ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH DƯƠNG
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
128/2003/QĐ.UB
|
Bình
Dương, ngày 07 tháng 05 năm 2003
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH PHÂN CẤP ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG.
ỦY BAN NHÂN DÂN
- Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng
nhân dân & Uỷ ban nhân dân ngày 21/6/1994.
- Căn cứ Luật Ngân sách Nhà
nước ngày 20/3/1996 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ngân sách Nhà
nước số 06/1998/QH10 ngày 20/5/1998.
- Căn cứ Nghị định
52/1999/NĐ-CP ngày 8/7/1999, Nghị định 88/1999/NĐ-CP ngày 1/9/1999, Nghị định
12/2000/NĐ-CP ngày 05/05/2000, Nghị định 14/2000/NĐ-CP ngày 05/05/2000, Nghị định
07/2003/NĐ-CP ngày 30/01/2003 của Chính phủ và các Thông tư, quy định về đầu tư
và xây dựng của các Bộ, Ngành liên quan.
- Xét đề nghị của Giám đốc sở
Kế hoạch và Đầu tư tại tờ trình số: 404/TT.KH ngày 18/04/2003.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1:
Nay ban hành kèm theo Quyết định này bản Quy định phân cấp
đầu tư và xây dựng, thay thế bản Quy định phân cấp đầu tư và xây dựng đã ban
hành kèm theo Quyết định số 67/2000/QĐ-UB ngày 04/4/2000 của ủy ban nhân dân tỉnh.
Điều 2:
Giám đốc sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với sở
Tài chính - Vật giá, sở Xây dựng và các sở, ngành có liên quan chịu trách nhiệm
hướng dẫn và kiểm tra việc thi hành Quy định phân cấp đầu tư và xây dựng ban
hành kèm theo Quyết định này.
Điều 3:
Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân & Uỷ ban nhân dân tỉnh,
Giám đốc sở Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc sở Xây dựng, Giám đốc sở Tài chính - Vật
giá, thủ trưởng các sở, ban, ngành, đơn vị có liên quan, Chủ tịch UBND các huyện,
thị xã, phường, thị trấn chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực kể từ
ngày ký./.
Nơi nhận:
- TTTU, TT.HĐND ( b/c )
- CT, PCT UBND tỉnh
- Các sở, ban, ngành
- UBND Huyện-Thị
- UBND Xã-Phường-thị trấn
- Lưu
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH
Hồ Minh Phương
|
QUY ĐỊNH
PHÂN CẤP ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG
( Ban hành kèm theo quyết định số: 128/2003/QĐ-UB, ngày 07 tháng 05 năm 2003
của Uỷ ban nhân dân tỉnh )
I- MỘT SỐ VẤN
ĐỀ CHUNG:
1- Mục tiêu phân cấp: Phân cấp đầu
tư và xây dựng nhằm để Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã; xã, phường, thị trấn
sử dụng tốt các nguồn vốn, chủ động triển khai đầu tư các dự án thuộc thẩm quyền,
đạt hiệu quả cao trong đầu tư và xây dựng, từng bước nâng cao trình độ chuyên
môn nghiệp vụ cán bộ quản lý ở các cấp.
2- Nội dung phân cấp: Bao gồm
các nội dung: Phân cấp nhiệm vụ đầu tư theo ngành, lĩnh vực, phân cấp quản lý đầu
tư và xây dựng gắn với phân cấp ngân sách.
3- Đối tượng áp dụng: Phân cấp đầu
tư và xây dựng chỉ áp dụng đối với các dự án đầu tư và xây dựng có sử dụng vốn
ngân sách các cấp, kể cả nguồn vốn xã hội hoá đầu tư thông qua huy động, đóng góp
của các tổ chức, cá nhân ... theo Nghị định 52/1999/NĐ-CP ngày 8/7/1999, Nghị định
12/2000-NĐ-CP ngày 05/05/2000, Nghị định 07/2003/NĐ-CP ngày 30/01/2003 của
Chính Phủ và Luật Ngân sách nhà nước ngày 20/03/1996, Luật sửa đổi, bổ sung một
số điều của Luật Ngân sách Nhà nước số 06/1998/QH10 ngày 20/05/1998 .
4- Xây dựng kế hoạch và giao kế
hoạch đầu tư và xây dựng: Uỷ Ban Nhân Dân các cấp chủ động sử dụng nguồn vốn bổ
sung, phân cấp để bố trí kế hoạch vốn đầu tư và xây dựng các danh mục công
trình do huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn quản lý.
a- Kế hoạch vốn đầu tư và xây dựng
của cấp huyện, thị xã phải được Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh chấp thuận bằng văn bản
và theo đúng Điều 10, khoản 2, điểm e của Nghị định 52/1999/NĐ-CP ngày
08/07/1999 của Chính Phủ.
b- Kế hoạch vốn đầu tư và xây dựng
của cấp xã, phường, thị trấn phải được Uỷ ban nhân dân cấp huyện, thị xã chấp
thuận và quản lý chặt chẽ về quy hoạch, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội
theo Điều 1, khoản 4, điểm đ của Nghị định 07/2003/NĐ-CP ngày 30/01/2003 của
Chính Phủ.
II- NỘI DUNG
PHÂN CẤP ĐẦU TƯ - XÂY DỰNG:
1- Phân cấp nhiệm vụ đầu tư theo
ngành và lĩnh vực:
Nguyên tắc chung: Ngân sách tỉnh
đầu tư các công trình do Tỉnh quản lý; ngân sách huyện, thị xã, xã, phường, thị
trấn đầu tư các công trình do huyện, thị xã; xã, phường, thị trấn quản lý.
Ngoài ra, ngân sách Tỉnh còn đầu tư các công trình vượt quá khả năng cân đối
ngân sách do cấp huyện, thị quản lý.
Cụ thể bao gồm các đối tượng và
lĩnh vực như sau:
1.1- Cấp tỉnh: Ngân sách tỉnh đầu
tư các công trình thuộc các ngành và lĩnh vực:
- Giao thông - vận tải: Các đường
giao thông, cầu, cảng và các kết cấu hạ tầng giao thông phục vụ giao thông - vận
tải do tỉnh, huyện, thị quản lý.
- Đường dây tải điện và trạm biến
áp: Đường dây trung thế, hạ thế và các trạm biến áp trên địa bàn tỉnh.
- Nông nghiệp thủy lợi: Các công
trình thủy lợi có quy mô lớn, liên huyện, liên xã.
- Cấp thoát nước: Các công trình
cấp thoát nước có quy mô lớn, liên huyện, liên xã và các kết cấu hạ tầng cấp
thoát nước do Tỉnh quản lý.
- Y tế: Bệnh viện tỉnh, trung
tâm y tế huyện, thị ( kể cả trang thiết bị), các kết cấu hạ tầng phục vụ hoạt động
y tế do cấp tỉnh trực tiếp quản lý.
- Giáo dục - đào tạo: Các trường
học lầu trên điạ bàn tỉnh; Các trường dạy nghề do tỉnh, huyện, thị quản lý; Các
kết cấu hạ tầng phục vụ giáo dục - đào tạo do tỉnh trực tiếp quản lý.
- Văn hoá - thông tin - thể dục
thể thao: Trung tâm văn hoá - thể dục thể thao tỉnh; Các kết cấu hạ tầng phục vụ
văn hoá - thể dục thể thao do Tỉnh quản lý: Bảo tàng, thư viện, công viên, sân
vận động, di tích lịch sử được Nhà nước xếp hạng, tượng đài, phù điêu,...; Sân
vận động, trung tâm văn hoá - thể dục thể thao, đài phát thanh cấp huyện, thị.
- Trụ sở làm việc: Trụ sở làm việc
của các cơ quan Đảng, đoàn thể, chính quyền cấp tỉnh và huyện, thị.
1.2- Cấp huyện - Thị xã:
a- Ngân sách huyện, thị xã đầu
tư các công trình thuộc các ngành và lĩnh vực:
- Giao thông - vận tải: Các đường
giao thông, cầu, cảng mang tính chất cục bộ trên địa bàn huyện; Giao thông nông
thôn - giao thông nội đồng - Chỉnh trang đô thị. Cơ cấu vốn đầu tư giao thông
nông thôn như sau:
+ Đối với các công trình của 04
huyện phía Bắc (Bến Cát, Dầu Tiếng, Phú Giáo, Tân Uyên): vốn ngân sách nhà nước
chiếm không quá 70%, vốn huy động khác chiếm 30%.
Trong cơ cấu vốn ngân sách: ngân
sách tỉnh đầu tư chiếm 40%, ngân sách huyện đầu tư chiếm 30%, ngân sách xã đầu
tư chiếm 30% (kể cả huy động công ích). Ngân sách huyện và ngân sách xã có thể
bổ sung cho nhau để đảm bảo cơ cấu vốn ngân sách huyện và xã đầu tư chiếm 60%.
+ Đối với các công trình của 03
huyện phía Nam (Dĩ An, Thuận An, thị xã Thủ Dầu Một): vốn ngân sách nhà nước
chiếm không quá 50%, vốn huy động khác chiếm 50%.
Trong cơ cấu vốn ngân sách: ngân
sách tỉnh đầu tư chiếm 40%, ngân sách huyện đầu tư chiếm 30%, ngân sách xã đầu
tư chiếm 30% (kể cả huy động công ích). Ngân sách huyện và ngân sách xã có thể
bổ sung cho nhau để đảm bảo cơ cấu vốn ngân sách huyện và xã đầu tư chiếm 60%.
- Đường dây tải điện và trạm biến
áp: Các nhánh rẽ vào thôn, xóm, khu phố, nhà dân, đèn chiếu sáng, ...
- Nông, lâm, ngư nghiệp và thủy
lợi: Các công trình nông, lâm, ngư nghiệp, thủy lợi có quy mô nhỏ, mang tính cục
bộ trong phạm vi xã, phường, thị trấn.
- Cấp thoát nước: Các công trình
cấp thoát nước có quy mô nhỏ, mang tính cục bộ trong phạm vi xã, phường, thị trấn;
Nước sạch nông thôn ( Trừ 11 xã nghèo do Tỉnh trực tiếp đầu tư ).
- Y tế: Phòng khám, trạm xá
Xã-Phường-Thị trấn ( kể cả trang thiết bị ); các cơ sở vật chất phục vụ y tế do
Huyện-Thị xã quản lý.
- Giáo dục - đào tạo: Các phòng
học cấp 4 trên địa bàn Huyện - Thị xã ; trường dạy nghề và các kết cấu hạ tầng
phục vụ giáo dục - đào tạo do Huyện - Thị xã quản lý.
- Văn hoá - thông tin - thể dục
thể thao: Các kết cấu hạ tầng phục vụ Văn hoá - Thể dục thể thao do Huyện - Thị
xã quản lý: Thư viện, công viên, di tích lịch sử, nhà bia, tượng đài, cụm văn
hoá - thể dục thể thao xã, liên xã..
- Trụ sở làm việc: Trụ sở làm việc
của các cơ quan Đảng, chính quyền, đoàn thể do Xã - Phường - Thị trấn quản lý;
Trụ sở ấp.
b- Các công trình thuộc các
ngành - lĩnh vực do huyện - thị xã quản lý vượt quá khả năng cân đối ngân sách
của huyện, thị xã, Uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét giải quyết từng công trình cụ
thể.
1.3- Cấp Xã - Phường - Thị trấn:
Giao Uỷ ban nhân dân các huyện,
thị phân cấp cụ thể đối tượng, lĩnh vực đầu tư và xây dựng cho Uỷ ban nhân dân
các xã, phường, thị trấn trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã
hội của địa phương và năng lực thực hiện của xã, phường, thị trấn.
2- Phân cấp quản lý đầu tư và
xây dựng:
- Uỷ ban nhân dân các cấp (Tỉnh,
Huyện, Thị xã, Xã - Phường - Thị trấn) quyết định đầu tư, thẩm định và phê duyệt
dự án, thiết kế kỹ thuật - tổng dự toán, đấu thầu, chỉ định thầu, cấp phát và
thanh quyết toán vốn đúng tinh thần phân cấp theo Nghị định 52/1999/NĐ-CP ngày 8/7/1999,
Nghị định 12/2000/NĐ-CP ngày 05/05/2000, Nghị định 07/2003/NĐ-CP ngày
30/01/2003, Nghị định 88/1999/NĐ-CP ngày 1/9/1999, Nghị định 14/2000/NĐ-CP ngày
05/05/2000 của Chính Phủ và các Thông tư, quy định về đầu tư và xây dựng hiện
hành của Trung ương và địa phương.
- Đối với các dự án, thiết kế kỹ
thuật - tổng dự toán, kết quả đấu thầu, hồ sơ quyết toán có tính chất phức tạp,
Uỷ ban nhân dân các Huyện, Thị có trách nhiệm hỗ trợ về chuyên môn, giúp Uỷ ban
nhân xã, phường, thị trấn thực hiện đúng trình tự, thủ tục hồ sơ theo quy định
hiện hành ./.