Quyết định 731/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt Quy hoạch sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và bố trí sắp xếp dân cư huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên đến năm 2025

Số hiệu 731/QĐ-UBND
Ngày ban hành 21/08/2017
Ngày có hiệu lực 21/08/2017
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Điện Biên
Người ký Lò Văn Tiến
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐIỆN BIÊN

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 731/QĐ-UBND

Điện Biên, ngày 21 tháng 8 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH SẢN XUẤT NÔNG, LÂM, NGƯ NGHIỆP VÀ BỐ TRÍ SẮP XẾP DÂN CƯ HUYỆN NẬM PỒ ĐẾN NĂM 2025

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐIỆN BIÊN

Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006;

Căn cứ Thông tư số 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31/10/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn tổ chức, lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;

Xét đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 1006/TTr-SKHĐT ngày 07/8/2017,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và bố trí sắp xếp dân cư huyện Nậm Pồ đến năm 2025, với nội dung chủ yếu như sau:

1. Quan điểm phát triển

- Quy hoạch sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và sắp xếp ổn định dân cư huyện Nậm Pồ đến năm 2025 gắn với mục tiêu giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới nhằm tạo sự chuyển biến nhanh hơn về đời sng vật chất, tinh thần của người dân trên địa bàn huyện.

- Xác định phát triển nông, lâm, ngư nghiệp vẫn là ngành sản xuất chính của huyện; đầu tư, hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp bền vững theo hưng sản xuất hàng hóa, khai thác tốt các tiềm năng, thế mạnh của từng xã; thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế thông qua việc thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trng, vật nuôi; chuyển đổi cơ cấu lao động trong nội bộ ngành nông nghiệp, lựa chọn các mô hình sản xuất phù hợp và các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả để phát trin theo quy hoạch;

- Bố trí, sắp xếp dân cư phù hợp và gắn với các tiêu chí Chương trình xây dựng nông thôn mới. Phát triển kinh tế gắn với ổn định chính trị, lấy ổn định chính trị làm tiền đề để phát triển kinh tế - xã hội, lấy phát triển kinh tế để thúc đẩy tiến bộ xã hội, tăng cường khối đại đoàn kết giữa các dân tộc; đảm bảo, sử dụng bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên và cải thiện môi trường sinh thái.

2. Mục tiêu phát triển

2.1. Mục tiêu chung

- Phấn đấu đến năm 2025 huyện Nậm Pồ có nền kinh tế - xã hội phát triển ngang bằng với các huyện trung bình trong tỉnh; đời sống vật chất, tinh thần của người dân từng bước được cải thiện; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.

- Rà soát, cân đối, khai hoang mở mang quỹ đất, bố trí đủ đất phát triển sản xuất nông nghiệp để đảm bảo an ninh lương thực; triển khai các mô hình sản xuất theo chuỗi liên kết để tạo giá trgia tăng và hình thành các sản phẩm hàng hóa. Quy hoạch các bãi chăn thả gia súc tập trung, đầu tư vốn, kỹ thuật để phát triển đàn đại gia súc; tăng cường các biện pháp để bảo vệ rừng, song song với đầu tư khoanh nuôi tái sinh phục hồi, trồng rừng, từng bước đưa sản xuất lâm nghiệp trở thành ngành sản xuất chính.

2.2. Mc tiêu cthể

a) Mục tiêu đến năm 2020

- Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân của huyện đạt từ 8% - 10%/năm; trong đó: nông lâm nghiệp tăng 8 - 10%/năm, công nghiệp - xây dựng tăng 6 - 8%/năm, dịch vụ tăng 10 - 12%/năm. Thu nhập bình quân đầu người đạt từ 15 - 20 triệu đồng;

- Cơ cấu kinh tế: Nông lâm nghiệp 48,59%, công nghiệp và xây dựng 29,83%, thương mại và dịch vụ 21,58%;

- Tổng sản lượng cây có hạt toàn huyện đạt 20.165 tấn/năm, bình quân lương thực đạt 374,2kg/người/năm, thu nhập bình quân đầu người từ sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt khoảng 8-10 triệu đồng/người/năm;

- Giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 72,09 % năm 2015 (theo chuẩn nghèo đa chiều) xuống còn khoảng 50 % năm 2020, bình quân giảm khoảng trên 4%/năm (giảm tương đương với 286 hộ nghèo/năm); các hộ nghèo cơ bản không phải ở nhà tạm, dột nát; phấn đấu có 50% số hộ nghèo có nhà đạt 3 cứng (nền cứng, khung cứng, mái cứng);

- Tỷ lệ lao động nông thôn được thông qua đào tạo, tập huấn đạt 43,2%, tạo việc làm mới cho khoảng 1.800 lao động (bình quân 360 lao động/năm), tỷ lệ lao động nông lâm nghiệp còn khoảng 70% so với tổng số lao động;

- Bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có; tiến hành rà soát quy hoạch các vùng sản xuất nương rẫy tập trung, thực hiện giao đất sản xuất nương rẫy để nhân dân sản xuất ổn định; giao đất lâm nghiệp chưa có rừng để nhân dân trồng rừng, khoanh nuôi phục hồi rừng, nhằm nâng cao thu nhập góp phần cải thiện cuộc sống, từng bước đưa sản xuất lâm nghiệp thành nghề sản xuất chính;

- Phấn đấu có 01 xã đạt 19/19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới, 08 xã cơ bản đạt nhóm hoàn thành từ 15 - 18 tiêu chí, 04 xã đạt nhóm hoàn thành từ 10 - 14 tiêu chí và 02 xã đạt trên 5 tiêu chí.

b) Mục tiêu đến năm 2025

- Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân của huyện đạt từ 9% - 11%/năm; trong đó: nông lâm nghiệp tăng 9 - 10%/năm, công nghiệp - xây dựng tăng 8-11%/năm, dịch vụ tăng 10 - 12%/năm. Thu nhập bình quân đầu người đạt từ 25 - 30 triệu đồng;

[...]