Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Quyết định 1397/QĐ-UBND năm 2021 về Chương trình tổng thể của tỉnh Ninh Bình về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2021-2025

Số hiệu 1397/QĐ-UBND
Ngày ban hành 15/12/2021
Ngày có hiệu lực 15/12/2021
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Ninh Bình
Người ký Trần Song Tùng
Lĩnh vực Tài chính nhà nước

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1397/QĐ-UBND

Ninh Bình, ngày 15 tháng 12 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

V/V BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH TỔNG THỂ CỦA TỈNH NINH BÌNH VỀ THỰC HÀNH TIẾT KIỆM, CHỐNG LÃNG PHÍ GIAI ĐOẠN 2021-2025

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH BÌNH

Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019; Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí ngày 26 ngày 11 năm 2013;

Căn cứ Nghị định số 84/2014/NĐ-CP ngày 08/9/2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí;

Căn cứ Quyết định số 1845/QĐ-TTg ngày 02/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình tổng thể của Chính phủ về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2021-2025;

Căn cứ Thông tư số 188/2014/TT-BTC ngày 10/12/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều của Nghị định số 84/2014/NĐ-CP ngày 08/9/2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí;

Căn cứ Nghị quyết số 105/NQ-HĐND ngày 09/12/2020 của HĐND tỉnh Ninh Bình về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021-2025 tỉnh Ninh Bình;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính tại Văn bản số 3157/STC-TTr ngày 07/12/2021.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình tổng thể của tỉnh Ninh Bình về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2021-2025.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký ban hành.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, đoàn thể thuộc tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Giám đốc các Doanh nghiệp Nhà nước thuộc tỉnh và Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Tài chính (để báo cáo);
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Lưu VT, VP5, các VP;
NN_VP5_QDUB

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Song Tùng

 

CHƯƠNG TRÌNH

TỔNG THỂ CỦA TỈNH NINH BÌNH VỀ THỰC HÀNH TIẾT KIỆM, CHỐNG LÃNG PHÍ GIAI ĐOẠN 2021 – 2025
(Kèm theo Quyết định số 1397/QĐ-UBND ngày 15 tháng 12 năm 2021 của UBND tỉnh Ninh Bình)

I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU, NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM

1. Mục tiêu

Triệt để thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (THTK, CLP) trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội, góp phần huy động, phân bổ, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để phòng, chống, ngăn chặn dịch bệnh (đặc biệt là đại dịch Covid-19), thiên tai, biến đổi khí hậu, thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế, ổn định đời sống của nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội, phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2020-2025 đề ra.

2. Yêu cầu

a) THTK, CLP phải bám sát chủ trương, định hướng tại các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, đặc biệt phải gắn với việc thực hiện 06 nhiệm vụ trọng tâm, 03 đột phá chiến lược và 12 giải pháp tại Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; 14 chỉ tiêu chủ yếu, 3 khâu đột phá và 6 chương trình trọng tâm tại Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh khóa XXII, nhiệm kỳ 2020-2025; phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu chủ yếu về kinh tế, xã hội đề ra tại Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025.

b) THTK, CLP phải đảm bảo thúc đẩy việc huy động, quản lý, khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của nền kinh tế cho phát triển kinh tế - xã hội.

c) THTK, CLP phải được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, mang tính thường xuyên của các cấp, các ngành, các địa phương, các doanh nghiệp và nhân dân, gắn với đề cao trách nhiệm của người đứng đầu trong chỉ đạo điều hành và tổ chức thực hiện; đảm bảo phân công, phân cấp cụ thể, rõ đầu mối thực hiện.

d) Các chỉ tiêu THTK, CLP trong các lĩnh vực phải được lượng hóa tối đa, bảo đảm thực chất, có cơ sở cho việc đánh giá, kiểm tra, giám sát kết quả thực hiện theo quy định.

đ) THTK, CLP phải gắn với tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, giám sát, thúc đẩy cải cách hành chính, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

3. Nhiệm vụ trọng tâm

[...]