Quyết định 2333/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt Đề án thực hiện chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh Bình Phước giai đoạn 2017-2020 theo Quyết định 2085/QĐ-TTg

Số hiệu 2333/QĐ-UBND
Ngày ban hành 20/09/2017
Ngày có hiệu lực 20/09/2017
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Bình Phước
Người ký Nguyễn Văn Trăm
Lĩnh vực Thương mại,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH PHƯỚC

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2333/QĐ-UBND

Bình Phước, ngày 20 tháng 9 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN THỰC HIỆN CÁC CHÍNH SÁCH ĐẶC THÙ HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƯỚC GIAI ĐOẠN 2017-2020
(Theo Quyết định số 2085/QĐ-TTg ngày 3
1/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ)

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Quyết định số 2085/QĐ-TTg ngày 31/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2017 - 2020 (Quyết định số 2085/QĐ-TTg); Quyết định số 582/QĐ-TTg ngày 28/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Danh sách thôn đặc biệt khó khăn, xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2016-2020; Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020;

Căn cứ Thông tư số 02/2017/TT-UBDT ngày 22/5/2017 của Ủy ban Dân tộc hướng dẫn thực hiện Quyết định số 2085/QĐ-TTg ngày 31/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu svà miền núi giai đoạn 2017 - 2020;

Căn cứ Quyết định số 2195/QĐ-UBND ngày 13/10/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh quy định về định mức bình quân diện tích hỗ trợ đất sản xuất cho hộ đng bào dân tộc thiểu số nghèo trên địa bàn tỉnh Bình Phước;

Xét đề nghị của Trưởng Ban Dân tộc tại Tờ trình số 35/TTr-BDT ngày 31/8/2017,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Phê duyệt Đề án thực hiện các chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh Bình Phước giai đoạn 2017 - 2020 theo Quyết định số 2085/QĐ-TTg ngày 31/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ (Kèm theo Đề án).

Điều 2. Các ông/bà: Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Trưởng ban Dân tộc; Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh; Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh tỉnh Bình Phước; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này, kể từ ngày ký./.

 


Nơi nhận:
- Ủy ban Dân tộc, Bộ KH&ĐT; BTC;
- TTTU, TTHĐND tỉnh, UBMTTQVN tỉnh;
- Đoàn Đại biểu QH tỉnh;
- Ban Dân tộc HĐND tỉnh;
- CT, Các PCT UBND tỉnh;
- Như Điều 3;
- LĐVP, các Phòng, TT;
- Lưu: VT (Nga.QĐ10
.12.9.17)

CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Trăm

 

ĐỀ ÁN

THỰC HIỆN CÁC CHÍNH SÁCH ĐẶC THÙ HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƯỚC GIAI ĐOẠN 2017 - 2020, THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 2085/QĐ-TTG NGÀY 31/10/2016 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
(Ban hành kèm theo Quyết định số
2333/QĐ-UBND ngày 20/09/2017 của UBND tỉnh)

Phần I

ĐẶC ĐIỂM CHUNG VÀ TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ CỦA TỈNH

I. ĐẶC ĐIỂM CHUNG

1. Vị trí - diện tích - dân số

Bình Phước là tỉnh miền núi thuộc khu vực miền Đông Nam Bộ, có diện tích tự nhiên gần 6.876,76 km2, có đường biên giới tiếp giáp với Vương quốc Campuchia dài 260,4 km; có vị trí địa lý: phía Đông giáp tỉnh Đồng Nai và tỉnh Lâm Đồng; phía Tây giáp tnh Tây Ninh và Vương quốc Campuchia; phía Nam giáp tnh Bình Dương; phía Bắc giáp tỉnh Đắk Nông và Vương quốc Campuchia; có 41 thành phần dân tộc sinh sống với tổng dân số là 962.482 người, với 193.431 người/40 thành phần dân tộc thiểu số tương đương 20,1% tổng số dân toàn tỉnh.

2. Đơn vị hành chính

Toàn tnh có 08 huyện và 03 thị xã, với 111 xã, phường, thị trấn (gồm 92 xã, 14 phường và 05 thị trấn). Trong đó, có 09 xã và 51 thôn đặc biệt khó khăn và 01 xã biên giới (xã Lộc Thành) được Chính phủ phê duyệt tiếp tục đầu tư Chương trình 135 giai đoạn 2017-2020.

3. Địa bàn sinh sống

Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) của tỉnh sinh sống đan xen trên tất cả 08 huyện và 03 thị xã; phần lớn sinh sống ở các vùng khó khăn, vùng biên giới, cơ sở hạ tầng thấp kém, kinh tế - xã hội chậm phát triển.

II. TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC

- Những năm qua, được sự quan tâm đầu tư của Đảng và Nhà nước thông qua các chương trình, chính sách ưu tiên phát triển vùng đồng bào DTTS như văn hóa, giáo dục, y tế, xóa đói giảm nghèo và các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, kinh tế, hỗ trợ phát triển sản xuất cho vùng đồng bào DTTS, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn như: Chương trình 135, 134, 1592, 193, 160, 168, 33, 32, 54, 102, 755...; đến nay tình hình sản xuất, đời sống kinh tế - an ninh - trật tự an toàn xã hội ở vùng đồng bào DTTS ngày càng ổn định và phát triển, một số hộ đồng bào DTTS đã định canh, định cư có cuộc sống ổn định và đang trên đà phát triển, xuất hiện nhiều mô hình sản xuất kinh tế hộ gia đình có hiệu quả, các vấn đề bức xúc của đồng bào từng bước được giải quyết. Cụ thể:

+ Quyết định số 755/QĐ-TTg: Từ năm 2014 đến năm 2016, thực hiện hỗ trợ chuyển đổi nghề được 1.253 hộ; hỗ trợ nước phân tán 1.562 hộ.

[...]