ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC KẠN
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
1527/QĐ-UBND
|
Bắc
Kạn, ngày 28 tháng 9 năm 2017
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐỀ ÁN XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ
LIỆU QUỐC GIA VỀ AN SINH XÃ HỘI, ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO GIẢI QUYẾT
CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐẾN NĂM 2030
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC KẠN
Căn cứ Luật tổ chức chính quyền
địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Quyết định số
708/QĐ-TTg ngày 25 tháng 5 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Đề án
xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về an sinh xã hội, ứng dụng công nghệ thông tin
vào giải quyết chính sách an sinh xã hội đến năm 2020 và định hướng phát triển
đến năm 2030”;
Xét đề nghị của Sở Lao động -
Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 1323/TTr-LĐTBXH ngày 21 tháng 9 năm
2017,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này
Kế hoạch thực hiện Đề án xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về an sinh xã hội, ứng
dụng công nghệ thông tin vào giải quyết chính sách an sinh xã hội đến năm 2020
và định hướng phát triển đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn theo Quyết
định số 708/QĐ-TTg ngày 25 tháng 5 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ.
Điều 2. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Thủ trưởng các cơ
quan, đơn vị có liên quan và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành
phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Bộ Lao động-TB&XH;
- CT, PCT UBND tỉnh;
- Các Sở, cơ quan: LĐTBXH, TT&TT, Y tế, Tài chính, Tư pháp, Công an
tỉnh, BHXH tỉnh; VP Điều phối XDNTM&GN;
- Báo, Đài PTTH Bắc Kạn;
- UBND các huyện, thành phố;
- LĐVP;
- Lưu: VT, Huệ
|
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Phạm Duy Hưng
|
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN ĐỀ ÁN XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU QUỐC
GIA VỀ AN SINH XÃ HỘI,ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO GIẢI QUYẾT CHÍNH SÁCH AN
SINH XÃ HỘI ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐẾN NĂM 2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
BẮC KẠN
Kèm theo Quyết định số 1527/QĐ-UBND ngày 28 tháng 9 năm 2017 của Ủy ban nhân
dân tỉnh Bắc Kạn
Phần I
KHÁI QUÁT THỰC
TRẠNG VỀ CƠ SỞ DỮ LIỆU AN SINH XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
I. TÌNH HÌNH ĐỐI
TƯỢNG AN SINH XÃ HỘI VÀ DỰ BÁO ĐẾN NĂM 2020
1. Tình hình đối tượng an sinh
xã hội
a) Đối tượng trợ giúp xã hội, hộ nghèo, hộ cận
nghèo
Hiện nay, số
đối tượng hưởng các chính sách trợ giúp xã hội hàng tháng trên địa bàn tỉnh
là 8.373 cá nhân và hộ gia đình, trong đó: 80
trẻ em và người từ 16-22 tuổi đang đi
học mất nguồn nuôi dưỡng; 3.365 người cao tuổi không có
lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng; 570 người cao tuổi thuộc hộ
nghèo, 68 người cao tuổi nghèo không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng;
3.541 người khuyết tật; 584 hộ gia đình trực tiếp chăm sóc người khuyết tật;
526 người đơn thân, thuộc hộ nghèo đang nuôi con nhỏ.
Theo kết quả điều tra, rà soát hộ
nghèo, hộ cận nghèo cuối năm 2016, toàn tỉnh có 20.809
hộ nghèo với trên 100.000 nhân khẩu, 10.114
hộ gia đình cận nghèo với trên 50.000 khẩu.
Là một tỉnh miền núi có điều kiện
tự nhiên không thuận lợi, hàng năm do ảnh hưởng của thiên
tai, mất mùa, rủi ro đã khiến cho nhiều hộ gia đình cư trú trên địa bàn tỉnh có
nguy cơ thiếu đói, có khoảng trên 4.000 lượt hộ gia đình với trên 20.000 lượt nhân khẩu cần
hỗ trợ lương thực hàng năm; có khoảng từ 200 - 300 lượt cá nhân, gia đình bị ảnh hưởng bởi thiên tai, bão lũ, rủi ro đột
xuất cần phải trợ giúp đột xuất. Hàng năm, ngân sách tỉnh đã dành trên 50 tỷ đồng
để chi trợ cấp xã hội hàng tháng và trợ giúp đột xuất cho các đối tượng bảo trợ
xã hội tại cộng đồng, đối tượng trong các cơ sở bảo trợ xã hội.
Toàn tỉnh hiện có 04 cơ sở trợ
giúp xã hội công lập, trong đó có 02 cơ sở thuộc ngành Lao động - Thương binh
và Xã hội quản lý, 01 cơ sở thuộc ngành Y tế quản lý và 01 cơ sở thuộc ngành
Giáo dục quản lý. Hàng năm, các cơ sở trợ giúp xã hội đã tiếp nhận, quản lý,
chăm sóc và trợ giúp tại cơ sở cho khoảng 150 đối tượng và cung cấp các dịch vụ
trợ giúp tại cộng đồng cho trên 100 lượt đối tượng.
Hàng năm, trên địa bàn tỉnh có
trên 6.000 hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo được vay vốn tín dụng ưu
đãi để phát triển sản xuất với mức vay bình quân 37.000.000 đồng/lượt hộ; trên
60.000 lượt người nghèo, người cận nghèo, người dân tộc thiểu số được cấp thẻ bảo
hiểm y tế miễn phí hoặc hỗ trợ một phần kinh phí mua thẻ bảo hiểm y tế năm
2016.
b) Đối tượng
hưởng chính sách người có công
Tính đến tháng 9 năm 2017, ngành Lao động - Thương binh và Xã hội đang
quản lý hơn 29.000 hồ sơ đối tượng người có công, trong đó: Liệt sĩ là 2.184;
thương, bệnh binh là 1.354; địch bắt tù đày là 22; chất độc hóa học gần 2.000 đối
tương (bao gồm cả con đẻ); trên 13.900 người hoạt động kháng chiến giải phóng
dân tộc…; có 98 mẹ được Chủ tịch Nước quyết định phong tặng, truy tặng danh hiệu
vinh dự nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”, trong đó còn sống là 09 mẹ (9/9 mẹ
đều có tổ chức, cơ quan nhận chăm sóc, phụng dưỡng suốt đời).
Tính đến cuối năm 2016, có 3.504 người được nhận trợ cấp
ưu đãi người có công hàng tháng, 1.804
người được nhận trợ cấp một lần và hơn 4.000 người có công, thân nhân của người có công được hỗ trợ cấp
thẻ bảo hiểm y tế.
c) Đối tượng tham gia bảo hiểm xã
hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp
Tính đến cuối năm 2016, tổng số
người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp là
304.551 người; trong đó:
- Số tham gia bảo hiểm xã hội:
23.116 người;
- Số tham gia bảo hiểm xã hội tự
nguyện: 768 người;
- Số tham gia bảo hiểm y tế: 303.783 người (số được ngân sách nhà
nước đóng là 225.143 người; số được ngân sách nhà nước hỗ trợ đóng là:
20.363 người);
- Số tham gia bảo hiểm thất nghiệp:
15.960 người.
Hiện nay, mỗi năm cơ quan Bảo hiểm
xã hội giải quyết cho khoảng 700 người hưởng bảo hiểm xã hội hằng tháng; gần
1.000 hồ sơ hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần, 5.300 lượt người hưởng chế độ
ốm đau, thai sản, dưỡng sức, phục hồi sức khỏe và hàng tháng chi trả lương hưu,
trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp thất nghiệp trên 10.000 lượt người.
2. Dự báo đối tượng đến năm
2020
a) Đối tượng bảo trợ xã hội và hộ
nghèo
Có khoảng
trên 16.000 lượt người được hưởng trợ giúp xã hội thường xuyên tại cộng đồng
và các cơ sở bảo trợ xã hội (trong đó trên 50% là người cao tuổi).
Tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm từ
2-2,5%/năm, riêng các huyện thuộc khu vực 30a là 3,04%/năm.
b) Đối tượng
người có công: Quản lý khoảng 30.000 hồ sơ.
c) Đối tượng tham gia bảo hiểm xã
hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp 318.000 người.
II. KHÁI QUÁT KẾT
QUẢ XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU VỀ AN SINH XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
1. Công tác ban hành các văn bản
chỉ đạo, điều hành về hình thành cơ sở dữ liệu về an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh
Thực hiện các văn bản hướng dẫn,
chỉ đạo của Chính phủ, các bộ ngành trung ương, trong thời gian qua, Ủy ban nhân
dân tỉnh và ngành chức năng đã ban hành nhiều Kế hoạch trong các lĩnh vực
như: Điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hàng năm; điều tra, thu thập
thông tin hộ nghèo, cận nghèo, hộ gia đình có đối tượng bảo trợ xã hội; điều
tra thu thập thông tin thị trường lao động; khảo sát, đánh giá nhu cầu đào tạo
của lực lượng lao động, nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo theo các loại hình
doanh nghiệp; người khuyết tật…Các nội dung thông tin về các nhóm đối tượng
trên sau khi thu thập đã được phân tích, lưu trữ và cập nhật một phần vào các hệ
thống quản lý thông tin như: Hệ thống thông tin về thị trường lao động; hệ thống
thông tin trợ giúp xã hội…qua đó đã hình thành cơ sở dữ liệu ban đầu về an sinh
xã hội trên địa bàn tỉnh.
2. Hệ thống chỉ tiêu theo dõi,
quản lý chính sách an sinh xã hội
Hội đồng nhân
dân tỉnh Bắc Kạn đã ban hành Nghị quyết số 11/2016/NQ - HĐND ngày 29 tháng 4
năm 2016 về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc
phòng - an ninh 5 năm 2016 - 2020. Nghị quyết đề ra một số chỉ tiêu có liên
quan đến công tác an sinh xã hội bao gồm:
a) Về giáo dục và đào tạo
- Đến năm 2020, có thêm 40 trường
đạt chuẩn quốc gia;
- Tỷ lệ tốt nghiệp trung học phổ
thông hằng năm đạt từ 90% trở lên.
b) Về y tế
- Duy trì tỷ lệ tăng dân số tự
nhiên ở mức 1%;
- Đến năm 2020, tỷ lệ trẻ em dưới
5 tuổi bị suy dinh dưỡng giảm xuống dưới 18%; đạt 16 bác sĩ/vạn dân; 100% xã đạt
bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã;
- Tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y
tế năm 2020 đạt 96,3%.
c) Về an sinh xã hội
- Phấn đấu đến năm 2020, tỷ lệ lao
động qua đào tạo đạt trên 40%;
- Hàng năm giải quyết việc làm
bình quân cho 4.500 lao động;
- Tỷ lệ hộ nghèo bình quân giảm từ
2 - 2,5%/năm, trong đó tỷ lệ hộ nghèo tại các huyện nghèo 30a giảm 3-4%/năm;
- 60% xã, phường, thị trấn không
có tệ nạn ma túy, mại dâm.
Ngoài ra, thực hiện chế độ báo
cáo, thống kê do các bộ ngành Trung ương quy định, hàng năm, các Sở Lao động -
Thương binh và Xã hội, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Tư pháp, Công an đều thực hiện
thống kê, báo cáo theo các hệ thống tiêu chí thống kê, báo cáo của các ngành
trong đó có nhiều chỉ tiêu có liên quan đến an sinh xã hội.
3. Hệ thống phần mềm quản lý và
cơ sở dữ liệu thành phần về an sinh xã hội
Thực hiện Nghị định số
64/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về ứng dụng công nghệ
thông tin trong hoạt động quản lý nhà nước, một số sở, ngành đã tổ chức triển
khai, bước đầu đã hình thành các hệ thống cơ sở dữ liệu chuyên ngành. Trong đó,
một số hệ thống cơ sở dữ liệu được xây dựng tương đối bài bản gồm lĩnh vực: bảo hiểm xã hội, thông tin thị trường lao động, dữ
liệu chứng minh thư nhân dân...Các hệ thống trên được triển khai cụ thể như
sau:
a) Hệ thống thông tin quản lý và
cơ sở dữ liệu lĩnh vực bảo hiểm xã hội
Hoạt động bảo hiểm xã hội tỉnh đã
triển khai thực hiện giao dịch điện tử về thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và
cấp sổ bảo hiểm xã hội, cấp thẻ bảo hiểm y tế, đã thực hiện kết nối liên thông
giữa phần mềm quản lý của các cơ sở Y tế với phần mềm giám định bảo hiểm y tế của
cơ quan bảo hiểm xã hội.
b) Hệ thống thông tin và cơ sở
dữ liệu người có công
Tỉnh đã cập nhật đầy đủ thông tin
về cơ sở dữ liệu về mộ liệt sĩ, nghĩa trang liệt sĩ; đồng thời ứng dụng triển
khai phần mềm “Quản lý tài chính trợ cấp ưu đãi người có công” để cập nhật, quản
lý thông tin và phục vụ hoạt động chi trả trợ cấp đối với người có công theo 02
cấp: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội;
quản lý hồ sơ đối tượng và danh sách chi trả trợ cấp; quản lý công tác lập dự
toán, cấp phát kinh phí và chi trả trợ cấp ưu đãi người có công…
c) Hệ thống thông tin và cơ sở
dữ liệu bảo trợ xã hội và giảm nghèo
Trong khuôn khổ dự án “Tăng cường
Hệ thống trợ giúp xã hội Việt Nam”, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã tiến
hành cập nhật toàn bộ dữ liệu hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ có đối tượng bảo trợ
xã hội trên địa bàn tỉnh đến cuối năm 2015 vào Hệ thống quản lý thông tin về hộ
nghèo, hộ cận nghèo và hộ có đối tượng bảo trợ xã hội. Dự kiến trong năm 2017,
tỉnh sẽ hoàn tất việc cập nhật dữ liệu của các năm 2016, 2017 vào hệ thống để sử
dụng thường xuyên.
4. Hạ tầng ứng dụng công nghệ
thông tin của tỉnh
Cho tới thời điểm hiện nay, hạ tầng
công nghệ thông tin của tỉnh đã được cải thiện đáng kể: 100% các sở, ban,
ngành, 8/8 Ủy ban nhân dân huyện, thành phố có mạng LAN và được kết nối
Internet; tỷ lệ cán bộ công chức, viên chức được trang bị máy tính đạt trên
90%; tỷ lệ cán bộ công chức, viên chức được cấp và sử dụng thư điện tử công vụ
của tỉnh để trao đổi công việc đạt 100%; đã triển khai phần mềm Quản lý văn bản
và Hồ sơ công việc đến 100% cơ quan nhà nước cấp tỉnh, huyện và sẽ hoàn thành
triển khai phần mềm đến cấp xã trong tháng 10 năm 2017. Phần mềm cho phép liên
thông, trao đổi văn bản điện tử một cách nhanh chóng, thuận tiện giữa cả 03 cấp
chính quyền; hiện đang triển khai hệ thống “Một cửa“, “Một cửa liên thông” và
cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức 3 và mức 4 (dự kiến hoàn thành việc triển
khai hệ thống này trong tháng 12 năm 2017). Đã triển khai cấp và ứng dụng chữ
ký số chuyên dùng cho các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh, sẵn sàng cho các hệ
thống thông tin trong hệ thống Chính quyền điện tử và các giao dịch điện tử
G2B, G2C,...; 100% các sở, ban, ngành, huyện, thành phố có Trang/Cổng thông tin
điện tử; Chuyên trang thủ tục hành chính, một cửa của tỉnh cung cấp địa chỉ
đăng nhập để tra cứu thủ tục hành chính, hồ sơ và dịch vụ công thuận tiện cho
người dân, doanh nghiệp. Hiện nay, 100% thủ tục hành chính được cung cấp dạng dịch
vụ công trực tuyến mức độ 2. Hầu hết cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh có
trình độ ứng dụng công nghệ thông tin đáp ứng được yêu cầu công việc. Việc ứng
dụng công nghệ thông tin cơ bản đáp ứng được yêu cầu trong cải cách thủ tục
hành chính, nâng cao hiệu quả trong chỉ đạo điều hành của các cấp chính quyền,
góp phần minh bạch hóa các hoạt động của cơ quan nhà nước, đồng thời nâng cao
chất lượng phục vụ cho người dân và doanh nghiệp.
5. Nguồn nhân lực
Đội ngũ cán bộ, nhân viên làm công
tác an sinh xã hội toàn tỉnh lớn, tập trung chủ yếu ở các đơn vị như:
- Làm việc tại các Sở, ban, ngành
cấp tỉnh:
+ Bảo hiểm xã hội tỉnh: 15
người;
+ Sở Lao động - Thương binh và Xã
hội: 15 người
+ Sở Y tế:12 người;
+ 80 cán bộ, công chức, viên chức,
nhân viên các cơ sở bảo trợ xã hội.
- Cấp huyện (gồm 08 huyện, thành phố)
mỗi đơn vị gồm:
+ Phòng Lao động - Thương binh và
Xã hội bình quân 03 người/phòng.
+ Trung tâm Y tế bình quân 50 người/trung
tâm.
+ Bảo hiểm xã hội huyện bình
quân 3 người/đơn vị.
- Cấp xã: 122 đơn vị cấp xã, mỗi
xã có khoảng 05 người làm công việc liên quan đến công tác an sinh xã hội.
6. Ngân sách dành cho ứng dụng
công nghệ thông tin, cơ sở dữ liệu an sinh xã hội
Đến nay, đầu tư ứng dụng công
nghệ thông tin, xây dựng các cơ sở dữ liệu thành phần của Hệ thống cơ sở dữ
liệu về an sinh xã hội được đầu tư từ nhiều nguồn (Chương trình mục tiêu quốc
gia, đề án, vốn vay, vốn tài trợ và kinh phí khác). Tuy nhiên, ngân sách tỉnh
chưa hỗ trợ được nhiều cho việc vận dụng, ứng dụng công nghệ thông tin trong thực
hiện nhiệm vụ.
Giai đoạn 2008 - 2016, các hệ
thống thông tin và cơ sở dữ liệu thành phần của Hệ thống cơ sở dữ liệu an
sinh xã hội của tỉnh đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt và thực hiện gồm:
- Hệ thống thông tin và cơ sở dữ
liệu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế;
- Hệ thống thông tin và cơ sở dữ
liệu thị trường lao động tại tỉnh;
- Phần mềm quản lý đối tượng bảo
trợ xã hội, hộ nghèo;
- Phần mềm quản lý đối tượng người
có công.
7. Khó khăn, vướng mắc
Hệ thống chỉ tiêu thống kê, báo
cáo về an sinh xã hội chưa đồng bộ, thống nhất. Cho đến nay chưa có hệ thống chỉ
tiêu thống kê và các thông tin đồng bộ, thống nhất về an sinh xã hội trên phạm
vi toàn quốc, chỉ có các hệ thống chỉ tiêu thống kê trong từng lĩnh vực cụ thể
của các Bộ, ngành. Chưa hình thành được mã số định danh cá nhân/mã số an sinh
xã hội cấp quốc gia (hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư xây dựng với mục
tiêu xây dựng mã số công dân, cấp cho 01 người từ lúc sinh cho đến khi chết đã
được xây dựng nhưng tiến độ kéo dài đến năm 2020 mới hoàn thành). Công tác thu
thập, tổng hợp, báo cáo số liệu còn thiếu chi tiết, chưa đáp ứng yêu cầu, chưa
thực sự tạo điều kiện thuận tiện cho cán bộ cơ sở, nhất là cấp xã, phường và cấp
huyện, thành phố thực hiện, dẫn tới tình trạng số liệu tổng hợp được chưa chính
xác.
Các hệ thống phần mềm quản lý và
cơ sở dữ liệu an sinh xã hội chưa đồng bộ, thống nhất. Hệ thống cơ sở dữ liệu
chuyên ngành được hình thành và phát triển không đồng bộ. Hệ thống thông tin và
cơ sở dữ liệu hiện có chưa được chuẩn hóa; việc thu thập, cập nhật, quản lý
thông tin còn mang mang tính đơn lẻ, chưa đầy đủ, kịp thời, độ tin cậy chưa
cao, hiệu quả sử dụng thấp. Do đó không thể cập nhập, theo dõi biến động dẫn đến
không đáp ứng được yêu cầu quản lý nhà nước kịp thời, chính xác. Bên cạnh đó,
do thiếu sự phát triển đồng bộ nên các cơ sở dữ liệu chuyên ngành không có sự
kết nối dẫn đến không hiệu quả, tốn kém từ khâu thu thập thông tin, quản lý,
khai thác, chia sẻ. Thiếu sự kết nối nên vẫn xảy ra tình trạng trùng, sai, gây
lãng phí cho nhà nước. Nguồn kinh phí đầu tư cho ứng dụng công nghệ thông tin,
cơ sở dữ liệu còn hạn chế.
Phần II
MỤC TIÊU VÀ CÁC
NỘI DUNG CỦA KẾ HOẠCH
I. MỤC TIÊU
Triển
khai ứng dụng công nghệ thông
tin vào giải quyết chính sách an
sinh xã hội cho người dân, đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân; nâng
cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, đổi mới về tổ chức
và đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến trong lĩnh vực an sinh xã hội, góp phần phát triển Chính phủ điện tử.
1. Mục tiêu đến năm 2020
a) Ứng dụng công nghệ thông tin
trong đăng ký, giải quyết chính sách, chi trả cho đối tượng
thụ hưởng chính sách an sinh xã hội kịp thời, công khai và minh bạch.
b) Xây dựng cơ sở dữ liệu của tỉnh góp phần xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia
về an sinh xã hội bao gồm thông tin cơ bản về công dân Việt Nam là đối tượng của
các chính sách: Trợ giúp xã hội, giảm nghèo, người
có công với cách mạng, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm
y tế và bảo hiểm thất nghiệp.
2. Định hướng đến năm 2030
Cập nhật thông tin các lĩnh vực
khác trên địa bàn tỉnh góp phần mở rộng cơ sở dữ liệu quốc gia về an sinh xã hội
gồm thông tin thêm về các lĩnh vực: Trẻ em, dạy nghề, việc làm, bình đẳng giới,
phòng chống tệ nạn xã hội và các lĩnh vực khác của an sinh xã hội theo quy định
của pháp luật.
II. CÁC NỘI
DUNG CHÍNH CỦA KẾ HOẠCH
1. Rà soát, đề xuất sửa đổi bổ
sung, ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành các
văn bản để triển khai cơ sở dữ liệu quốc gia về an sinh xã hội
Rà soát tất cả các văn bản chỉ đạo,
hướng dẫn triển khai việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý thực hiện
các chính sách an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh; các phần mềm đã và đang được
triển khai trong việc quản lý thực hiện các chính sách an sinh xã hội trên địa
bàn tỉnh Bắc Kạn (bao gồm cả của trung ương và địa phương)
- Cơ quan chủ trì: Sở Thông tin và
Truyền thông;
- Cơ quan phối hợp: Các sở, ban,
ngành chủ trì vận hành và sử dụng phần mềm, các cơ quan liên quan;
- Thời gian thực hiện: Từ năm
2017.
2. Bảo đảm việc cập nhật, tích
hợp và trao đổi với cơ sở dữ liệu quốc gia về an sinh xã hội
Nghiên cứu xây dựng các hệ thống
chỉ số đầu vào, đầu ra, bảo đảm việc cập nhật của cơ sở dữ liệu thành phần để cập
nhật, tích hợp, trao đổi thông tin được với cơ sở dữ liệu quốc gia về an sinh
xã hội.
- Cơ quan chủ trì: Sở Thông tin và
Truyền thông;
- Cơ quan phối hợp: Các sở, ban,
ngành chủ trì vận hành và sử dụng phần mềm, các cơ quan liên quan;
- Thời gian thực hiện: Từ năm
2018.
3. Ứng dụng công nghệ thông tin
trong giải quyết chính sách an sinh xã hội, quản lý và cập nhật cơ sở dữ liệu
quốc gia về an sinh xã hội thuộc lĩnh vực của cơ quan/đơn vị phụ trách
a) Tham mưu bổ sung lồng ghép các
nhiệm vụ thực hiện của Kế hoạch thực hiện Đề án xây dựng cơ sở dữ liệu quốc
gia về an sinh xã hội, ứng dụng công nghệ thông tin vào giải quyết chính sách
an sinh xã hội đến năm 2020 và định hướng phát triển đến năm 2030 vào Đề án xây
dựng chính quyền điện tử 2017 - 2020
- Cơ quan chủ trì: Sở Thông tin và
Truyền thông;
- Cơ quan phối hợp: Các sở, ban,
ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố;
- Thời gian thực hiện: Năm 2018.
b) Cập nhật cơ sở dữ liệu quốc gia
thông tin về các đối tượng thông qua “Hệ thống thông tin quản lý giảm nghèo và
bảo trợ xã hội - MIS POSASOFT“ do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng
và triển khai
- Đối tượng và chính sách trợ giúp
xã hội theo quy định tại Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013
của Thủ tướng Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo
trợ xã hội và các văn bản có liên quan.
+ Cơ quan chủ trì: Sở Lao động -
Thương binh và Xã hội;
+ Cơ quan phối hợp: Sở Tài chính
và các sở, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố;
+ Thời gian thực hiện: Từ năm 2017
cập nhật dữ liệu từ năm 2016, 2017 đến 2018 cập nhật hàng tháng.
- Đối tượng và chính sách giảm
nghèo theo quy định tại Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19 tháng 11 năm 2015
của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng
cho giai đoạn 2016 - 2020 và các văn bản pháp luật có liên quan.
+ Cơ quan chủ trì: Văn phòng Điều
phối Xây dựng nông thôn mới và Giảm nghèo tỉnh;
+ Cơ quan phối hợp: Các Sở: Kế
hoạch và Đầu tư, Tài chính, Lao động- Thương binh và Xã hội và các sở
ngành liên quan; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố;
+ Thời gian thực hiện: Năm 2017 cập
nhật dữ liệu của năm 2016 năm 2017; đến năm 2018, cập nhật hàng tháng.
c) Cập nhật cơ sở dữ liệu quốc gia
về đối tượng và chính sách ưu đãi người có công với cách mạng được quy định tại
Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng và các văn bản pháp luật có liên
quan thông qua phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý hồ
sơ người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh
- Cơ quan chủ trì: Sở Lao động -
Thương binh và Xã hội;
- Cơ quan phối hợp: Sở Tài chính,
Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố;
- Thời gian thực hiện: Năm 2017 và
những năm tiếp theo.
d) Cập nhật cơ sở dữ liệu các thông
tin về đối tượng và chính sách bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại Luật Việc
làm và các văn bản hướng dẫn Luật
- Cơ quan chủ trì: Bảo hiểm xã hội
tỉnh;
- Cơ quan phối hợp: Sở Lao động -
Thương binh và Xã hội, các sở, ngành liên quan; các doanh nghiệp và Ủy ban
nhân dân các huyện, thành phố;
- Thời gian thực hiện: Cập nhật
hàng tháng, hàng quý.
e) Cập nhật cơ sở dữ liệu các
thông tin về đối tượng và chính sách bảo hiểm xã hội theo quy định tại Luật Bảo
hiểm xã hội và các văn bản hướng dẫn luật
- Cơ quan chủ trì: Bảo hiểm xã hội
tỉnh;
- Cơ quan phối hợp: Sở Lao động -
Thương binh và Xã hội, doanh nghiệp, các sở, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân
các huyện, thành phố;
- Thời gian thực hiện: Hàng tháng.
g) Cập nhật cơ sở dữ liệu thông
tin về đối tượng và chính sách bảo hiểm y tế
- Cơ quan chủ trì: Bảo hiểm xã hội
tỉnh;
- Cơ quan phối hợp: Sở Y tế, Sở
Lao động - Thương binh và Xã hội, các sở, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân
các huyện, thành phố;
- Thời gian thực hiện: Cập nhật
hàng tháng.
h) Cập nhật, tích hợp các thông
tin định danh công dân theo quy định tại Điều 9 Luật Căn cước công dân và các
văn bản hướng dẫn Luật vào cơ sở dữ liệu quốc gia
- Cơ quan chủ trì: Công an
tỉnh;
- Cơ quan phối hợp: Sở Tư pháp,
các cơ quan liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố;
- Thời gian thực hiện: Từ năm
2018.
4. Xây dựng Cổng Thông tin điện
tử an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh
- Cơ quan chủ trì: Sở Thông tin và
Truyền thông;
- Cơ quan phối hợp: Sở Lao động -
Thương binh và Xã hội, các Sở, ban, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện,
thành phố;
- Thời gian thực hiện: Năm 2020.
5. Tổ chức chi trả trợ giúp xã
hội thông qua tổ chức cung cấp dịch vụ công
Từ tháng 6 năm 2016, tỉnh Bắc Kạn
đã thực hiện chi trả trợ giúp xã hội hàng tháng tại cộng đồng cho các đối tượng
bảo trợ xã hội thông qua đơn vị cung cấp dịch vụ công là hệ thống Bưu điện từ tỉnh
đến huyện, xã. Sau một năm thực hiện, bước đầu thu một số kết quả nhất định như
đối tượng được nhận kinh phí đầy đủ, thuận lợi trong quá trình chi trả.
Đến tháng 6 năm 2017, công tác chi
trả chế độ chính sách qua dịch vụ công tiếp tục được mở rộng, ngành Lao động -
Thương binh và Xã hội đã ký hợp đồng với Bưu điện để tổ chức thực hiện chi trả
trợ cấp ưu đãi người có công, đến nay hình thức chi trả này đã được áp dụng
trên toàn tỉnh và sẽ tiếp tục thực hiện trong những năm tiếp theo. Ngành Lao động
- Thương binh và Xã hội phối hợp với Bưu điện trong kiểm tra, giám sát đảm bảo
hoạt động chi trả trợ giúp xã hội thông qua tổ chức cung cấp dịch vụ công đạt
hiệu quả, đúng quy định.
6. Tuyên truyền, nâng cao nhận
thức
Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền,
phổ biến quan điểm chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước về vai trò, tác dụng của sổ an sinh xã hội, thẻ an sinh xã hội điện tử và
cơ sở dữ liệu về an sinh xã hội. Đồng thời nâng cao nhận
thức về trách nhiệm của các cấp, các ngành và người dân trong việc
thực hiện sổ an sinh xã hội, thẻ an sinh xã hội điện tử và
cơ sở dữ liệu về an sinh xã hội.
7. Đào tạo, tập huấn, nâng cao
năng lực
Hàng năm, các Sở, ngành, địa phương
triển khai tổ chức tập huấn, bồi dưỡng để nâng cao năng lực
cho đội ngũ cán bộ, viên chức, nhân viên trong việc ứng dụng,
khai thác hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu về an sinh xã hội trên địa bàn. Bảo
đảm đội ngũ cán bộ, nhân viên sử dụng thành thạo việc khai thác hệ thống thông
tin và cơ sở dữ liệu về an sinh xã hội phục vụ công tác chuyên môn và quản lý đạt
kết quả tốt.
8. Giám sát, đánh giá việc thực
hiện xây dựng cơ sở dữ liệu an sinh xã hội
Thường xuyên tổ chức các đợt kiểm tra,
giám sát, đánh giá thực hiện xây dựng cơ sở dữ liệu an
sinh xã hội nhằm kịp thời phát hiện những tồn tại, hạn chế, đề ra các biện pháp
khắc phục trong việc triển khai thực hiện Kế hoạch.
Phần III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
I. PHÂN CÔNG
THỰC HIỆN
1. Sở
Lao động - Thương binh và Xã hội
- Chủ trì phối hợp với các sở,
ban, ngành, các đơn vị có liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tham
mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc tổ chức triển khai Kế hoạch.
- Thường xuyên theo dõi, đôn đốc, kiểm
tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện Kế hoạch. Tham mưu tổng kết thực hiện Kế
hoạch giai đoạn 1 vào năm 2020, tiếp tục triển khai giai đoạn tiếp theo đến năm
2030, báo cáo tình hình thực hiện Kế hoạch theo quy định.
2. Sở Tài chính
Hàng năm, căn cứ khả
năng cân đối ngân sách, chủ trì phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
và các đơn vị có liên quan tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí nguồn kinh
phí để thực hiện Kế hoạch này. Hướng dẫn, kiểm tra quyết toán việc sử dụng kinh
phí đúng quy định.
3. Sở Thông tin và Truyền Thông; Báo, Đài Phát
thanh và Truyền hình Bắc Kạn
Đẩy mạnh hoạt động
tuyên truyền, phổ biến quan điểm chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước
về vai trò, tác dụng của sổ an sinh xã hội, thẻ an sinh xã hội điện tử và cơ sở
dữ liệu về an sinh xã hội và tuyên truyền các nội dung triển khai hoạt động của
Kế hoạch trên địa bàn tỉnh. Sở Thông tin và Truyền
thông chủ động xây dựng kế hoạch triển khai các hoạt động
theo nội dung kế hoạch phân công.
4. Công an tỉnh,
Sở Y tế, Bảo hiểm xã hội tỉnh, Văn phòng Điều
phối xây dựng Nông thôn và Giảm nghèo tỉnh
Phối hợp với Sở
Lao động - Thương binh và Xã hội triển khai các hoạt động thuộc lĩnh vực ngành quản lý; chủ động xây dựng kế hoạch triển khai các hoạt động theo nội dung Kế hoạch.
5. Ủy ban nhân dân các huyện,
thành phố
- Căn cứ nội dung Kế hoạch này và
điều kiện thực tế của địa phương, xây dựng kế hoạch cụ thể và tổ chức triển
khai thực hiện trên địa bàn.
- Triển khai thực hiện các chính
sách an sinh xã hội đối với các đối tượng tại địa phương đảm bảo kịp thời, đầy
đủ, đúng chính sách, đúng đối tượng.
- Cập nhật thông tin các đối tượng
hưởng chính sách trợ giúp xã hội vào phần mềm để phục vụ cho công tác quản lý
và thực hiện chính sách đạt hiệu quả.
- Chủ động bố trí nguồn kinh phí từ
ngân sách địa phương để thực hiện các nội dung của Kế hoạch; lồng ghép việc thực
hiện Kế hoạch với các chương trình khác có liên quan trên địa bàn.
- Tổ chức kiểm tra, giám sát, định
kỳ hàng năm báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch về Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở
Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp).
II. KINH
PHÍ THỰC HIỆN
1. Năm 2017, sử dụng nguồn kinh
phí đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Từ năm 2018 đến năm 2020, kinh
phí thực hiện được bố trí từ nguồn kinh phí của Đề án và các nguồn vốn như vốn
doanh nghiệp, chi phí dịch vụ chi trả các chính sách an sinh xã hội, nguồn vốn
ngân sách nhà nước được bố trí trong dự toán chi thường xuyên hàng năm theo
phân cấp của Luật Ngân sách nhà nước; nguồn huy động, tài trợ, đóng góp của các
tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước và các nguồn hợp pháp khác theo quy định của
pháp luật.
Trên đây là Kế hoạch thực hiện Đề
án xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về an sinh xã hội, ứng dụng công nghệ thông
tin vào giải quyết chính sách an sinh xã hội đến năm 2020 và định hướng phát
triển đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn./.