Quyết định 140/2003/QĐ-BCN phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của viện nghiên cứu sành sứ - thuỷ tinh công nghiệp do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành
Số hiệu | 140/2003/QĐ-BCN |
Ngày ban hành | 28/08/2003 |
Ngày có hiệu lực | 21/09/2003 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Bộ Công nghiệp |
Người ký | Nguyễn Xuân Thuý |
Lĩnh vực | Bộ máy hành chính |
BỘ
CÔNG NGHIỆP |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 140/2003/QĐ-BCN |
Hà Nội, ngày 28 tháng 08 năm 2003 |
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐIỀU LỆ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA VIỆN NGHIÊN CỨU SÀNH SỨ - THUỶ TINH CÔNG NGHIỆP
BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG NGHIỆP
Căn cứ Nghị định số 55/2003/NĐ-CP ngày 28
tháng 5 năm 1995 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu
tổ chức của Bộ Công nghiệp;
Căn cứ Quyết định số 125/QĐ-TTg ngày 28 tháng 01 năm 2003 của Thủ tướng Chính
phủ về việc Phê duyệt Đề án tổng thể sắp xếp, đổi mới Tổng công ty Nhà nước và
doanh nghiệp Nhà nước thuộc Bộ Công nghiệp giai đoạn 2003 - 2005; Quyết định số
10/2003/QĐ-BCN ngày 06 tháng 6 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp về việc
chuyển Viện Nghiên cứu Sành sứ - Thuỷ tinh công nghiệp đơn vị sự nghiệp thành
viên của Tổng công ty Sành sứ - Thuỷ tinh Công nghiệp về trực thuộc Bộ Công
nghiệp;
Xét đề nghị của Viện trưởng Viện Nghiên cứu Sành sứ - Thuỷ tinh Công nghiệp
(Công văn số 28/VNC ngày 06 tháng 6 năm 2003);
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức - Cán bộ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Điều lệ Tổ chức và Hoạt động của Viện Nghiên cứu Sành sứ - Thuỷ tinh Công nghiệp.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Cục trưởng, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ và Viện trưởng Viện Nghiên cứu Sành sứ - Thuỷ tinh Công nghiệp chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này ./.
|
KT. BỘ TRƯỞNG
|
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA VIỆN NGHIÊN CỨU SÀNH SỨ - THUỶ TINH
CÔNG NGHIỆP
(Ban hành kèm theo Quyết định số 140 /2003/QĐ-BCN ngày 28 tháng 8 năm 2003 của
Bộ trưởng Bộ Công nghiệp)
Điều 1. Viện Nghiên cứu Sành sứ - Thuỷ tinh công nghiệp (sau đây gọi tắt là Viện) trực thuộc Bộ Công nghiệp là đơn vị sự nghiệp nghiên cứu, triển khai khoa học - công nghệ thuộc lĩnh vực sành sứ - thuỷ tinh công nghiệp, được thành lập theo Quyết định số 2759/QĐ-TCCB ngày 23 tháng 9 năm 1996 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp.
Viện chịu sự lãnh đạo, quản lý toàn diện và trực tiếp của Bộ Công nghiệp, sự chỉ đạo về chuyên môn của Bộ Khoa học và Công nghệ và sự chỉ đạo về nghiệp vụ của các Bộ quản lý nhà nước có liên quan; được hưởng các chính sách, chế độ của Nhà nước áp dụng cho hệ thống nghiên cứu khoa học và công nghệ trong phạm vi cả nước;
Viện có tên giao dịch quốc tế: Research Institute for Industrial Cerramics and Glass; viết tắt: Riceglas
Trụ sở chính: số 132, đường Nguyễn Tuân, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội;
Điều 2. Viện là đơn vị sự nghiệp có thu, có tư cách pháp nhân, được mở tài khoản tại Kho bạc và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (kể cả tài khoản ngoại tệ), có con dấu để hoạt động và giao dịch theo quy định của pháp luật.
Điều 3. Viện có các nhiệm vụ chủ yếu sau:
1. Nghiên cứu xây dựng chiến lược, quy hoạch, chính sách phát triển khoa học và công nghệ chuyên ngành sành sứ - thuỷ tinh công nghiệp;
2. Tổ chức thực hiện các chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu khoa học, công nghệ, môi trường và kinh tế ngành sành sứ - thuỷ tinh công nghiệp; ứng dụng các thành tựu khoa học tiên tiến vào phát triển sản xuất - kinh doanh các sản phẩm sành sứ, thuỷ tinh phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu;
3. Tư vấn đầu tư, lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế, chế tạo mẫu sản phẩm mới, chuyển giao công nghệ và các hoạt động dịch vụ khoa học - kỹ thuật, sản xuất thực nghiệm, sản xuất - kinh doanh khác theo quy định của pháp luật;
4. Tổ chức bồi dưỡng, đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản lý, chuyên môn - nghiệp vụ thuộc Viện và theo yêu cầu của các cơ quan, doanh nghiệp trong, ngoài ngành; thực hiện đào tạo tiến sỹ theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
5. Tham gia xây dựng quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn thuộc ngành sành sứ - thuỷ tinh cấp Nhà nước, tiêu chuẩn và định mức kinh tế - kỹ thuật cấp ngành; tham gia Hội đồng xét duyệt, thẩm định các dự án đầu tư, chuyển giao công nghệ, các báo cáo công trình khoa học - công nghệ chuyên ngành sành sứ thuỷ tinh;
6. Tổ chức các hoạt động thông tin khoa học - kỹ thuật, kinh tế và phục vụ thông tin dưới các hình thức cung cấp thông tin, xuất bản ấn phẩm, báo cáo chuyên đề, hội thảo khoa học, tổ chức hội chợ, triển lãm, quảng cáo giới thiệu sản phẩm theo quy định của pháp luật;
7. Thực hiện các quan hệ hợp tác nghiên cứu, triển khai khoa học - công nghệ chuyên ngành với các cơ quan, tổ chức, trường đại học, viện nghiên cứu, cơ sở sản xuất - kinh doanh trong nước và ngoài nước;
BỘ
CÔNG NGHIỆP |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 140/2003/QĐ-BCN |
Hà Nội, ngày 28 tháng 08 năm 2003 |
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐIỀU LỆ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA VIỆN NGHIÊN CỨU SÀNH SỨ - THUỶ TINH CÔNG NGHIỆP
BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG NGHIỆP
Căn cứ Nghị định số 55/2003/NĐ-CP ngày 28
tháng 5 năm 1995 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu
tổ chức của Bộ Công nghiệp;
Căn cứ Quyết định số 125/QĐ-TTg ngày 28 tháng 01 năm 2003 của Thủ tướng Chính
phủ về việc Phê duyệt Đề án tổng thể sắp xếp, đổi mới Tổng công ty Nhà nước và
doanh nghiệp Nhà nước thuộc Bộ Công nghiệp giai đoạn 2003 - 2005; Quyết định số
10/2003/QĐ-BCN ngày 06 tháng 6 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp về việc
chuyển Viện Nghiên cứu Sành sứ - Thuỷ tinh công nghiệp đơn vị sự nghiệp thành
viên của Tổng công ty Sành sứ - Thuỷ tinh Công nghiệp về trực thuộc Bộ Công
nghiệp;
Xét đề nghị của Viện trưởng Viện Nghiên cứu Sành sứ - Thuỷ tinh Công nghiệp
(Công văn số 28/VNC ngày 06 tháng 6 năm 2003);
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức - Cán bộ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Điều lệ Tổ chức và Hoạt động của Viện Nghiên cứu Sành sứ - Thuỷ tinh Công nghiệp.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Cục trưởng, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ và Viện trưởng Viện Nghiên cứu Sành sứ - Thuỷ tinh Công nghiệp chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này ./.
|
KT. BỘ TRƯỞNG
|
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA VIỆN NGHIÊN CỨU SÀNH SỨ - THUỶ TINH
CÔNG NGHIỆP
(Ban hành kèm theo Quyết định số 140 /2003/QĐ-BCN ngày 28 tháng 8 năm 2003 của
Bộ trưởng Bộ Công nghiệp)
Điều 1. Viện Nghiên cứu Sành sứ - Thuỷ tinh công nghiệp (sau đây gọi tắt là Viện) trực thuộc Bộ Công nghiệp là đơn vị sự nghiệp nghiên cứu, triển khai khoa học - công nghệ thuộc lĩnh vực sành sứ - thuỷ tinh công nghiệp, được thành lập theo Quyết định số 2759/QĐ-TCCB ngày 23 tháng 9 năm 1996 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp.
Viện chịu sự lãnh đạo, quản lý toàn diện và trực tiếp của Bộ Công nghiệp, sự chỉ đạo về chuyên môn của Bộ Khoa học và Công nghệ và sự chỉ đạo về nghiệp vụ của các Bộ quản lý nhà nước có liên quan; được hưởng các chính sách, chế độ của Nhà nước áp dụng cho hệ thống nghiên cứu khoa học và công nghệ trong phạm vi cả nước;
Viện có tên giao dịch quốc tế: Research Institute for Industrial Cerramics and Glass; viết tắt: Riceglas
Trụ sở chính: số 132, đường Nguyễn Tuân, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội;
Điều 2. Viện là đơn vị sự nghiệp có thu, có tư cách pháp nhân, được mở tài khoản tại Kho bạc và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (kể cả tài khoản ngoại tệ), có con dấu để hoạt động và giao dịch theo quy định của pháp luật.
Điều 3. Viện có các nhiệm vụ chủ yếu sau:
1. Nghiên cứu xây dựng chiến lược, quy hoạch, chính sách phát triển khoa học và công nghệ chuyên ngành sành sứ - thuỷ tinh công nghiệp;
2. Tổ chức thực hiện các chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu khoa học, công nghệ, môi trường và kinh tế ngành sành sứ - thuỷ tinh công nghiệp; ứng dụng các thành tựu khoa học tiên tiến vào phát triển sản xuất - kinh doanh các sản phẩm sành sứ, thuỷ tinh phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu;
3. Tư vấn đầu tư, lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế, chế tạo mẫu sản phẩm mới, chuyển giao công nghệ và các hoạt động dịch vụ khoa học - kỹ thuật, sản xuất thực nghiệm, sản xuất - kinh doanh khác theo quy định của pháp luật;
4. Tổ chức bồi dưỡng, đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản lý, chuyên môn - nghiệp vụ thuộc Viện và theo yêu cầu của các cơ quan, doanh nghiệp trong, ngoài ngành; thực hiện đào tạo tiến sỹ theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
5. Tham gia xây dựng quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn thuộc ngành sành sứ - thuỷ tinh cấp Nhà nước, tiêu chuẩn và định mức kinh tế - kỹ thuật cấp ngành; tham gia Hội đồng xét duyệt, thẩm định các dự án đầu tư, chuyển giao công nghệ, các báo cáo công trình khoa học - công nghệ chuyên ngành sành sứ thuỷ tinh;
6. Tổ chức các hoạt động thông tin khoa học - kỹ thuật, kinh tế và phục vụ thông tin dưới các hình thức cung cấp thông tin, xuất bản ấn phẩm, báo cáo chuyên đề, hội thảo khoa học, tổ chức hội chợ, triển lãm, quảng cáo giới thiệu sản phẩm theo quy định của pháp luật;
7. Thực hiện các quan hệ hợp tác nghiên cứu, triển khai khoa học - công nghệ chuyên ngành với các cơ quan, tổ chức, trường đại học, viện nghiên cứu, cơ sở sản xuất - kinh doanh trong nước và ngoài nước;
8. Bố trí, sắp xếp, sử dụng và thực hiện các chính sách, chế độ của Nhà nước đối với đội ngũ cán bộ, công nhân viên chức của Viện;
9. Quản lý, phát triển và sử dụng đúng mục đích có hiệu quả cơ sở vật chất - kỹ thuật, các nguồn vốn được Nhà nước giao theo các quy định của pháp luật;
10. Giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ tài sản, bí mật quốc gia, xây dựng thực hiện các quy chế và biện pháp bảo hộ, an toàn lao động trong Viện.
Điều 4. Cơ cấu tổ chức của Viện, gồm có:
1. Lãnh đạo Viện:
a) Viện trưởng;
b) Các Phó Viện trưởng.
2. Các bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ:
3. Các cơ sở phục vụ, dịch vụ và chuyển giao công nghệ;
Các Trung tâm, xưởng thực nghiệm, cửa hàng giới thiệu sản phẩm, cung cấp thiết bị, máy móc vật tư chuyên dùng thuộc ngành sành sứ - thuỷ tinh.
Việc điều chỉnh cơ cấu tổ chức của Viện do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp quyết định theo đề nghị của Viện trưởng và Vụ trưởng Vụ Tổ chức - Cán bộ.
Việc thành lập hoặc giải thể các phòng (ban), quy định chức năng, nhiệm vụ, bổ nhiệm hoặc miễn nhiệm Trưởng phòng (ban) Phân viện trưởng, các phó trưởng phòng (ban), Phó Phân Viện trưởng do Viện trưởng quyết định sau khi được Bộ trưởng Bộ Công nghiệp phê duyệt.
Điều 6. Viện trưởng có các nhiệm vụ chủ yếu sau:
1. Tổ chức và điều hành các hoạt động của Viện phù hợp với pháp luật và các quy định của Nhà nước;
2. Xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch năm năm, hàng năm; sơ kết, tổng kết, báo cáo định kỳ và đột xuất đánh giá tình hình hoạt động của Viện với Bộ trưởng;
3. Quy định nhiệm vụ, quyền hạn các đơn vị trực thuộc trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Viện;
4. Thực hiện các chính sách, chế độ của Nhà nước đối với cán bộ, công nhân viên chức phù hợp với nhiệm vụ và điều kiện của Viện để phát huy tối đa năng lực, sở trường về chuyên môn, nghiệp vụ của từng thành viên;
5. Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, tiếp nhận, thuyên chuyển, nâng lương, nghỉ chế độ, khen thưởng, kỷ luật, cử đi học, đi công tác ở trong nước và ngoài nước... theo phân cấp quản lý cán bộ của Bộ Công nghiệp;
6. Quản lý sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất kỹ thuật, vốn và tài sản của Viện theo các quy định của Nhà nước;
7. Trong phạm vi quyền hạn được giao, ban hành các quy định, quy chế quản lý phù hợp với các quy định hiện hành của Nhà nước để đưa các hoạt động của Viện đi vào nề nếp;
8. Triệu tập và chủ trì các cuộc họp của Viện, quyết định thành lập các hội đồng tư vấn của Viện;
Khi vắng mặt, Viện trưởng uỷ quyền một Phó Viện trưởng điều hành và giải quyết công việc nhưng Viện trưởng vẫn phải chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và pháp luật về sự uỷ quyền đó.
Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm Phó Viện trưởng do Viện trưởng đề nghị và Bộ trưởng Bộ Công nghiệp quyết định.
Điều 8. Các bộ phận chyên môm nghiệp vụ có các nhiệm vụ chủ yếu sau:
1. Quản lý một hoặc một số mặt công tác theo chức năng, nhiệm vụ được giao;
2. Đề xuất, trình bầy các đề án, dự án, các chủ trương công tác, dự thảo các quyết định quản lý để Viện trưởng xem xét, quyết định;
3. Tổ chức thực hiện các quyết định của Viện trưởng và giải quyết công việc thường xuyên thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao;
Điều 9. Các bộ phận phục vụ, dịch vụ, sản xuất và chuyển giao công nghệ gồm có:
1. Các cơ sở phục vụ như thư viện, phòng thí nghiệm, xưởng thực nghiệm sản xuất không có tư cách pháp nhân do Viện trưởng quyết định thành lập, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và bổ nhiệm các chức danh quản lý;
2. Các trung tâm chuyển giao công nghệ, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, công nhân và dịch vụ khoa học kỹ thuật, Viện trưởng xây dựng đề án trình Bộ trưởng xem xét quyết định.
1. Việc thành lập các Hội đồng tư vấn (Hội đồng: khoa học, nâng lương, thi tuyển và xét tuyển công chức, thi đua, khen thưởng, kỷ luật...) do Viện trưởng quyết định và có quy chế hoạt động riêng.
2. Hội đồng Khoa học của Viện là cơ quan tư vấn, giúp Viện trưởng quyết định những vấn đề khoa học lớn, quan trọng khi cần thiết; thành phần Hội đồng gồm có: Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Thư ký và một số cán bộ quản lý, chuyên viên kinh tế, nghiên cứu viên khoa học - công nghệ là những chuyên gia có năng lực trong lĩnh vực hoạt động khoa học - kinh tế của ngành công nghiệp sành sứ - thuỷ tinh.
3. Hội đồng Khoa học có các nhiệm vụ sau:
a) Thảo luận về chiến lược phát triển, chính sách, đào tạo và hợp tác quốc tế về ngành công nghiệp sành sứ - thuỷ tinh;
b) Thảo luận và thông qua phương hướng, kế hoạch dài hạn, 5 năm, hàng năm về nghiên cứu, triển khai khoa học - công nghệ của Viện;
c) Đề cử Chủ nhiệm các chương trình, dự án, đề tài; thẩm định đề cương, xét duyệt và đánh giá kết quả các đề tài nghiên cứu thuộc cấp Viện, đánh giá nội bộ đối với các công trình nghiên cứu cấp Bộ và cấp Nhà nước.
Điều 11. Nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ công nhân viên.
1. Được giao nhiệm vụ rõ ràng và có trách nhiệm hoàn thành tốt công việc được giao.
2. Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định, quyết định của Viện trưởng và pháp luật hiện hành.
3. Được sử dụng phương tiện làm việc theo yêu cầu công việc và có nghĩa vụ giữ gìn, bảo quản tài sản chung của Viện.
4. Tham gia thảo luận, góp ý kiến xây dựng chương trình, kế hoạch công tác, sơ kết, tổng kết của đơn vị công tác và của Viện. Được đề xuất các biện pháp cải tiến tổ chức quản lý, điều kiện làm việc, đời sống vật chất, tinh thần, vệ sinh môi trường và đào tạo bồi dưỡng cán bộ công nhân viên đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của Viện.
5. Tham gia thảo luận, xây dựng các quy chế về tổ chức quản lý, quyền lợi và nghĩa vụ của cán bộ công nhân viên trong Viện.
6. Được đề xuất để Viện trưởng bố trí, sử dụng và thực hiện chính sách, chế độ của Nhà nước đối với cán bộ công nhân viên theo quy định của Bộ Luật lao động.
Điều 12. Tổ chức cơ sở Đảng Cộng sản Việt Nam và các tổ chức Đoàn thể quần chúng.
1. Viện có tổ chức cơ sở Đảng Cộng sản Việt Nam hoạt động theo Điều lệ của Đảng, có nhiệm vụ lãnh đạo Viện thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, động viên mọi đảng viên, quần chúng đoàn kết nhất trí thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của Viện;
2. Tổ chức cơ sở của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, cơ sở Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh trong Viện, được thành lập và hoạt động theo Luật Công đoàn, Điều lệ của Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và chịu sự lãnh đạo toàn diện, trực tiếp của cơ sở Đảng Cộng sản Việt Nam trong Viện.
Điều 14. Kế hoạch nghiên cứu của Viện là một thể thống nhất theo kỳ kế họach, gồm các phần sau:
1. Nhiệm vụ nghiên cứu và phát triển khoa học, công nghệ sành sứ - thuỷ tinh công nghiệp do Nhà nước, Bộ Công nghiệp giao thông qua Hợp đồng nghiên cứu hàng năm.
2. Nhiệm vụ nghiên cứu và phát triển khoa học, công nghệ sành sứ - thuỷ tinh công nghiệp thông qua các hợp đồng kinh tế với các cơ quan, tổ chức, cơ sở sản xuất - kinh doanh trong ngoài nước.
3. Nhiệm vụ sản xuất - kinh doanh, dịch vụ theo kế hoạch do Viện tự xây dựng.
Điều 15. Trình tự đánh giá, nghiệm thu các công trình nghiên cứu khoa học được tiến hành như sau:
1. Công trình nghiên cứu khoa học theo đơn đặt hàng và hợp đồng kinh tế do bên đặt hàng thực hiện nghiệm thu.
2. Đối với công trình nghiên cứu khoa học - công nghệ của Viện do Viện tiến hành nghiệm thu.
1. Đăng ký bản quyền tại cơ quan quản lý Nhà nước và yêu cầu Nhà nước bảo hộ.
2. Đối với kết quả nghiên cứu khoa học - công nghệ (kể cả mẫu vật) thuộc quyền sở hữu của bên đặt hàng và bên ký hợp đồng nghiên cứu, Viện có trách nhiệm:
a) Bảo quản an toàn và giữ bí mật theo quy định của Nhà nước;
b) Khi công bố, trao đổi hoặc chuyển giao, do cấp có thẩm quyền của Nhà nước hoặc bên ký hợp đồng quyết định.
Điều 17. Các nguồn tài chính bảo đảm cho hoạt động của Viện, gồm có:
1. Nguồn kinh phí sự nghiệp nghiên cứu khoa học, công nghệ thông qua các hợp đồng nghiên cứu cấp Nhà nước và cấp Bộ;
2. Nguồn thu được từ các hợp đồng kinh tế với các cơ quan, đơn vị trong ngoài Bộ về nghiên cứu, tư vấn lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế, chuyển giao công nghệ, thông tin quảng cáo, đào tạo - bồi dưỡng về quản lý, chuyên môn, nghiệp vụ cho các đối tượng có nhu cầu.
3. Nguồn thu do sản xuất thực nghiệm, sản xuất - kinh doanh, dịch vụ khoa học - kỹ thuật và các dịch vụ công nghiệp khác theo quy định của pháp luật;
4. Nguồn kinh phí tài trợ của các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân trong, ngoài nước đầu tư để nghiên cứu, triển khai chương trình hợp tác khoa học và công nghệ với Viện;
5. Nguồn vay tín dụng, huy động vốn trong cán bộ công nhân viên trong ngoài Viện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước;
6. Vốn tự bổ sung do hoạt động của Viện sau khi làm xong nghĩa vụ đối với Nhà nước.
1. Bảo quản, sử dụng tài sản đúng mục đích, có hiệu quả trong các lĩnh vực hoạt động của Viện;
2. Toàn bộ tài sản phải được thống kê đầy đủ và ghi sổ sách theo quy định của Nhà nước.
MỐI QUAN HỆ CỦA VIỆN VỚI CÁC CƠ QUAN KHÁC
Viện được phép thiết lập quan hệ hợp tác nghiên cứu, triển khai khoa học, công nghệ và môi trường, đào tạo - bồi dưỡng cán bộ với các cơ quan tổ chức trong khu vực và quốc tế theo quy định của pháp luật.