Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Kế hoạch 299/KH-UBND năm 2024 triển khai Chỉ thị 27-CT/TW và Kế hoạch 258-KH/TU về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thực hành, tiết kiệm, chống lãng phí do tỉnh Lào Cai ban hành

Số hiệu 299/KH-UBND
Ngày ban hành 19/06/2024
Ngày có hiệu lực 19/06/2024
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Lào Cai
Người ký Trịnh Xuân Trường
Lĩnh vực Tài chính nhà nước

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÀO CAI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 299/KH-UBND

Lào Cai, ngày 19 tháng 6 năm 2024

 

KẾ HOẠCH

VỀ VIỆC TRIỂN KHAI CHỈ THỊ SỐ 27-CT/TW NGÀY 25/12/2023 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ VÀ KẾ HOẠCH SỐ 258-KH/TU NGÀY 07/3/2024 CỦA TỈNH ỦY LÀO CAI VỀ TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI CÔNG TÁC THỰC HÀNH TIẾT KIỆM, CHỐNG LÃNG PHÍ

Căn cứ Chỉ thị số 27-CT/TW ngày 25/12/2023 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thực hành, tiết kiệm, chống lãng phí;

Căn cứ Kế hoạch số 258-KH/TU ngày 07/3/2024 của Tỉnh ủy Lào Cai về việc thực hiện Chỉ thị số 27-CT/TW ngày 25/12/2023 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thực hành, tiết kiệm, chống lãng phí;

UBND tỉnh Lào Cai ban hành Kế hoạch triển khai Chỉ thị số 27-CT/TW ngày 25/12/2023 của Bộ Chính trị và Kế hoạch số 258-KH/TU ngày 07/3/2024 của Tỉnh ủy Lào Cai về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thực hành, tiết kiệm, chống lãng phí trên địa bàn tỉnh, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Quán triệt, tuyên truyền, triển khai sâu rộng nội dung Chỉ thị số 27CT/TW ngày 25/12/2023 của Bộ Chính trị và Kế hoạch số 258-KH/TU ngày 07/3/2024 của Tỉnh ủy Lào Cai nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và nhân dân trong công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; tạo sự thống nhất về ý chí và hành động góp phần ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng lãng phí.

2. Tiếp tục tăng cường vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức Đảng, chính quyền trong việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

3. Các Sở, ban, ngành, đoàn thể, UBND các huyện, thị xã, thành phố bám sát nhiệm vụ, giải pháp tại Chỉ thị số 27-CT/TW ngày 25/12/2023 của Bộ Chính trị, Kế hoạch số 258-KH/TU ngày 07/3/2024 của Tỉnh ủy Lào Cai và căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương, chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị, địa phương để lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện với những nội dung cụ thể, thiết thực.

II. MỤC TIÊU:

1. Mục tiêu tổng quát:

Xây dựng văn hóa tiết kiệm, chống lãng phí trong cơ quan, đơn vị, tổ chức và nhân dân tỉnh Lào Cai trên mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội.

2. Mục tiêu cụ thể:

- Thực hiện kỷ luật tài khóa - ngân sách nhà nước; bảo đảm chi ngân sách nhà nước chặt chẽ, tiết kiệm, hiệu quả. Tiết kiệm chi, nhất là chi thường xuyên, phấn đấu tiết kiệm tối thiểu 5% dự toán chi thường xuyên so với dự toán được giao hàng năm.

- Phấn đấu giảm 5% biên chế công chức (so với năm 2021) giai đoạn 2022- 2026, giảm 10% số lượng người làm việc (so với năm 2021) giai đoạn 2022-2026 đối với đối tượng hưởng lương từ ngân sách nhà nước; sắp xếp các đơn vị sự nghiệp công lập tỉnh Lào Cai (đảm bảo đến năm 2026 giảm 10% số lượng đơn vị sự nghiệp công lập so với năm 2022).

- Thực hiện rà soát, sắp xếp mạng lưới trường, lớp theo hướng tinh gọn, hiệu quả, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; đảm bảo phấn đấu hoàn thành phương án sắp xếp các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập trước năm 2026.

- Các nhiệm vụ khoa học công nghệ được phê duyệt phải có tính cấp thiết, tính mới, tính ứng dụng cao, nội dung thực hiện nhiệm vụ đảm bảo không trùng lặp với các nhiệm vụ khoa học công nghệ đã thực hiện trên địa bàn tỉnh; Nguồn kinh phí chi cho hoạt động nghiên cứu ứng dụng phải đảm bảo đúng định mức, tiết kiệm, hiệu quả.

- 100% thủ tục hành chính (TTHC) được tích hợp, cung cấp và tối thiểu 80% dịch vụ công trực tuyến toàn trình trên tổng số TTHC có đủ điều kiện cung cấp trên Cổng dịch vụ công quốc gia; 100% TTHC có yêu cầu nghĩa vụ tài chính, được triển khai thanh toán trực tuyến, cung cấp trên cổng dịch vụ công quốc gia, trong số đó, tỷ lệ giao dịch thanh toán trực tuyến đạt từ 60% trở lên.

III. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP:

1. Quán triệt, nâng cao nhận thức, tổ chức thực hiện nghiêm chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; xem đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của cả hệ thống chính trị và xã hội, trước hết là của các cấp ủy, tổ chức đảng, từng cơ quan, đơn vị, địa phương; là văn hóa ứng xử của mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và mỗi người dân, nhất là người đứng đầu, cán bộ lãnh đạo, quản lý, góp phần nâng cao hiệu quả việc huy động, phân bổ, sử dụng các nguồn lực kinh tế - xã hội cho phát triển tỉnh Lào Cai, nâng cao cuộc sống Nhân dân trong tỉnh. Tăng cường lồng ghép nội dung giáo dục thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong hệ thống giáo dục quốc dân. Đa dạng hoá, đổi mới hình thức và huy động sự tham gia của nhiều cơ quan, đơn vị trong công tác tuyên truyền, vận động để nâng cao hiệu quả thực hiện.

Các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị trong tỉnh phải nêu cao trách nhiệm của người đứng đầu trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí gắn với thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao; cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý phải gương mẫu, vận động gia đình, Nhân dân tích cực tham gia thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

2. Tiếp tục rà soát, bổ sung, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền hoàn thiện pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí theo hướng lấy tiết kiệm là mục tiêu, chống lãng phí là nhiệm vụ, bảo đảm thống nhất, đồng bộ, khả thi; tập trung xác định rõ trách nhiệm, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, tập thể, cá nhân, nhất là người đứng đầu; quy định cụ thể hành vi vi phạm, hình thức xử lý; chú trọng các lĩnh vực dễ xảy ra thất thoát, lãng phí, tiêu cực như đấu thầu, đấu giá, quản lý, sử dụng đất đai, tài nguyên, tín dụng, quản lý tài sản công, đầu tư công, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp. Đồng thời nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật, đơn giá, chế độ chi tiêu công thuộc thẩm quyền ban hành của HĐND tỉnh làm căn cứ để giảm hao phí trong sử dụng vốn, tài sản, tài nguyên, lao động, thời gian lao động, nâng cao hiệu quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. (Thực hiện thường xuyên và theo tình hình thực tiễn).

3. Xây dựng và tổ chức triển khai có hiệu quả chương trình về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 5 năm, hằng năm bảo đảm toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm, chú trọng các lĩnh vực then chốt như năng lượng, đất đai, tài nguyên, khoáng sản, ngân sách nhà nước, tài sản công. Các cơ quan, đơn vị, địa phương trong tỉnh phải thường xuyên quán triệt, thực hiện nghiêm quy định về mua sắm công, xây dựng và sử dụng trụ sở, tổ chức hội nghị, lễ kỷ niệm, tiếp khách, đi công tác, đi nước ngoài bảo đảm thiết thực, hiệu quả, không lãng phí, phô trương.

4. Tăng cường công tác quản lý nhà nước, siết chặt kỷ luật, kỷ cương, triệt để tiết kiệm, chống lãng phí, nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng các nguồn lực. Trong đó:

Tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính - ngân sách nhà nước; quản lý thu ngân sách nhà nước chặt chẽ, hoàn thuế đúng đối tượng, đúng quy định; Tăng cường, rà soát chống thất thu ngân sách nhà nước; Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý hóa đơn điện tử, triển khai các biện pháp rà soát, kiểm tra hóa đơn nhằm ngăn chặn gian lận, có dấu hiệu rủi ro trong việc sử dụng hóa đơn; Triển khai quyết liệt, hiệu quả chiến lược cải cách hệ thống thuế, trọng tâm là công tác quản lý thuế dựa trên nền tảng thuế điện tử. Rà soát, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính Thuế, hiện đại hóa hệ thống, duy trì và mở rộng các dịch vụ thuế điện tử, thực hiện điện tử hóa, số hóa các khâu trong công tác quản lý thuế nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh.

Triệt để tiết kiệm chi, nhất là chi thường xuyên; kiểm soát bội chi. Kiểm soát chặt chẽ công tác lập, phân bổ, quản lý, sử dụng chi ngân sách nhà nước, đặc biệt là các khoản chi mua sắm, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới hạng mục công trình bảo đảm đúng quy định pháp luật, tiết kiệm, hiệu quả.

Sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước hiệu quả, triệt để tiết kiệm, cân đối, lồng ghép nguồn lực hợp lý và đảm bảo tiến độ, chất lượng các dự án đầu tư công. Đẩy nhanh các dự án trọng điểm của tỉnh như: Cảng hàng không Sa Pa, cầu biên giới qua Sông Hồng, cầu Phú Thịnh... Các dự án nhà ở xã hội trên địa bàn thị xã Sa Pa và thành phố Lào Cai... Triển khai quyết liệt, hiệu quả, các giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, vốn sự nghiệp; 03 Chương trình mục tiêu quốc gia. Tiếp tục rà soát, đề xuất điều chỉnh vốn từ các dự án có tiến độ giải ngân chậm sang các dự án có tiến độ giải ngân tốt. Đẩy nhanh tiến độ thẩm định phê duyệt hồ sơ, lựa chọn nhà thầu, đảm bảo giải ngân đạt 100% kế hoạch hàng năm. Rà soát và xây dựng phương án giải quyết đối với các dự án hiệu quả thấp, gây thất thoát, lãng phí; các dự án ngừng triển khai theo kết luận của các cơ quan chức năng, sớm đưa các tài sản này vào phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội (nếu có).

Tập trung đẩy nhanh công tác sắp xếp, xử lý nhà đất theo quy định để đảm bảo mục tiêu hoàn thành việc sắp xếp lại, xử lý nhà, đất trong tỉnh Lào Cai trong thời gian sớm nhất. Có các giải pháp xử lý cơ bản các cơ sở nhà, đất bị lấn chiếm, có tranh chấp, sử dụng sai mục đích, thiếu hồ sơ pháp lý chứng minh nguồn gốc. Kiểm tra việc thực hiện phương án sắp xếp các cơ sở đã được phê duyệt, nhất là các cơ sở nhà, đất phải thu hồi, đấu giá. Đẩy nhanh tiến độ sắp xếp lại, xử lý nhà, đất, tài sản các cơ quan, đơn vị sau sáp nhập và phê duyệt phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất theo quy định, không để lãng phí, sai phạm, lấn chiếm, chuyển đổi, sử dụng sai mục đích hoặc để hoang hóa. Tiếp tục rà soát, kiến nghị cấp có thẩm quyền hoàn thiện đồng bộ hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công, trong đó tập trung việc sửa đổi quy định về sắp xếp, xử lý tài sản công; sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các văn bản quy định cụ thể việc quản lý, sử dụng và khai thác đối với một số loại tài sản kết cấu hạ tầng theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và các quy định pháp luật chuyên ngành có liên quan, làm cơ sở để tổ chức khai thác có hiệu quả nguồn lực tài chính từ các loại tài sản này. Đẩy mạnh việc thực hiện các quy định về đấu thầu, đấu giá (đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong hoạt động đấu giá tài sản) trong việc mua sắm, quản lý, thanh lý tài sản công nhằm thực tiết kiệm tối đa nguồn lực từ tài sản công cho phát triển kinh tế - xã hội.

[...]