Quyết định 1490/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt Quy hoạch hệ thống cửa khẩu biên giới đất liền Việt Nam - Cam-pu-chia đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Số hiệu 1490/QĐ-TTg
Ngày ban hành 26/08/2013
Ngày có hiệu lực 26/08/2013
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Thủ tướng Chính phủ
Người ký Nguyễn Tấn Dũng
Lĩnh vực Bộ máy hành chính,Xây dựng - Đô thị

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 1490/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 26 tháng 08 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG CỬA KHẨU BIÊN GIỚI ĐẤT LIỀN VIỆT NAM - CAM-PU-CHIA ĐẾN NĂM 2020

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Xét đề nghị của Bộ trưng Bộ Ngoại giao,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch hệ thống cửa khẩu biên giới đất liền Việt Nam - Cam-pu-chia đến năm 2020 với những nội dung chủ yếu sau:

I. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG CỬA KHẨU

1. Mục tiêu tổng quát

a) Phát triển hệ thống cửa khẩu biên giới đất liền Việt Nam - Cam-pu-chia theo một quy hoạch thống nhất, hợp lý, đồng bộ với quy hoạch phát triển kinh tế vùng, quy hoạch nâng cấp, phát triển cơ sở hạ tầng của từng địa phương.

b) Phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác toàn diện giữa Việt Nam với Cam-pu-chia, nhất là giao lưu kinh tế - thương mại; đẩy mạnh việc thu hút các nguồn vốn đầu tư xây dựng các khu kinh tế cửa khẩu, góp phần phát triển kinh tế và nâng cao đời sống nhân dân khu vực biên giới hai nước.

c) Đẩy mạnh cải cách hành chính và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ vào việc kiểm tra, kiểm soát người và phương tiện xuất - nhập cảnh, hàng hóa xuất - nhập khẩu tại các cửa khẩu; tạo sự thuận lợi, thông thoáng cho việc thông quan, nhưng vẫn đảm bảo an ninh - quốc phòng và quản lý chặt chẽ các hoạt động kinh tế, thương mại.

d) Chủ động hợp tác xây dựng, phát triển hệ thống cửa khẩu phù hợp với nhu cầu hội nhập khu vực và quốc tế.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tng của hệ thống cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính biên giới đất liền Việt Nam - Cam-pu-chia theo mô hình chuẩn gồm: Nhà kim soát liên hợp, quc môn, đường giao thông nội bộ, các khu chức năng... phù hợp với từng loại cửa khẩu, đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và khu vực; tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước.

b) Đầu tư có định hướng về trang thiết bị, kỹ thuật hiện đại, đồng bộ để có thể kết nối hoạt động của tất cả các cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính tuyến biên giới Việt Nam - Cam-pu-chia cũng như với hệ thống cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính biên giới đất liền trên toàn quốc, nhằm mục tiêu thông quan nhanh chóng, hiệu quả.

c) Các cơ quan quản lý theo ngành, lĩnh vực tại cửa khẩu được tổ chức và bố trí khoa học, hợp lý, bảo đảm vận hành và quản lý hiệu quả tại mỗi cửa khẩu.

d) Phân bổ hợp lý, có trọng điểm các cửa khẩu trên toàn tuyến biên giới Việt Nam - Cam-pu-chia phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của từng tỉnh hoặc vùng biên giới; bảo đảm tính hiệu quả và tiết kiệm ngân sách nhà nưc.

đ) Tập trung nguồn lực đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, trang thiết bị hiện đại đối với những cửa khẩu hiện có; chú trọng công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho nhu cầu phát triển hệ thống cửa khẩu.

e) Phát triển hệ thống cửa khẩu phải gắn với việc bảo vệ môi trường; phù hợp với địa hình và cảnh quan thiên nhiên của từng khu vực.

II. ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG CỬA KHẨU

1. Định hướng quy hoạch mở, nâng cấp cửa khẩu

a) Đối với cửa khẩu quốc tế và cửa khẩu chính

- Từ năm 2013 đến năm 2020, Ủy ban nhân dân các tỉnh biên giới Việt Nam - Cam-pu-chia, căn cứ điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương một cách toàn diện, cân nhắc, chủ động hiệp thương với phía Cam-pu-chia; báo cáo Chính phủ hai nước xem xét việc ưu tiên mở và nâng cấp thêm 03 cửa khẩu quốc tế đường bộ, 01 cửa khẩu quốc tế đường sắt và 09 cửa khẩu chính đường bộ với dự kiến phân bố tại các vùng Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ (cụ thể xem tại Phụ lục I).

- Các cửa khẩu khác sẽ được lựa chọn đầu tư nâng cấp hạ tầng và hiện đại hóa trang thiết bị theo nguyên tắc sau (cụ thể xem tại Phụ lục II):

+ Ưu tiên vốn đầu tư cho những công trình xây dựng chuyển tiếp, sắp hoàn thành, những công trình có tính quyết định, để đưa một chuỗi các công trình đã đầu tư vào hoạt động một cách đồng bộ có hiệu quả;

+ Ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng và trang thiết bị cho các cửa khẩu quốc tế và cửa khẩu chính;

+ Xem xét, lựa chọn các dự án có hiệu quả kinh tế, xã hội và phát triển theo hướng hiện đại hóa; thể hiện được bản sắc dân tộc và thể diện quốc gia.

[...]