UỶ BAN NHÂN
DÂN
TỈNH LẠNG SƠN
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 164/KH-UBND
|
Lạng Sơn, ngày
20 tháng 9 năm 2017
|
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN ĐỀ ÁN XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU QUỐC GIA VỀ AN SINH
XÃ HỘI, ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO GIẢI QUYẾT CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI ĐẾN
NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐẾN NĂM 2030
Thực hiện Quyết định số 708/QĐ-TTg ngày 25/5/2017
của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia
(CSDLQG) về an sinh xã hội (ASXH), ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào giải
quyết chính sách ASXH đến năm 2020 và định hướng phát triển đến năm 2030; Công
văn số 2999/LĐTBXH-BTXH, ngày 19/7/2017 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
về việc triển khai thực hiện Đề án “Xây dựng CSDLQG về ASXH, ứng dụng CNTT vào
giải quyết chính sách ASXH đến năm 2020 và định hướng phát triển đến năm 2030”
(Sau đây gọi tắt là Đề án). UBND tỉnh Lạng Sơn xây dựng Kế hoạch thực hiện Đề
án như sau:
Phần I
KHÁI QUÁT THỰC TRẠNG VỀ
CƠ SỞ DỮ LIỆU AN SINH XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
I. TÌNH HÌNH ĐỐI TƯỢNG ASXH
VÀ DỰ BÁO ĐẾN NĂM 2020
1. Tình hình đối tượng ASXH
a) Đối tượng trợ giúp xã hội, hộ nghèo, hộ cận
nghèo
Hiện
nay, số đối tượng đang hưởng các chính sách trợ giúp xã hội hằng tháng trên địa
bàn toàn tỉnh là 18.326 người, chiếm khoảng 2,38% dân số toàn tỉnh, trong đó có
8.835 người cao tuổi không có người phụng dưỡng và không có lương hưu, trợ cấp
xã hội; 730 trẻ em mất nguồn nuôi dưỡng và người từ 16-22 tuổi mất nguồn nuôi
dưỡng đang đi học; 7.325 người khuyết tật; 1.436 người thuộc các đối tượng khác
(người trực tiếp chăm sóc người khuyết tật, người đơn thân, thuộc hộ nghèo nuôi
con nhỏ, hộ gia đình nhận chăm sóc trẻ em mất nguồn nuôi dưỡng…). Theo kết quả
điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2016, toàn tỉnh có 42.491 hộ nghèo
với 183.539 nhân khẩu (tương đương 22,37%), 22.906 hộ cận nghèo với 99.873 nhân
khẩu (tương đương 12,05%).
Lạng
Sơn là một tỉnh miền núi, biên giới có điều kiện tự nhiên không thuận lợi, hàng
năm do ảnh hưởng của thiên tai, mất mùa, rủi ro đã khiến cho nhiều hộ gia đình
có nguy cơ thiếu đói với số lượng khoảng trên 10.000 hộ gia đình với trên
36.000 nhân khẩu cần hỗ trợ lương thực hàng năm, đồng thời có khoảng 100 hộ gia
đình bị ảnh hưởng bởi thiên tai, bão lũ, rủi ro cần phải trợ giúp đột xuất.
Ngân sách tỉnh đã dành trên 02 tỷ đồng để chi trả trợ cấp xã hội hàng tháng và
trợ giúp đột xuất cho các đối tượng bảo trợ xã hội tại cộng đồng.
Hiện
nay, toàn tỉnh có 03 cơ sở bảo trợ xã hội, gồm 01 Trung tâm Bảo trợ xã hội công
lập và 02 cơ sở ngoài công lập. Các cơ sở trợ giúp xã hội đã tiếp nhận, quản
lý, chăm sóc và trợ giúp trên 200 đối tượng (trong đó chủ yếu là cơ sở bảo trợ
xã hội công lập).
Hằng
năm, có trên 9.800 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo được vay vốn
tín dụng ưu đãi để phát triển sản xuất với mức vay bình quân 50 triệu đồng/lượt/hộ;
trên 400.000 lượt người nghèo, người cận nghèo, người dân tộc thiểu số được cấp
thẻ bảo hiểm y tế miễn phí.
b) Đối tượng hưởng chính sách người có
công với cách mạng
Toàn
tỉnh hiện đang quản lý và thực hiện chính sách cho khoảng 30.000 người có công
với cách mạng (700 cán bộ lão thành cách mạng, cán bộ tiền khởi nghĩa; 5.644 liệt
sỹ; 197 Bà mẹ Việt Nam Anh hùng được Nhà nước phong tặng và truy tặng; 10 Anh
hùng lực lượng vũ trang nhân dân; 2.633 thương binh, bệnh binh; hơn 800 người
hoạt động kháng chiến và con đẻ của họ bị nhiễm chất độc hóa học do Mỹ sử dụng
trong chiến tranh ở Việt Nam; gần 100 người hoạt động cách mạng, hoạt động
kháng chiến bị địch bắt tù đày; trên 23.000 người hoạt động kháng chiến giải
phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế; trên 100 người có công
giúp đỡ cách mạng...), trong đó:
- Đối
tượng đang hưởng các loại trợ cấp ưu đãi hàng tháng có 4.284 người tượng.
- Người
có công, thân nhân của người có công và nhóm đối tượng khác được cấp thẻ bảo
hiểm y tế trong năm 2017 có 9.469 người.
c) Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm
y tế và bảo hiểm thất nghiệp
Tính
đến hết năm 2016, tổng số người tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế
(BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) là 699.482 người.
- Bảo
hiểm xã hội: Đối tượng tham gia ngày càng gia tăng, tính đến hết năm 2016 có
52.617 người tham gia BHXH bắt buộc, chiếm trên 11% lực lượng lao động cả tỉnh.
Hiện nay, mỗi năm, cơ quan BHXH giải quyết cho khoảng 1.500 người hưởng chế độ
BHXH hàng tháng, khoảng 3.500 người hưởng trợ cấp BHXH một lần, khoảng 9.000 lượt
người hưởng chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ. Đối tượng
tham gia BHXH tự nguyện là 1.797 người.
- Bảo
hiểm y tế: Số người tham gia BHYT tính đến hết năm 2016 là 697.586 người chiếm
90,76% dân số, trong đó Nhà nước hỗ trợ mua BHYT cho 574.446 người, chiếm
82,33% số người tham gia.
- Bảo
hiểm thất nghiệp: Số người tham gia bảo hiểm thất nghiệp tính đến hết năm 2016
là 38.534 người, chiếm 50,13% dân số.
2. Dự báo đối tượng đến năm 2020
a) Đối tượng bảo trợ xã hội và hộ nghèo
Hiện
có khoảng trên 20.000 người được hưởng trợ giúp xã hội thường xuyên tại cộng đồng
và các cơ sở bảo trợ xã hội, chiếm gần 2,5% dân số. Tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm
trên 3%/năm, riêng các huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao giảm trên 4%/năm.
b) Đối
tượng hưởng chính sách người có công: Trên 30.000 đối tượng.
c) Đối
tượng tham gia BHXH, BHYT và BHTN: Trên 769.000 người.
II. KHÁI QUÁT KẾT QUẢ XÂY DỰNG
CSDL VỀ ASXH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
1. Công tác chỉ đạo, điều hành về hình thành
CSDL về an ASXH trên địa bàn tỉnh
Thực
hiện các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo của Chính phủ, các bộ, ban ngành Trung
ương, trong thời gian qua, UBND tỉnh đã ban hành và chỉ đạo Sở Lao động -
Thương binh và Xã hội ban hành nhiều kế hoạch, hướng dẫn điều tra, khảo sát
trong các lĩnh vực giảm nghèo, người cao tuổi, lao động việc làm, bảo trợ xã hội...[1] Theo đó, các nội
dung thông tin về các nhóm đối tượng trên sau khi được thu thập đã được phân
tích, lưu trữ và cập nhật một phần vào các hệ thống quản lý thông tin như: Hệ
thống thông tin về thị trường lao động, hệ thống thông tin trợ giúp xã hội…,
qua đó, đã hình thành CSDL ban đầu về ASXH trên địa bàn tỉnh.
2. Hệ thống chỉ tiêu theo dõi, quản lý chính
sách ASXH
HĐND
tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 196/2015/NQ-HĐND, ngày 11/12/2015 về Kế hoạch
phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2016 - 2020 và đã đề ra 18 chỉ tiêu chủ yếu về
phát triển kinh tế, xã hội, trong đó có một số chỉ tiêu có liên quan đến công
tác ASXH bao gồm:
a) Lĩnh vực Lao động -
Thương binh và Xã hội có 02
chỉ tiêu:
(1) Đến
năm 2020 tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt khoảng 55%.
(2)
Giảm tỷ lệ hộ nghèo hằng năm từ 3% trở lên.
b) Lĩnh vực BHXH, BHYT có 01 chỉ tiêu: Tỷ lệ dân số
tham gia BHYT đạt 90%.
c) Lĩnh vực Giáo dục và đào tạo có 01
chỉ tiêu: Số trường học đạt chuẩn quốc gia phát triển thêm từ 70 -
75 trường; đến năm 2020 nâng số trường đạt chuẩn lên 200 - 205 trường.
d) Lĩnh vực Y tế có 02
chỉ tiêu:
(1) Đến
năm 2020, tỷ lệ xã đạt Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã đạt 50%;
(2)
Có 10 bác sỹ và 29,4 giường bệnh/01 vạn dân.
Ngoài ra, thực hiện chế độ báo cáo, thống kê
do các bộ, ngành Trung ương quy định, hàng năm các sở, ngành như: Lao động -
Thương binh và Xã hội, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Tư pháp, Công an đều thực hiện
thống kê, báo cáo đầy đủ theo các hệ thống tiêu chí thống kê, báo cáo của các
ngành, trong đó có nhiều chỉ tiêu có liên quan đến ASXH.
3. Hệ thống phần mềm quản lý và CSDL thành phần
về ASXH
Thực
hiện Nghị định số 64/2007/NĐ-CP, ngày 10/4/2007 của Chính phủ về ứng dụng CNTT
tin trong hoạt động quản lý nhà nước, một số sở, ngành đã tổ chức triển khai,
bước đầu đã hình thành các hệ thống CSDL chuyên ngành. Trong đó, một số hệ thống
CSDL được xây dựng tương đối bài bản gồm các lĩnh vực: Bảo hiểm xã hội, thông
tin thị trường lao động, chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân... Các hệ
thống trên được triển khai cụ thể như sau:
3.1. Hệ thống thông tin quản lý và CSDL lĩnh
vực BHXH
Mô
hình nghiệp vụ BHXH được sao chép từ Trung ương cho cấp tỉnh và huyện. Cơ quan
BHXH tỉnh quản lý các cơ quan, tổ chức sử dụng lao động lớn; BHXH huyện quản lý
các đối tượng sử dụng lao động quy mô nhỏ, các hộ gia đình hoặc là các cá nhân.
BHXH Việt Nam đã thống nhất sử dụng các phần mềm dùng chung trong các đơn vị
thuộc hệ thống BHXH và đang sử dụng một số phần mềm nghiệp vụ như: Quản lý đối
tượng hưởng BHXH, xét duyệt hồ sơ đối tượng hưởng BHXH, hệ thống quản lý thẻ
BHYT, quản lý thẻ BHYT tự nguyện, quản lý thu BHXH, thống kê chi phí khám chữa
bệnh BHYT, hệ thống kế toán tài chính BHXH, hệ thống quản lý tiếp nhận hồ sơ một
cửa, hệ thống quản lý thanh toán trực tiếp chi phí khám chữa bệnh, phần mềm tự
động hóa văn phòng (eDocMan)... Với kiến trúc ứng dụng phân tán, hệ thống CSDL
BHXH cũng được phân tán tại 3 cấp quản lý (mỗi ứng dụng đều có CSDL riêng). Do
thiếu hạ tầng WAN cho toàn hệ thống, việc đồng bộ dữ liệu tự động giữa các cấp
khác nhau không thể thực hiện được và tại cấp Trung ương không có bất kỳ một
CSDL nghiệp vụ nào. Trên thực tế, để trao đổi dữ liệu, người dùng phải trích xuất
dữ liệu, báo cáo từ ứng dụng vào file và gửi qua kênh riêng cho cấp cao hơn để
người dùng cập nhật vào CSDL tương ứng của cấp cao hơn. Có hai loại kênh trao đổi
dữ liệu theo chiều dọc:
-
Kênh điện tử như FTP hoặc Email qua hạ tầng internet công cộng (đòi hỏi cấp cao
hơn phải có máy chủ FTP) được sử dụng để hàng tháng gửi báo cáo nhanh đến cấp
cao hơn.
-
Kênh thủ công như các đĩa CD được gửi qua Bưu điện hoặc thậm chí copy file vào
USB và chuyển đến cấp cao hơn. Kênh này được sử dụng để hàng quý gửi dữ liệu
chi tiết giữa 2 cấp.
Hiện
nay, việc áp dụng CNTT trong quản lý thẻ BHYT, khám chữa bệnh BHYT tại các cơ
quan BHXH, cơ sở khám chữa bệnh còn hạn chế, chưa được triển khai áp dụng có hiệu
quả để hỗ trợ cho công tác giám định, kiểm tra, thanh quyết toán chi phí khác
chữa bệnh, tại nhiều đơn vị, công tác kiểm tra, giám định chi phí khám chữa bệnh
thực hiện thủ công, không sử dụng máy tính nên hiệu quả công việc còn hạn chế.
3.2. Hệ thống thông tin và CSDL người có công
Hiện
tại, tỉnh đã cập nhật đầy đủ thông tin CSDL về mộ liệt sĩ, nghĩa trang liệt sĩ;
đồng thời triển khai ứng dụng phần mềm “Quản lý tài chính trợ cấp ưu đãi người
có công” để cập nhật, quản lý thông tin và phục vụ hoạt động chi trả trợ cấp đối
với người có công theo 02 cấp: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Phòng Lao động
- Thương binh và Xã hội; quản lý hồ sơ đối tượng và danh sách chi trả trợ cấp;
quản lý công tác lập dự toán, cấp phát kinh phí và chi trả trợ cấp ưu đãi người
có công…
3.3. Hệ thống thông tin và CSDL bảo trợ xã hội
và giảm nghèo
Trong
khuôn khổ dự án “Tăng cường Hệ thống trợ giúp xã hội Việt Nam”, Sở Lao động -
Thương binh và Xã hội đã tiến hành cập nhật toàn bộ dữ liệu hộ nghèo, hộ cận
nghèo và hộ có đối tượng bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh đến cuối năm 2015 vào
Hệ thống quản lý thông tin về hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ có đối tượng bảo trợ
xã hội. Giai đoạn 2017 - 2020, tỉnh sẽ kịp thời cập nhật dữ liệu của các năm
2016, 2017, 2018, 2019, 2020 vào hệ thống để sử dụng thường xuyên.
4. Hạ tầng ứng dụng CNTT của tỉnh
Cho tới
thời điểm hiện nay, hạ tầng CNTT của tỉnh đã được cải thiện đáng kể: 100% các sở,
ban, ngành; 11/11 UBND huyện, thành phố có mạng LAN, 100% được kết nối
internet; bình quân cứ 02 cán bộ có 01 máy tính; hệ thống Thư điện tử công vụ của
tỉnh đã được đưa vào sử dụng tại địa chỉ https://mail.langson.gov.vn/,
trên hệ thống thư điện tử công vụ của tỉnh hiện có trên 4.000 hộp thư điện tử,
trong đó thường xuyên sử dụng khoảng trên 25%; 100% các sở, ngành, UBND huyện,
thành phố ứng dụng các phần mềm quản lý điều hành tác nghiệp…
Ngoài
ra, Cổng thông tin điện tử của tỉnh hiện có 40 Trang thông tin điện tử của các
sở, ban, ngành, huyện, thành phố đã đi vào hoạt động, được cập nhật đầy đủ
thông tin liên quan đến các hoạt động của ngành, tích hợp hệ thống cung cấp dịch
vụ hành chính công mức độ 1, 2, 3 bước đầu đã mang lại hiệu quả trong công việc.
Hiện tại, hệ thống phần mềm hồ sơ công việc liên thông đã được nối thông suốt tới
100% các sở, ban, ngành cấp tỉnh và UBND các huyện, thành phố. Hầu hết cán bộ,
công chức, viên chức chuyên môn đều biết làm việc với thư điện tử và ứng dụng
CNTT trong công việc với tần suất khá cao trong xử lý công việc như: Tiếp nhận,
xử lý văn bản, gửi thông tin, thực hiện báo cáo thay cho văn bản giấy… kết quả
rất khả quan. Việc ứng dụng CNTT cơ bản đáp ứng được yêu cầu trong cải cách thủ
tục hành chính, nâng cao hiệu quả trong chỉ đạo điều hành của các cấp chính quyền,
góp phần minh bạch hóa và rút ngắn về thời gian, đồng thời nâng cao chất lượng
phục vụ cho người dân và doanh nghiệp đăng ký dịch vụ công qua mạng nhanh chóng
và thuận lợi.
5 . Nguồn nhân lực
Đội
ngũ cán bộ, nhân viên làm công tác ASXH toàn tỉnh ước tính có khoảng 1.000 người
làm việc tại các cơ quan cấp tỉnh (Bảo hiểm xã hội tỉnh, Sở Lao động - Thương
binh và Xã hội, Sở Y tế...) và các đơn vị cấp huyện, xã (cấp huyện: 11 Phòng
Lao động - Thương binh và Xã hội, Trung tâm Y tế, 11 cơ quan Bảo hiểm xã hội
huyện; cấp xã: 226 đơn vị cấp xã), các cơ sở bảo trợ xã hội.
6. Ngân sách dành cho ứng dụng CNTT, CSDL về
ASXH
Đến nay,
đầu tư ứng dụng CNTT, xây dựng các CSDL thành phần của Hệ thống CSDL về ASXH được
đầu tư từ nhiều nguồn (Chương trình mục tiêu quốc gia, Đề án, vốn vay, vốn tài
trợ và kinh phí khác) đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt như sau:
- Hệ
thống thông tin và CSDL BHXH, BHYT do BHXH Việt Nam cấp;
- Hệ
thống thông tin và CSDL thị trường lao động tại tỉnh (không bao gồm kinh phí khảo
sát, thu thập, cập nhật số liệu và kinh phí cho các Trung tâm Dịch vụ việc
làm).
- Phần
mềm quản lý chính sách người có công, đối tượng bảo trợ xã hội chủ yếu do Bộ
Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện, không có đối ứng từ ngân sách tỉnh.
7. Khó khăn, vướng mắc
Hệ thống
chỉ tiêu thống kê, báo cáo về ASXH chưa đồng bộ, thống nhất. Cho đến nay, chưa
có hệ thống chỉ tiêu thống kê và các thông tin đồng bộ, thống nhất về ASXH trên
phạm vi toàn quốc, chỉ có các hệ thống chỉ tiêu thống kê trong từng lĩnh vực cụ
thể của các bộ, ngành. Chưa hình thành được mã số định danh cá nhân/mã số ASXH
cấp quốc gia (hệ thống CSDL quốc gia về dân cư xây dựng với mục tiêu xây dựng
mã số công dân, cấp cho 01 người từ lúc sinh cho đến khi chết đã được xây dựng
nhưng tiến độ kéo dài đến năm 2020 mới hoàn thành). Công tác thu thập, tổng hợp,
báo cáo số liệu còn thiếu chi tiết, chưa đáp ứng yêu cầu, chưa thực sự tạo điều
kiện thuận tiện cho cán bộ cơ sở, nhất là cấp xã, phường và cấp huyện thực hiện,
dẫn tới tình trạng tổng hợp số liệu chưa chính xác.
Các hệ
thống phần mềm quản lý và CSDL quốc gia về ASXH chưa đồng bộ, thống nhất. Hệ thống
CSDL chuyên ngành được hình thành và phát triển không đồng bộ. Hệ thống thông
tin và CSDL hiện có chưa được chuẩn hóa, việc thu thập, cập nhật, quản lý thông
tin còn mang mang tính đơn lẻ, chưa đầy đủ, kịp thời, độ tin cậy chưa cao, hiệu
quả sử dụng thấp. Do đó, không thể cập nhập, theo dõi biến động, dẫn đến không
đáp ứng được yêu cầu quản lý nhà nước, chưa kịp thời, chính xác. Bên cạnh đó,
do thiếu sự phát triển đồng bộ nên các CSDL chuyên ngành không có sự kết nối dẫn
đến không hiệu quả, tốn kém từ khâu thu thập thông tin, quản lý, khai thác,
chia sẻ. Thiếu sự kết nối nên vẫn xảy ra tình trạng trùng, sai, gây lãng phí
cho nhà nước. Nguồn kinh phí đầu tư cho ứng dụng CNTT, CSDL còn hạn chế.
Phần II
MỤC TIÊU VÀ CÁC NỘI DUNG CỦA KẾ HOẠCH
I. MỤC TIÊU
Triển
khai ứng dụng CNTT vào giải quyết chính sách ASXH cho người dân, đơn giản hóa
thủ tục hành chính, giấy tờ công dân; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà
nước, đổi mới về tổ chức và đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến trong
lĩnh vực ASXH, góp phần phát triển Chính phủ điện tử.
1. Mục tiêu đến năm 2020
a) Ứng
dụng CNTT trong đăng ký, giải quyết chính sách, chi trả cho đối tượng thụ hưởng
chính sách ASXH kịp thời, công khai và minh bạch.
b)
Xây dựng CSDL của tỉnh góp phần xây dựng CSDL quốc gia về ASXH bao gồm thông
tin cơ bản về công dân Việt Nam là đối tượng của các chính sách: Trợ giúp xã hội,
giảm nghèo, người có công với cách mạng, BHXH, BHYT và BHTN.
2. Định hướng đến năm 2030
Cập
nhật thông tin các lĩnh vực khác trên địa bàn tỉnh, góp phần mở rộng CSDL quốc
gia về ASXH gồm thông tin thêm về các lĩnh vực: Trẻ em, dạy nghề, việc làm,
bình đẳng giới, phòng chống tệ nạn xã hội và các lĩnh vực khác của ASXH theo
quy định của pháp luật, theo hướng dẫn và định hướng của Chính phủ.
II. NỘI DUNG
1. Rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung, ban
hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành các văn bản để
triển khai CSDL quốc gia về ASXH
Rà
soát tất cả các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn triển khai việc ứng dụng CNTT trong
quản lý thực hiện các chính sách ASXH trên địa bàn tỉnh; các phần mềm đã và
đang được triển khai trong việc quản lý thực hiện các chính sách ASXH trên địa
bàn tỉnh Lạng Sơn.
Cơ
quan chủ trì: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
Cơ
quan phối hợp: Sở Thông tin và Truyền thông, các sở, ban, ngành chủ trì vận
hành, sử dụng phần mềm và các cơ quan liên quan.
Thời
gian thực hiện: Năm 2017.
2. Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong giải quyết
chính sách ASXH, xây dựng CSDL quốc gia về ASXH
Xây dựng
hệ thống chỉ tiêu, chỉ số đầu vào, đầu ra. Bảo đảm các yếu tố thuận lợi, tương
đồng về kỹ thuật, cấu trúc dữ liệu để chuẩn bị cho công tác cập nhật, tích hợp
và trao đổi thông tin số từ các CSDL quốc gia về ASXH với các thông tin từ CSDL
cần tích hợp.
- Khảo
sát, xác định chỉ số đầu vào chung và các chỉ số cần tích hợp giữa các CSDL
ASXH đang vận hành với các thông tin từ CSDL quốc gia về dân cư, CSDL về đối tượng
BHXH, CSDL về đối tượng tham gia BHYT.
- Xây
dựng các hệ thống chỉ tiêu, chỉ số đầu vào, đầu ra; bổ sung, hoàn thiện, cập nhật
vào các CSDL đang vận hành.
- Xây
dựng các phương án kỹ thuật, lộ trình tích hợp và lập dự toán kinh phí thực hiện.
Cơ
quan chủ trì: Sở Lao động-Thương binh và Xã hội.
Cơ
quan phối hợp: Sở Thông tin và Truyền thông, các sở, ban, ngành chủ trì vận
hành, sử dụng phần mềm và các cơ quan liên quan.
Thời
gian thực hiện: Năm 2018.
3. Ứng dụng CNTT trong giải quyết chính sách ASXH, quản
lý và cập nhật CSDL quốc gia về ASXH thuộc lĩnh vực của cơ quan/đơn vị phụ
trách
3.1.
Tham mưu bổ sung lồng ghép các nhiệm vụ thực hiện của Kế hoạch thực hiện Đề án
xây dựng CSDL quốc gia về ASXH, ứng dụng CNTT vào giải quyết chính sách ASXH đến
năm 2020 và định hướng phát triển đến năm 2030 vào Đề án xây dựng chính quyền
điện tử 2017 - 2020.
Cơ
quan chủ trì: Sở Lao động Thương binh và Xã hội.
Cơ
quan phối hợp: Các sở, ban, ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố, các đơn
vị và cá nhân liên quan.
Thời
gian thực hiện: Năm 2018.
3.2.
Cập nhật CSDL quốc gia thông tin về các đối tượng thông qua "Hệ thống
thông tin quản lý giảm nghèo và bảo trợ xã hội - MIS POSASOFT" do Bộ Lao động
- Thương binh và Xã hội xây dựng và triển khai.
a) Đối
tượng và chính sách trợ giúp xã hội theo quy định tại Nghị định số
136/2013/NĐ-CP, ngày 21/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ quy định chính sách trợ
giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội và các văn bản có liên quan.
Cơ
quan chủ trì: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
Cơ
quan phối hợp: Sở Tài chính và các sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thị xã,
thành phố, các đơn vị và cá nhân liên quan.
Thời
gian thực hiện: Từ năm 2016, cập nhật hàng năm, hàng tháng.
b) Đối
tượng và chính sách giảm nghèo theo quy định tại Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg,
ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận
đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020 và các văn bản pháp luật có liên
quan.
Cơ
quan chủ trì: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
Cơ
quan phối hợp: Các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính và các sở, ngành liên quan
chủ trì, thực hiện các dự án, chính sách cho người nghèo; UBND các huyện, thành
phố các đơn vị và cá nhân liên quan.
Thời
gian thực hiện: Từ năm 2016, cập nhật hàng năm, hàng quý.
3.3.
Cập nhật CSDL quốc gia về đối tượng và chính sách ưu đãi người có công với cách
mạng được quy định tại Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng và các văn
bản pháp luật có liên quan thông qua phần mềm ứng dụng CNTT trong công tác quản
lý hồ sơ người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh do Sở Lao động - Thương
binh và Xã hội xây dựng và triển khai.
Cơ
quan chủ trì: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
Cơ
quan phối hợp: Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, UBND các huyện, thành phố,
các đơn vị và cá nhân liên quan.
Thời
gian thực hiện: Năm 2018.
3.4.
Cập nhật CSDL các thông tin về đối tượng và chính sách bảo hiểm thất nghiệp
theo quy định tại Luật Việc làm và các văn bản hướng dẫn Luật thông qua phần mềm
Quản lý thu sổ thẻ do BHXH Việt Nam xây dựng.
Cơ
quan chủ trì: BHXH tỉnh.
Cơ
quan phối hợp: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các sở, ban, ngành liên
quan; các doanh nghiệp; UBND các huyện, thị xã, thành phố.
Thời
gian thực hiện: Từ năm 2017; cập nhật hàng tháng, hàng quý.
3.5.
Cập nhật CSDL quốc gia về dân cư các thông tin định danh công dân.
Cơ
quan chủ trì: Công an tỉnh.
Cơ quan
phối hợp: Sở Tư pháp, các cơ quan liên quan, UBND các huyện, thành phố, các đơn
vị và cá nhân liên quan.
Thời
gian thực hiện: Từ năm 2017.
3.6.
Cập nhật CSDL các thông tin về đối tượng và chính sách BHXH theo quy định tại
Luật BHXH và các văn bản hướng dẫn luật.
Cơ
quan chủ trì: BHXH tỉnh.
Cơ
quan phối hợp: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, doanh nghiệp, các sở, ban,
ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố, các đơn vị và cá nhân liên quan.
Thời
gian thực hiện: Cập nhật hàng tháng trong năm.
3.7.
Cập nhật CSDL thông tin về đối tượng và chính sách BHYT
Cơ
quan chủ trì: BHXH tỉnh.
Cơ
quan phối hợp: Sở Y tế, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các sở, ngành liên
quan và UBND các huyện, thành phố, các đơn vị và cá nhân liên quan.
Thời
gian thực hiện: Từ năm 2017; cập nhật hàng tháng.
4. Xây dựng Cổng thông tin điện tử ASXH trên
địa bàn tỉnh
Cơ
quan chủ trì: Sở Thông tin và Truyền thông.
Cơ
quan phối hợp: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các sở, ban, ngành liên
quan và UBND các huyện, thành phố và cá nhân liên quan.
Thời
gian thực hiện: Năm 2020.
5. Tổ chức chi trả trợ giúp xã hội thông qua
tổ chức cung cấp dịch vụ công
Tỉnh
Lạng Sơn đã thực hiện chi trả trợ cấp xã hội cho các đối tượng bảo trợ xã hội,
đối tượng hưu trí hàng tháng thông qua đơn vị cung cấp dịch vụ bưu chính công
ích trên địa bàn từ tháng 8 năm 2016 đến nay với 203 điểm nhằm tạo điều kiện tốt
nhất cho đối tượng bảo trợ xã hội, hưu trí được nhận trợ cấp, lương hưu kịp thời
và thuận lợi với chi phí phù hợp để đáp ứng nhu cầu giải quyết sinh hoạt hàng
ngày cho đối tượng.
Cơ
quan chủ trì: Bưu điện tỉnh Lạng Sơn.
Cơ
quan phối hợp: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các sở, ngành liên quan và
UBND các huyện, thành phố và cá nhân liên quan.
Thời
gian thực hiện: Đã thực hiện từ năm 2016, tiếp tục triển khai các năm tiếp
theo.
6. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức
Đẩy mạnh
hoạt động tuyên truyền, phổ biến quan điểm chủ trương, chính sách, pháp luật của
Nhà nước về vai trò, tác dụng của số ASXH, thẻ ASXH điện tử và CSDL về ASXH. Đồng
thời nâng cao nhận thức về trách nhiệm các cấp, ngành và người dân trong việc
thực hiện số ASXH, thẻ ASXH điện tử và CSDL về ASXH.
Cơ
quan chủ trì: Sở Thông tin và Truyền thông.
Cơ
quan phối hợp: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các sở, ban, ngành liên
quan và UBND các huyện, thành phố, các đơn vị và cá nhân liên quan.
Thời
gian thực hiện: Năm 2020.
7. Đào tạo, tập huấn, nâng cao năng lực
Hàng
năm, các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố triển khai tổ chức tập huấn, bồi
dưỡng để nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, viên chức, nhân viên trong việc ứng
dụng, khai thác hệ thống thông tin và CSDL về ASXH trên địa bàn. Bảo đảm đội
ngũ cán bộ, nhân viên sử dụng thành thạo việc khai thác hệ thống thông tin và
CSDL về ASXH phục vụ công tác chuyên môn và quản lý đạt kết quả tốt.
Cơ
quan chủ trì: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
Cơ
quan phối hợp: Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, UBND các huyện, thành phố,
các đơn vị và cá nhân liên quan.
Thời
gian thực hiện: Năm 2018.
8. Giám sát, đánh giá việc thực hiện xây dựng
CSDLQG về ASXH
Thường
xuyên tổ chức các đợt kiểm tra, giám sát, đánh giá thực hiện xây dựng CSDLQG về
ASXH, nhằm kịp thời phát hiện những hạn chế, đề ra các biện pháp khắc phục
trong việc triển khai thực hiện Kế hoạch này.
Cơ
quan chủ trì: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
Cơ
quan phối hợp: Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, UBND các huyện, thành phố,
các đơn vị và cá nhân liên quan.
Thời
gian thực hiện: Năm 2018.
Phần III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
I. KINH PHÍ THỰC HIỆN
1.
Năm 2017, sử dụng nguồn kinh phí đã được giao cho các sở, ngành, UBND các huyện,
thành phố.
2. Từ
năm 2018 đến năm 2020: Kinh phí được bố trí từ nguồn kinh phí của Đề án và các
nguồn: Vốn doanh nghiệp, chi phí dịch vụ chi trả các chính sách ASXH, nguồn vốn
ngân sách Nhà nước được bố trí trong dự toán chi thường xuyên hàng năm theo
phân cấp của Luật Ngân sách Nhà nước, nguồn huy động, tài trợ, đóng góp của các
tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, các nguồn hợp pháp khác theo quy định của
pháp luật.
II. PHÂN CÔNG THỰC HIỆN
1. Sở Lao động - Thương binh
và Xã hội
- Chủ
trì phối hợp với các sở, ban, ngành, các đơn vị có liên quan, UBND các huyện,
thành phố tham mưu cho UBND tỉnh trong việc tổ chức triển khai Kế hoạch.
- Thường
xuyên theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện kế hoạch;
tham mưu tổng kết thực hiện kế hoạch giai đoạn I vào năm 2020, tiếp tục triển
khai giai đoạn tiếp theo đến năm 2030; báo cáo về tình hình thực hiện Kế hoạch
theo quy định.
2. Sở Tài chính
Trên
cơ sở dự toán của các đơn vị được giao chức năng nhiệm vụ liên quan, chủ trì phối
hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thẩm định kinh phí theo quy định hiện
hành, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt hỗ trợ một phần kinh phí theo phân cấp
và nguồn kinh phí thường xuyên của các đơn vị để thực hiện Kế hoạch.
3. Sở Thông tin và Truyền thông, Báo
Lạng Sơn, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh
Chỉ đạo
các cơ quan thông tấn, báo chí đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, phổ biến quan
điểm chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước về vai trò, tác dụng của sổ
ASXH, thẻ ASXH điện tử và CSDL về ASXH; tuyên truyền các nội dung triển khai hoạt
động của Kế hoạch này trên địa bàn tỉnh.
4. Công an tỉnh, Sở Y tế, BHXH tỉnh phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội triển
khai các hoạt động thuộc lĩnh vực ngành quản lý theo nội dung của Kế hoạch.
5. UBND các huyện, thành phố
- Căn
cứ nội dung Kế hoạch này và điều kiện thực tế của địa phương, xây dựng kế hoạch
cụ thể và tổ chức triển khai thực hiện trên địa bàn.
- Triển
khai thực hiện các chính sách ASXH đối với các đối tượng tại địa phương đảm bảo
kịp thời, đầy đủ, đúng chính sách, đúng đối tượng.
- Cập
nhật thông tin các đối tượng hưởng chính sách trợ giúp xã hội vào phần mềm để
phục vụ cho công tác quản lý và thực hiện chính sách đạt hiệu quả.
- Hằng
năm, chủ động bố trí cân đối nguồn kinh phí từ ngân sách theo phân cấp để thực
hiện các nội dung của Kế hoạch, lồng ghép với các chương trình khác trên địa
bàn theo đúng quy định.
- Tổ
chức kiểm tra, giám sát, định kỳ hằng năm báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch về
UBND tỉnh (qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp).
UBND
tỉnh yêu cầu các sở, ngành có liên quan, UBND các huyện, thành phố căn cứ chức
năng, nhiệm vụ nghiêm túc triển khai thực hiện Kế hoạch này./.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Hồ Tiến Thiệu
|
[1] Điều
tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hàng năm; Điều tra, thu thập thông tin hộ
nghèo, hộ cận nghèo, hộ gia đình có đối tượng bảo trợ xã hội; Điều tra thu thập
thông tin thị trường lao động; Khảo sát, đánh giá nhu cầu đào tạo của lực lượng
lao động, nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo theo các loại hình doanh nghiệp;
Điều tra rà soát người cao tuổi, người tâm thần…