Quyết định 1325/QĐ-UBND năm 2020 phê duyệt Đề án phát triển Nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030

Số hiệu 1325/QĐ-UBND
Ngày ban hành 29/12/2020
Ngày có hiệu lực 29/12/2020
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Kon Tum
Người ký Nguyễn Hữu Tháp
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KON TUM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1325/QĐ-UBND

Kon Tum, ngày 29 tháng 12 năm 2020

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM GIAI ĐOẠN 2021 - 2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KON TUM

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Nghị định số 109/2018/NĐ-CP ngày 29 tháng 8 năm 2018 của Chính phủ “Nông nghiệp hữu cơ”;

Căn cứ Thông tư số 16/2019/TT-BNNPTNT ngày 01 tháng 11 năm 2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 109/2018/NĐ-CP ngày 29 tháng 8 năm 2018 của Chính phủ về nông nghiệp hữu cơ;

Căn cứ Quyết định số 885/QĐ-TTg ngày 23 tháng 6 năm 2020 về việc phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2020 - 2030 của Thủ tướng Chính phủ;

Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 308/TTr-SNN ngày 28 tháng 12 năm 2020.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án phát triển Nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2021 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 với nội dung chủ yếu như phụ lục kèm theo.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan đầu mối, có trách nhiệm chủ trì thực hiện Đề án phát triển Nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2021 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án), trong đó tập trung các nội dung chính như sau:

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành, địa phương triển khai thực hiện Đề án; chủ động lồng ghép các mục tiêu, nhiệm vụ của Đề án với các chương trình mục tiêu quốc gia và các đề án của tỉnh các sở, ngành và địa phương khác có liên quan.

- Chủ trì đề xuất xây dựng các cơ chế, chính sách cần thiết liên quan đến nông nghiệp hữu cơ.

- Chủ trì, phối hợp các cơ quan chuyên môn có liên quan lựa chọn và xác định các yếu tố hoàn thiện các mô hình thí điểm sản xuất nông nghiệp hữu cơ tại địa phương theo danh mục đã phê duyệt; đề xuất các đơn vị có năng lực nghiên cứu, chứng nhận và liên kết chuỗi giá trị tham gia triển khai các mô hình thí điểm; xây dựng kế hoạch triển khai và từng bước nhân rộng mô hình.

- Chủ trì phối hợp với các sở, ban ngành, địa phương xây dựng và đề xuất kế hoạch thực hiện Đề án hàng năm của các huyện/thành phố, các tổ chức và cá nhân. Xây dựng kế hoạch, bố trí nguồn vốn sự nghiệp nông nghiệp để xây dựng các mô hình về sản xuất nông nghiệp hữu cơ được quy định trong Đề án này.

- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch hằng năm triển khai thực hiện Đề án (hoàn thành trước ngày 15 tháng 01 hằng năm).

- Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, tập huấn và hướng dẫn các nội dung liên quan đến Đề án.

- Tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá và định kỳ hằng năm báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh việc triển khai thực hiện Đề án.

2. Sở Y tế

- Phối hợp các đơn vị có liên quan nghiên cứu, chuyển giao công nghệ và ứng dụng sản phẩm nông nghiệp hữu cơ chất lượng dinh dưỡng cao và giá trị sinh học đặc thù đáp ứng nhu cầu phòng bệnh và nâng cao bảo vệ sức khỏe của người dân.

- Thực hiện quản lý nhà nước đối với sản xuất, kinh doanh dược liệu hữu cơ, mỹ phẩm hữu cơ, thực phẩm hữu cơ thuộc thẩm quyền quản lý theo quy định.

- Thường xuyên kiểm tra, giám sát các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ lưu thông trên thị trường theo định kỳ quy định trên địa bàn tỉnh.

- Phối hợp các đơn vị có liên quan nghiên cứu khảo sát phát triển các sản phẩm y học cổ truyền, thực phẩm bảo vệ sức khỏe từ các nguyên liệu dược liệu hữu cơ.

3. Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và địa phương liên quan: Đánh giá, xác định vùng, khu vực đủ điều kiện sản xuất hữu cơ; quy định việc thực hiện các yêu cầu về sử dụng, khai thác hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học, lồng ghép công tác bảo tồn với việc phát triển vùng nông nghiệp hữu cơ theo quy định.

4. Sở Công Thương chủ trì, phối hợp các cơ quan đơn vị có liên quan: Thực hiện quản lý nhà nước đối với kinh doanh thực phẩm hữu cơ và sản phẩm hữu cơ khác thuộc thẩm quyền quản lý theo quy định; thực hiện quản lý thị trường đối với sản phẩm hữu cơ theo quy định; thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ lưu thông trên thị trường.

5. Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

[...]