Thứ 3, Ngày 29/10/2024

Quyết định 1243/QĐ-TTg năm 2011 phê duyệt Đề án “Đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo của các trường văn hóa nghệ thuật giai đoạn 2011 - 2020” do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Số hiệu 1243/QĐ-TTg
Ngày ban hành 25/07/2011
Ngày có hiệu lực 25/07/2011
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Thủ tướng Chính phủ
Người ký Nguyễn Thiện Nhân
Lĩnh vực Giáo dục

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1243/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 25 tháng 07 năm 2011

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “ĐỔI MỚI VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO CỦA CÁC TRƯỜNG VĂN HÓA NGHỆ THUẬT GIAI ĐOẠN 2011 - 2020”

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009;

Căn cứ Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 16/6/2008 của Bộ Chính trị về “Tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới”;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án “Đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo của các trường văn hóa nghệ thuật giai đoạn 2011 - 2020” với những nội dung chủ yếu sau đây:

1. Mục tiêu:

a) Mục tiêu chung

- Đổi mới cơ bản và toàn diện hệ thống các trường đào tạo văn hóa nghệ thuật, tạo sự đột phá và chuyển biến cơ bản về chất lượng và quy mô đào tạo nhằm đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực văn hóa nghệ thuật phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, sự nghiệp bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.

- Nâng cao năng lực các cơ sở đào tạo văn hóa nghệ thuật, phấn đấu đưa một số cơ sở đào tạo văn hóa nghệ thuật và chuyên ngành đào tạo đạt trình độ tiên tiến của khu vực và tiếp cận với trình độ đào tạo trên thế giới, góp phần đưa sự nghiệp đào tạo văn hóa nghệ thuật từng bước hội nhập quốc tế.

b) Mục tiêu cụ thể

- Hoàn chỉnh quy hoạch mạng lưới các trường văn hóa nghệ thuật đảm bảo sự hợp lý về quy mô đào tạo, cơ cấu ngành nghề, trình độ đào tạo, phân bổ vùng, miền, địa phương, tính đặc thù của chuyên ngành đào tạo, phù hợp với chủ trương xã hội hóa giáo dục và định hướng chiến lược của việc phát triển hệ thống giáo dục Việt Nam. Tạo được mối liên kết chặt chẽ giữa các cơ sở đào tạo văn hóa nghệ thuật từ trung ương tới địa phương, dần xóa bỏ khoảng cách về chất lượng đào tạo giữa các khu vực, phát huy tính năng động và hiệu quả của mạng lưới đào tạo trong nước đồng thời tăng cường liên kết với cơ sở đào tạo về văn hóa nghệ thuật ở nước ngoài.

- Đổi mới và hoàn thiện các chương trình đào tạo văn hóa nghệ thuật trên nguyên tắc đảm bảo tính đặc thù, hài hòa giữa lý luận với thực tiễn, giữa lý thuyết với thực hành. Bảo đảm sự liên thông giữa các chương trình trong toàn hệ thống.

- Xây dựng đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục đủ về số lượng, có phẩm chất đạo đức tốt và lương tâm nghề nghiệp, có trình độ chuyên môn cao.

- Tăng cường cơ sở vật chất của các cơ sở đào tạo văn hóa nghệ thuật đảm bảo hiện đại, đủ điều kiện giảng dạy và học tập trong môi trường đào tạo chuẩn, chất lượng cao và hội nhập quốc tế.

- Hình thành mạng lưới 07 cơ sở đào tạo trọng điểm chất lượng cao, bảo đảm cung cấp nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao, đáp ứng yêu cầu phát triển sự nghiệp văn hóa trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế ngày càng sâu, rộng. Lựa chọn và đầu tư toàn diện để đến năm 2020 có 6 cơ sở đào tạo ngang tầm các trường tiên tiến trong khu vực (mỗi lĩnh vực có một cơ sở đào tạo: Văn hóa, Âm nhạc, Sân khấu - Điện ảnh, Mỹ thuật, Múa, Xiếc).

- Bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách về đào tạo văn hóa nghệ thuật, tăng cường sự phân cấp theo hướng phát huy quyền tự chủ và tự trách nhiệm của cơ sở đào tạo, bảo đảm sự quản lý của Nhà nước và vai trò giám sát, đánh giá của xã hội đối với các cơ sở đào tạo văn hóa nghệ thuật trong cả nước.

2. Nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu

a) Đổi mới cơ cấu đào tạo và phát triển, hoàn thiện mạng lưới cơ sở đào tạo văn hóa nghệ thuật trên toàn quốc.

- Điều chỉnh quy hoạch mạng lưới cơ sở đào tạo văn hóa nghệ thuật trong Quy hoạch mạng lưới cơ sở đào tạo Văn hóa, Thể thao và Du lịch giai đoạn 2011 - 2020, bảo đảm tính hợp lý, có sự gắn kết chặt chẽ, đáp ứng nhu cầu đào tạo nhân lực giai đoạn 2011-2020 và phù hợp với Quy hoạch mạng lưới các cơ sở đào tạo chung của cả nước.

- Rà soát, đánh giá thực trạng mạng lưới các cơ sở đào tạo hiện có để làm cơ sở xây dựng kế hoạch, định hướng phát triển, đầu tư bổ sung, kiện toàn trang thiết bị nghiên cứu và đào tạo, nâng cấp, hiện đại hóa, tăng cường năng lực cho cơ sở đào tạo văn hóa nghệ thuật hiện có trên toàn quốc, bảo đảm thực hiện đúng các mục tiêu đề ra, nâng cao năng lực, chất lượng đào tạo.

- Đầu tư xây dựng mới cơ sở nghiên cứu, đào tạo ở các vùng, miền trên cơ sở xác định nhu cầu phát triển văn hóa nghệ thuật, có sự cân đối theo vùng, miền; Đầu tư hình thành cơ sở đào tạo mới, nâng cấp các cơ sở đào tạo hiện có; Đầu tư mở thêm một số khoa, tổ bộ môn ở các cơ sở đào tạo phù hợp nhu cầu thực tiễn và phát huy tác dụng, năng lực hiện có.

- Nâng cao năng lực đào tạo của các cơ sở đào tạo không chuyên biệt về văn hóa, nghệ thuật hiện có tham gia đào tạo văn hóa nghệ thuật.

- Tăng cường liên kết đào tạo, nghiên cứu giữa các cơ sở đào tạo trong nước với nước ngoài. Xây dựng các cơ chế, hình thức liên kết hoạt động phù hợp đối với đặc thù của các cơ sở đào tạo văn hóa nghệ thuật.

- Tổ chức thông tin, tuyên truyền, quảng bá chất lượng về kết quả đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài; trao đổi thông tin, nhân lực; hợp tác liên kết trong khu vực.

[...]