UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐIỆN BIÊN
--------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Số: 1233/QĐ-UBND
|
Điện Biên, ngày 07
tháng 12 năm 2011
|
PHÊ
DUYỆT DỰ ÁN QUY HOẠCH SẢN XUẤT NÔNG, LÂM, NGƯ NGHIỆP VÀ SẮP XẾP BỐ TRÍ DÂN CƯ
HUYỆN ĐIỆN BIÊN ĐÔNG ĐẾN NĂM 2020
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐIỆN BIÊN
Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày
26/11/2003;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị quyết số: 30a/2008/NQ-CP ngày
27/12/2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối
với 61 huyện nghèo;
Căn cứ Thông tư số: 08/2009/TT-BNN, ngày
26/02/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc Hướng dẫn thực
hiện một số chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản
theo Nghị quyết số: 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ;
Căn cứ Thông tư số: 06/2009/TT-BNN, ngày
10/02/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc Hướng dẫn xây
dựng quy hoạch sản xuất Nông - Lâm - Ngư nghiệp, bố trí dân cư đối với 61 huyện
nghèo;
Xét Tờ trình số: 124/TTr-UBND
ngày 04/7/2011 của
UBND huyện Điện Biên Đông về việc đề nghị thẩm định và phê
duyệt dự
án xây dựng Quy hoạch sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và sắp xếp bố trí dân cư huyện Điện
Biên Đông đến năm 2020 và Tờ trình thẩm định số: 596/TTr-SKHĐT-NN ngày 11/7/2011
của Sở Kế hoạch và Đầu tư,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê
duyệt dự án Quy hoạch sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và sắp xếp bố trí dân cư
huyện Điện Biên Đông đến năm 2020 với các nội dung chủ yếu như sau:
1. Tên dự án: Quy hoạch sản
xuất nông, lâm, ngư nghiệp và sắp xếp bố trí dân cư huyện Điện Biên Đông đến
năm 2020.
2. Địa điểm
xây dựng:
Trên địa bàn huyện Điện Biên Đông.
3. Phạm vi,
quy mô vùng dự án: Toàn huyện với tổng diện tích tự nhiên
là 120.897,85 ha bao gồm 13 xã, 01 thị trấn
4. Mục tiêu
của dự án
- Đánh giá đúng tiềm năng, nguồn lực,
chỉ ra những thuận lợi, khó khăn trong quá trình phát triển sản xuất nông, lâm,
ngư nghiệp và sắp xếp bố trí dân cư; từ đó xác định rõ vai trò, vị thế, quan
điểm, mục tiêu phát triển nông, lâm nghiệp và thủy sản của huyện phù hợp điều
kiện thực tế của huyện và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
- Xây dựng phương án phát triển sản
xuất nông, lâm, ngư nghiệp và sắp xếp bố trí dân cư làm cơ sở pháp lý để tiếp
tục triển khai và huy động, lồng ghép nhiều nguồn lực cho các dự án đầu tư phát
triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và sắp xếp bố trí dân cư huyện.
- Đảm bảo tốc độ tăng trưởng giá trị
sản xuất nông lâm nghiệp, thủy sản nhanh và bền vững, tạo sự chuyển biến căn
bản về chất lượng, đạt tốc độ trung bình đến năm 2020 đạt 12-13%/năm. Tỉ trọng
giá trị sản xuất nông lâm nghiệp thủy sản trong tổng giá trị sản xuất các ngành
của huyện đến năm 2020 còn 41%, tỷ lệ che phủ trên địa bàn toàn huyện đạt 52%.
- Hoàn thiện cơ bản hệ thống cơ sở hạ
tầng trực tiếp và hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu gián tiếp phục vụ cho sản
xuất nông, lâm, thủy sản và sắp xếp bố trí dân cư, đảm bảo đời sống nhân dân
được cải thiện đáng kể, tỉ lệ nghèo giảm xuống dưới 40% vào năm 2015 và dưới
15% vào năm 2020, gìn giữ trật tự, an ninh quốc phòng trên địa bàn.
5.
Nội dung quy hoạch
5.1. Quy hoạch sử dụng đất
a. Định hướng sử
dụng đất
- Khai thác sử dụng đất nông nghiệp
nhằm phát huy tối đa lợi thế của huyện. Có kế hoạch đầu tư để cải tạo đất, bảo
vệ môi trường và giảm thiểu những tác động xấu đến môi trường đất đai, không
khí, nguồn nước để sử dụng đất có hiệu quả. Tận dụng tối đa diện tích hoang hoá
đưa vào sản xuất nông, lâm nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản.
- Ưu tiên phát triển những ngành hàng
có lợi thế cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế (lúa, ngô, đậu
tương, chè, mây tre đan, gỗ nguyên liệu), giải quyết được nhiều việc làm cho
người lao động. Xây dựng và phát triển nông nghiệp và nông thôn đồng bộ, toàn diện.
- Bố trí sử dụng đất trên quan điểm
hình thành và phát triển các vùng sản xuất hàng hoá lớn tập trung, đặc biệt cho
xuất khẩu và những mặt hàng dự báo có thị trường, ưu tiên các sản phẩm có thị
trường ổn định, thị trường truyền thống. Tạo điều kiện thúc đẩy chuyển dịch cơ
cấu kinh tế theo hướng tăng tỉ trọng công nghiệp - xây dựng và thương mại -
dịch vụ.
b. Quy hoạch sử dụng
đất:
Tổng diện tích tự nhiên của huyện Điện
Biên Đông là 120.897,85 ha, quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 như sau:
b.1. Đất nông nghiệp 109.664,37 ha
tăng 556,25 ha so với năm 2009 trong đó:
- Đất sản xuất nông nghiệp: 19.393,24
ha, tăng 516,22 ha so với năm 2009.
+ Đất chuyên trồng lúa nước: 1.839,38
ha tăng 1.294,14 ha so với năm 2009.
+ Đất trồng lúa nước còn lại: 949,39
ha tăng 254,05 ha so với năm 2009.
+ Đất trồng lúa nương: 5.119,09 ha
giảm 1.800,55 ha so với năm 2009.
+ Đất trồng cỏ chăn nuôi: 197,19 ha
tăng 34,54 ha so với năm 2009.
+ Đất trồng cây hàng năm khác:
10.550,72ha tăng 809,12 ha so với năm 2009.
+ Đất trồng cây CN lâu năm: 345,41 ha
tăng 345,61 ha so với năm 2009.
+ Đất trồng cây ăn quả và cây lâu năm
khác: 229,25ha tăng 62,82ha.
- Đất lâm nghiệp có rừng: 62.493,31 ha
tăng 20.773,01 ha so với năm 2009.
+ Đất rừng sản xuất: 12.580,3 ha tăng
6.071,9ha so với năm 2009.
+ Đất rừng phòng hộ: 49.913,01 ha tăng
14.661,11
ha so với năm 2009.
- Đất nuôi trồng thủy sản: 202,4 ha
tăng 81,20 ha so với năm 2009.
b.2. Đất phi nông nghiệp: 1.867,99 ha
tăng 303,33 ha so với năm 2009 trong đó:
- Đất ở: 481,68 ha (Đất ở nông thôn
464,33 ha, đất ở đô thị 17,35 ha) tăng 70,54 ha so với năm 2009.
- Đất chuyên dùng: 1.067,31 ha tăng
231,42 ha so với năm 2009.
- Đất nghĩa trang nghĩa địa: 48,28 ha
tăng 6,79 ha so với năm 2009.
- Đất sông suối và MN chuyên dùng
266,38 ha giảm 0,25 ha so với năm 2009.
b.3. Đất chưa sử dụng: 9.365,49 ha
giảm 859,58 ha so với năm 2009.
(Chi tiết như biểu số
1 kèm theo)
5.2. Quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp
a. Định hướng phát triển
- Kết hợp thâm canh, tăng vụ và mở
rộng diện tích; chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng đa dạng hoá sản phẩm
phù hợp với tiềm năng đất đai của từng xã và thị trường trong và ngoài huyện.
Tăng cường công tác thông tin thị trường, khuyến nông, khuyến lâm; chú trọng
các tập đoàn giống cây trồng đã được khảo nghiệm cho năng suất cao vào sản
xuất. Từng bước thực hiện cơ giới hoá trong nông nghiệp; quan tâm phát triển
công nghệ sau thu hoạch; giải quyết vững chắc lương thực tại chỗ, đảm bảo đủ
nhu cầu tiêu dùng.
- Triển khai thực hiện tốt dự án quy
hoạch chăn nuôi trâu, bò thịt theo hướng sản xuất hàng hoá, chủ động phòng trừ
dịch bệnh cho gia súc, gia cầm, tiêm phòng đầy đủ cho vật nuôi.
b. Quy hoạch
ngành trồng trọt
- Sản xuất lương thực: Tăng tỷ trọng
diện tích đất chuyên trồng lúa nước (2 vụ) từ 3,05% năm 2009 (so với diện tích
đất trồng cây hàng năm), lên 8,84% vào năm 2015 và đạt 9,96% vào năm 2020.
Tăng tỷ trọng diện tích đất trồng lúa nước 1 vụ và 1 vụ màu năm 2009 từ 3,88% đến năm 2015 đạt
4,65%, năm 2020 đạt 5,14%. Giảm dần diện tích trồng lúa nương: Dự kiến đến năm
2015 diện tích lúa nương còn 5.269,1 ha, năm 2020 còn 5.119,1 ha, giảm 1.800
ha so với năm 2009.
- Cây đậu tương: Mở rộng diện tích
trồng đậu tương, đầu tư xây dựng các vùng chuyên canh đậu tương có điều kiện
thuận lợi như: Mường Luân, Luân Giói, Xa Dung, Pú Nhi, Keo Lôm, Phình Giàng.
Sản lượng đậu tương toàn huyện đạt trên 435 tấn vào năm 2015 và 1.002 tấn
vào năm 2020.
- Cây Bông: phát triển
tại các xã: Mường Luân,
Luân Giói, Chiềng Sơ, Phình Giàng... Phấn đấu đưa năng suất trong huyện lên 14
tạ/ha vào năm 2015 và khoảng 16 tạ/ha năm 2020, sản lượng tương ứng 61 tấn và
71 tấn.
- Cây lạc: Sản lượng năm 2015 đạt 210
tấn, năm 2020 đạt 333 tấn.
- Đẩy mạnh phát triển rau, đậu thực
phẩm, dự kiến diện tích rau đậu đạt 10.528 ha năm 2020, sản lượng đạt 92.120
tấn.
- Cây chè: Phát triển chè
cây cao vùng cao nguyên Điện Biên Đông gồm các xã Pú Nhi, Noong U, Xa
Dung, Tìa Dình, Háng Lìa, Phình Giàng, Keo Lôm và Phì Nhừ.
- Cây ăn quả: Phát triển cây ăn quả ở
các xã: Mường Luân, Luân Giói, Chiềng Sơ, Keo Lôm, Na Son, Pú Nhi. Đến năm 2015
đưa diện tích cây ăn quả đạt 140 ha, năm 2020 đạt 185 ha, sản lượng quả các
loại năm 2015 đạt 353 tấn, năm 2020 đạt 550 tấn.
- Cây Cao su: định hướng phát triển cây
cao su đến năm 2020 là 7.280 ha, tại các xã Keo Lôm, Pú Nhi, Mường Luân, Noong
U, Phình Giàng, Sa Dung và Na Son.
c. Quy hoạch ngành
chăn nuôi
- Chăn nuôi trâu: Phấn đấu duy trì tốc
độ tăng trưởng đàn trâu ở mức 3,4 - 4,0%, đàn bò mức 5,5 - 6%/năm. Tổng đàn
trâu năm 2015 đạt 18.800 con, năm 2020 đạt 22.000 con;
- Đàn bò đạt 10.500 con và năm 2015 và
13.300 con vào
năm
2020.
- Đàn dê: tập trung phát triển ở các
xã vùng cao như: Pú Nhi, Xa
Dung, Phì Nhừ, Keo Lôm. Dự kiến tổng đàn dê đến năm 2015 đạt 8.900 con và năm
2020 đạt 10.700 con.
- Phát triển chăn nuôi lợn: Khuyến khích
chăn nuôi lợn quy mô trang trại tập trung ở các vùng sản xuất lương thực trọng
điểm của huyện như Mường Luân, Luân Giói, Chiềng Sơ... Duy trì tốc độ tăng
trưởng đàn lợn ở mức 5 - 5,5%/năm và đàn gia cầm ở mức 6 - 6,5%/năm. Tổng đàn
lợn năm 2015 đạt khoảng 49 ngàn con, năm 2020 đạt 59 ngàn con;
- Đàn gia cầm năm 2015 đạt 224 ngàn
con, năm 2020 đạt khoảng 637 ngàn con, tạo nguồn sản phẩm hàng hoá lớn, ổn định
cung cấp cho thị trường trong và ngoài huyện.
5.3. Quy hoạch sản
suất lâm nghiệp
a. Định hướng phát triển
- Đối với rừng phòng
hộ:
Đến năm 2020, diện
tích rừng phòng hộ đạt 48.080 ha, chiếm 53,4% diện tích rừng toàn huyện, trong
đó diện tích rừng trồng mới khoảng 7.100 ha.
+ Tập đoàn cây trồng
chủ yếu là cây bản địa, nghiến, lát hoa, giổi, pơ mu, ràng ràng, trám trắng,
hông, de, kháo.
+ Hỗ trợ cho người
dân trồng rừng theo Nghị quyết số: 30a/2008/NQ-CP về Chương trình hỗ trợ giảm
nghèo nhanh và bền vững đối với 62 huyện nghèo là 10 triệu đồng/1ha
- Đối với rừng sản
xuất:
+ Đến năm 2020 diện
tích rừng sản xuất đạt 15.625 ha, chiếm 17,3% tổng diện tích rừng của huyện
+ Tập đoàn cây trồng
chủ yếu là tre địa phương, luồng Thanh Hóa, keo lai, keo hạt Úc, keo tai
tượng, trẩu, xoan ta, nghiến, lát hoa, giổi, pơ mu, ràng ràng, trám trắng,
hông, de, kháo.
+ Hỗ trợ cho người
dân trồng rừng theo Nghị quyết số: 30a/2008/NQ-CP là 5 triệu đồng/ha đối với
rừng sản xuất.
b. Quy hoạch sản xuất
lâm nghiệp
- Rừng phòng hộ:
+ Giai đoạn
2011-2015: Khoanh nuôi tái sinh 5.609 ha và bảo vệ 35.330 ha; trồng mới 3.439
ha.
+ Giai đoạn
2015-2020: Khoanh nuôi tái sinh 4.142 ha và bảo vệ 42.062 ha rừng hiện có,
trồng mới 3.709 ha.
- Rừng sản xuất:
+ Giai đoạn
2011-2015: Khoanh nuôi tái sinh 5.609 ha và bảo vệ 6.508,4 ha; trồng mới
3.026,84 ha.
+ Giai đoạn
2016-2020: bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh 9.535,24; trồng mới 3.045,6 ha.
5.4. Quy hoạch sản xuất
thủy
sản
a. Định hướng phát triển
- Tận dụng các
loại hình mặt nước, đưa nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, phát
triển nuôi với phương thức thâm canh, bán thâm canh.
- Thực hiện đầu tư có trọng điểm tạo hàng hóa tập
trung ở
những xã có lợi thế;
ở
những
xã có diện tích nuôi phân tán áp dụng các phương thức nuôi đa dạng phù hợp với
điều kiện sinh thái để tạo sản phẩm cho tiêu dùng tại chỗ.
- Phát triển thuỷ sản nhằm tạo sản
phẩm cho tiêu dùng tại chỗ, một phần cung cấp cho các thị trường trong tỉnh, góp
phần cải thiện đời sống nhân dân và giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội.
- Đến năm 2015 diện tích nuôi trồng
thủy sản là 162,8 ha, sản lượng trung bình đạt 243 tấn. Đến năm 2020 dự kiến
nuôi trồng thủy sản: 202,4 ha, sản lượng trung bình đạt 341 tấn
5.5. Quy
hoạch sắp xếp dân cư và bố trí đất đai khu tái định cư
a. Quy hoạch bố trí, sắp xếp dân cư
Tổng số hộ
cần bố trí sắp xếp là 1.018 hộ; 5.532 nhân khẩu trên địa bàn 31 bản.
+ Giai đoạn 2010 - 2015 số hộ cần di chuyển là
705 hộ với 3.931 nhân khẩu trên địa bàn 20 bản.
+ Giai đoạn 2016 - 2020 số hộ cần di chuyển là
313 hộ; 1.601 nhân khẩu, trên địa bàn 11 bản.
b. Bố trí cơ sở hạ tầng phục vụ đời sống và sản xuất vùng bố trí dân cư
mới
- Bố trí cơ sở hạ tầng cho các điểm
tái định cư đảm bảo cuộc sống như: San ủi mặt bằng khu dân cư, xây dựng giao
thông nội bản, xây dựng thủy lợi nhỏ, xây dựng công trình nước sinh hoạt, điện
sinh hoạt, xây dựng lớp học, nhà mẫu giáo.
- Bố trí đất đai cho các hộ tái định
cư: bình quân từ 400 - 500 m2/hộ.
- Khai hoang ruộng nước, ruộng bậc
thang, phấn đấu bố trí đất ruộng cho các hộ tái định cư có bình quân từ 1.500 –
2.000 m2/hộ.
- Thực hiện giao đất, giao rừng đảm
bảo mỗi hộ có từ 3 - 5 ha rừng.
(Chi tiết như biểu số
2 kèm theo)
5.6. Quy
hoạch phát triển cơ sở hạ tầng
5.6.1. Cơ sở hạ tầng trực tiếp phục vụ sản xuất
a. Quy hoạch phát triển thủy lợi
+ Xây dựng hồ chứa nước với diện tích
phục vụ là 437 ha lúa nước tại các xã Phình Giàng, xã Pú Nhi, xã Luân Giói, thị trấn Điện
Biên Đông.
+ Xây dựng đập ngăn nước với quy mô
phục vụ cho 1.351 ha được thực hiện tại các xã Keo Lôm, Noong U, Na Son,
Pú Hồng, Pú Nhi...
+ Xây dựng mương tưới, đường ống dẫn
nước với chiều dài khoảng 28 km
+ Xây dựng 1 trạm bơm tại xã Mường Luân (bản
Trung tâm) để phục vụ cho 2 ha diện tích trồng lúa của người dân trong bản và 3
trạm bơm tại xã Na Son phục vụ cho 18 ha diện tích lúa nước.
+ Khuyến khích các nhóm hộ gia đình,
xây dựng các đập dâng nhỏ để cung cấp nước cho các diện tích phân tán.
b. Quy hoạch hạ tầng sản xuất nông lâm khác
- Xây dựng thêm 1 trạm bảo vệ rừng tại
xã Phì Nhừ (diện tích khoảng 5.000m2), xây dựng các bảng nội quy,
bảng báo hiệu và tuyên truyền.
- Tôn tạo đường tuần tra bảo vệ rừng
và xây dựng các đường băng cản lửa.
- Xây dựng một vườn ươm quy mô khoảng
0,5 ha, sản xuất 2.500.000 cây giống/năm tại trung tâm thị trấn Điện Biên Đông
- Xây dựng 1 trung tâm dạy nghề và
chuyển giao khoa học và kỹ thuật, bao gồm cả nội dung phục vụ cho sản xuất
nông, lâm, thủy sản.
5.6.2. Cơ sở hạ tầng gián tiếp phục vụ sản xuất
a. Giao thông: Giai đoạn 2011 - 2015 ưu tiên
mở mới và kiên cố hóa các tuyến đường liên vùng, các tuyến đường vào trung tâm
xã hiện là đường đất đường cấp phối đã xuống cấp. Giai đoạn 2016 - 2020 tiếp
tục đầu tư các công trình thiết yếu đã được lập và phân kỳ đầu tư trong dự án,
nâng cấp một số tuyến đường đã được đầu tư nhưng đã xuống cấp.
b. Cấp nước sinh hoạt: Tập trung đầu
tư cho các bản chưa có nước sinh hoạt để đến năm 2015 có 70% dân số được cấp
nước hợp vệ sinh. Giai đoạn 2016 - 2020 tập trung sửa chữa các công trình nước
sinh hoạt đã xuống cấp, đồng thời nâng cấp hệ thống lọc đến năm 2020 có 90% số
dân được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh.
c. Hệ thống chợ, lưới điện, trường học, trạm y
tế, trụ sở ủy ban, nhà văn hóa: Đến năm 2015 tập trung đầu tư ở các khu vực
trung tâm huyện, trung tâm xã, đến năm 2020 đầu tư cơ bản hoàn thiện tất cả các
thôn, bản.
(Chi tiết như biểu số
3 kèm theo)
6. Vốn và
nguồn vốn, phân kỳ đầu tư
6.1. Vốn và nguồn vốn
a. Tổng vốn đầu tư và hỗ trợ 5.067.740 triệu đồng,
trong đó:
- Dự án liên xã: 2.839.200 triệu đồng.
- Dự án phân theo xã: 1.567.530 triệu đồng.
- Chi khác: 220.337 triệu đồng.
- Dự phòng: 426.045 triệu đồng.
b. Nguồn vốn đầu tư:
- Vốn Nghị quyết 30a: 4.802.424 triệu đồng.
- Vốn ngân sách nhà nước khác và vốn
khác: 265.315
triệu
đồng.
6.2. Phân kỳ đầu tư
ĐVT: Tr.đ
Danh mục
|
Tổng số
|
Giai đoạn
|
2010 - 2015
|
2016 - 2020
|
Tổng số
|
5.067.740
|
3.328.201
|
1.739.539
|
1. Vốn đầu tư CSHT
|
3.321.354
|
2.190.878
|
1.130.476
|
- Công trình liên xã
|
2.839.200
|
1.877.775
|
961.425
|
- Công trình theo xã
|
482.154
|
313.103
|
169.051
|
2. Vốn sắp xếp bố trí dân cư
|
554.150
|
361.860
|
192.290
|
3. Vốn hỗ trợ phát triển SX
|
531.226
|
346.890
|
184.336
|
- Hỗ trợ phát triển sản xuất LN
|
318.899
|
208.241
|
110.658
|
- Hỗ trợ phát triển sản xuất NN
|
206.267
|
134.692
|
71.575
|
- Hỗ trợ phát triển thủy sản
|
6.060
|
3.957
|
2.103
|
4. Chi khác + Dự phòng
|
661.010
|
428.573
|
232.437
|
7. Các giải pháp thực hiện quy hoạch
a) Giải pháp về tuyên truyền, vận động
- Cấp ủy đảng, chính
quyền các cấp tuyên tuyền, vận động nhân dân triển khai thực hiện dự án để đạt
được mục tiêu của Nghị quyết: 30a/2008/NQ-CP. UBND huyện thường xuyên chỉ đạo các cơ quan chuyên môn xây dựng kế
hoạch, tổ chức thực hiện tuyên truyền về công tác XĐGN để nâng cao nhận thức
tầm quan trọng, ý nghĩa của công tác giảm nghèo, tuyên truyền chủ trương, chính
sách của Đảng và pháp luật nhà nước, các chủ trương của tỉnh và của huyện, các
mô hình, cách làm hay, sáng tạo, có hiệu quả về giảm nghèo, để tạo sự đồng
thuận trong việc thực hiện các chương trình XĐGN.
- Mặt trận Tổ quốc và
các tổ chức thành viên chỉ đạo các cấp hội cơ sở tổ chức tốt công tác tuyên
truyền, vận động hội viên, đoàn viên và toàn dân hưởng ứng, tham gia các cuộc
vận động hỗ trợ giúp đỡ xã nghèo, giảm nghèo nhanh và bền vững, động viên khích
lệ tính tự chủ của người dân vươn lên thoát nghèo.
- Tuyên truyền vận
động bà con nông dân thực hiện Nghị quyết số: 30a để bà con hiểu được đây là
thời cơ và cơ hội, với sự trợ giúp của Chính phủ sẽ như đòn bẩy để phát triển
kinh tế nông, lâm nghiệp và thủy sản.
b) Giải pháp quản lý
và sử dụng vốn đầu tư
- Vốn thực hiện qui hoạch sản xuất và bố trí dân cư được huy động
từ các nguồn: ngân sách Nhà nước, ODA, trái phiếu Chính phủ, tín dụng đầu tư,
đóng góp của doanh nghiệp và dân cư; vốn thực hiện lồng ghép từ các Chương
trình, dự án hiện hành được ghi trong kế hoạch hàng năm và 5 năm.
- Tập trung và ưu
tiên các nguồn vốn đầu tư, phối hợp và lồng ghép các nguồn vốn đầu tư trên địa
bàn huyện để đầu tư xây dựng các công trình thiết yếu phục vụ sản xuất và dân
sinh như đường giao thông nông thôn, các công trình thuỷ lợi, cơ sở dịch vụ sản
xuất nông nghiệp, trường học, công trình cấp nước sinh hoạt, trạm y tế, nhà văn
hóa xã, thôn, bản.
- Đối với các công
trình XDCB có tổng mức đầu tư lớn hoặc có yêu cầu kỹ thuật cao, phức tạp do
UBND huyện làm chủ đầu tư; đối với những công trình nhỏ, không đòi hỏi kỹ thuật
cao do UBND các xã làm chủ đầu tư.
- Sử dụng nguồn vốn
đầu tư phát triển trong cân đối ngân sách hàng năm (Bao gồm vốn cân đối ngân
sách địa phương và hỗ trợ từ ngân sách Trung ương), vốn trái phiếu Chính phủ,
vốn từ các chương trình, dự án, vốn ODA để ưu tiên đầu tư Phát triển nhanh hệ
thống hạ tầng sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp.
c) Giải pháp về đất
đai
- Đẩy
mạnh thực hiện chương trình giao đất, giao rừng, cho thuê đất lâm nghiệp cho tổ
chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp.
Giao đất giao rừng đến tận người dân để từng diện tích rừng thực sự có chủ và
người chủ diện tích rừng đó nhằm từng bước ổn định cuộc sống dựa vào rừng đồng
thời tài nguyên rừng không bị hủy hoại mà ngày càng phát triển.
- Cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp cho các hộ, tổ chức, cá nhân, tăng
cường công tác quản lý đất khó giao, đất công ích, đất lâm nghiệp hiện xã đang
quản lý để sử dụng có hiệu quả và quản lý theo quy hoạch được duyệt.
- Hướng dẫn các hộ
nông dân thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ theo luật đất đai, đặc biệt là việc
góp vốn cổ phần bằng quyền sử dụng đất nông nghiệp để cùng các doanh nghiệp
thực hiện các dự án sản xuất nông, lâm nghiệp hàng hóa tập trung như: dự án
trồng cây cà phê chè, dự án trồng cao su, dự án trồng rừng nguyên liệu v.v...
-
Đối với những xã quy hoạch là vùng phát triển chăn nuôi đàn đại gia súc tập
trung, diện tích dành cho chăn thả gia súc phải xa vùng sản xuất lương thực, xa
khu vực dân cư. Khuyến khích phát triển kinh tế trang trại, tạo điều kiện cho
nông dân chuyển đổi cơ cấu trong sản xuất nông nghiệp.
d) Giải pháp về thị trường và tiêu thụ sản phẩm
- Từng bước xây dựng các vùng sản xuất hàng hoá tập trung
có giá trị sản phẩm cao đáp ứng được yêu cầu của thị trường nội ngoại huyện và
xuất khẩu như trong dự án đã đề xuất.
- Rà soát lại hệ
thống chợ trên địa bàn huyện để lập quy hoạch chi tiết mở rộng, nâng cấp, cải
tạo sửa chữa; quy hoạch các điểm bán hàng hiện có trong thị trấn, thị tứ, trung
tâm cụm xã, cụm dân cư nông thôn theo hướng bán hàng, bán sản phẩm và kinh
doanh tổng hợp.
- Khuyến khích các hộ
mở cửa hàng kinh doanh, thu mua hàng hóa nông sản; thành lập các HTX cổ phần
sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và nâng cao vai trò tổ chức của các HTX dịch vụ
nông nghiệp. Quy hoạch và xây dựng 2-3 khu giết mổ tập trung ở những tụ điểm
tiêu thụ lớn, để giữ vệ sinh môi trường và thuận tiện cho việc kiểm dịch.
- Đẩy mạnh hỗ trợ
nông dân ký kết hợp đồng tiêu thụ cho từng loại nông sản, đảm bảo cân bằng cung
cầu trong sản lượng trồng nông sản cung ứng cho thị trường. Tổ chức hội
nghị gặp mặt, biểu dương, tiếp thu, giải quyết các kiến nghị của các tổ chức,
cá nhân tiêu biểu trong lĩnh vực tiêu thụ nông sản phẩm để động viên, khuyến
khích lực lượng này làm tốt hơn nữa.
e) Giải pháp về áp dụng khoa học kỹ thuật và công tác
khuyến nông, khuyến lâm và khuyến ngư
- Xây
dựng trung tâm chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho nông dân để áp dụng
vào sản xuất nông lâm nghiệp, có nhiệm vụ cung cấp kiến thúc về quy trình kỹ
thuật trong trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản cho nông
dân; mở các lớp tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho người dân,
kết hợp xây dựng mô hình chuyển giao kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, lâm
nghiệp; tập huấn đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ khuyến nông.
- Đưa những tiến bộ
kỹ thuật theo các chương trình dự án khuyến nông khuyến lâm vào sản xuất; xây
dựng các mô hình trình diễn trong sản xuất nông lâm, thủy sản tại địa bàn các
xã; tổ chức tham quan, học tập các mô hình tiên tiến từ mô hình trình diễn, rút
kinh nghiệm thực tế, thảo luận, bàn bạc để đánh giá kết quả và hiệu quả của mô
hình, bàn biện pháp nhân ra diện rộng.
- Bồi dưỡng nghiệp
vụ, tập huấn kỹ thuật, kinh tế thị trường cho cán bộ khuyến nông cơ sở.
f) Giải pháp về đào tạo nâng cao trình độ nguồn nhân lực
- Nâng
cao nhận thức, đổi mới tư duy đội ngũ cán bộ cơ sở. Tạo sự chuyển biến về nhận
thức của cán bộ cơ sở trong công tác chỉ đạo, quản lý và tổ chức thực hiện
chuyển dịch cơ cấu kinh tế và chuyển hướng sản xuất. Thay đổi tư duy từ một nền
sản xuất thuần nông, tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hóa.
- Tăng
cường công tác đào tạo, bồi dưỡng tại chỗ phù hợp với đối tượng cán bộ từng
cấp, chú trọng đào tạo cán bộ cơ sở, cán bộ thôn, cán bộ nguồn, cán bộ là người
dân tộc. Chủ động liên kết mở các lớp chuyên môn tại huyện; ngoài ra cử cán bộ,
công chức của huyện, xã theo học tại các trường của tỉnh, Trung ương. Làm tốt
việc cử tuyển con em đồng bào các dân tộc theo học tại các trường chuyên nghiệp
theo chỉ tiêu được giao.
- Tăng
cường cán bộ của tỉnh cho cơ sở; đối với huyện, thường xuyên tăng cường, luân
chuyển cán bộ từ huyện về xã, có chính sách cụ thể thu hút sinh viên, trí thức
trẻ có trình độ đào tạo cơ bản về công tác tại huyện.
- Mở rộng
và phát huy dân chủ, thực hiện công khai, minh bạch trong công tác cán bộ,
triển khai đồng bộ quy chế đánh giá, sử dụng, bồi dưỡng, đào tạo cán bộ.
g) Giải pháp về thực
hiện quy hoạch sắp xếp, bố trí dân cư
- Đối với điểm tái
định cư tập trung:
+ Bố trí đất ở, đất
sản xuất cho các hộ gia đình đến khu tái định cư mới với diện tích tối thiểu
theo mức quy định tại Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg ngày 20/7/2004 của Thủ
tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở nhà ở và nước
sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo đời sống khó khăn.
+ Đầu tư xây dựng
đồng bộ cơ sở hạ tầng thiết yếu khu tái định cư mới chuyển các hộ đến bao gồm:
San gạt đất ở, khai hoang đất sản xuất, xây dựng đường giao thông, điện, thủy
lợi nhỏ, hệ thống nước sinh hoạt, lớp học bản, nhà mẫu giáo, nhà sinh hoạt cộng
đồng.
+ Thực hiện tốt chính
sách hỗ trợ cho các hộ di chuyển đến điểm tái định cư tập trung bao gồm: làm
nhà, phát triển sản xuất, 6 tháng lương thực, giống cây trồng, di chuyển.
+ Hỗ trợ cán bộ phát
triển cộng đồng tại các điểm tái định cư tập trung gồm: Cán bộ y tế, khuyến
nông, khuyến lâm.
+ Hỗ trợ kinh phí áp
dụng khoa học kỹ thuật, giống mới đưa vào sản xuất 3 năm đầu, mỗi năm 30 triệu
đồng/bản.
- Đối với các hộ xen
ghép:
+ Bố trí đất ở, đất
sản xuất cho các hộ xen ghép với diện tích tối thiểu theo mức quy định tại
Quyết định số: 134/2004/QĐ-TTg ngày 20/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ về một số
chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào
dân tộc thiểu số nghèo đời sống khó khăn.
+ Hỗ trợ cho xã với
mức 20 triệu đồng/hộ để sử dụng vào việc bồi thường đất ở, đất sản xuất cho hộ
dân sở tại bị thu hồi giao cho hộ dân định canh định cư theo chế độ quy định và
đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng thiết yếu của xã.
+ Hỗ trợ cho các hộ
xen ghép bao gồm: làm nhà, phát triển sản xuất, 6 tháng lương thực, giống cây
trồng vật nuôi, di chuyển, mức hỗ trợ giống như các hộ đến khu tái định cư tập
chung.
8. Hiệu
quả đầu tư dự án
a. Hiệu
quả kinh tế
- Sản lượng lương
thực toàn huyện từ 28.471 tấn năm 2009 lên 36.579 tấn năm 2015 và lên 40.101
tấn năm 2020. Trong đó: Sản lượng lúa từ 15.681 tấn năm 2009 lên 20.071 tấn năm
2015 và lên 21.953 tấn. Sản lượng ngô từ 1.680 tấn năm 2009 lên 2.150 tấn năm
2015 và lên 2.352 tấn năm 2020, còn lại là các loại khác như sắn, khoai...
- Sản lượng đậu tương
từ 2.274 tấn năm 2009 lên 2.558 tấn năm 2015 và lên 4.121 tấn vào năm 2020.
- Diện tích chè 76 ha
năm 2009 lên 317 ha năm 2015 và lên 421ha năm 2020. Sản lượng chè từ 20 tấn năm
2009 lên 120 tấn năm 2015 và 164 tấn vào năm 2020. Đủ khả năng cạnh tranh trên
thị trường trong nước và xuất khẩu.
- Đàn trâu, bò từ
21.250 con năm 2009 tăng lên 29.300 con năm 2015 và lên 35.300 con năm 2020 và
cho sản lượng thịt trâu, bò hơi từ 206 tấn năm 2009 lên 439 tấn năm 2015 và 604
tấn vào năm 2020.
- Đàn lợn từ 36.030
con năm 2015 lên 49.264 con năm 2015 và lên 59.570 con năm 2020. Sản lượng thịt
lợn hơi xuất chuồng từ 1.826 tấn năm 2009 lên 2.530 tấn năm 2015 và 2.976 tấn
năm 2020.
- Đàn gia cầm từ 150
ngàn con năm 2009 lên 197,5 ngàn con năm 2015 và lên 252 ngàn con năm 2020. Sản
lượng thịt gia cầm 131 tấn năm 2009 lên 171 tấn năm 2015 và lên 220 tấn vào năm
2020.
- Diện tích rừng
trồng trong 11 năm được 13.219 ha. Trong đó: Rừng phòng hộ được 7.148 ha, Rừng
sản xuất 6.071ha. Khoanh nuôi tái sinh thành rừng tự nhiên 9751 ha, trong đó
thành rừng tự nhiên phòng hộ: 9.751ha.
Diện tích nuôi trồng
thủy sản từ 121 ha năm 2009 lên 163 năm 2015 và lên 202 ha năm 2020. Sản lượng
thủy sản (cả nuôi trồng và đánh bắt) từ 181 tấn năm 2009 lên 243 tấn năm 2015
và lên 341 tấn năm 2020.
- Giá trị sản xuất
ngành nông lâm thủy sản tính theo đơn giá năm 2009 tăng từ 22,7 tỷ đồng năm
2009 lên 63 tỷ năm 2015 và lên 94 tỷ đồng năm 2020. Thu nhập bình quân đầu
người /năm từ 4,7 triệu năm 2009 lên 10 triệu năm 2015 và lên 14 triệu năm
2020, theo đơn giá năm 2009.
b. Hiệu quả môi trường
- Hình thành các khu
dân cư gắn với sản xuất nông nghiệp ổn định góp phần bảo vệ diện tích rừng hiện
có, hạn chế và tiến tới chấm dứt đốt phá rừng.
- Trong công tác
khuyến nông xây dựng các mô hình sản xuất giúp cho người dân áp dụng các biện
pháp canh tác trên đất dốc, trồng các loại cây lâu năm (cà phê, cao su). Có tác
dụng giảm sự rửa trôi, xói mòn đất, bảo vệ nguồn sinh thuỷ trong vùng.
- Trong công tác
khuyến lâm xây dựng mô hình khoanh nuôi làm giàu rừng tự nhiên, rừng phòng hộ
đầu nguồn, mô hình trồng cây phân tán góp phần tăng độ che phủ của rừng bảo vệ
rừng đầu nguồn.
- Tăng độ che phủ của
rừng từ 34,5% năm 2009 lên 52% vào năm 2020, hạn chế các tác hại do thiên tai
gây ra như: chống xói mòn, rửa trôi, điều hòa khí hậu, điều tiết nguồn nước
phục vụ sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của nhân dân, đảm bảo phát triển bền
vững.
c. Hiệu
quả về xã hội
- Thu hút thêm lực
lượng lao động lớn lên đến hàng ngàn người góp phần phân bố lại lực lượng lao
động của huyện, tỉnh và các các vùng lân cận.
- Bố trí xắp xếp lại
dân cư theo quy hoạch gắn với đất sản xuất, và xây dựng cơ sở hạ tầng góp phần
ổn định trực tiếp đồng bào dân tộc tại chỗ, chấn chỉnh hiện tượng di cư tự do,
phá rừng làm nương rẫy, đồng thời hình thành các điểm dân cư mới, cùng với các
điểm dân cư cũ tại chỗ phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
- Thực hiện xoá đói
giảm nghèo nhanh và bền vững cho nhân dân các xã của huyện Điện Biên Đông, giúp
cho người dân có điều kiện tốt hơn về ăn, ở, học hành, khám chữa bệnh và các
phúc lợi công cộng khác.
- Kết quả áp dụng và
chuyển giao công nghệ vào sản xuất nông nghiệp đã tạo cho người nông dân chủ
động đổi mới phương thức canh tác theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng
nông phẩm và sản xuất phải luôn gắn với thị trường tiêu thụ, góp phần thực hiện
tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
9. Tổ
chức thực hiện dự án
- Chủ quản Dự án: UBND tỉnh Điện Biên.
- Đơn vị thực hiện dự
án: UBND huyện Điện Biên Đông.
- Thời gian thực hiện
dự án: từ năm 2010 đến năm 2020, trong đó các nội dung cơ bản phục vụ sản xuất
nông nghiệp, ổn định đời sống cho nhân dân của dự án hoàn thành từ năm 2010 đến
năm 2015.
Điều 2. Căn cứ Quyết định này, chủ đầu tư tiếp thu ý kiến tại Tờ trình số
596/TTr-SKHĐT-NN ngày 11/7/2011 của Sở Kế hoạch và Đầu tư, có trách nhiệm hoàn
tất các thủ tục tiếp theo, triển khai thực hiện dự án đảm bảo đúng các quy định
hiện hành.
Điều 3. Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký; Chánh Văn phòng
UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Giao thông, Công thương, Tài chính;
Lao động - TB&XH; Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh, Chủ tịch UBND huyện Điện
Biên Đông và Thủ trưởng các ban, ngành liên quan chịu trách nhiệm thi hành
Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Hoàng Văn Nhân
|
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
|