Quyết định 1303/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt Quy hoạch phát triển chăn nuôi và vùng chăn nuôi tập trung tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020

Số hiệu 1303/QĐ-UBND
Ngày ban hành 04/05/2012
Ngày có hiệu lực 04/05/2012
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Hà Tĩnh
Người ký Lê Đình Sơn
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ TĨNH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 1303/QĐ-UBND

Hà Tĩnh, ngày 04 tháng 05 năm 2012

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI VÀ VÙNG CHĂN NUÔI TẬP TRUNG TỈNH HÀ TĨNH ĐẾN NĂM 2020

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Quyết định số 10/2008/QĐ-TTg ngày 16/01/2008 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 2165/QĐ-UBND ngày 16/7/2009 của UBND tỉnh về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TU ngày 19/5/2009 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về nông nghiệp, nông dân, nông thôn Hà Tĩnh giai đoạn 2009 - 2015 và định hướng đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 853/QĐ-UBND ngày 27/3/2012 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Danh mục sản phẩm hàng hóa nông nghiệp chủ lực tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2015 và định hướng phát triển đến năm 2020;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Văn bản số 905/TT-SNN ngày 28/3/2012 về việc xin phê duyệt Quy hoạch phát triển chăn nuôi và vùng chăn nuôi tập trung tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển chăn nuôi và vùng chăn nuôi tập trung tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020 với những nội dung chủ yếu sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung:

- Khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế về đất đai, lao động và các nguồn lực xã hội để đẩy mạnh phát triển chăn nuôi, sớm đưa chăn nuôi trở thành ngành sản xuất chính, phấn đấu đến năm 2015 giá trị sản xuất chăn nuôi trong nông nghiệp đạt 47% và trên 50% năm 2020.

- Phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại, trang trại tập trung công nghiệp sản xuất hàng hóa, bền vững, cơ cấu phù hợp với lợi thế từng vùng, áp dụng kỹ thuật tiên tiến, nâng cao hiệu quả và năng suất chăn nuôi. Gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ, đáp ứng phần lớn nhu cầu thực phẩm đảm bảo chất lượng cho tiêu dùng và xuất khẩu.

- Chủ động kiểm soát, khống chế các dịch bệnh nguy hiểm, nhất là dịch Cúm gia cầm, Lở mồm long móng gia súc, Tai xanh ở lợn, hạn chế mức thấp nhất thiệt hại do dịch bệnh gây ra; khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường từ hoạt động sản xuất chăn nuôi, giết mổ động vật, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ lợi ích của người sản xuất và sức khỏe cộng đồng.

2. Mục tiêu cụ thể:

a) Tăng trưởng giá trị chăn nuôi bình quân giai đoạn 2012 - 2015 đạt 7 - 8%/năm; giai đoạn 2015 - 2020 đạt 6 - 7%/năm.

b) Sản phẩm chăn nuôi: Đến năm 2015 đạt 130.132 tấn thịt hơi xuất chuồng, trong đó thịt lợn chiếm 80,5%, thịt gia cầm chiếm 7,0%, thịt trâu, bò, dê chiếm 12,5%. Đến năm 2020 đạt 202.367 tấn thịt hơi xuất chuồng, trong đó thịt lợn chiếm 83,5%; thịt gia cầm chiếm 6,0%; thịt trâu, bò, dê chiếm 10,5%. Sản lượng trứng: năm 2015 đạt 232 triệu quả; năm 2020 đạt 287 triệu quả.

c) Tỷ trọng sản phẩm chăn nuôi hàng hóa theo hướng trang trại quy mô vừa và lớn trong tổng sản lượng ngành chăn nuôi:

- Đến năm 2015 chiếm 35%, trong đó chăn nuôi lợn tăng từ 12% (năm 2011) lên 40%, chăn nuôi trâu, bò tăng từ 2,5% (2011) lên 10%, chăn nuôi gia cầm (gà, vịt…) theo hướng trang trại thâm canh và bán thâm canh tăng từ 9% (2011) lên 25%.

- Đến năm 2020 chiếm trên 50%; cụ thể từng loại con như sau: Chăn nuôi lợn trang trại quy mô vừa và lớn chiếm 60% trong tổng sản lượng chăn nuôi lợn, chăn nuôi trâu, bò chiếm 20%, chăn nuôi gia cầm (gà, vịt…) theo hướng trang trại thâm canh và bán thâm canh chiếm 35%.

d) Chất lượng đàn: Lớn nái ngoại đạt 25% tổng đàn nái năm 2015 và 30% năm 2020; tỷ lệ Zê bu hóa đàn bò đạt 45% tổng đàn năm 2015 và 50% năm 2020.

e) Giết mổ, chế biến, kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm: Đến năm 2015 có 50% gia súc, gia cầm được giết mổ tại các cơ sở giết mổ tập trung, 50% còn lại giết mổ tại các điểm giết mổ; đến năm 2020 có 75% gia súc, gia cầm được giết mổ tại các cơ sở giết mổ tập trung, 25% còn lại giết mổ tại các điểm giết mổ; 100% thịt gia súc, gia cầm tiêu thụ trên địa bàn được kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y.

f) Tỷ lệ sử dụng thức ăn chăn nuôi công nghiệp: chiếm 60% năm 2015 và 70 - 75% năm 2020 (đối với lợn); chiếm 50% năm 2015 và 70% năm 2020 (đối với gia cầm).

g) Giảm ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi, tăng tỷ lệ gia trại, trang trại chăn nuôi có hệ thống xử lý chất thải đạt 50% năm 2015 và 80% năm 2020. Kiểm soát, khống chế cơ bản các loại bệnh truyền nhiễm nguy hiểm: Lở mồm long móng gia súc, Tai xanh và Dịch tả ở lợn, Cúm gia cầm…

II. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN

1. Quy hoạch tổng đàn:

- Đến năm 2015: Quy hoạch phát triển số lượng đàn trâu đạt 112.000 con; đàn bò 234.700 con, trong đó bò lai Zêbu 105.615 con; đàn lợn 524.200 con; tổng đàn lợi nái 80.000 con, trong đó lợn nái ngoại 20.000 con; đàn gia cầm 6,4 triệu con; đàn hươu 58.100 con; đàn dê 17.000 con.

[...]
5
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ