UỶ
BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NAM
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
15/2007/QĐ-UBND
|
Tam
Kỳ, ngày 19 tháng 6 năm 2007
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA
CHI CỤC KIỂM LÂM TỈNH QUẢNG NAM
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND
ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 119/2006/NĐ-CP
ngày 16/10/2006 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Kiểm lâm;
Căn cứ Thông tư liên tịch số
22/2007/TTLT-BNN-BNV ngày 27/3/2007 của Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Nội vụ hướng
dẫn về nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Kiểm lâm ở địa phương;
Căn cứ Quyết định số
81/2005/QĐ-UBND ngày 02/12/2005 của UBND tỉnh Quảng Nam ban hành Quy định về quản
lý tổ chức bộ máy, biên chế, tiền lương, cán bộ, công chức, viên chức cơ quan
hành chính, đơn vị sự nghiệp và cán bộ quản lý Công ty Nhà nước thuộc UBND tỉnh
Quảng Nam;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông
nghiệp và PTNT tại Tờ trình số 474/TTr- NNPTNT ngày 21 tháng 5 năm 2007 và Giám
đốc Sở Nội vụ tỉnh,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo
Quyết định này Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của
Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Nam.
Điều 2. Quyết định này có
hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký; thay thế cho Quyết định số 40/2006/QĐ-UBND
ngày 25/8/2006 của UBND tỉnh Quảng Nam.
Điều 3. Chánh Văn phòng
UBND tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn tỉnh, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị
có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Minh Ánh
|
QUY ĐỊNH
CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CHI CỤC KIỂM
LÂM TỈNH QUẢNG NAM
(Ban hành kèm theo Quyết định số 15 /2007/QĐ-UBND ngày 19/6/2007 của UBND tỉnh
Quảng Nam)
I.
VỊ TRÍ, CHỨC NĂNG
Kiểm lâm Quảng
Nam là lực lượng chuyên trách của Nhà nước, có chức năng giúp Giám đốc Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh thực hiện quản
lý nhà nước về bảo vệ rừng, bảo đảm chấp hành pháp luật về bảo vệ rừng và phát
triển rừng trên địa bàn tỉnh.
Chi cục Kiểm
lâm tỉnh Quảng Nam có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại
Kho bạc Nhà nước để giao dịch.
II.
NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN
1. Giúp Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn tham mưu cho Chủ tịch UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bảo
vệ rừng và bảo đảm chấp hành pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng trên địa
bàn tỉnh, bao gồm:
a) Xây dựng các
văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành về bảo vệ rừng, quản lý lâm sản trên địa
bàn theo quy định của pháp luật;
b) Xây dựng quy
hoạch, kế hoạch dài hạn, ngắn hạn, hàng năm về bảo vệ rừng, quản lý lâm sản; phương
án, dự án phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực quản lý bảo
vệ rừng, khai thác và sử dụng lâm sản, phòng cháy chữa cháy rừng;
c) Trong trường hợp
cần thiết, cấp bách được quyền huy động các đơn vị vũ trang; huy động lực lượng,
phương tiện khác của các đơn vị, cá nhân đóng trên địa bàn để kịp thời ngăn chặn,
ứng cứu những vụ cháy rừng và những vụ phá rừng nghiêm trọng;
d) Chỉ đạo, hướng
dẫn, kiểm tra thực hiện pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, tiêu chuẩn,
quy trình, quy phạm, chế độ, chính sách sau khi được ban hành; hướng dẫn chuyên
môn nghiệp vụ về bảo vệ rừng, quản lý lâm sản trên địa bàn tỉnh;
đ) Đề xuất với cấp
có thẩm quyền quyết định những chủ trương, biện pháp cần thiết thực hiện pháp
luật, chính sách, chế độ bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh.
2. Tổ chức, chỉ đạo bảo vệ rừng
a) Chỉ đạo, tổ chức
thực hiện các biện pháp chống chặt phá rừng trái phép và các hành vi trái pháp
luật khác xâm hại đến rừng và đất lâm nghiệp;
b) Tổ chức dự báo
nguy cơ cháy rừng; xây dựng lực lượng phòng cháy, chữa cháy rừng chuyên ngành;
thống kê, kiểm kê rừng và đất lâm nghiệp; tham gia phòng trừ sâu bệnh hại rừng;
c) Quản lý và chỉ
đạo nghiệp vụ hoặc trực tiếp tổ chức bảo vệ các khu rừng đặc dụng, rừng phòng hộ
thuộc địa phương quản lý;
d) Chỉ đạo, phối
hợp hoạt động bảo vệ rừng đối với lực lượng bảo vệ rừng của các chủ rừng, kể cả
lực lượng bảo vệ rừng của cộng đồng dân cư trên địa bàn.
3. Bảo đảm chấp hành pháp luật về bảo vệ và phát
triển rừng
a) Kiểm tra, giám
sát và hướng dẫn các cấp, các ngành trong việc thực hiện trách nhiệm quản lý
nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn;
b) Chỉ đạo và tổ
chức, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng trong lực lượng
Kiểm lâm địa phương và trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng, quản lý khai
thác và sử dụng lâm sản theo quy định của pháp luật;
c) Quản lý, chỉ đạo,
kiểm tra và tổ chức thực hiện các hoạt động xử lý vi phạm hành chính; khởi tố,
điều tra hình sự các hành vi vi phạm pháp luật về quản lý rừng, bảo vệ rừng, quản
lý lâm sản theo quy định của pháp luật;
d) Bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp của chủ rừng khi rừng bị xâm hại.
4. Tổ chức thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo
dục pháp luật về bảo vệ rừng và phát triển rừng
5. Xây dựng lực lượng và bồi dưỡng nghiệp vụ cho
công chức Kiểm lâm
a) Quản lý, chỉ đạo
hoạt động các đơn vị trực thuộc theo quy định của pháp luật;
b) Tổ chức đào tạo,
bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho công chức, viên chức kiểm lâm và lực lượng
bảo vệ rừng ở địa phương;
c) Cấp phát, quản
lý trang phục, phù hiệu, cấp hiệu, biển hiệu, cờ hiệu, thẻ Kiểm lâm, vũ khí
quân dụng, công cụ hỗ trợ, trang thiết bị chuyên dùng của Kiểm lâm thuộc tỉnh; ấn
chỉ xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng, quản lý lâm sản.
6. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học
công nghệ trong hoạt động của Kiểm lâm trên địa bàn tỉnh.
7. Hàng năm giúp Giám đốc Sở xây dựng kế hoạch về
kinh phí, biên chế, các thiết bị chuyên dùng, trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật
và các chế độ chính sách của Chi cục, trình UBND tỉnh phê duyệt. Quản lý tổ chức
cán bộ, biên chế, kinh phí, trang bị cơ sở vật chất kỹ
thuật, thực hiện
chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với
công chức Kiểm lâm địa phương theo quy định của pháp luật.
8. Chịu sự chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ, chấp
hành chế độ báo cáo thống kê theo hướng dẫn của Cục Kiểm lâm và của UBND tỉnh,
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
9. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch UBND tỉnh
và Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao.
III.
CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ BIÊN CHẾ CHI CỤC KIỂM LÂM
1. Cơ cấu tổ
chức
1.1. Lãnh đạo Chi
cục
- Chi cục Kiểm
lâm có Chi cục trưởng và có không quá 02 Phó Chi cục trưởng.
- Chi cục trưởng
là người đứng đầu Chi cục Kiểm lâm, chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước
Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT về toàn bộ các hoạt động của Chi cục và việc thực
hiện các nhiệm vụ được giao.
- Các Phó Chi cục
trưởng là người giúp việc cho Chi cục trưởng, phụ trách một hoặc một số lĩnh vực
công tác do Chi cục trưởng phân công và chịu trách nhiệm trước Chi cục trưởng
Chi cục Kiểm lâm và trước pháp luật về nhiệm vụ công tác được giao.
1.2. Các Phòng
chuyên môn, nghiệp vụ trực thuộc Chi cục
1.2.1. Phòng Quản
lý, bảo vệ rừng.
1.2.2. Phòng
Thanh tra, pháp chế.
1.2.3. Phòng Bảo
tồn thiên nhiên.
1.2.4. Phòng Tổ
chức- Xây dựng lực lượng.
1.2.5. Phòng Hành
chính - Tổng hợp.
1.3. Các đơn vị
trực thuộc Chi cục
- Đội Kiểm lâm cơ
động và phòng cháy, chữa cháy rừng số 1.
- Đội Kiểm lâm cơ
động và phòng cháy, chữa cháy rừng số 2.
- Hạt Kiểm lâm
các huyện, thị xã, thành phố: Nam Trà My, Bắc Trà My, Tiên Phước, Phú Ninh, Tam
Kỳ, Núi Thành, Thăng Bình, Quế Sơn, Hiệp Đức, Duy Xuyên, Hội An, Điện Bàn, Đại
Lộc, Nam Giang, Phước Sơn, Đông Giang và Tây Giang.
- Hạt Kiểm lâm rừng
đặc dụng Sông Thanh.
- Hạt Kiểm lâm rừng
phòng hộ Phú Ninh.
Mỗi Đội Kiểm lâm
cơ động và phòng cháy, chữa cháy rừng có Đội trưởng, các Phó Đội trưởng và các
công chức Kiểm lâm. Mỗi Hạt Kiểm lâm có Hạt trưởng các Phó Hạt trưởng, các bộ
phận chuyên môn giúp việc và các công chức Kiểm lâm.
1.4. Các đơn vị sự
nghiệp trực thuộc Chi cục Kiểm lâm
- Ban quản lý Khu
Bảo tồn thiên nhiên Sông Thanh: có Giám đốc, các Phó Giám đốc, các bộ phận và
cán bộ chuyên môn giúp việc.
- Ban quản lý rừng
phòng hộ Phú Ninh: có Giám đốc, các Phó Giám đốc, các bộ phận và cán bộ chuyên
môn giúp việc.
2. Biên chế
2.1. Cán bộ, công
chức làm việc ở các Phòng, Đội Kiểm lâm cơ động và phòng cháy, chữa cháy rừng;
các Hạt Kiểm lâm huyện, thị xã, thành phố; Hạt Kiểm lâm rừng phòng hộ Phú Ninh,
Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng Sông Thanh thuộc biên chế hành chính. Cán bộ, viên
chức làm việc ở Ban quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên Sông Thanh và Ban quản lý rừng
phòng hộ Phú Ninh thuộc biên chế sự nghiệp.
2.2. Chi cục trưởng
Chi cục Kiểm lâm có trách nhiệm bố trí, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức Kiểm
lâm phù hợp với chức danh, tiêu chuẩn ngạch công chức, viên chức bảo đảm thực
hiện nhiệm vụ được giao.
2.3. Chỉ tiêu
biên chế hành chính và biên chế sự nghiệp của Chi cục Kiểm lâm do UBND tỉnh quyết
định.
IV.
THẨM QUYỀN QUYẾT ĐỊNH VỀ TỔ CHỨC BỘ MÁY VÀ CÁN BỘ
1. Thẩm quyền
quyết định thành lập, tổ chức lại, sáp nhập, giải thể, đổi tên các đơn vị trực
thuộc Chi cục Kiểm lâm
- Đối với các
Phòng chuyên môn, nghiệp vụ trực thuộc Chi cục do Chi cục trưởng quyết định sau
khi có ý kiến thống nhất của Giám đốc Sở.
- Đối với các đơn
vị trực thuộc Chi cục do Chi cục trưởng đề nghị Giám đốc Sở trình UBND tỉnh quyết
định.
- Đối với các Trạm
Kiểm lâm, Trạm Kiểm lâm địa bàn do Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm quyết định
và báo cáo Giám đốc Sở.
2. Thẩm quyền
quyết định điều động, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, kỷ luật cán bộ
- Đối với chức
danh Chi cục trưởng và Chi cục phó Chi cục Kiểm lâm do Giám đốc Sở Nông nghiệp
& PTNT đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh quyết định theo tiêu chuẩn chuyên môn,
nghiệp vụ do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT quy định và theo các quy định
của Đảng, Nhà nước về công tác cán bộ.
- Đối với cấp Trưởng
các phòng chuyên môn, nghiệp vụ và các đơn vị trực thuộc Chi cục do Chi cục trưởng
quyết định sau khi có ý kiến thống nhất của Giám đốc Sở.
- Đối với cấp phó
các phòng chuyên môn nghiệp vụ, các đơn vị trực thuộc Chi cục; Trạm trưởng, Trạm
phó các Trạm kiểm lâm, Trạm kiểm lâm địa bàn do Chi cục trưởng quyết định và
báo cáo Giám đốc Sở.
V.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm căn cứ Quy định
này và các văn bản pháp luật khác có liên quan để:
- Quy định chức
năng, nhiệm vụ các phòng chuyên môn, nghiệp vụ trực thuộc Chi cục.
- Xây dựng chức
năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức bộ máy các đơn vị trực thuộc Chi cục, báo cáo
Giám đốc Sở trình UBND tỉnh quyết định.
- Quyết định ban
hành quy chế Tổ chức và Hoạt động các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Chi cục.
- Quyết định ban
hành Quy chế làm việc của Chi cục.
2. Chi cục Kiểm lâm thực hiện chế độ thông tin, báo
cáo tình hình quản lý, bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng cho Sở Nông
nghiệp & PTNT, UBND tỉnh, Cục Kiểm lâm, Bộ Nông nghiệp & PTNT theo đúng
quy định hiện hành.
3. Trong quá trình thực hiện, nếu có những vấn đề
phát sinh cần điều chỉnh, bổ sung, sửa đổi, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm kịp
thời báo cáo Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giám đốc Sở Nội vụ
đề nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.