Công an thành phố và Ủy ban nhân dân các quận - huyện trong việc xây dựng kế hoạch,
triển khai thực hiện và kiểm tra, giám sát trong hoạt động đảm bảo vệ sinh an
toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố.
Điều 2.
Mục đích, yêu cầu
Tăng cường trách nhiệm, năng lực
tổ chức thực hiện và sự phối hợp của cơ quan có liên quan đối với hoạt động đảm
bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, thực hiện chỉ đạo xuyên suốt từ thành phố đến quận
- huyện, phường, xã - thị trấn tăng cường trách nhiệm và quy định về phân công,
phối hợp giữa các ngành và địa phương nhằm đảm bảo có hiệu quả trong hoạt động
đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Điều 3.
Nguyên tắc phối hợp
1. Bảo đảm thống nhất công tác
quản lý nhà nước về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại thành phố, tránh hình
thức, chồng chéo, bỏ trống nhiệm vụ làm ảnh hưởng đến hiệu quả công tác này.
2. Hoạt động phối hợp dựa trên
cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan phối hợp và tuân thủ quy định
của pháp luật trong hoạt động đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và các văn bản
quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy định, quy trình bảo đảm vệ sinh an toàn thực
phẩm trong phạm vi nhiệm vụ quản lý của đơn vị.
3. Bảo đảm kỷ luật, kỷ cương
khách quan trong quá trình phối hợp, cùng phát hiện những điểm bất hợp lý, chưa
phù hợp trong việc tổ chức thực hiện để kịp thời điều chỉnh cho phù hợp với nhiệm
vụ, bảo đảm được yêu cầu chuyên môn, chất lượng và thời gian phối hợp.
Điều 4.
Cơ quan chủ trì và cơ quan phối hợp
Sở Y tế là cơ quan chủ trì giúp Ủy
ban nhân dân thành phố trong hoạt động đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại
thành phố, các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Văn hóa và Thông tin,
Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Công nghiệp, Ban Quản
lý các Khu Chế xuất và Công nghiệp thành phố, Sở Thương mại, Sở Giáo dục và Đào
tạo, Sở Tài chính, Công an thành phố và Ủy ban nhân dân các quận - huyện là cơ
quan phối hợp.
Chương 2:
PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM
Điều 5.
Trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan chủ trì
1. Xây dựng kế hoạch phối hợp thực
hiện công tác, trong đó xác định nhiệm vụ của từng cơ quan phối hợp; tổ chức điều
phối các hoạt động đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm theo kế hoạch của Ban Chỉ
đạo liên ngành, tổng hợp báo cáo
Ủy ban nhân dân thành phố, Bộ Y
tế và các cơ quan thẩm quyền về tình hình
thực hiện kế hoạch đảm bảo vệ
sinh an toàn thực phẩm.
2. Cung cấp thông tin, tài liệu
cần thiết theo đề nghị của cơ quan phối hợp và các điều kiện đảm bảo khác cho
công tác phối hợp.
3. Tổng hợp và tổ chức nghiên cứu,
tiếp thu ý kiến của cơ quan phối hợp; báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố về các
vấn đề còn có ý kiến khác nhau.
4. Báo cáo đề xuất hoặc giải
trình nội dung liên quan cho Ủy ban nhân dân thành phố hoặc cơ quan nhà nước có
thẩm quyền về tình hình phối hợp theo quy định trong Quy chế này.
5. Chủ trì tổ chức hoạt động của
Đoàn kiểm tra liên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm, thực hiện kiểm tra công tác
quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố, thẩm định
các điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm và cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện cho
các cơ sở tham gia chuỗi thực phẩm an toàn, các chợ đầu mối.
Điều 6.
Trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan phối hợp
1. Tham gia các hoạt động phối hợp
theo kế hoạch chuẩn bị của cơ quan chủ trì phối hợp.
2. Cung cấp thông tin có liên
quan đến công việc cần phối hợp công tác.
3. Tuân thủ về thời gian góp ý
kiến theo yêu cầu của cơ quan chủ trì, phối hợp và chịu trách nhiệm về các ý kiến
của cơ quan mình; cung cấp thông tin, số liệu và chịu trách nhiệm về tính chính
xác của thông tin, số liệu.
4. Yêu cầu cơ quan chủ trì phối
hợp cung cấp tài liệu, thông tin cần thiết, phục vụ cho công tác phối hợp.
5. Từng đơn vị căn cứ vào kế hoạch
và nội dung của Thành phố để triển khai thực hiện công tác thông tin, giáo dục,
truyền thông về vệ sinh an toàn thực phẩm theo sự phân công và tham gia thực hiện
các chiến dịch truyền thông vệ sinh an toàn thực hiện theo sự phân công.
6. Phối hợp trong hoạt động kiểm
tra vệ sinh an toàn thực phẩm, xây dựng kế hoạch kiểm tra về vệ sinh an toàn thực
phẩm thuộc phạm vi ngành quản lý, cử cán bộ tham gia đoàn kiểm tra liên ngành vệ
sinh an toàn thực phẩm.
7. Phối hợp trong hoạt động
thanh tra vệ sinh an toàn thực phẩm, xây dựng kế hoạch thanh tra về vệ sinh an
toàn thực phẩm thuộc phạm vi ngành quản lý, chủ động phối hợp với Sở Tài nguyên
và Môi trường trong việc xử lý, thu hồi, giám sát, tổ chức tiêu hủy đối với các
sản phẩm thực phẩm không có nguồn gốc, không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm
khi bị phát hiện, tiến hành thanh tra vệ sinh an toàn thực phẩm các cơ sở sản
xuất, chế biến thực phẩm có lĩnh vực hoạt động thuộc phạm vi quản lý nhiều
ngành, khi có dấu hiệu vi phạm các quy định pháp luật về vệ sinh an toàn thực
phẩm.
8. Khi có ngộ độc thực phẩm xảy
ra, phối hợp với cơ quan chủ trì xử lý các cơ sở sai phạm thuộc phạm vi quản lý
của đơn vị theo quy định pháp luật.
9. Phối hợp trong hoạt động quản
lý chuỗi thực phẩm, có kế hoạch triển khai thực hiện hoạt động quản lý các chuỗi
thực phẩm an toàn gồm: chuỗi rau an toàn, chuỗi thịt và sản phẩm thịt, chuỗi thủy
hải sản; có trách nhiệm giám sát hoạt động của chuỗi thuộc trách nhiệm, phạm vi
quản lý.
Điều 7.
Trách nhiệm của Sở Y tế
1. Là cơ quan thường trực của
Ban Chỉ đạo liên ngành Vệ sinh an toàn thực phẩm thành phố, có trách nhiệm thực
hiện các nội dung quy định ở Điều 5 Quy chế này.
2. Chịu trách nhiệm quản lý nhà
nước về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với thực phẩm đã qua chế biến, lưu thông
trên thị trường, chủ trì phối hợp cùng Sở Thương mại quản lý hoạt động kinh
doanh hóa chất, phụ gia thực phẩm trên địa bàn thành phố.
3. Cấp giấy chứng nhận đủ điều
kiện vệ sinh an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm có
nguy cơ cao theo quy định tại Quyết định số 11/2006/QĐ-BYT ngày 09 tháng 3 năm
2006 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
4. Cấp Giấy chứng nhận tiêu chuẩn
sản phẩm theo quy định và phân cấp của Bộ Y tế tại Quyết định số 42/2005/QĐ-BYT
ngày 08 tháng 12 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành “Quy chế về
công bố tiêu chuẩn sản phẩm thực phẩm.
5. Cấp Giấy tiếp nhận hồ sơ quảng
cáo sản phẩm thực phẩm theo quy định tại Thông tư liên tịch số
06/2007/TTLT-BVHTT-BYT-BNN-BXD ngày 28 tháng 02 năm 2007 của Bộ Văn hóa - Thông
tin, Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Xây dựng hướng dẫn
thủ tục cấp giấy phép thực hiện quảng cáo một cửa liên thông và Thông tư liên tịch
01/2004/TTLT-BVHTT-BYT ngày 12 tháng 01 năm 2004 của Bộ Văn hóa - Thông tin và
Bộ Y tế hướng dẫn về hoạt động quảng cáo trong lĩnh vực y tế.
6. Thiết lập hệ thống thông tin
giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm đánh giá tình hình vệ sinh an toàn của
các loại thực phẩm được sản xuất, kinh doanh trên địa bàn thành phố.
7. Thông báo tên, địa chỉ các cơ
quan, đơn vị có chức năng kiểm nghiệm thực phẩm phục vụ công tác quản lý nhà nước
về vệ sinh an toàn thực phẩm.
8. Khi có ngộ độc thực phẩm xảy
ra, có trách nhiệm tổ chức cấp cứu và chữa trị cho người bị ngộ độc, tổ chức điều
tra, xác định nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm, sau đó tiến hành thanh tra xử
lý các sai phạm.
Điều 8.
Trách nhiệm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn
1. Thực hiện việc quản lý nhà nước
về vệ sinh an toàn thực phẩm trong suốt quá trình từ sản xuất nuôi trồng, khai
thác, thu hái, chế biến, giết mổ, bảo quản, vận chuyển cho đến khi nông sản thực
phẩm được đưa ra lưu thông trên thị trường.
2. Kiểm soát vệ sinh an toàn thực
phẩm đối với rau quả, thú y và thủy hải sản bao gồm kiểm dịch hàng ngày trên từng
quầy sạp, đơn vị kinh doanh, cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm, xử lý trứng.
3. Lập kế hoạch xây dựng và phát
triển vùng sản xuất nông sản an toàn (vùng rau quả an toàn, vùng chăn nuôi an
toàn).
4. Thực hiện các nhiệm vụ khác
theo quy định tại Điều 6 Quy chế này.
Điều 9.
Trách nhiệm của Sở Thương mại
1. Thực hiện việc quản lý nhà nước
đối với thực phẩm lưu thông trên thị trường.
2. Kiểm soát điều kiện kinh
doanh (mua bán, vận chuyển) thực phẩm tươi sống và chế biến tại các chợ.
3. Kiểm soát việc thực hiện các
quy định về quản lý chất lượng hàng hóa; kiểm tra, kiểm soát hàng thật, hàng giả,
hàng kém chất lượng, quá hạn sử dụng, nhập lậu không đảm bảo vệ sinh an toàn thực
phẩm.
4. Phối hợp Sở Y tế quản lý hóa
chất phụ gia thực phẩm.
5. Thực hiện các nhiệm vụ khác
theo quy định tại Điều 6 Quy chế này.
Điều 10.
Trách nhiệm của Sở Khoa học và Công nghệ
1. Nghiên cứu, xét duyệt, chuyển
giao công nghệ, quy trình sản xuất thực phẩm an toàn. Phối hợp quản lý và phát
triển các Trung tâm Kiểm nghiệm đạt chuẩn.
2. Triển khai, hướng dẫn, hỗ trợ
việc thực hiện các tiêu chuẩn, phương pháp quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm
theo tiêu chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn quốc tế.
3. Thực hiện các nhiệm vụ khác
theo quy định tại Điều 6 Quy chế này.
Điều 11.
Trách nhiệm của Sở Văn hóa và Thông tin
1. Tuyên truyền, phổ biến kiến
thức và pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm.
2. Quản lý việc quảng cáo sản phẩm,
hàng hóa thực phẩm theo đúng quy định của pháp luật.
3. Thực hiện các nhiệm vụ khác
theo quy định tại Điều 6 Quy chế này.
Điều 12.
Trách nhiệm của Sở Tài nguyên và Môi trường
1. Kiểm tra, kiểm soát về môi trường,
nước thải, rác thải đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm thuộc phạm
vi quản lý.
2. Đề xuất và giám sát thực hiện
tiêu hủy các sản phẩm thực phẩm, hóa chất phụ gia thực phẩm không đạt các tiêu
chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm.
3. Thực hiện các nhiệm vụ khác
theo quy định tại Điều 6 Quy chế này.
Điều 13.
Trách nhiệm của Sở Công nghiệp, Ban Quản lý các Khu
Chế xuất và Công nghiệp.
1. Kiểm tra, kiểm soát về vệ
sinh an toàn thực phẩm đối với bếp ăn tập thể của các cơ sở thuộc phạm vi quản
lý.
2. Thực hiện các nhiệm vụ khác
theo quy định tại Điều 6 Quy chế này.
Điều 14.
Trách nhiệm của Sở Giáo dục và Đào tạo
1. Kiểm tra, kiểm soát về vệ
sinh an toàn thực phẩm đối với bếp ăn tập thể của các cơ sở thuộc phạm vi quản
lý.
2. Xây dựng các mô hình điểm về
cung cấp thực phẩm đảm bảo vệ sinh cho các trường học trên địa bàn thành phố,
không để xảy ra ngộ độc thực phẩm trong các trường học.
3. Thực hiện các nhiệm vụ khác
theo quy định tại Điều 6 Quy chế này.
Điều 15.
Trách nhiệm của Công an thành phố
1. Phát hiện, điều tra xử lý và
hỗ trợ xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm.
2. Thực hiện các nhiệm vụ khác
theo quy định tại Điều 6 Quy chế này.
Điều 16.
Trách nhiệm của Sở Tài chính
1. Hướng dẫn việc quản lý, sử dụng
và kiểm tra kinh phí chương trình mục tiêu đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và
tiền phạt về vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm phục vụ tốt cho hoạt động đảm
bảo vệ sinh an toàn thực phẩm của thành phố.
2. Thực hiện các nhiệm vụ khác
theo quy định tại Điều 6 Quy chế này.
Điều 17.
Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các quận - huyện
1. Trực tiếp quản lý nhà nước về
vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn quận - huyện; phối hợp với Sở Y tế và
các sở - ngành có liên quan để thực hiện quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực
phẩm theo chức năng chuyên ngành; thực hiện và chỉ đạo thực hiện việc thẩm định
và cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện cho các cơ sở theo quy định tại Quyết định
số 11/2006/QĐ-BYT ngày 09 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
2. Thực hiện các nhiệm vụ khác
theo quy định tại Điều 6 Quy chế này.
Chương 3:
CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC VÀ BÁO
CÁO LIÊN NGÀNH
Điều 18.
Sở Y tế là cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo liên
ngành Vệ sinh an toàn thực phẩm thành phố, có trách nhiệm tổng hợp kế hoạch,
báo cáo của các sở - ngành để trình Ban Chỉ đạo liên ngành Vệ sinh an toàn thực
phẩm thành phố và Ủy ban nhân dân thành phố.
Điều 19.
Chế độ hội họp
Định kỳ 3 tháng 1 lần, Ban Chỉ đạo
liên ngành họp để đánh giá kết quả thực hiện chương trình, lập kế hoạch và đề
ra phương hướng nhiệm vụ thời gian tới; báo cáo đề xuất Ủy ban nhân dân thành
phố để có những chỉ đạo kịp thời phù hợp với tình hình thực tế.
Trường hợp đột xuất, Trưởng Ban
Chỉ đạo liên ngành sẽ triệu tập họp bất thường để giải quyết.
Điều 20.
Chế độ báo cáo
Các sở - ngành, đoàn thể, quận -
huyện báo cáo bằng văn bản về Sở Y tế các hoạt động tổ chức, triển khai thực hiện
công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, (có nhận định, đánh giá, khó khăn tồn
tại và hướng giải quyết), theo định kỳ 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng và cả năm.
Sở Y tế báo cáo bằng văn bản cho
Bộ Y tế, Ủy ban nhân dân thành phố và các cơ quan chức năng khác về hoạt động đảm
bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố theo quy định.
Chương 4:
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 21.
Sở Y tế và các sở - ngành có trách nhiệm phổ biến, hướng
dẫn và thực hiện Quy chế này. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, bất cập
cần phải điều chỉnh, sửa đổi cho phù hợp, Sở Y tế có trách nhiệm tổng hợp và đề
xuất Ủy ban nhân dân thành phố để xem xét, quyết định./.