Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Kế hoạch 2982/KH-UBND năm 2018 về cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh Điện Biên đến năm 2020

Số hiệu 2982/KH-UBND
Ngày ban hành 16/10/2018
Ngày có hiệu lực 16/10/2018
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Điện Biên
Người ký Lò Văn Tiến
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH
ĐIỆN BIÊN

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2982/KH-UBND

Điện Biên, ngày 16 tháng 10 năm 2018

 

KẾ HOẠCH

CƠ CẤU LẠI NGÀNH NÔNG NGHIỆP TỈNH ĐIỆN BIÊN ĐẾN NĂM 2020

I. TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI ĐỀ ÁN TÁI CƠ CẤU, CĂN CỨ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH CƠ CẤU LẠI NGÀNH NÔNG NGHIỆP CỦA TỈNH

1. Tình hình triển khai thực hiện Đề án

Thực hiện Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững; để tổ chức triển khai, tạo động lực mạnh mẽ cho phát triển nông nghiệp, nông thôn một cách toàn diện, bền vững theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 212/QĐ-UBND ngày 25/3/2015 về việc phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Điện Biên, làm cơ sở tổ chức triển khai trên địa bàn toàn tỉnh, đến nay đã thu được một số kết quả, cụ thể:

- Tính đến tháng 6/2018, Tỉnh đã thu hút được 15 doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông, lâm nghiệp, thủy sản; tổ chức xây dựng và xác nhận 11 chuỗi cung ng thực phẩm nông, lâm nghiệp an toàn. Phê duyệt 02 dự án cánh đồng lớn và chỉ đạo hỗ trợ tổ chức sản xuất lúa cho kết quả tốt. Chỉ đạo hỗ trợ cấp chỉ dẫn địa lý và mã truy xuất nguồn gốc cho sản phẩm gạo Bắc thơm số 7 của Công ty TNHH thực phẩm Safe Green với diện tích 15 ha tại xã Thanh An, huyện Điện Biên và cấp đăng ký mã truy suất nguồn gốc cho sản phẩm Cà phê của Công ty cà phê Đại Bách Mường Ảng, gạo Bắc thơm s7 của HTX dịch vụ tổng hợp Thanh Yên. Sản xuất nông nghiệp đã từng bước theo hướng phát triển các Hợp tác xã và phát triển kinh tế trang trại. Tính đến hết năm 2017, đã có 16 xã đạt chuẩn và cơ bản đạt chuẩn nông thôn mới. Đã và đang hình thành một số trang trại trồng cây ăn quả, rau, chăn nuôi tổng hợp, quy mô tương đối lớn theo chuỗi thực phẩm an toàn, gắn sản xuất với thị trường tiêu thụ sản phẩm thông qua việc mở cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm (xã Thanh Yên, huyện Điện Biên). Thực hiện chuyển đổi diện tích đất lúa, rau màu sang cây trồng khác đến năm 2017 là 608,17 ha.

- Việc thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp đã hình thành và tạo chuyển biến tích cực trong sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, từng bước phát huy thế mạnh, lợi thế của từng địa phương gắn với nhu cầu thị trường; nhiều hộ gia đình đã chú trọng ứng dụng tiến bộ kỹ thuật chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, góp phần từng bước khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế về nông nghiệp trên địa bàn tỉnh, nâng cao chất lượng sản phẩm tạo giá trị hàng hóa, tăng thu nhập trên địa bàn tỉnh và xóa đói giảm nghèo.

Tuy nhiên, việc tổ chức triển khai thực hiện Đề án Tái cơ cấu của tỉnh còn một số tồn tại, hạn chế: Nội dung, nhiệm vụ tái cơ cấu của từng lĩnh vực chưa thực sự cụ thể, trọng tâm; công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt việc triển khai thực hiện Đề án còn hạn chế, chưa thường xuyên, hình thức tuyên truyền còn đơn điệu; chưa xác định được các sản phẩm chủ lực gắn với lợi thế vùng, địa phương để tập trung chỉ đạo thực hiện. Chuyển dịch cơ cấu cây trồng sang phát triển những cây trồng có giá trị cao, thị trường tiêu thụ ổn định còn chậm. Thực hiện sản xuất theo mô hình cánh đồng lớn còn ít, chậm và gặp nhiều vướng mắc trong khâu đất đai. Việc thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất nông nghiệp còn ít, chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của ngành.

2. Căn cứ pháp lý

- Quyết định số 1819/QĐ-TTg ngày 16/11/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2017-2020; Quyết định số 923/QĐ-TTg ngày 28/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phòng chống giảm nhẹ thiên tai, ổn định đời sống dân cư; Quyết định số 678/QĐ-TTg ngày 19/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Bộ tiêu chí giám sát, đánh giá về cơ cấu lại ngành nông nghiệp đến năm 2020;

- Các văn bản của Bộ Nông nghiệp và PTNT: số 6355/KH-BNN-KTHT ngày 17/8/2018 về Kế hoạch phát triển HTX ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất và tiêu thụ nông sản đến năm 2020; số 6390/KH-BNN-KTHT ngày 17/8/2018 về Kế hoạch liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp giữa HTX, liên hiệp HTX nông nghiệp với các doanh nghiệp đến năm 2020;

- Quyết định số 212/QĐ-UBND ngày 25/3/2015 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Điện Biên;

Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh Điện Biên đến năm 2020, với các nội dung cụ thể như sau:

II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH

1. Mc tiêu

1.1. Mục tiêu chung

Cơ cấu lại ngành nông nghiệp của tỉnh gắn với xây dựng nông thôn mới theo hướng phát triển, khai thác lợi thế, thế mạnh của từng địa phương (cây, con) đphát triển nông nghiệp, nông thôn một cách bền vững nhằm nâng cao giá trị gia tăng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh của các sản phẩm nông nghiệp của tỉnh; góp phần cải thiện đời sng của người dân, giảm nghèo bền vững và bảo vệ môi trường.

1.2. Mc tiêu cthể đến năm 2020

- Tốc độ tăng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp bình quân 3,7%/năm.

- Tốc độ tăng năng suất lao động nông, lâm, thủy sản bình quân đạt từ 6%/năm.

- Phấn đấu tỷ lệ qua đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 đạt 34,3%.

- Phấn đấu đến năm 2020, tỷ lệ dân cư nông thôn được sử dụng nước hp vệ sinh đạt trên 82%.

- Số xã đạt và cơ bản đạt chuẩn nông thôn mới đến năm 2020 là 37 xã/116 xã (năm 2018: 6 xã, năm 2019: 8 xã, năm 2020:7 xã); 01 xã đạt nông thôn mới kiểu mẫu.

- Mỗi xã đạt chuẩn nông thôn mới phấn đấu xây dựng có 02 thôn, (bản) “nông thôn mới kiểu mẫu” và có ít nhất 01 sản phẩm OCOP trở lên.

- Phn đấu mời gọi, thu hút được từ 3 đến 5 doanh nghiệp lớn đầu tư vào sản xuất, chế biến, phân phối, tiêu thụ các sản phẩm nông, lâm nghiệp và thủy sn trên địa bàn tỉnh.

- Phấn đấu đến năm 2020 triển khai thực hiện hiệu quả 38 dự án liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm; trong đó bình quân mỗi năm tăng thêm từ 1-2 chuỗi cung ứng thực phẩm nông, lâm nghiệp và thủy sản an toàn được xác nhận.

- Phấn đấu nâng tỷ lệ che phrừng đến năm 2020 lên 42%.

Ngoài các mục tiêu trên, phấn đấu đến năm 2020 các chỉ tiêu trong các lĩnh vực nông nghiệp đạt chỉ tiêu chung theo Bộ tiêu chí giám sát, đánh giá về cơ cấu lại ngành nông nghiệp ban hành kèm theo Quyết định số 678/QĐ-TTg ngày 19/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ.

[...]