Quyết định 1382/QĐ-NHNN năm 2022 về Kế hoạch hành động của ngành Ngân hàng thực hiện Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025” do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành

Số hiệu 1382/QĐ-NHNN
Ngày ban hành 02/08/2022
Ngày có hiệu lực 02/08/2022
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Người ký Nguyễn Kim Anh
Lĩnh vực Tiền tệ - Ngân hàng

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1382/QĐ-NHNN

Hà Nội, ngày 02 tháng 8 năm 2022

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG CỦA NGÀNH NGÂN HÀNG TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “CƠ CẤU LẠI HỆ THỐNG CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG GẮN VỚI XỬ LÝ NỢ XẤU GIAI ĐOẠN 2021-2025”

THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 16 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Luật Các tổ chức tín dụng ngày 16 tháng 6 năm 2010; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng ngày 20 tháng 11 năm 2017;

Căn cứ Nghị định số 16/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 2 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

Căn cứ Quyết định số 689/QĐ-TTg ngày 08 tháng 6 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025” và Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025;

Theo đề nghị của Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành Kế hoạch hành động của ngành Ngân hàng triển khai thực hiện Quyết định số 689/QĐ-TTg Phê duyệt Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025” (sau đây gọi là Kế hoạch hành động của ngành Ngân hàng).

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng, Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên và Tổng Giám đốc (Giám đốc) các tổ chức tín dụng, Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ (để báo cáo);
- Văn phòng Chính phủ;
- Đảng ủy Cơ quan NHTW;
- Ban Lãnh đạo NHNN;
- Lưu: VP, TTGSNH4.

NTTHÚY

KT. THỐNG ĐC
PHÓ THNG ĐỐC




Nguyễn Kim Anh

 

KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG CỦA NGÀNH NGÂN HÀNG

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH 689/QĐ-TTG PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “CƠ CẤU LẠI HỆ THỐNG CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG GẮN VỚI XỬ LÝ NỢ XẤU GIAI ĐOẠN 2021-2025”
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1382/QĐ-NHNN ngày 21/8/2022 của Thng đốc Ngân hàng Nhà nước)

Ngày 08 tháng 6 năm 2022, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 689/QĐ-TTg Phê duyệt Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025” (sau đây gọi là Quyết định 689/QĐ-TTg).

Để triển khai đồng bộ các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp nêu tại Quyết định số 689/QĐ-TTg nhằm thực hiện thành công, hiệu quả Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025 (sau đây gọi là Đề án), Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) xây dựng Kế hoạch hành động của ngành Ngân hàng triển khai thực hiện Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025” (sau đây gọi là Kế hoạch hành động của ngành Ngân hàng), bao gồm các nội dung chủ yếu như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Kế hoạch hành động của ngành Ngân hàng nhằm triển khai chỉ đạo của NHNN đến các đơn vị thuộc ngành Ngân hàng trong việc tổ chức thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp về công tác cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025 được quy định tại Quyết định số 689/QĐ-TTg và các nội dung tại Đề án.

2. Kế hoạch hành động của ngành Ngân hàng được xây dựng căn cứ theo Quyết định số 689/QĐ-TTg và Đề án. Kế hoạch hành động của ngành Ngân hàng bám sát quan điểm, định hướng, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025 nêu tại Quyết định số 689/QĐ-TTg và Đề án; nêu cao tinh thần chủ động, nỗ lực của từng đơn vị và sự hợp tác, phối hợp giữa các đơn vị trong và ngoài ngành Ngân hàng để quyết tâm thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đề ra.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về tiền tệ, hoạt động ngân hàng, cơ cấu lại và xử lý nợ xấu trên cơ sở tuân thủ đầy đủ các quy luật của kinh tế thị trường, theo thông lệ quốc tế, phù hợp với điều kiện của Việt Nam.

1.1. Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về tiền tệ, hoạt động ngân hàng

a) Về khuôn khổ pháp lý cơ cấu lại, xử lý nợ xấu của TCTD:

- Nghiên cứu, rà soát, sửa đổi, bổ sung Luật NHNN, Luật các TCTD, Luật Bảo hiểm tiền gửi và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan theo hướng như sau:

(i) Nghiên cứu, xây dựng và bổ sung cơ chế hỗ trợ cho các TCTD tham gia cơ cấu lại các TCTD yếu kém để hạn chế tối đa tác động tiêu cực đến tài chính và hoạt động;

[...]