Quyết định 1415/QĐ-UBND năm 2018 về Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2018-2020

Số hiệu 1415/QĐ-UBND
Ngày ban hành 06/08/2018
Ngày có hiệu lực 06/08/2018
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Bạc Liêu
Người ký Dương Thành Trung
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẠC LIÊU

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1415/QĐ-UBND

Bạc Liêu, ngày 06 tháng 8 năm 2018

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH CƠ CẤU LẠI NGÀNH NÔNG NGHIỆP TỈNH BẠC LIÊU GIAI ĐOẠN 2018 - 2020

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẠC LIÊU

Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Quyết định số 1819/QĐ-TTg ngày 16 tháng 11 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2017-2020;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 210/TTr-SNN ngày 17 tháng 7 năm 2018,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2018 - 2020.

Điều 2. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các Sở, Ngành, đơn vị chức năng có liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Bạc Liêu triển khai thực hiện Kế hoạch này.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giám đốc, Thủ trưởng các Sở, Ngành, đơn vị chức năng có liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Bạc Liêu căn cứ quyết định thi hành.

Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ NN&PTNT
(để báo cáo);
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Sở KH&ĐT, Sở Tài chính;
- Sở KH&CN; Sở Công Thương;
- S
TN&MT; SY tế;
- UBMTTQ Việt Nam tỉnh;
- Các tổ chức chính trị - xã hội;
- Ngân hàng NNVN - CN tỉnh Bạc Liêu;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;

- CVP, PCVP (Tuấn Tài);
- Trung tâm CB - TH;
- Lưu: VT, (hh532).

CHỦ TỊCH




Dương Thành Trung

 

KẾ HOẠCH

CƠ CẤU LẠI NGÀNH NÔNG NGHIỆP TỈNH BẠC LIÊU GIAI ĐOẠN 2018 - 2020
(Kèm theo Quyết định số: 1415/QĐ-UBND ngày 06 tháng 8 năm 2018 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh)

Căn cứ Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10 tháng 6 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững; Quyết định số 1819/QĐ-TTg ngày 16 tháng 11 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2017 - 2020; để triển khai, quán triệt và tổ chức thực hiện có hiệu quả Quyết định số 1819/QĐ-TTg ngày 16 tháng 11 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2018 - 2020, với những nội dung sau:

I. TÌNH HÌNH VÀ KẾT QUẢ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN

1. Về xây dựng các đề án, quy hoạch, kế hoạch và các cơ chế chính sách:

Thực hiện Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10 tháng 6 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững và Chỉ thị số 2039/CT-BNN-KH ngày 20 tháng 6 năm 2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về triển khai Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành các Nghị quyết, Quyết định, Kế hoạch và Chương trình: Về tái cơ cấu ngành nông nghiệp; về xây dựng nông thôn mới; các đề án tái cơ cấu ngành, lĩnh vực; về quy hoạch ngành, lĩnh vực và các cơ chế, chính sách,... (chi tiết Phụ lục kèm theo).

Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Bạc Liêu đã xây dựng và tổ chức thực hiện Đề án tái cơ cấu hoặc Kế hoạch tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

2. Kết quả thực hiện các mục tiêu, nội dung, nhiệm vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp 05 năm qua (2013 - 2017):

2.1. Về thực hiện các mục tiêu tái cơ cấu ngành:

- Duy trì tăng trưởng, nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh thông qua tăng năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng; đáp ứng tốt hơn nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu.

- Từng bước thực hiện chuyển dịch từ phát triển theo chiều rộng lấy số lượng làm mục tiêu phấn đấu sang nâng cao chất lượng, sản xuất có hàm lượng khoa học công nghệ cao, sử dụng công nghệ sạch, thân thiện với môi trường, có năng suất và giá trị gia tăng cao như: Mô hình nuôi tôm thẻ siêu thâm canh (Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Hi Nguyên; Công ty Trách nhiệm hữu hạn sản xuất và thương mại Trúc Anh; Công ty Cổ phần Việt Úc - Bạc Liêu nuôi tôm theo quy trình khép kín trong nhà kính, năng suất trung bình đạt 25 - 40 tn/ha/vụ, lợi nhuận hàng trăm triệu đồng/năm) được xác định là điểm nhấn, tạo bước đột phá trong nghề nuôi trồng thủy sản của tỉnh; thực hành nuôi trồng thủy sản tốt, nuôi trng thủy sản có chứng nhận (VietGAP; GlobalGAP, ASC, Organic); ứng dụng công nghệ cao trong nuôi tôm (công nghệ nhà màng của Israel; công nghệ cho ăn tự động của Úc; công nghệ sinh học xác định tình trạng sức khỏe của tôm, ...).

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm dần tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản; tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ: Năm 2012 tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 47,84% thì đến năm 2017 giảm còn 42,40%; chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn giảm từ 72,74% năm 2012 xuống còn 70,63% năm 2017.

- Việc thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp đã góp phần chuyển dịch cơ cấu sản xuất, phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn, nâng cao thu nhập và cải thiện mức sống cho cư dân nông thôn; đảm bảo vững chắc an ninh lương thực (bao gồm cả an ninh dinh dưng) cả trước mắt và lâu dài (bình quân lương thực đầu người năm 2017 đạt 1.206 kg/người, tăng 79 kg/người/năm so vn năm 2012); góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu (năm 2012 là 14,21% thì đến năm 2017 giảm còn 8,73%); thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn năm 2017 đạt 27,04 triệu đồng/người/năm (tăng 21,04% so với năm 2012); số xã nông thôn mới năm 2017 là 16 xã, chiếm 32,65% tổng số xã.

[...]