Kế hoạch 60/KH-UBND năm 2021 về cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021-2025

Số hiệu 60/KH-UBND
Ngày ban hành 30/03/2021
Ngày có hiệu lực 30/03/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Thái Nguyên
Người ký Dương Văn Lượng
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THÁI NGUYÊN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 60/KH-UBND

Thái Nguyên, ngày 30 tháng 3 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

CƠ CẤU LẠI NGÀNH NÔNG NGHIỆP TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2021-2025

Thực hiện Quyết định số 255/QĐ-TTg ngày 25/02/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2025; Nghị quyết số 10-NQ/TU ngày 21/10/2019 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2019-2025, định hướng đến năm 2030, sau khi xem xét Văn bản số 546/SNN-KHTC ngày 12/3/2021 của Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021-2025, cụ thể như sau:

I. DỰ BÁO, ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN TRONG THỜI GIAN TỚI

Trong giai đoạn 2021-2025, nông nghiệp vẫn là ngành sản xuất quan trọng, cung cấp nhu cầu thị trường về lương thực, thực phẩm, phát triển nông nghiệp, nông thôn gắn với công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, đảm bảo việc làm cho khu vực nông thôn, giảm khoảng cách thu nhập giữa nông thôn và thành thị, cải thiện chất lượng môi trường sinh thái, sẵn sàng ứng phó với biến đổi khí hậu, xây dựng nông thôn văn minh hiện đại. Sự bùng nổ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và thời đại kinh tế số tiếp tục mang đến nhiều cơ hội cũng như khó khăn, thách thức cho sự phát triển của kinh tế nông nghiệp, nông thôn.

Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết số 10-NQ/TU ngày 21/10/2019 về phát triển nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2019-2025, định hướng đến năm 2030; HĐND tỉnh ban hành các Nghị quyết: số 05/2019/NQ-HĐND ngày 23/7/2019 về quy định chính sách khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; số 33/NQ-HĐND ngày 23/7/2019 thông qua Đề án mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2019-2025; số 15/2020/NQ-HĐND ngày 11/12/2020 thông qua Đề án phát triển sản phẩm nông nghiệp chủ lực tỉnh giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030; ... với các nhiệm vụ, giải pháp, chính sách cụ thể làm cơ sở chỉ đạo, điều hành phát triển nông nghiệp. Tuy nhiên phát triển nông nghiệp, nông thôn trong giai đoạn tới còn khá nhiều khó khăn, như:

- Kinh tế hộ gia đình vẫn còn chiếm tỷ trọng cao, thực hiện tích tụ ruộng đất còn khó khăn liên quan đến sở hữu đất đai; phát triển hợp tác xã còn hạn chế, cần sự vào cuộc quyết liệt, chủ động của chính quyền địa phương.

- Hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng, cạnh tranh ngày càng gay gắt, nhất là thị trường tiêu thụ các sản phẩm nông sản, yêu cầu khắt khe về chất lượng, mu mã, vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Biến đổi khí hậu, dịch bệnh, thiên tai xuất hiện và diễn biến phức tạp.

- Quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa đang diễn ra theo chiều rộng, tất yếu dn đến giảm diện tích đất và tài nguyên nước cho sản xuất nông nghiệp; làm cho nông nghiệp phải cạnh tranh nguồn lực phát triển với khu vực, lĩnh vực khác.

- Chưa có sự bứt phá về ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp. Công nghiệp chế biến nông sản và công nghiệp phụ trợ có tốc độ phát triển chậm.

- Nguồn lực đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn còn hạn chế so với nhu cầu; các nguồn lực cho tăng trưởng khó khăn như: Quỹ đất sản xuất nông nghiệp; lao động có xu hướng chuyển dịch sang công nghiệp, dịch vụ; nguồn vốn đầu tư công,...

II. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN

1. Mục tiêu tổng quát

Xây dựng nông nghiệp theo hướng hàng hóa, hiện đại, sản xuất an toàn, hu cơ, hợp tác, liên kết theo chuỗi giá trị bền vững. Tập trung phát triển các cây trồng, vật nuôi có lợi thế của tỉnh; thu hút doanh nghiệp và mọi thành phần kinh tế đầu tư vào nông nghiệp, hình thành chuỗi liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp chlực, đáp ứng yêu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu; phát triển kinh tế tập th, kinh tế trang trại; nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân nông thôn, góp phần đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới và phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

2. Mc tiêu cthể đến năm 2025

- Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng bình quân từ 3,5%/năm trở lên.

- Giá trị sản phẩm thu được trên 1 ha đất trồng trọt đạt 135 triệu đồng.

- n định tỷ lệ che phủ rừng từ 46% trở lên; có 98% người dân ở nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hp vệ sinh.

III. NHIỆM VỤ ĐẾN NĂM 2025

Tiếp tục rà soát quy hoạch các vùng sản xuất hàng hóa tập trung gắn với phát triển các sản phẩm chủ lực và sản phẩm OCOP của tỉnh.

Thực hiện Đề án phát triển sản phẩm nông nghiệp chủ lực giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 đã được UBND tỉnh phê duyệt, trong đó lựa chọn 06 sản phẩm nông nghiệp chủ lực để đầu tư phát triển, gồm 05 sản phẩm nằm trong nhóm sản phẩm chủ lực quốc gia: Chè; quả (na, nhãn, bưởi); thịt lợn; thịt gà và trứng gà; 01 sản phẩm không nằm trong nhóm sản phẩm chủ lực quốc gia: Quế.

1. Cơ cấu lại theo 03 nhóm sản phẩm

a) Nhóm sản phm chủ lực quốc gia; sản phm chủ lực cấp tỉnh

Thực hiện theo định hướng phát triển các nhóm sản phẩm chủ lực quốc gia theo Quyết định 225/QĐ-TTg ngày 25/02/2021 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh, gồm:

- Lúa gạo (sn phm chủ lực quốc gia): Nâng cao hiệu quả sử dụng đất lúa; sử dụng linh hoạt quỹ đất lúa, trong đó duy trì diện tích gieo cấy lúa toàn tỉnh hàng năm đạt 65.400 ha trở lên để đảm bảo sản lượng đạt trên 350.000 tấn lúa/năm đảm nhu cầu tiêu dùng lương thực trong tỉnh. Phát triển vùng sản xuất lúa tập trung quy mô lớn, sử dụng giống lúa có năng suất, chất lượng; cánh đồng sản xuất một giống, áp dụng kỹ thuật thâm canh, canh tác lúa SRI, 3 giảm - 3 tăng, tiếp tục nhân rộng các mô hình sản xuất các sản phẩm gạo đặc sản có thương hiệu như: Nếp Vải Phú Lương, nếp Thầu Dầu Phú Bình, gạo Bao Thai Định Hóa. Phát triển mrộng các vùng sản xuất lúa hữu cơ tại các huyện Phú Bình, Đại Từ; mở rộng diện tích gieo cấy các giống lúa năng suất, chất lượng cao, hữu cơ, đặc sản đến 2025 đạt trên 50% diện tích gieo cấy toàn tỉnh.

- Chè (sn phm chủ lực quốc gia, sản phẩm chủ lực cấp tỉnh): Giai đoạn 2021-2025 trồng mới 1.100 ha để mở rộng diện tích chè đến năm 2025 đạt 23.500 ha; 80% diện tích chè sản xuất tập trung được áp dụng theo tiêu chuẩn GAP, hữu cơ. Tiếp tục chuyn đi cơ cấu giống chè, trong đó trồng mới và trồng thay thế giống chè già ci, năng suất chất lượng thấp, đến năm 2025 diện tích chè giống mới chiếm 85% tng diện tích chè toàn tỉnh. Kiểm soát chặt chẽ chất lượng vật tư đầu vào (giống, phân bón, thuốc BVTV). Tăng cường áp dụng các quy trình kỹ thuật tiên tiến trong sản xuất, chế biến chè; đa dạng hóa sản phẩm đáp ứng yêu cầu thị trường; nâng cao sức cạnh tranh thương hiệu Chè Thái Nguyên thị trường tiềm năng trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu.

- Cây ăn quả (sản phẩm chủ lực quốc gia, sản phẩm chủ lực cấp tỉnh): Phát triển cây ăn quả tập trung vào những loại cây ăn quả có thế mạnh, đặc sản của tỉnh (na, nhãn, bưởi); sử dụng giống mới có năng suất, chất lượng cao phù hợp với điều kiện của tỉnh; mở rộng diện tích hình thành các vùng sản xuất tập trung, thâm canh; áp dụng quy trình trồng, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh hại tiên tiến, hiệu quả; sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn, GAP, hữu cơ; áp dụng tiến bộ kỹ thuật canh tác rải vụ. Dự kiến đến năm 2025: Cây na diện tích 1.530 ha, sản lượng 13.300 tấn; cây nhãn diện tích 2.360 ha, sản lượng 9.850 tấn; cây bưởi diện tích 2.370 ha, sản lượng 21.500 tấn.

[...]