Thứ 3, Ngày 29/10/2024

Quyết định 1382/QĐ-VPQH năm 2016 về phân công nhiệm vụ của lãnh đạo Văn phòng Quốc hội

Số hiệu 1382/QĐ-VPQH
Ngày ban hành 11/10/2016
Ngày có hiệu lực 11/10/2016
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Văn phòng quốc hội
Người ký Nguyễn Hạnh Phúc
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

VĂN PHÒNG QUỐC HỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1382/QĐ-VPQH

Hà Nội, ngày 11 tháng 10 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ CỦA LÃNH ĐẠO VĂN PHÒNG QUỐC HỘI

CHỦ NHIỆM VĂN PHÒNG QUỐC HỘI

Căn cứ Luật tổ chức Quốc hội s 57/2014/QH13;

Căn cứ Nghị quyết số 417/2003/NQ-UBTVQH11 ngày 01/10/2003 của Ủy ban thường vụ Quốc hội vchức năng, nhiệm vụ, quyn hạn và cơ cấu tổ chức ca Văn phòng Quốc hội đã được sửa đi, bổ sung một sđiều theo Nghị quyết số 618/2013/UBTVQH13 ngày 10/7/2013 của Ủy ban thường vụ Quốc hội;

Căn cứ Nghị quyết số 1097/2015/NQ-UBTVQH13 ngày 22/12/2015 của Ủy ban thường vụ Quốc hội thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, thành phtrực thuộc trung ương;

Sau khi thống nhất trong tập thể lãnh đạo Văn phòng Quốc hội,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Nguyên tắc phân công và quan hệ công tác giữa Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội và các Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội

1. Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội (gọi tắt là Chủ nhiệm), các Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội (gọi tắt là Phó Chủ nhiệm) thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại Quy chế làm việc của Văn phòng Quốc hội (được ban hành kèm theo Quyết định của Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội) và theo quy định tại Quyết định này.

2. Chủ nhiệm chịu trách nhiệm chỉ đạo thực hiện toàn diện các nhiệm vụ và quyền hạn của Văn phòng Quốc hội theo các quy định của pháp luật; trực tiếp chỉ đạo, điều hành một số công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Văn phòng Quốc hội.

3. Chủ nhiệm phân công, ủy quyền các Phó Chủ nhiệm giúp Chủ nhiệm chỉ đạo, điều hành thường xuyên các lĩnh vực, công việc cụ thể theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Văn phòng Quốc hội bảo đảm cụ thể, rõ ràng, không chồng chéo, có sự liên thông, phối hợp chặt chẽ, đồng bộ. Chủ nhiệm chịu trách nhiệm trước pháp luật và Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội về việc phân công, ủy quyền đó. Việc phân công, ủy quyền và thực hiện nhiệm vụ chỉ đạo, điều hành theo nguyên tắc tập trung dân chủ, đề cao trách nhiệm cá nhân, phát huy quyền chủ động của cấp dưới.

4. Trong phạm vi quyền hạn, nhiệm vụ được phân công, các Phó Chủ nhiệm thay mặt Chủ nhiệm chủ động giải quyết các công việc được phân công và chịu trách nhiệm trước Chủ nhiệm về quyết định của mình. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, nếu có vấn đề liên quan đến lĩnh vực, công việc do Phó Chủ nhiệm khác phụ trách thì các Phó Chủ nhiệm chủ động phối hợp để giải quyết; trường hợp có ý kiến khác nhau thì báo cáo Chủ nhiệm xem xét, quyết định.

5. Khi đi công tác và nếu cn thiết, Chủ nhiệm ủy quyền 01 Phó Chủ nhiệm thay mặt Chủ nhiệm chỉ đạo công tác của Văn phòng Quốc hội và giải quyết các công việc thuộc thẩm quyền của Chủ nhiệm. Khi Phó Chủ nhiệm đi công tác, Chủ nhiệm trực tiếp chỉ đạo các công việc đã phân công đối với Phó Chủ nhiệm đó hoặc chỉ định một Phó Chủ nhiệm khác phụ trách thay.

6. Trong trường hợp cần thiết, Chủ nhiệm trực tiếp chỉ đạo, điều hành công việc cụ thể thuộc lĩnh vực đã phân công, ủy quyền các Phó Chủ nhiệm.

7. Căn cứ tình hình thực tế, Chủ nhiệm sẽ xem xét điều chỉnh việc phân công nhiệm vụ quy định tại Điều 2 của Quyết định này.

8. Hàng tuần (vào ngày cuối tuần), hàng tháng (vào ngày cuối tháng), Chủ nhiệm chủ trì họp giao ban lãnh đạo Văn phòng Quốc hội và các đơn vị liên quan. Trong trường hợp có công việc liên quan, lãnh đạo Văn phòng Quốc hội mời đại diện Thường trực Hội đồng dân tộc, Thường trực các Ủy ban của Quốc hội, lãnh đạo các cơ quan của Ủy ban thường vụ Quốc hội họp giao ban và tham gia ý kiến.

Điều 2. Phân công nhiệm vụ của Chủ nhiệm và các Phó Chủ nhiệm

1. Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc

a) Chịu trách nhiệm trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội về việc chỉ đạo, điều hành Văn phòng Quốc hội thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Nghị quyết số 417/2003/NQ-UBTVQH11 ngày 01/10/2003 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Văn phòng Quốc hội đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 618/2013/UBTVQH13 ngày 10/7/2013 của Ủy ban thường vụ Quốc hội và các văn bản quy phạm pháp luật khác. Chỉ đạo, điều hòa công việc của Văn phòng Quốc hội để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của Tổng thư ký Quốc hội theo quy định tại Điều 98 Luật tổ chức Quốc hội.

b) Thực hiện chế độ làm việc và quan hệ công tác theo quy định tại Quy chế làm việc của Văn phòng Quốc hội (được ban hành kèm theo Quyết định của Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội).

c) Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng, Hội đồng tuyển dụng cán bộ, Hội đồng lương, Hội đồng kỷ luật; Trưởng Ban Chỉ đạo thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở của Văn phòng Quốc hội.

d) Trực tiếp theo dõi, chỉ đạo công tác bảo vệ chính trị nội bộ, công tác tổng hợp, tổ chức - cán bộ; trực tiếp chỉ đạo Vụ Tổ chức - Cán bộ.

đ) Giữ mối quan hệ với Đảng đoàn Quốc hội, các Ban Đảng Trung ương, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Quân ủy Trung ương, Đảng ủy Công an Trung ương, Đảng bộ khối các cơ quan Trung ương, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức Đoàn thể Trung ương, Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Chủ tịch nước và Văn phòng Chính phủ.

e) Căn cứ yêu cầu nhiệm vụ, tình hình thực tế, Chủ nhiệm Văn phòng phân công các Phó Chủ nhiệm:

- Tham gia phục vụ Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội trong các chuyến công tác trong nước, nước ngoài;

- Tham gia phục vụ công tác giám sát của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội theo lĩnh vực phụ trách;

- Giữ mối quan hệ công tác với các Bộ, ngành Trung ương;

[...]