Quyết định 148/2005/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Nam đến năm 2015 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Số hiệu | 148/2005/QĐ-TTg |
Ngày ban hành | 17/06/2005 |
Ngày có hiệu lực | 12/07/2005 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Thủ tướng Chính phủ |
Người ký | Phan Văn Khải |
Lĩnh vực | Xây dựng - Đô thị |
THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 148/2005/QĐ-TTg |
Hà Nội, ngày 17 tháng 6 năm 2005 |
PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH QUẢNG NAM ĐẾN NĂM 2015
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Theo đề nghị của ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam tại tờ trình số 1799/TT-UB ngày
06 tháng 10 năm 2004; ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại Công văn số 7321
BKH/TĐ&GSĐT ngày 17 tháng 11 năm 2004,
QUYẾT ĐỊNH :
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Nam đến năm 2015 với những nội dung chủ yếu sau:
- Phát huy và sử dụng có hiệu quả các yếu tố nội lực và nguồn lực từ bên ngoài vào mục tiêu tăng trưởng kinh tế với tốc độ nhanh, hiệu quả cao và bền vững, xây dựng tỉnh Quảng Nam trở thành Tỉnh có kinh tế phát triển.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp với thế mạnh của Tỉnh và phương hướng phát triển chung của cả Vùng.
- Phát triển có trọng điểm song bảo đảm cân đối, hài hoà nhằm khai thác tối đa tiềm năng của Tỉnh.
- Bảo đảm phát triển hài hoà giữa kinh tế - xã hội, làm cho chất lượng cuộc sống ngày càng được cải thiện. Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội phải gắn với quốc phòng, an ninh và phòng, chống, giảm nhẹ thiên tai.
- Đảm bảo tăng trưởng kinh tế với tốc độ nhanh, hiệu quả cao và bền vững nhằm xây dựng tỉnh Quảng Nam trở thành Tỉnh có kinh tế phát triển và mở cửa trong khu vực.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp với thế mạnh của Tỉnh và phương hướng phát triển chung của cả khu vực miền Trung và Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.
- Phát triển mạnh kinh tế vùng ven biển, các thị xã Tam Kỳ, Hội An và các thị trấn, các khu công nghiệp, cảng biển, đồng thời chú trọng và quan tâm phát triển nâng cao mức sống, trình độ dân trí, tăng cường đầu tư công cộng cho vùng miền núi khó khăn, vùng dân cư bãi ngang ven biển và các khu vực có nhiều đối tượng chính sách xã hội.
- Bảo đảm hài hoà giữa phát triển kinh tế với tiến bộ, dân chủ và công bằng xã hội, bảo vệ và tái tạo môi trường tự nhiên, làm cho chất lượng cuộc sống không ngừng được cải thiện. Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội gắn với phòng, chống, giảm nhẹ thiên tai.
- Kết hợp phát triển kinh tế với bảo đảm quốc phòng, an ninh và ổn định xã hội trong từng giai đoạn.
a) Phấn đấu mức tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) của Tỉnh đạt bình quân năm khoảng 10% thời kỳ 2001 - 2005; 12 - 12,7% thời kỳ 2006 - 2010 và khoảng 13 - 13,5% thời kỳ 2010 - 2015.
b) GDP bình quân đầu người (theo giá thực tế) đến năm 2005 đạt khoảng 345 USD/người; năm 2010 đạt khoảng 670 - 698 USD/người và đến năm 2015 đạt khoảng 1.395 - 1.500 USD/người.
c) Phấn đấu giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 105 triệu USD năm 2005, khoảng 240 triệu USD vào năm 2010 và khoảng 350 triệu USD vào năm 2015.
d) Từng bước giảm tốc độ phát triển dân số xuống còn từ 1,2 - 1,25% thời kỳ 2006 - 2010, 1,15 - 1,20% thời kỳ 2011 - 2015. Phấn đấu hàng năm tạo việc làm mới cho khoảng 35.000 lao động; tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề là 35%, qua đào tạo chung là 45 - 50%.
đ) Giảm tỷ lệ hộ đói, nghèo xuống còn 2,5 - 4% vào năm 2015; phấn đấu năm 2005 không có hộ thuộc diện chính sách ở nhà tạm, năm 2006 cơ bản xoá nhà tạm đối với hộ đồng bào dân tộc thiểu số và đến năm 2010 hoàn thành chương trình xoá nhà tạm trên phạm vi toàn Tỉnh; đến năm 2010 đạt 90% hộ dân được cấp nước sạch, trên 95% số hộ được dùng điện; đến năm 2015 đạt 95% số hộ được dùng nước sạch, 100% hộ được sử dụng điện.
- Về phổ cập giáo dục: đến năm 2007 hoàn thành phổ cập trung học cơ sở, đến năm 2012 hoàn thành phổ cập trung học phổ thông.
- Phấn đấu đến năm 2010 giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng xuống 15 - 20% và còn 5 - 10% vào năm 2015.
4. Phương hướng phát triển các ngành và lĩnh vực xã hội:
a) Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp:
Xây dựng các khu công nghiệp: Điện Nam - Điện Ngọc (430 ha), An Hoà - Nông Sơn (600 ha), Thuận Yên (225 ha); các cụm công nghiệp như: Đại Hiệp (40 ha), Đông Thăng Bình (150 ha), Trảng Nhật (60 ha), Đông Quế Sơn (250 ha).
THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 148/2005/QĐ-TTg |
Hà Nội, ngày 17 tháng 6 năm 2005 |
PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH QUẢNG NAM ĐẾN NĂM 2015
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Theo đề nghị của ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam tại tờ trình số 1799/TT-UB ngày
06 tháng 10 năm 2004; ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại Công văn số 7321
BKH/TĐ&GSĐT ngày 17 tháng 11 năm 2004,
QUYẾT ĐỊNH :
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Nam đến năm 2015 với những nội dung chủ yếu sau:
- Phát huy và sử dụng có hiệu quả các yếu tố nội lực và nguồn lực từ bên ngoài vào mục tiêu tăng trưởng kinh tế với tốc độ nhanh, hiệu quả cao và bền vững, xây dựng tỉnh Quảng Nam trở thành Tỉnh có kinh tế phát triển.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp với thế mạnh của Tỉnh và phương hướng phát triển chung của cả Vùng.
- Phát triển có trọng điểm song bảo đảm cân đối, hài hoà nhằm khai thác tối đa tiềm năng của Tỉnh.
- Bảo đảm phát triển hài hoà giữa kinh tế - xã hội, làm cho chất lượng cuộc sống ngày càng được cải thiện. Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội phải gắn với quốc phòng, an ninh và phòng, chống, giảm nhẹ thiên tai.
- Đảm bảo tăng trưởng kinh tế với tốc độ nhanh, hiệu quả cao và bền vững nhằm xây dựng tỉnh Quảng Nam trở thành Tỉnh có kinh tế phát triển và mở cửa trong khu vực.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp với thế mạnh của Tỉnh và phương hướng phát triển chung của cả khu vực miền Trung và Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.
- Phát triển mạnh kinh tế vùng ven biển, các thị xã Tam Kỳ, Hội An và các thị trấn, các khu công nghiệp, cảng biển, đồng thời chú trọng và quan tâm phát triển nâng cao mức sống, trình độ dân trí, tăng cường đầu tư công cộng cho vùng miền núi khó khăn, vùng dân cư bãi ngang ven biển và các khu vực có nhiều đối tượng chính sách xã hội.
- Bảo đảm hài hoà giữa phát triển kinh tế với tiến bộ, dân chủ và công bằng xã hội, bảo vệ và tái tạo môi trường tự nhiên, làm cho chất lượng cuộc sống không ngừng được cải thiện. Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội gắn với phòng, chống, giảm nhẹ thiên tai.
- Kết hợp phát triển kinh tế với bảo đảm quốc phòng, an ninh và ổn định xã hội trong từng giai đoạn.
a) Phấn đấu mức tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) của Tỉnh đạt bình quân năm khoảng 10% thời kỳ 2001 - 2005; 12 - 12,7% thời kỳ 2006 - 2010 và khoảng 13 - 13,5% thời kỳ 2010 - 2015.
b) GDP bình quân đầu người (theo giá thực tế) đến năm 2005 đạt khoảng 345 USD/người; năm 2010 đạt khoảng 670 - 698 USD/người và đến năm 2015 đạt khoảng 1.395 - 1.500 USD/người.
c) Phấn đấu giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 105 triệu USD năm 2005, khoảng 240 triệu USD vào năm 2010 và khoảng 350 triệu USD vào năm 2015.
d) Từng bước giảm tốc độ phát triển dân số xuống còn từ 1,2 - 1,25% thời kỳ 2006 - 2010, 1,15 - 1,20% thời kỳ 2011 - 2015. Phấn đấu hàng năm tạo việc làm mới cho khoảng 35.000 lao động; tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề là 35%, qua đào tạo chung là 45 - 50%.
đ) Giảm tỷ lệ hộ đói, nghèo xuống còn 2,5 - 4% vào năm 2015; phấn đấu năm 2005 không có hộ thuộc diện chính sách ở nhà tạm, năm 2006 cơ bản xoá nhà tạm đối với hộ đồng bào dân tộc thiểu số và đến năm 2010 hoàn thành chương trình xoá nhà tạm trên phạm vi toàn Tỉnh; đến năm 2010 đạt 90% hộ dân được cấp nước sạch, trên 95% số hộ được dùng điện; đến năm 2015 đạt 95% số hộ được dùng nước sạch, 100% hộ được sử dụng điện.
- Về phổ cập giáo dục: đến năm 2007 hoàn thành phổ cập trung học cơ sở, đến năm 2012 hoàn thành phổ cập trung học phổ thông.
- Phấn đấu đến năm 2010 giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng xuống 15 - 20% và còn 5 - 10% vào năm 2015.
4. Phương hướng phát triển các ngành và lĩnh vực xã hội:
a) Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp:
Xây dựng các khu công nghiệp: Điện Nam - Điện Ngọc (430 ha), An Hoà - Nông Sơn (600 ha), Thuận Yên (225 ha); các cụm công nghiệp như: Đại Hiệp (40 ha), Đông Thăng Bình (150 ha), Trảng Nhật (60 ha), Đông Quế Sơn (250 ha).
Phát triển các ngành công nghiệp chủ yếu :
- Công nghiệp chế biến nông, lâm, hải sản đạt tốc độ tăng trưởng 25%/năm. Chú trọng phát triển công nghiệp chế biến lương thực - thực phẩm; sản xuất đồ uống, như : bia, nước giải khát, nước khoáng.
- Công nghiệp chế biến và khai thác khoảng sản đạt tốc độ tăng trưởng khoảng 15 - 16,5%/năm với các loại sản phẩm chủ yếu như đá xây dựng, than, bột thạch anh, cát khuôn đúc, Felspat. Nghiên cứu, khai thác, sử dụng nguồn khoáng sản phóng xạ (Uranium) tại Quảng Nam.
- Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng đạt nhịp độ tăng trưởng khoảng 19 - 25%/năm với các loại sản phẩm chủ yếu như: xi măng, gạch, ngói, đá ốp lát, kính tấm xây dựng.
Các ngành công nghiệp khác:
- Ngành dệt - may - da - giày: dệt vải đạt từ 10 - 15 triệu mét/năm; ươm tơ dệt lụa quy mô 5 - 10 triệu mét/năm. Mục tiêu trước mắt đến năm 2010 ngành giày - da Quảng Nam đạt 4 triệu đôi giày vải, 0,3 - 1,5 triệu đôi giày da và 0,6 - 0,8 triệu sản phẩm da hàng năm.
- Ngành cơ khí, điện tử: lắp ráp và sản xuất ô tô công suất 25.000 xe/năm và 5.000 xe tải nặng/năm, máy móc, công cụ phục vụ nông nghiệp, sản xuất khung nhà thép, container, khuôn mẫu bằng kim loại; sản xuất thiết bị điện, vật liệu điện, lắp ráp thiết bị điện tử và sản xuất các linh kiện điện tử dân dụng.
- Phát triển làng nghề và các ngành nghề tiểu, thủ công nghiệp: tập trung phục hồi, nâng cao khả năng sản xuất của các ngành nghề thủ công truyền thống như ươm tơ dệt lụa ở Duy Trinh (Duy Xuyên), các xã ven sông Thu Bồn, một số điểm ở Điện Bàn, Đại Lộc; đúc đồng, nhôm ở Điện Bàn; sành sứ La Tháp; gốm Thanh Hà; các làng nghề dệt may, sản xuất gạch ngói, gia công đồ gỗ, ...
- Thương mại: tập trung phát triển các ngành dịch vụ xuất khẩu, nhập khẩu, dịch vụ thương mại; dịch vụ cung ứng vật tư, kỹ thuật; dịch vụ cung ứng giống cây trồng, vật nuôi; dịch vụ cung ứng tàu biển; dịch vụ vận tải và các loại hình dịch vụ công cộng khác. Chuẩn bị điều kiện để phát triển mạnh dịch vụ thông tin, viễn thông, dịch vụ tài chính, ngân hàng v.v...
+ Phát triển các chợ và hợp tác xã thương mại - dịch vụ theo hướng cải tạo và nâng cấp các chợ hiện có ở các đô thị, thị trấn, thị tứ; đầu tư xây dựng các chợ ở nông thôn, miền núi theo cụm, vùng. Tiếp tục củng cố, sắp xếp, nâng cao hoạt động của các hợp tác xã thương mại, dịch vụ.
+ Hình thành một số trung tâm thương mại với các chức năng sau: cảng thương mại tự do ở Kỳ Hà, Trung tâm Thương mại - Du lịch Hội An, Trung tâm Thương mại Tam Kỳ, Khu kinh tế cửa khẩu Nam Giang.
- Về xuất khẩu: tích cực khai thác nguồn hàng xuất khẩu, phấn đấu đạt giá trị kim ngạch xuất khẩu khoảng 240 triệu USD vào năm 2010 và khoảng 350 triệu USD vào năm 2015.
- Du lịch: phát triển và phối hợp hợp lý trong khai thác các loại hình du lịch: du lịch biển, thắng cảnh, du lịch văn hóa (đặc biệt là du lịch văn hóa Chàm), du lịch nghỉ ngơi giải trí. Có kế hoạch đầu tư tôn tạo, quản lý, bảo vệ và khai thác các di sản văn hóa, kiến trúc: đô thị cổ Hội An, di tích Mỹ Sơn; các di sản thiên nhiên: Cù Lao Chàm, hồ Phú Ninh, hồ Khe Tân, khu rừng nguyên sinh ...
+ Xây dựng thị xã Hội An trở thành Trung tâm du lịch.
+ Mở thêm nhiều tuyến du lịch gắn kết các di sản văn hóa thế giới, di tích lịch sử cách mạng, các thắng cảnh văn hóa như: tuyến Hội An - Tam Kỳ - Mỹ Sơn, tuyến du lịch ven biển Kỳ Hà - Chu Lai. Xây dựng các điểm du lịch ở các hồ khu vực phía Tây như Phú Ninh, Khe Tân ... các điểm du lịch ở khu vực rừng nguyên sinh thuộc các huyện Phước Sơn và Nam Giang.
- Dịch vụ tài chính, ngân hàng: hình thành thị trường vốn nhằm thu hút vốn nhàm rỗi trong dân, các tổ chức kinh tế trong và ngoài Tỉnh.
c) Phương hướng phát triển nông - lâm - ngư nghiệp:
- Nông nghiệp: tập trung chuyển mạnh nền nông nghiệp sang sản xuất hàng hóa, trên cơ sở đảm bảo an ninh lương thực, thực phẩm, đưa tỷ trọng chăn nuôi chiếm từ 50 - 55% giá trị sản phẩm nông nghiệp. Phát triển khoảng từ 10.000 - 15.000 ha ngô, từ 6.000 - 8.000 ha mía, từ 4.000 - 4.500 ha dứa, 10.000 ha lạc, 5.000 ha điều, 1.000 ha chè, 8.000 ha cà phê chè, 10.000 ha bông, vùng nguyên liệu giấy với quy mô khoảng 25.000 - 30.000 ha. Hình thành vùng rau sạch tại các khu vực đô thị Tam Kỳ, Hội An, Núi Thành và một số nơi ở vùng Đông Điện Bàn, Duy Xuyên, Đại Lộc, phát triển nghề trồng hoa và sinh vật cảnh.
- Thuỷ sản: phát triển các đội tàu có công suất lớn hơn 90 CV, số lượng trên 500 chiếc để đánh bắt xa bờ. Sản lượng hải sản đánh bắt đạt 49.500 tấn - 50.000 tấn vào năm 2005, 65.000 tấn vào năm 2010 và 70.000 tấn năm 2015. Phấn đấu đưa diện tích nuôi thủy sản đạt 10.000 ha, trong đó diện tích nuôi tôm là 5.000 ha. Xây dựng 2 trung tâm nghề cá lớn ở Cửa Đại (Hội An) và Tam Quang (Núi Thành); xây dựng mới và nâng cấp các cơ sở đóng, sửa chữa tàu thuyền, cơ khí, cơ điện lạnh, đảm bảo dịch vụ hậu cần nghề cá.
- Lâm nghiệp: tiếp tục thực hiện mục tiêu tăng cường vốn rừng, tăng độ che phủ từ 42% lên 48% vào năm 2015. Triển khai trồng mới và khoanh nuôi tái sinh hàng năm là 22.000 ha (trong đó nuôi trồng 10.000 ha). Chú trọng các loại cây quế, cao su, ca cao, chè, cung cấp nguyên liệu giấy, sợi và các loại cây lấy gỗ có nguồn gốc bản địa. Thực hiện đóng cửa rừng ở một số vùng phía Tây để bảo vệ môi trường và hệ thống giao thông miền núi. Bảo vệ các rừng đặc dụng, rừng nguyên sinh và rừng phòng hộ đầu nguồn.
d) Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng:
- Giao thông:
+ Đường bộ: phối hợp với các Bộ, ngành Trung ương đẩy mạnh tiến độ thi công tuyến quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh, 14B, 14D và 14E, đường Tam Kỳ - Đắk Tô (Nam Quảng Nam); triển khai xây dựng đường cao tốc Liên Chiểu - Dung Quất. Nâng cấp và xây dựng các tuyến ĐT 611, 611B, 607B, đường Thanh niên ven biển, cầu Cửa Đại và các tuyến đường tỉnh khác. Hoàn thành cơ bản hệ thống mạng đường nội bộ trong thị xã Tam Kỳ, đô thị trung tâm các huyện lỵ, đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc ... kết hợp kinh tế với quốc phòng, hình thành các tuyến phòng thủ dọc ven biển Hội An - Điện Bàn, tuyến Tam An - Cẩm Khê, khai thông đường dọc theo các xã biên giới. Xây dựng các tuyến đường đến trung tâm 34 xã chưa có đường ô tô (19 xã đi được một mùa và 15 xã không đi được cả hai mùa). Xây dựng hành lang phía Tây nối các huyện miền núi từ Ch'ôm - Dakpre, Phước Thành - Trà Bui.
+ Đường biển: ưu tiên xây dựng cảng Kỳ Hà, trong đó hoàn chỉnh xây dựng cầu cảng số 2 và trong giai đoạn đến năm 2010 nghiên cứu xây dựng thêm một bến theo tiêu chuẩn (350m) tương đương tàu 12.000 tấn. Tiếp tục thực hiện việc nạo vét luồng bảo đảm cho tầu có trọng tải trên 20.000 tấn vào làm hàng, cùng với xây dựng hoàn chỉnh hệ thống dịch vụ hậu cần cảng tạo điều kiện để hình thành cảng thương mại tổng hợp Kỳ Hà làm tiền đề phát triển Khu kinh tế mở Chu Lai.
+ Đường hàng không: tập trung đầu tư nâng cấp, mở rộng sân bay Chu Lai đảm bảo tiếp nhận máy bay B 747 - 400 hoặc tương đương, quy mô công suất phục vụ khoảng 500.000 hành khách/năm và 500.000 tấn hàng/năm vào năm 2010 và đạt 1 triệu lượt khách/năm, 1 triệu tấn hàng/năm vào năm 2020. Về lâu dài xây dựng sân bay Chu Lai thành Trung tâm trung chuyển hàng hóa quốc tế của Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và của khu vực.
+ Đường sắt: nâng cấp, cải tạo cơ sở hạ tầng đường sắt theo quy hoạch tổng thể phát triển ngành vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 06/2002/QĐ-TTg ngày 01 tháng 01 năm 2002. Tiến hành nâng cấp Nhà ga Tam Kỳ, Nông Sơn, Núi Thành; hiện đại hóa hệ thống thông tin tín hiệu.
+ Đường sông: tập trung đầu tư nâng cấp, cải tạo một số tuyến sông chính: Trường Giang, Thu Bồn, Tam Kỳ, Vu Gia, Bà Rén, Quảng Huế, Vĩnh Diện. ưu tiên chỉnh lưu sông Vu Gia, Thu Bồn để phục vụ dân sinh.
- Hệ thống cấp điện: phối hợp với các Bộ, ngành liên quan ở Trung ương thực hiện việc đầu tư xây dựng theo nhiệm vụ được giao đối với các dự án điện bao gồm cả nguồn và lưới điện theo quy hoạch ngành được Bộ Công nghiệp phê duyệt như: các tuyến đường dây cao thế 110 KV, 220 KV Đà Nẵng - Dung Quất, Đà Nẵng - Thành Mỹ, đường dây 500 KV Đà Nẵng - Dung Quất - Plâyku. Hoàn chỉnh mạng lưới đường dây 20 KV trên địa bàn Tỉnh bằng các nguồn vốn ODA. Nâng cấp trạm điện Tam Hiệp và Tam Kỳ từ 40 MVA lên 50 MVA 2 x 25, khu công nghiệp Điện Nam - Điện Ngọc 2 x 25 MVA. Bổ sung trạm biến áp 110 MVA tại Thăng Bình, các dự án xây dựng 08 nhà máy thuỷ điện theo quy hoạch hệ thống thuỷ điện bậc thang Vu Gia - Thu Bồn đã được phê duyệt; thông qua kêu gọi đầu tư nước ngoài (BOT) xây dựng nhà máy điện 60 MW tại Núi Thành. Phấn đấu đến năm 2005 đưa điện lưới đến 100% huyện lỵ và 90% hộ dân sử dụng điện, đến năm 2015 đạt 100% hộ được sử dụng điện.
- Quản lý và sử dụng tổng hợp nguồn nước: tiếp tục đầu tư mở rộng hệ thống các công trình thuỷ lợi như: Việt An, đập dâng An Trạch, kênh Thái Xuân, kiên cố hoá hệ thống kênh mương và nghiên cứu đầu tư hỗ trợ xây dựng các công trình kè chống xói lở bờ sông Thu Bồn, Vu Gia ở Đại Lộc, Điện Bàn, Hội An, Duy Xuyên và Trà My; đập ngăn mặn Duy Thành (Duy Xuyên), xây dựng hồ chứa nước Đông Tiễn (Bình Trị - Thăng Bình) và một số công trình thuỷ lợi nhỏ ở các huyện trung du, miền núi. Quy hoạch và chỉnh trị hệ thống sông Thu Bồn, Vu Gia. Cân bằng nguồn nước trên địa bàn Tỉnh để phục vụ sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và dân sinh. Sử dụng các nguồn nước để phát triển thuỷ điện và điều tiết lũ trên các hệ thống sông lớn Thu Bồn, Vu Gia, A Vương. Xây dựng các công trình ngăn mặn, giải quyết nước cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân vùng cát.
Nâng cấp mở rộng hệ thống cấp nước tại các khu công nghiệp và thị xã, thị trấn, tiếp tục đầu tư công trình nước sạch tại các trung tâm huyện lỵ.
- Xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng xã hội gắn với phòng tránh lũ lụt:
+ Đầu tư xây dựng mới một số trạm xá khu vực tại các trung tâm cụm xã vùng cao. Kiên cố hóa một số cơ sở y tế ở vùng ngập lụt.
+ Kiên cố và xây cao tầng một số cơ sở trường học ở khu vực 40 xã vùng ngập lụt để khi có lũ lụt sẽ được sử dụng làm địa điểm tập kết hậu cần, cư trú tạm thời cho nhân dân.
+ Cải tạo nâng cấp hồ chứa nước như Phú Ninh, Đông Tiễn, Cây Sanh, Suối Tiên, Bàu Vang, hoàn thành xây dựng hồ Việt An.
+ Xây dựng hệ thống kè chống sạt lở các sông Thu Bồn, Vu Gia, Trường Giang.
+ Xây dựng Trung tâm phòng tránh rủi ro và giảm nhẹ thiên tai của khu vực biển Đông (dự kiến ở Kỳ Hà, Cù Lao Chàm).
- Bưu chính - Viễn thông: tiếp tục hiện đại hóa mạng bưu chính, viễn thông toàn Tỉnh, điện thoại từ tỉnh đến các xã, đồng bằng, trung du và các trung tâm cụm xã vùng cao đến năm 2010 đạt 100% số xã có điện thoại, 100% xã có điểm bưu điện văn hóa xã, 100% số xã được nhận báo trong ngày. Đầu tư theo quy hoạch phát thanh quốc gia, bảo đảm đến năm 2015 có 100% dân số được phủ sóng phát thanh và 95% được phủ sóng truyền hình.
- Y tế, chăm sóc sức khoẻ cộng đồng:
+ Thực hiện tốt các chương trình y tế của quốc gia, quan tâm chăm lo sức khoẻ cho toàn dân. Thanh toán cơ bản các bệnh truyền nhiễm, ký sinh trùng sốt rét, tả, bệnh lao, da liễu, 6 bệnh truyền nhiễm của trẻ em. Kiện toàn, tăng cường đội ngũ cán bộ y tế cơ sở, bảo đảm 100% số trạm y tế xã có bác sĩ, 100% xã có nữ hộ sinh. Đầu tư, xây dựng hoàn chỉnh các bệnh viện tuyến huyện (đảm bảo 8 huyện đồng bằng đạt bệnh viện hạng III, huyện miền núi đạt bệnh viện hạng IV). Xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên khoa đầu ngành của Tỉnh, đến năm 2007 có ít nhất từ 1 - 2 tiến sĩ, thạc sĩ ở các khoa lâm sàng, bảo đảm đáp ứng yêu cầu cho tuyến điều trị cao nhất của Tỉnh.
+ Về cơ sở vật chất: đến năm 2006 kiên cố hóa 100% trạm y tế cấp xã, xây cao tầng các trạm y tế vùng lụt, bảo đảm đầy đủ trang thiết bị y tế theo danh mục tiêu chuẩn trạm y tế. Nâng cấp, xây dựng các trung tâm y tế huyện bảo đảm quy mô bệnh viện từ 100 - 120 giường đối với các huyện có dân số trên 100.000 dân và 50 - 80 giường đối với các huyện có dân số dưới 100.000 dân. Đầu tư xây dựng 02 (hai) phòng khám, điều trị chất lượng cao tại khu vực Điện Nam - Điện Ngọc và Chu Lai - Kỳ Hà, để phục vụ nhu cầu của các nhà đầu tư.
- Giáo dục và đào tạo:
+ Thực hiện cơ bản phổ cập giáo dục trung học cơ sở vào năm 2007 và trung học phổ thông vào năm 2012. Phát triển hệ thống mạng lưới trường mầm non và phổ thông rộng khắp bằng nhiều loại hình công lập, bán công, dân lập, tư thục, nâng cao hiệu suất đào tạo để huy động được một tỷ lệ cao thanh, thiếu niên trong độ tuổi đi học. Nâng cao hiệu quả đào tạo lên 90% đối với trung học cơ sở và 87% đối với trung học phổ thông. Phấn đấu 40% giáo viên tiểu học có trình độ cao đẳng, 80% giáo viên trung học cơ sở có trình độ đại học, 10% giáo viên trung học phổ thông có trình độ thạc sĩ. Từng bước hoàn thiện hệ thống cơ sở vật chất nhằm đáp ứng các mục tiêu phát triển ngành giáo dục, phấn đấu 100% số phòng học được kiên cố vào năm 2010.
+ Đa dạng hóa loại hình đào tạo, chú trọng công tác đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao cho đội ngũ lao động hiện có để theo kịp với yêu cầu của công nghệ mới, sản xuất, kinh doanh và quản lý nhà nước, quản lý xã hội (phấn đấu đến năm 2010 đạt 25 - 26% lao động qua đào tạo nghề, nâng tổng số lao động qua đào tạo nghề đến năm 2015 lên 35 - 40% và qua đào tạo chung là 45 - 50%).
+ Quy hoạch mạng lưới đào tạo nghề: nâng cấp trường Cao đẳng Sư phạm thành trường Đại học Cộng đồng; xúc tiến xây dựng trường Đại học Công nghệ bán công; thành lập trường dạy nghề trình độ cao, chất lượng cao của Tỉnh phục vụ cho các khu chế xuất, khu công nghiệp trong khu vực với quy mô đào tạo hàng năm từ 2.000 đến 3.000 học sinh tốt nghiệp. Giai đoạn 2006 - 2010 xây dựng thêm 01 trường công nhân kỹ thuật quy mô đào tạo 1.000 - 1.500 học sinh/năm và 04 trung tâm dạy nghề ở các huyện, thị còn lại.
- Quy hoạch phát triển ngành văn hóa - thông tin, thể dục thể thao:
+ Về văn hóa - thông tin:
Phấn đấu 90% các hộ đồng bào miền núi được xem, nghe chương trình phát thanh, truyền hình, mỗi xã có 01 cán bộ chuyên trách về phát thanh truyền hình để quản lý, sử dụng các trang thiết bị đầu tư tại xã phục vụ công tác tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước. Xây dựng và kiện toàn đội ngũ cán bộ văn hóa - thông tin vào năm 2005 đạt 50% cán bộ các huyện, xã miền núi có trình độ trung cấp. Phấn đấu đến năm 2010 đạt 65 - 70% thôn bản văn hóa, 85 - 90% gia đình văn hóa. Xây dựng thị xã Hội An trở thành thị xã văn hóa vào năm 2005. Đến năm 2010 bảo đảm mỗi huyện có một trung tâm văn hóa, 80% xã, phường, thị trấn có nhà văn hóa - thông tin, 75% làng bản có thiết chế sinh hoạt văn hóa, xây dựng các điểm bưu điện văn hóa xã. Đến năm 2010 đảm bảo 80% số huyện có thư viện và đến năm 2015 là 100%. Số bản sách bình quân đầu người đạt 05 bản năm 2010 và 07 bản năm 2015. Trong công tác trùng tu bảo tồn các di sản văn hóa, ưu tiên đầu tư cho các dự án:
. Khảo sát, nghiên cứu, trùng tu, tu bổ các công trình cấp thiết tại khu di tích Mỹ Sơn.
. Trùng tu, sửa chữa các nhà cổ tại khu đô thị cổ Hội An.
. Khảo sát, tu bổ các di tích văn hóa Chăm (phật điện Đồng Dương, Tháp Chiên Đàn ...).
- Về thể dục thể thao:
+ Thực hiện giáo dục thể chất trong nhà trường bảo đảm 70 - 80% học sinh và 90 - 95% sinh viên đạt tiêu chuẩn rèn luyện thân thể. Đối với lực lượng vũ trang 100% cán bộ, chiến sĩ tham gia luyện tập thường xuyên và đạt tiêu chuẩn rèn luyện thân thể theo lứa tuổi. Đến năm 2012 bảo đảm đáp ứng 100% nhu cầu giáo viên thể dục thể thao cho các trường và các cấp học.
+ Từng bước nâng tổng số nội dung tham gia các giải thể thao của khu vực cũng như cả nước từ 09 nội dung năm 2001 lên 20 - 25 nội dung vào năm 2010 và 100% số nội dung vào 2015 (chú trọng tập trung đầu tư trọng điểm vào các nội dung có thế mạnh như điền kinh, bóng đá, các môn võ, bơi lội, bóng chuyền ...).
+ Bảo đảm đến năm 2010, ở mỗi xã, phường có quỹ đất, địa điểm làm cơ sở tập luyện thể dục thể thao; đầu tư nâng cấp các trung tâm thể dục thể thao cấp huyện. Hoàn thành xây dựng cơ bản các hạng mục chính công trình trung tâm thi đấu của Tỉnh (sân vận động, nhà thi đấu, bể bơi, nhà tập vận động viên).
5. Phương hướng quy hoạch phát triển không gian lãnh thổ:
Quảng Nam được phân tách ra 2 vùng chính: đồng bằng ven biển và trung du miền núi.
a) Đồng bằng ven biển: đây là khu vực có khả năng phát triển nhanh trở thành khu vực phát triển nhất của Tỉnh theo hướng chuyển dịch nhanh để hình thành cơ cấu kinh tế công nghiệp, thương mại và dịch vụ du lịch, thủy sản, nông, lâm nghiệp:
- Tập trung phát triển các khu công nghiệp Điện Nam - Điện Ngọc, Thuận Yên, Bắc Chu Lai và Tam Hiệp, Đông Thăng Bình, Trảng Nhật, Đông Quế Sơn, phát triển các cụm công nghiệp hiện có, quy hoạch và phát triển các cụm công nghiệp nhỏ ở các địa phương huyện, thị xã và các làng nghề truyền thống.
- Phát triển các khu du lịch và các điểm du lịch ven biển, gắn với du lịch núi, xây dựng Chương trình phát triển một nền công nghiệp du lịch quốc tế (Hội An, Kỳ Hà, Tam Hải).
- Hình thành các khu nông nghiệp đặc biệt quanh vành đai của các khu du lịch, thúc đẩy phát triển các làng nghề truyền thống (ươm tơ, dệt lụa...) nhằm đảm bảo cảnh quan, hậu cần và phát triển du lịch. Đa dạng hóa các sản phẩm nông nghiệp để có nhiều sản phẩm thương mại như hoa, rau, quả, cây ươm, cỏ. Hình thành các hoạt động tích cực hỗ trợ nông thôn để phục vụ du lịch. Tăng cường hiệu quả trong công tác quản lý và sử dụng nguồn nước trong những vùng trồng trọt tập trung.
- Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật quan trọng như cảng Kỳ Hà, sân bay Chu Lai, các trục giao thông chính.
- Phát triển các ngành liên quan đến kinh tế biển nhằm phát huy tiềm năng và thế mạnh phục vụ phát triển du lịch. Trong phát triển kinh tế cần quán triệt các quan điểm về bảo vệ môi trường.
- Vùng đồng bằng ven biển với hạt nhân là các đô thị khu công nghiệp, khu du lịch, sẽ là vùng phát triển năng động và đóng góp chủ yếu cho tốc độ tăng trưởng chung của cả Tỉnh với các ngành chủ đạo là công nghiệp, thương mại, du lịch và dịch vụ. Vùng này có thể chia thành 4 tiểu vùng để phát triển:
+ Vùng Hội An - Điện Ngọc - Điện Nam: với chức năng chủ yếu là vùng tập trung phát triển dịch vụ, du lịch và công nghiệp ở phía Bắc của tỉnh Quảng Nam, đây là một cực phát triển quan trọng ở phía Bắc, từng bước tạo thành trung tâm phát triển làm động lực lan tỏa, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả vùng trung du và miền núi phía Bắc của Tỉnh. Hướng ưu tiên phát triển của vùng là thương mại, du lịch - công nghiệp - ngư nghiệp.
+ Vùng đồng bằng: trải dài từ phía Bắc tới phía Nam của Tỉnh. Hướng phát triển kinh tế chủ yếu của vùng này tập trung vào sản xuất lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày, tạo sản phẩm hàng hóa có giá trị kinh tế cao, mở rộng dịch vụ sản xuất nông nghiệp, tạo điều kiện và khuyến khích phát triển các ngành nghề truyền thống; phát triển công nghiệp và đô thị hóa ở các thị trấn trong vùng nhất là chuỗi đô thị nằm trên trục đường quốc lộ 1A; phát triển công nghiệp chế biến nông - lâm - hải sản, công nghiệp sử dụng nhiều lao động.
+ Vùng ven biển phía Đông Nam: nuôi trồng thủy sản, phát triển nông nghiệp, trồng rừng ven biển, rừng ngập mặn, giải quyết cơ bản ngăn mặn, thực hiện biện pháp thủy lợi đưa nước ngọt phục vụ sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của nhân dân. Xây dựng nông thôn mới ở các vùng bãi ngang, xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, điện, cấp nước nhằm hình thành du lịch ven biển. Khai thác lợi thế của vùng xây dựng khu kinh tế mở. Coi trọng việc bảo vệ môi trường.
+ Thị xã Tam Kỳ: định hướng mở rộng về phía Tây đến Phú Ninh, phía Tây Bắc đến Chiên Đàn, phía Đông đến bãi tắm Tam Thanh, đưa dân số lên 15 vạn người vào năm 2015. Tập trung đầu tư phát triển thị xã Tam Kỳ thành Trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, tạo động lực thu hút và thúc đẩy phát triển kinh tế cho khu vực.
b) Trung du, miền núi gồm:
Vùng miền núi phía Bắc gắn với đường 14B, 14D, đường Hồ Chí Minh và cửa khẩu Nam Giang (gồm các huyện Tây Giang, Đông Giang, Nam Giang, Tây Đại Lộc) và vùng trung du miền núi phía Nam gắn với các tuyến đường Nam Quảng Nam, đường Hồ Chí Minh nối với Kon Tum, đường Trà My - Trà Bồng nối với tỉnh Quảng Ngãi (gồm các huyện: Phước Sơn, Bắc Trà My, Nam Trà My, Hiệp Đức, Tiên Phước, Quế Sơn). Hướng ưu tiên phát triển vùng này là:
- Khai thác có hiệu quả các tiềm năng kinh tế của vùng gắn với đẩy mạnh kinh tế trang trại và phát triển kinh tế - xã hội miền núi; gắn kinh tế - xã hội với các mục tiêu bảo tồn và tăng nhanh vốn rừng, các chương trình định canh, định cư và xây dựng các trung tâm cụm xã, quy hoạch xây dựng các điểm dân cư.
- Phát triển công nghiệp sản xuất điện năng (xây dựng hệ thống thủy điện bậc thang A Vương, sông Boung...). Xây dựng nhà máy sản xuất xi măng tại Thành Mỹ, công suất giai đoạn I khoảng 1,5 triệu tấn/năm. Phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản, từng bước quy hoạch vùng nguyên liệu phục vụ sản xuất công nghiệp, hình thành một số cơ sở chế biến nông sản như xay xát gạo, chế biến thức ăn gia súc, bảo quản và chế biến hoa quả, chè...
- Tăng cường thương mại, xây dựng kết cấu hạ tầng mà trọng tâm là giải quyết vấn đề giao thông, thông tin liên lạc, điện, các cơ sở y tế, giáo dục, mạng lưới thương mại dịch vụ. Đầu tư hình thành cửa khẩu quốc tế Nam Giang.
- Phát triển du lịch sinh thái.
- Khuyến khích phát triển công nghiệp chế biến gỗ nhằm gia tăng giá trị các sản phẩm từ gỗ và lâm sản.
- Nghiên cứu trồng đại trà các loại cây công nghiệp, cây ăn quả, cây dược liệu có hiệu quả kinh tế cao phục vụ công nghiệp chế biến, tiếp tục phát triển lúa nước ở những vùng có điều kiện, phát triển chăn nuôi đại gia súc; khuyến khích phát triển kinh tế trang trại bằng các chính sách đặc thù.
- Tăng cường khuyến khích các hoạt động chế biến nông sản tại chỗ, phát triển các chương trình tín dụng đến các khu vực nông thôn.
Từng bước nâng cao mức độ đô thị ở các trung tâm huyện lỵ. Giữ gìn và phát triển văn hóa các dân tộc miền núi, đẩy mạnh giao lưu văn hóa giữa các dân tộc. Giữ vững an ninh, quốc phòng và trật tự an toàn xã hội ở miền núi, đặc biệt là các tuyến biên giới.
c) Khu kinh tế mở Chu Lai:
- Phân bố các khu công nghiệp:
+ Khu công nghiệp Bắc Chu Lai : 630 ha.
+ Khu công nghiệp Tam Anh : 1.915 ha.
+ Khu công nghiệp Tam Hiệp : 125 ha.
+ Khu công nghiệp Tam Thăng : 300 ha.
+ Khu công nghiệp An Phú : 30 ha.
- Khu thương mại tự do với quy mô diện tích 790 ha (năm 2010) và 1.390 ha (năm 2015).
- Khu cảng biển, dịch vụ cảng biển với diện tích 200 ha.
- Khu sân bay Chu Lai với diện tích 4.000 ha. Khả năng quy hoạch thành một cảng trung chuyển hàng hóa đường hàng không quốc tế trong khu vực Đông Nam Á.
- Khu đô thị quy mô dân số khoảng 75 vạn người, diện tích 1.800 ha (năm 2010) và 5.540 ha (năm 2020).
+ Khu đô thị Nùi Thành: 1.900 ha, quy mô dân số 28 vạn người.
+ Khu đô thị Tam Hòa: 1.640 ha, quy mô dân số 26 vạn người.
+ Khu đô thị Tam Phú: 2.000 ha, quy mô dân số 21 vạn người.
+ Các khu dân cư nông thôn: 1.070 ha, quy mô dân số 5 vạn người.
- Khu du lịch, quy mô diện tích 1.700 ha (năm 2010) và 2.100 ha (năm 2015). Khu này bao gồm khu du lịch Tam Hải với diện tích 600 ha; khu du lịch ven biển Tam Thanh - Tam Tiến, ven sông Trường Giang diện tích: 1.900 ha.
- Khu trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học quy mô 295 ha.
- Các khu nông nghiệp sinh thái, quy mô 6.430 ha (năm 2010) và 1.013 ha (năm 2015).
6. Các chương trình phát triển và các dự án trọng điểm giai đoạn đến năm 2010 và 2015:
a) Các chương trình cần tập trung đầu tư:
- Về lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng:
+ Chương trình phát triển cơ sở hạ tầng Khu kinh tế mở Chu Lai, đặc biệt là cảng Kỳ Hà, sân bay Chu Lai.
+ Chương trình phát triển mạng lưới hệ thống các trục giao thông chính.
+ Chương trình xây dựng phát triển đô thị và mạng lưới đô thị.
- Về lĩnh vực phát triển kinh tế:
+ Chương trình phát triển du lịch gắn với việc bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống, trùng tu các di tích, đặc biệt là khu phố cổ Hội An và thánh địa Mỹ Sơn, các Khu du lịch ven biển và du lịch sinh thái miền núi.
+ Chương trình hỗ trợ tín dụng phát triển kinh tế nông thôn.
+ Chương trình phát triển ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, các cụm công nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn, các làng nghề truyền thống.
+ Chương trình phát triển nông, lâm, ngư nghiệp hàng hóa gắn với chiến lược phát triển sản phẩm mũi nhọn của Tỉnh.
- Về các lĩnh vực xã hội, khoa học kỹ thuật và bảo vệ môi trường:
+ Chương trình phát triển kinh tế - xã hội gắn với xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phòng tránh giảm nhẹ thiên tai (các dự án thuỷ điện, hồ chứa...).
+ Chương trình sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường.
+ Chương trình phát triển nguồn nhân lực, nâng cao dân trí, đào tạo cán bộ quản lý, kỹ sư thực hành, công nhân kỹ thuật và đào tạo nghề.
+ Chương trình áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào quản lý và sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và phát triển nông thôn.
+ Chương trình xoá nhà tạm và cải thiện điều kiện sống cho đồng bào dân tộc miền núi.
- Chương trình xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng bảo vệ an ninh, quốc phòng gắn với phát triển kinh tế:
+ Chương trình xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh, huyện, thị xã đồng thời xây dựng công trình phòng thủ trên các hướng trọng điểm và các khu vực hậu cứ, gắn chặt thế trận quốc phòng toàn dân với thế trận an ninh nhân dân.
+ Chương trình phát triển cơ sở hạ tầng khu vực miền núi gắn với các tuyến đường tuần tra biên giới, các tuyến đường đến trung tâm xã ...
+ Chương trình phát triển và hình thành khu kinh tế cửa khẩu Đắk Ôốc, huyện Nam Giang làm điểm đột phá ở phía Tây của Tỉnh, gắn với các trục đường 14, đường Hồ Chí Minh và dự án phát triển hành lang Đông - Tây.
+ Chương trình bảo vệ an ninh, quốc phòng kết hợp với phát triển kinh tế - xã hội xã đảo Tân Hiệp (Cù Lao Chàm), thị xã Hội An.
+ Chương trình phát triển hệ thống thông tin liên lạc và phủ sóng phát thanh truyền hình khu vực miền núi, biên giới, hải đảo.
b) Các dự án trọng điểm tập trung xúc tiến và triển khai đầu tư:
- Các dự án xây dựng 08 nhà máy thuỷ điện theo quy hoạch hệ thống thuỷ điện bậc thang Vu Gia - Thu Bồn (thuỷ điện A Vương 1 công suất 170 MW, thuỷ điện sông Tranh 2 công suất 135 MW, thuỷ điện sông Boung 4 công suất 220 MW, thuỷ điện Đắc Mi 4 công suất 210 MW, thuỷ điện Sông Côn 2 công suất 60 MW, thuỷ điện sông Boung 2 công suất 126 MW, thuỷ điện Đắc Mi 1 công suất 225 MW, thuỷ điện sông Giằng công suất 60 MW).
- Các dự án đầu tư xây dựng mạng lưới giao thông theo quy hoạch phát triển giao thông vận tải Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đến năm 2010, gồm:
+ Xây dựng các tuyến đường: Nam Quảng Nam; Liên Chiểu - Dung Quất (đoạn qua tỉnh Quảng Nam); Đông Trường Sơn (đoạn qua tỉnh Quảng Nam); đường du lịch ven biển, từ huyện Điện Bàn đến huyện Núi Thành (đoạn qua tỉnh Quảng Nam); Phước Thành - Trà My - Trà Bồng - Dung Quất (đoạn qua tỉnh Quảng Nam); nâng cấp, mở rộng, chống sạt lở quốc lộ 14D, 14E;
+ Xây dựng cầu Cửa Đại qua sông Thu Bồn nối thị xã Hội An và huyện Duy Xuyên;
+ Đầu tư, xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng cảng Kỳ Hà;
+ Đầu tư, cải tạo xây dựng, nâng cấp sân bay Chu Lai.
- Các dự án đầu tư xây dựng hệ thống thuỷ lợi theo quy hoạch phát triển hệ thống thuỷ lợi Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đến năm 2010, gồm:
+ Đầu tư xây dựng các hồ: Đông Tiễn, huyện Thăng Bình, năng lực tưới 1.000 ha; Suối Tiên, huyện Quế Sơn, năng lực tưới 200 ha; Đồng Bò, huyện Quế Sơn, năng lực tưới 200 ha; Suối Thỏ, huyện Tiên Phước, năng lực tưới 700 ha; Trường Đồng, huyện Núi Thành, năng lực tưới 600 ha;
+ Cung cấp nước phục vụ sản xuất, sinh hoạt cho Khu kinh tế mở Chu Lai với quy mô khoảng 85.000 m3/ngày đêm.
- Đầu tư xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Đắk Ôốc, huyện Nam Giang.
- Đầu tư xây dựng trường Đại học đa ngành Quảng Nam.
7. Một số giải pháp chủ yếu thực hiện quy hoạch:
a) Nâng cao vai trò và phát huy hiệu quả nhân tố con người:
- Coi trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch và bố trí sử dụng cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý. Thực hiện một số chính sách nhằm thu hút cán bộ có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao về công tác tại Tỉnh.
- Hình thành Quỹ đào tạo của Tỉnh, ngoài việc sử dụng để bồi dưỡng đào tạo cán bộ tại chỗ, dành một phần tạo học bổng đất Quảng, tiếp tục xây dựng và hoàn chỉnh hệ thống các trường Dân tộc nội trú từ xã đến huyện, để đào tạo đội ngũ cán bộ dân tộc ít người.
- Coi trọng công tác giáo dục - đào tạo, khuyến khích phát hiện bồi dưỡng tài năng trẻ và nhân tài trong hàng ngũ cán bộ, nhân viên công tác quản lý nhà nước và quản lý kỹ thuật.
- Nâng cao hiệu quả sử dụng nhân tố con người bằng chính cơ chế phân phối lợi ích, tạo động lực kích thích con người phát huy sức lực, trí tuệ cho công việc. Khai thác các thị trường lao động, đẩy mạnh việc xuất khẩu lao động.
b) Huy động các nguồn vốn và chính sách đầu tư:
Cân đối ngân sách địa phương còn phụ thuộc vào nguồn ngân sách trung ương điều tiết bổ sung, vốn đầu tư huy động mới chỉ đáp ứng được khoảng 60 - 65% so với nhu cầu đầu tư phát triển phần còn thiếu sẽ tiếp tục tìm nguồn tăng thêm từ vốn đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp trong nước vào khu kinh tế mở, các khu công nghiệp. Đồng thời, xây dựng cơ chế, chính sách tạo điều kiện thuận lợi khuyến khích, huy động nhân dân và các thành phần kinh tế trong xã hội tham gia vào các hoạt động đầu tư, từng bước thực hiện cơ chế đổi đất lấy cơ sở hạ tầng. Ngoài ra, có chính sách khuyến khích để một số dự án ODA và FDI triển khai thuận lợi sẽ tạo thêm khả năng thu hút vốn nhiều hơn.
c) Có chính sách đảm bảo định hướng tốt trong đầu tư:
- Chính sách về phát triển cơ sở hạ tầng: khuyến khích và tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế tham gia vào đầu tư cơ sở hạ tầng; thực hiện cơ chế đổi đất lấy cơ sở hạ tầng; ngân sách nhà nước đảm bảo đầu tư các công trình cơ sở hạ tầng trọng điểm, mang tính gắn kết cao giữa các vùng.
- Có cơ chế, chính sách ưu đãi khuyến khích các nhà đầu tư trong việc thuê đất, sử dụng đất thực hiện dự án, nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí giải tỏa đền bù, giải phóng mặt bằng; có cơ chế phối hợp cụ thể trong quy hoạch sử dụng đất, đảm bảo hài hòa giữa quốc phòng và phát triển kinh tế.
- Xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp và công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để phát triển các doanh nghiệp công nghiệp vừa và nhỏ, ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp sản xuất các sản phẩm có sức cạnh tranh cao, giải quyết được lao động dư thừa tại chỗ.
- Coi trọng và phát triển mạnh thị trường nội địa, chú trọng thị trường nông thôn vùng sâu, vùng xa. Nâng cao khả năng tiêu thụ hàng hóa của nông dân. Thực hiện các giải pháp kích cầu cả trong sản xuất, xây dựng và tiêu dùng để tăng sức tiêu thụ sản phẩm trong nước; hạ giá bán để tiêu thụ các sản phẩm còn tồn đọng. Có cơ chế, chính sách đào tạo đội ngũ doanh nhân giỏi để tìm kiếm và mở rộng thị trường, bảo đảm củng cố, ổn định thị trường xuất khẩu đã có và tìm thêm thị trường xuất khẩu mới cho các sản phẩm: cát, đá ốp lát, quần áo may sẵn, sắn lát, tinh bột sắn, các mặt hàng thực phẩm như thịt hải sản, rau quả tạo nguồn hàng ổn định và nâng cao chất lượng hàng hóa để từng bước chiếm lĩnh thị trường trong nước và tham gia xuất khẩu.
- Từng bước hình thành thị trường bất động sản và thị trường xuất khẩu lao động.
+ Trong lĩnh vực xuất khẩu lao động ra ngoài tỉnh và quốc tế: thực hiện đa phương hóa và đa dạng hóa trong phát triển thị trường xuất khẩu lao động theo hướng củng cố và giữ vững thị trường hiện có và tiếp tục mở rộng sang các địa bàn có nhu cầu nhập khẩu lao động. Đa dạng hóa cơ cấu ngành nghề phục vụ xuất khẩu lao động, đồng thời đẩy mạnh nâng cao chất lượng nguồn lao động. Tiếp tục đổi mới và phát triển mạng lưới doanh nghiệp tham gia xuất khẩu lao động. Xây dựng chính sách cho vay tín dụng ưu đãi, thành lập quỹ hỗ trợ xuất khẩu lao động, kết hợp với việc thực hiện nghiêm việc ký quỹ và bảo lãnh trong xuất khẩu lao động nhằm tạo thuận lợi cho người dân ở vùng nông thôn có điều kiện tiếp cận và có việc làm.
+ Tạo điều kiện phát triển thị trường đất đai và bất động sản, từng bước hình thành thị trường vốn: đẩy mạnh cải cách hành chính trong lĩnh vực nhà đất theo hướng công khai, đơn giản, thuận tiện, giảm tối đa các thủ tục hành chính và can thiệp hành chính vào các giao dịch trên thị trường bất động sản; tạo các thể chế hỗ trợ thị trường như phát triển hệ thống thông tin, các tổ chức tư vấn, dịch vụ mua bán bất động sản. Tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho hoạt động của các trung tâm địa ốc, các trung tâm môi giới, dịch vụ cho vay, thanh toán phát mại theo hướng chuyên nghiệp.
e) Phát triển dân số gia đình và xã hội.
Tăng cường công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình. Phối hợp các chính sách phát triển kinh tế với các chính sách xã hội nhằm bảo đảm cho quá trình đô thị hóa phát triển hợp lý.
Bảo đảm tỷ lệ giảm sinh, kiểm soát mức tăng dân số, chăm sóc sức khoẻ và tăng cường thể lực và trí lực.
Hình thành trường Đại học Quảng Nam, củng cố và phát triển mạng lưới trường đào tạo nghề và các trung tâm xúc tiến giới thiệu việc làm, theo hướng xã hội hóa. Đảm bảo lao động có tay nghề, trình độ kỹ thuật đáp ứng nhu cầu lao động tại chỗ và phát triển thị trường xuất khẩu lao động.
Có cơ chế, chính sách về tài chính để xây dựng trung tâm quan trắc và hình thành các trạm quan trắc đánh giá kiểm soát môi trường tại các khu vực trọng điểm (các khu vực ven biển, các khu công nghiệp, khu kinh tế, các đô thị ...); hỗ trợ cho vay vốn đầu tư xây dựng các công trình bảo vệ môi trường các khu vực đô thị, khu công nghiệp, khu du lịch. Thực hiện kiểm tra thường xuyên, xây dựng các chế tài về bảo đảm vệ sinh môi trường.
g) Kiện toàn bộ máy chính quyền các cấp, kiên quyết đẩy mạnh tiến trình cải cách hành chính.
- Kiên quyết đẩy nhanh quá trình cải cách hành chính, thực hiện triệt để cơ chế ''một cửa'' đối với thủ tục hành chính, đổi mới toàn diện công tác lãnh đạo, quản lý điều hành của các cơ quan nhà nước. Đẩy mạnh phân cấp cho các ngành, các địa phương trong quản lý đầu tư, chủ động về phân bổ ngân sách, phân định rõ quyền quản lý sử dụng tài sản của các cấp.
h) Ban hành các cơ chế và xây dựng các định chế để thực hiện quy hoạch.
Điều 2. ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam có nhiệm vụ:
1. Tổ chức công bố công khai quy hoạch đã được phê duyệt; nghiên cứu cụ thể hóa các mục tiêu và triển khai thực hiện bằng các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, các dự án đầu tư phù hợp với quy hoạch; xây dựng các kế hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn để quản lý và điều hành đạt hiệu quả cao, tránh dàn trải. Trong quá trình thực hiện quy hoạch phải thường xuyên cập nhật tình hình và có những điều chỉnh kịp thời khi cần thiết.
2. Chủ động kết hợp với các Bộ, ngành nghiên cứu kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ ban hành các cơ chế, chính sách phù hợp với điều kiện của Tỉnh nhằm khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, mở rộng thị trường, chủ động hội nhập quốc tế, bảo vệ an ninh, quốc phòng, sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn, thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của Tỉnh.
3. Thực hiện đổi mới tổ chức quản lý và cải cách hành chính, tạo môi trường thuận lợi khuyến khích đầu tư trong và ngoài nước, sử dụng và phát huy mạnh mẽ các thế mạnh của Tỉnh, kết hợp với các yếu tố của thị trường.
4. Chỉ đạo đầu tư tập trung có trọng điểm để nhanh chóng mang lại hiệu quả thiết thực, ưu tiên đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội tạo động lực phát triển cho các ngành, các lĩnh vực.
5. Nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lý các cấp cùng với việc đổi mới công tác sắp xếp cán bộ chủ chốt, xây dựng và hoàn thiện hệ thống thể chế, chính sách, cụ thể hóa việc phân công, phân cấp, đề cao trách nhiệm cá nhân, tổ chức bộ máy quản lý.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
|
THỦ
TƯỚNG |