THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ
********
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số: 37/2002/QĐ-TTg
|
Hà
Nội, ngày 14 tháng 3 năm 2002
|
QUYẾT ĐỊNH
CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 37/2002/QĐ-TTG NGÀY 14 THÁNG 3 NĂM
2002 VỀ CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA CHÍNH PHỦ THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 07-NQ/TW
NGÀY 27 THÁNG 11 NĂM 2001 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ VỀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ
ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Nghị quyết số 02/2002/NQ-CP ngày 04 tháng 02 năm 2002 của Chính phủ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 2.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ,
Chủ tịch ủy ban Quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế, Chủ tịch ủy ban nhân dân
các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định
này.
CHƯƠNG TRÌNH
HÀNH ĐỘNG CỦA CHÍNH PHỦ THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 07-NQ/TW
NGÀY 27 THÁNG 11 NĂM 2001 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ VỀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 37/2002/QĐ-TTg ngày 14 tháng 3 năm 2002 của
Thủ tướng Chính phủ)
I. MỤC TIÊU
VÀ YÊU CẦU CỦA CHƯƠNG TRÌNH:
Ngày 27 tháng 11 năm 2001, Bộ
Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 07-NQ/TW về hội nhập kinh tế quốc tế. Nghị
quyết này có ý nghĩa rất quan trọng đối với toàn Đảng, toàn dân và toàn quân
ta; liên quan tới tất cả các ngành, các cấp, các doanh nghiệp thuộc mọi thành
phần kinh tế; là định hướng cho quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta
trong thời kỳ mới.
Chính phủ thông qua Chương trình
hành động này nhằm tổ chức thực hiện thắng lợi Nghị quyết của Bộ Chính trị về hội
nhập kinh tế quốc tế theo tinh thần phát huy cao độ nội lực, khai thác tối đa
các nguồn lực từ bên ngoài, tạo thế và lực mới cho công cuộc phát triển kinh tế
- xã hội, đưa đất nước tiến nhanh, tiến mạnh và vững chắc trong thế kỷ XXI.
II. NHỮNG NỘI
DUNG CHÍNH CỦA CHƯƠNG TRÌNH:
1. Công
tác tư tưởng, thông tin, tuyên truyền:
a) Uỷ ban Quốc gia về hợp tác
kinh tế quốc tế phối hợp với Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương, Ban Kinh tế
Trung ương, Ban Khoa giáo Trung ương, các Bộ, ngành và địa phương liên quan tổ
chức phổ biến rộng rãi về Nghị quyết của Bộ Chính trị và Chương trình hành động
này.
b) Uỷ ban Quốc gia về hợp tác
kinh tế quốc tế, các Bộ, ngành chủ động tổ chức việc tuyên truyền, giới thiệu
các thông tin, kiến thức về hội nhập kinh tế quốc tế, phổ biến các chủ trương,
chính sách của Đảng và Nhà nước về hội nhập trên các phương tiện thông tin đại
chúng, trong các tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể, các tầng lớp nhân dân, đặc
biệt là trong các doanh nghiệp.
c) Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ
trì, phối hợp với Ban Khoa giáo Trung ương, Uỷ Ban Quốc gia về hợp tác kinh tế
quốc tế, các Bộ, ngành, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Học viện Hành
chính Quốc gia và các trường đại học xây dựng chương trình và đưa nội dung về hội
nhập kinh tế quốc tế vào giảng dạy ở các trường đảng, trường hành chính, trường
đại học và cao đẳng ngay từ năm học 2002 - 2003.
d) Đài Truyền hình Trung ương,
Đài Tiếng nói Việt Nam và các đài phát thanh - truyền hình các địa phương xây dựng
các chương trình chuyên đề phổ biến kiến thức về hội nhập kinh tế quốc tế trên
sóng phát thanh và truyền hình; cải tiến hình thức và nâng cao chất lượng các
chương trình đang được thực hiện.
đ) Bộ Văn hoá - Thông tin phối hợp
với Ban Kinh tế Trung ương, Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương, Ban Khoa giáo
Trung ương, các Bộ, ngành liên quan, các cơ quan nghiên cứu khoa học, các cơ
quan truyền thông đại chúng triển khai ngay việc tăng cường xuất bản các ấn phẩm
phổ biến sâu rộng kiến thức về hội nhập kinh tế quốc tế, về các chủ trương, đường
lối của Đảng và Nhà nước ta về hội nhập kinh tế quốc tế, các cam kết quốc tế của
Việt Nam về hợp tác kinh tế - thương mại.
e) Uỷ ban Quốc gia về hợp tác
kinh tế quốc tế chỉ đạo việc cải tiến và nâng cao chất lượng các chương trình hội
thảo, toạ đảm, các bản tin về hội nhập, cung cấp các thông tin cần thiết cho
các phương tiện thông tin đại chúng về hoạt động hội nhập kinh tế quốc tế.
g) Các Bộ, ngành hữu quan có
trách nhiệm nghiên cứu kỹ các nội dung về hội nhập kinh tế quốc tế liên quan tới
Bộ, ngành mình, trên cơ sở đó tập trung tổ chức giới thiệu, hướng dẫn cụ thể
cho các doanh nghiệp trong ngành nắm được các nội dung này, giúp các doanh nghiệp
chủ động xây dựng và thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh và xử lý kịp thời
các vấn đề liên quan tới việc thực hiện các cam kết quốc tế.
2. Xây dựng,
sửa đổi, bổ sung pháp luật, cơ chế, chính sách kinh tế thương mại:
a) Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp
với các Bộ, ngành liên quan, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương và các cơ quan liên quan của Quốc hội và Chính phủ rà soát lại hệ thống
văn bản pháp luật và cơ chế, chính sách hiện hành để xây dựng, sửa đổi và ban
hành mới các văn bản cho phù hợp với chủ trương của Đảng về hội nhập kinh tế quốc
tế trong thời kỳ mới. Các nội dung chính của việc rà soát như sau:
- Tiến hành bước đầu việc rà
soát, đối chiếu các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam để kiến nghị về
việc hoàn thiện hệ thống pháp luật cho sát hợp với các định chế của Tổ chức
Thương mại thế giới (WTO) và các cam kết quốc tế.
- Căn cứ vào kết quả của việc rà
soát, trình Chính phủ kiến nghị với Quốc hội đưa nội dung về xây dựng mới các
văn bản quy phạm pháp luật phù hợp với các định chế của WTO và các tổ chức kinh
tế- thương mại quốc tế mà Việt Nam tham gia; sửa đổi, bổ sung và điều hỉnh hoặc
bãi bỏ các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế chính sách không phù hợp với các
cam kết quốc tế mà Việt Nam đã, đang và sẽ thoả thuận vào chương trình xây dựng
pháp luật năm 2002-2003 và cho cả nhiệm kỳ Quốc hội 2002-2006.
b) Bộ Tư pháp phối hợp với các Bộ,
ngành liên quan tiến hành nghiên cứu, đề xuất việc ký kết, phê duyệt, phê chuẩn
hoặc gia nhập các điều ước quốc tế có liên quan đến hoạt động hội nhập và xây dựng
các văn bản pháp quy mới, biện pháp kỹ thuật mới phù hợp với thông lệ quốc tế
và các quy định của WTO để bảo vệ hợp lý sản xuất trong nước.
c) Bộ Tư pháp phối hợp với các
cơ quan liên quan, các địa phương xây dựng kế hoạch cho năm 2002 và các năm tiếp
theo để kiện toàn các tổ chức pháp chế của ngành, địa phương và doanh nghiệp; bồi
dưỡng kiến thức pháp luật kinh tế- thương mại quốc tế, bồi dưỡng năng lực thi
hành pháp luật cho các ngành, địa phương và doanh nghiệp; đề xuất chủ trương củn
cố hệ thống toà án kinh tế, lao động, hành chính... cũng như các tổ chức trọng
tài là các cơ quan có vai trò quan trọng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc
tế của nước ta.
Những việc trên cần được hoàn
thành trong quý III năm 2002.
3. Chuyển
dịch cơ cấu kinh tế và nâng cao khả năng cạnh tranh:
a) Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp
với các Bộ, ngành và cơ quan liên quan xây dựng để trình Chính phủ đề án chuyển
dịch cơ cấu kinh tế vào tháng 12 năm 2002; phương án xây dựng cơ chế quản lý nền
kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa vào tháng 6 năm 2003 và
phương án cơ chế tạo lập môi trường kinh doanh bình đẳng vào tháng 12 năm 2003.
b) Chậm nhất là trong quý IV năm
2002, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng các Bộ, ngành liên quan đến các lĩnh vực sản
xuất, kinh doanh tiến hành điều tra, phân loại, đánh giá khả năng cạnh tranh của
từng sản phẩm, từng ngành hàng, từng dịch vụ, từng doanh nghiệp, từng địa
phương để xây dựng kế hoạch, biện pháp thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả và
tăng cường khả năng cạnh tranh.
c) Các Bộ, các cơ quan thuộc
Chính phủ quản lý các ngành sản xuất xây dựng chiến lược phát triển mạng lưới
tiêu thụ sản phẩm bảo đảm lưu thông trong nước và giữ vững thị trường nội địa
cho hàng hoá của mình, trình Chính phủ vào tháng 9 năm 2002.
d) Uỷ ban Quốc gia về hợp tác
kinh tế quốc tế phối hợp với các Bộ, ngành liên quan hoàn thành đề án quốc gia
nghiên cứu sức cạnh tranh của một số hàng hoá và dịch vụ nhằm thực hiện các cam
kết quốc tế của Việt Nam. Đề án này cần được hoàn thành và trình Thủ tướng
Chính phủ vào tháng 12 năm 2002.
4. Tổng hợp
và hoàn thiện Chiến lược tổng thể về hội nhập kinh tế quốc tế:
a) Uỷ ban Quốc gia về hợp tác
kinh tế quốc tế chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tổng hợp các cam
kết quốc tế của Việt Nam trong khuôn khổ ASEAN, APEC, các chương trình hành động
trong khuôn khổ đàm phán gia nhập WTO, Chương trình Miyzawa, Quỹ tiền tệ Quốc tế
(IMF), Ngân hàng Thế giới (WB), Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa kỳ và các
hiệp định quốc tế khác; căn cứ Chiến lược phát triệ kinh tế - xã hội 2001-2010,
đề án chuyển dịch cơ cấu kinh tế, các kết quả nghiên cứu về sức cạnh tranh của
nền kinh tế Việt Nam... bổ sung và hoàn thiện Chiến lược tổng thể về hội nhập
kinh tế quốc tế.
b) Các Bộ, ngành và địa phương
căn cứ vào Chiến lược tổng thể về hội nhập kinh tế quốc tế và Chương trình hành
động của Chính phủ, xây dựng kế hoạch hội nhập của Bộ, ngành và địa phương
mình.
Các việc này cần được hoàn thành
trong quý IV năm 2002.
5. Về đào tạo
nguồn nhân lực:
a) Ban Tổ chức- Cán bộ Chính phủ
chủ trì cùng với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ
Tư pháp và các Bộ, ngành liên quan xây dựng các kế hoạch đào tạo đội ngũ cán bộ,
công chức, cán bộ quản lý, các luật sư am hiểu luật pháp quốc tế và hội nhập quốc
tế, đội ngũ cán bộ kỹ thuật vững vàng về chính trị, thông thạo nghiệp vụ và ngoại
ngữ và công nhân lành nghề đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá cũng
như hội nhập kinh tế quốc tế.
Các kế hoạch này cần được hoàn tất
và trình Thủ tướng Chính phủ trong 6 tháng đầu năm 2002.
b) Các Bộ, ngành, đại phương lựa
chọn cán bộ vững vàng về chính trị, thông thạo chuyên môn và ngoại ngữ, bố trí
họ hoạt động ổn định và lâu dài trong lĩnh vực hội nhập kinh tế quốc tế.
6. Về kết hợp
hoạt động chính trị đối ngoại với kinh tế đối ngoại:
Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp
với các Bộ, ngành liên quan xây dựng kế hoạch phối hợp với hoạt động chính trị
đối ngoại với hoạt động kinh tế đối ngoại, đẩy mạnh các hoạt động ngoại giao phục
vụ kinh tế trong đó tập trung tăng cường phối hợp giữa các cơ quan đại diện ngoại
giao với các Bộ, ngành, tổ chức kinh tế và doanh nghiệp trong nước cũng như với
các cơ quan đại diện kinh tế - thương mạ - chuyên môn của các Bộ, ngành và với
đoàn đàm phán kinh tế - thương mại quốc tế của Chính phủ. Kế hoạch này cần được
hoàn thành và trình Thủ tướng Chính phủ trong quý II năm 2002.
7. Về nhiệm
vụ củng cố an ninh quốc phòng:
Bộ quốc phòng, Bộ Công an phối hợp
với các Bộ, Ban, ngành liên quan của Đảng và Chính phủ xây dựng chính sách tạo
môi trường thuận lợi cho quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, chủ động hỗ trợ, tạo
thuận lợi cho giao lưu, xuất, nhập cảnh của người, hàng hoá và dịch vụ; đồng thời
bảo đảm hội nhập không ảnh hưởng tiêu cực tới nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia
trong đó có an ninh kinh tế và an toàn xã hội.
Kế hoạch này cần được hoàn thành
trong quý II năm 2002 để trình Thủ tướng Chính phủ.
8. Về đàm
phán gia nhập WTO:
a) Trên cơ sở chỉ đạo của Bộ
Chính trị và Chính phủ, Bộ Thương mại phối hợp với Bộ Tài chính và các Bộ,
ngành liên quan khẩn trương hoàn thành việc xây dựng phương án đàm phán song
phương gia nhập WTO, bảo đảm phù hợp với hoàn cảnh của nước ta là một nước đang
phát triển ở trình độ thấp, đang trong quá trình chuyển đổi cơ chế kinh tế và gắn
kết quá trình đàm phán với quá trình đổi mới mọi hoạt động kinh tế ở trong nước.
b) Các Bộ, ngành có trách nhiệm
tạo điều kiện thuận lợi để các thành viên Uỷ ban Quốc gia về hợp tác kinh tế quốc
tế, thành viên đoàn đàm phán Chính phủ, thành viên Nhóm hỗ trợ kỹ thuật cho
đoàn đàm phán Chính phủ thuộc cơ quan mình hoạt động ổn định, lâu dài.
9. Mở rộng
thị trường xuất khẩu, tranh thủ đầu tư và trợ giúp kỹ thuật của các nước và các
tổ chức quốc tế:
a) Bộ Thương mại phối hợp với
các Bộ, ngành hữu quan xây dựng chương trình xúc tiến việc mở rộng thị trường
xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ của Việt Nam.
b) Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp
với các Bộ, ngành hữu quan và các địa phương tăng cường biện pháp thu hút vốn đầu
tư và các nguồn lực khoa học, công nghệ và trình độ quản lý tiên tiến của nước
ngoài.
c) Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp
với Bộ Tài chính, Uỷ ban Quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế và các Bộ, ngành
liên quan khẩn trương tiến hành rà soát các dự án trợ giúp kỹ thuật của các nước
và các tổ chức quốc tế trong lĩnh vực hội nhập từ năm 1995 tới nay, đánh giá hiệu
quả sử dụng cũng như lập kế hoạch tiếp tục tranh thủ và sử dụng các nguồn trợ
giúp này một cách tốt nhất trong những năm tới, trình Chính phủ cho chủ trương.
Việc này hoàn thành trong quý II năm 2002.
10. Kiện
toàn tổ chức:
a) Văn phòng Chính phủ chủ trì,
phối hợp với Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ, Bộ Thương mại và Văn phòng Uỷ ban
Quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế hoàn chỉnh dự thảo Quyết định của Thủ tướng
Chính phủ về kiện toàn Uỷ ban Quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế, trình Thủ tướng
Chính phủ xem xét, quyết định trong tháng 4 năm 2002.
b) Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi
trường chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ, Bộ Văn hoá- Thông
tin, Bộ Thương mại xây dựng các đề án đổi mới tổ chức, cơ chế quản lý và phương
thức hoạt động của hệ thống các cơ quan bảo vệ bản quyền, sở hữu trí tuệ, kiểm
tra chất lượng hàng hoá xuất, nhập khẩu, trình Thủ tướng Chính phủ vào quý II
năm 2002.
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ
quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
căn cứ vào Chương trình hành động của Chính phủ và xuất phát từ tình hình thực
tế của từng Bộ, ngành, địa phương tổ chức ngay việc thực hiện Nghị quyết của Bộ
Chính trị về hội nhập kinh tế quốc tế.