Quyết định 151/2012/QĐ-UBND về Quy định quản lý Cây xanh đô thị trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa do Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa ban hành

Số hiệu 151/2012/QĐ-UBND
Ngày ban hành 13/01/2012
Ngày có hiệu lực 23/01/2012
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Thanh Hóa
Người ký Nguyễn Ngọc Hồi
Lĩnh vực Xây dựng - Đô thị

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 151/2012/QĐ-UBND

Thanh Hóa, ngày 13 tháng 01 năm 2012

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH QUẢN LÝ CÂY XANH ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003; Luật Quy hoạch đô thị ngày 17 tháng 6 năm 2009;

Căn cứ Nghị định số 64/2010/NĐ-CP ngày 11 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về quản lý cây xanh đô thị;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng Thanh Hóa tại Tờ trình số 2952/SXD-HT ngày 11 tháng 11 năm 2011,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định quản lý cây xanh đô thị trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa”.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký.

Chánh văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Xây dựng, Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ban, ngành cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 2 QĐ;
- Bộ Xây dựng (b/cáo);
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Thành viên UBND tỉnh;
- Lưu: VT, CN (G45)

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Ngọc Hồi

 

QUY ĐỊNH

QUẢN LÝ CÂY XANH ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA
(Ban hành kèm theo Quyết định số 151/2012/QĐ-UBND ngày 13 tháng 01 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa)

Chương 1.

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Quy định này quy định về việc quản lý cây xanh đô thị trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, bao gồm: Quy hoạch, trồng, chăm sóc, ươm cây, bảo vệ và chặt hạ, thống kê, bảo tồn, cắt tỉa tán cây, dịch chuyển cây xanh đô thị.

2. Tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước có các hoạt động liên quan đến việc quản lý cây xanh đô thị trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa (sau đây gọi là tổ chức cá nhân) phải tuân theo Quy định này và các quy định của pháp luật liên quan.

Điều 2. Nguyên tắc quản lý hệ thống cây xanh đô thị.

1. Toàn bộ hệ thống cây xanh đô thị trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa được xác định là một bộ phận của hạ tầng đô thị do Ủy ban nhân dân tỉnh thống nhất quản lý. Tổ chức cá nhân được giao quản lý cây xanh đô thị phải thông báo kịp thời cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về quản lý cây xanh đô thị hoặc Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (gọi chung là UBND cấp phường) nơi gần nhất biết để xử lý những cây già cỗi, cây hoặc một phần của cây dễ gãy đổ gây tai nạn cho người, làm hư hỏng các phương tiện và công trình, cây bị sâu bệnh có nguy cơ gây bệnh trên diện rộng và ngăn chặn các hành vi khai thác, phá hoại cây, đào, bới gốc, rễ cây.

2. Khi lập, xét duyệt quy hoạch chung xây dựng đô thị, quy hoạch chi tiết khu đô thị, quy hoạch phân khu, quy hoạch khu dân cư đô thị, dự án xây dựng phát triển hạ tầng đô thị (được gọi chung là đô thị) khu đô thị mới, khu du lịch sinh thái …, khu nghỉ dưỡng nghỉ mát, bãi biển bãi tắm (được coi như đô thị) phải xác định tỷ lệ, diện tích đất cây xanh và quy hoạch hệ thống cây xanh đô thị, công viên, vườn hoa, đảm bảo theo Quy chuẩn Xây dựng Việt Nam và Tiêu chuẩn quy hoạch cây xanh sử dụng công cộng và các văn bản quy định hiện hành.

3. Việc xây dựng mới, cải tạo nâng cấp công viên, vườn hoa và hệ thống cây xanh đô thị phải tuân thủ các quy định hiện hành của pháp luật và phù hợp với quy hoạch được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

4. Việc lựa chọn chủng loại và trồng cây xanh phải phù hợp điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, cảnh quan không gian kiến trúc đô thị, đảm bảo an toàn giao thông, vệ sinh môi trường đô thị, không làm hư hỏng hoặc ảnh hưởng các công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm, công trình hạ tầng kỹ thuật nổi; cây trồng trong đô thị phải theo danh mục, đặc tính cây trồng (Phụ lục số II kèm theo Quy định này).

5. Các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm trồng, quản lý, bảo vệ, chăm sóc cây xanh trước nhà, trong khuôn viên, phát hiện và thông báo kịp thời cho cơ quan quản lý cây xanh xử lý cây nguy hiểm và ngăn chặn các hành vi gây ảnh hưởng tới sự phát triển của cây xanh đô thị.

6. Khi cấp phép mở đường, làm vỉa hè, cắt xén dải phân cách để đấu nối giao thông tại dải phân cách có bồn hoa, thảm cỏ, cây xanh và công viên, vườn hoa cần lựa chọn phương án tối ưu hạn chế việc chặt hạ, dịch chuyển cây xanh.

[...]