ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NGÃI
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
|
Số:
1208/QĐ-UBND
|
Quảng
Ngãi, ngày 09 tháng 09 năm 2010
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT DỰ ÁN QUY HOẠCH TỔNG THỂ
CUNG CẤP NƯỚC SẠCH VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN TỈNH QUẢNG NGÃI ĐẾN NĂM 2015
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI
Căn cứ Luật Tổ
chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 117/2007/NĐ-CP ngày 11/7/2007 của Chính phủ về sản xuất,
cung cấp và tiêu thụ nước sạch;
Căn cứ Quyết định số 104/2000/QĐ-TTg ngày 25/8/2000 của Thủ tướng Chính phủ về
việc phê duyệt Chiến lược Quốc gia cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường
nông thôn đến năm 2020;
Căn cứ Thông tư số 03/2008/TT-BKH ngày 01/7/2008 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về
việc hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày
11/01/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về việc lập, phê duyệt và quản lý
quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và Quyết định số 281/2007/QĐ-BKH
ngày 26/3/2007 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc ban hành định mức
chi phí cho lập, thẩm định quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển
kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành và quy hoạch phát triển các sản phẩm chủ yếu;
Căn cứ Quyết định số 2246/QĐ-UB ngày 26/6/2001 của UBND tỉnh về việc phê duyệt
đề cương và dự toán kinh phí lập dự án quy hoạch tổng thể cung cấp nước sinh hoạt
và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2000-2010;
Căn cứ Quyết định số 416/QĐ-UBND ngày 18/3/2010 của UBND tỉnh Quảng Ngãi về việc
thành lập Hội đồng thẩm định Dự án quy hoạch tổng thể cung cấp nước sạch và vệ
sinh môi trường nông thôn tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2015;
Theo đề nghị của Hội đồng thẩm định Dự án quy hoạch tổng thể cung cấp nước sạch
và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Quảng Ngãi tại Tờ trình số 894/TTr-HĐTĐ
ngày 18/6/2010 về việc đề nghị phê duyệt Dự án quy hoạch tổng thể cung cấp nước
sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2015,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Dự án quy hoạch tổng thể cung cấp
nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2015, với nội
dung sau:
1. Tên dự án: Quy
hoạch tổng thể cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn đến năm 2015.
2. Địa điểm: Toàn
tỉnh Quảng Ngãi
3. Quy mô: Quy hoạch
tổng thể cấp nước sạch và vệ sinh môi trường cho các vùng nông thôn trong tỉnh
Quảng Ngãi.
4. Mục tiêu của dự
án:
Quy hoạch đến
năm 2015:
a) Năm 2008 –
2010:
- 75% dân số nông
thôn trong tỉnh sử dụng nước sạch.
- 50% số hộ nông
thôn trong tỉnh có nhà tiêu hợp vệ sinh.
- 55% số hộ nông
thôn chăn nuôi có chuồng trại hợp vệ sinh.
b) Năm 2011 –
2015:
- 85% dân số trách
nhiệm trong tỉnh sử dụng nước sạch.
- 70% số hộ nông
thôn trong tỉnh có nhà tiêu hợp vệ sinh.
- 70% số hộ nông
thôn chăn nuôi có chuồng trại hợp vệ sinh.
5. Tổng hợp kinh
phí:
a) Tổng kinh phí:
598.700 triệu đồng.
- Kinh phí xây dựng
các công trình cấp nước sạch: 213.174 triệu đồng.
- Kinh phí xây dựng
các công trình vệ sinh môi trường: 368.080 triệu đồng.
- Kinh phí đào tạo
và truyền thông, …: 17.446 triệu đồng.
b) Nguồn vốn đầu
tư:
Tổng số:
598.700 triệu đồng
- Ngân sách Trung
ương:
56.000 triệu đồng.
- Ngân sách tỉnh:
30.446 triệu đồng.
- Hỗ trợ Quốc tế:
25.000 triệu đồng
- Doanh nghiệp, tư
nhân, hợp tác xã
…:
21.000 triệu đồng.
- Nhân dân đóng
góp:
466.254 triệu đồng.
6. Phân kỳ đầu tư:
a) Giai đoạn I
(2008 – 2010):
* Tổng kinh
phí:
227.052 triệu đồng.
* Trong đó:
- Cấp nước sạch:
76.566 triệu đồng.
- Vệ sinh môi trường:
145.486 triệu đồng.
+ Hố xí hợp vệ
sinh:
108.393 triệu đồng
+ Chuồng trại chăn
nuôi:
37.093 triệu đồng.
- Cho đào tạo,
truyền thông:
5.000 triệu đồng
b) Giai đoạn II
(2010-2015):
* Tổng kinh phí:
371.648 triệu đồng.
* Trong đó:
- Cấp nước sạch:
136.608 triệu đồng
- Vệ sinh môi trường:
222.593 triệu đồng.
+ Hố xí hợp vệ
sinh:
138.317 triệu đồng.
+ Chuồng trại chăn
nuôi:
84.276 triệu đồng.
- Cho đào tạo,
truyền thông:
12.446 triệu đồng.
7. Giải pháp chủ yếu
thực hiện quy hoạch:
a) Giải pháp về
giáo dục, truyền thông:
- Nâng cao nhận thức
về lợi ích của việc sử dụng nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.
- Phổ biến các kiến
thức, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong việc khai thác, sử dụng hợp lý các nguồn
nước sinh hoạt, xây dựng các công trình vệ sinh môi trường.
- Nâng cao ý thức
trách nhiệm trong việc khai thác và bảo vệ tài nguyên, môi trường, bảo vệ các
chương trình cấp nước và vệ sinh môi trường đảm bảo sự phát triển bền vững.
b) Giải pháp về vốn:
- Nguồn vốn ngân
sách nhà nước: Lồng ghép các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh
với Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn,
Chương trình xóa đói, giảm nghèo, Chương trình định canh, định cư …
- Nguồn vốn viện
trợ Quốc tế: Đẩy mạnh công tác đối ngoại, chủ động tìm kiếm các nhà tài trợ,
tăng cường quan hệ với các Bộ, Ngành trung ương và Văn phòng Chương trình MTQG
nước sạch và VSMT nông thôn để tiếp nhận thông tin, chuẩn bị các dự án từ nguồn
ODA thích hợp.
- Nguồn vốn dân:
Việc đóng góp của nhân dân thông qua huy động bằng nhiều nguồn lực: bằng tiền,
giá trị sức lao động … để xây dựng các công trình cấp nước sạch và vệ sinh môi
trường nông thôn.
c) Giải pháp về
đào tạo:
- Đầu tư thích
đáng cho công tác đào tạo nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, đáp ứng yêu cầu
quản lý và vận hành có hiệu quả các công trình.
- Đào tạo cần kết
hợp giữa đào tạo tập trung ở các trường chuyên nghiệp với tập huấn ngắn hạn.
d) Giải pháp về
chính sách:
- Phân định rõ chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm và mối quan hệ giữa các cơ quan ở cấp tỉnh,
huyện đối với việc cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn nhằm nâng cao
chất lượng, hiệu quả hoạt động của các cấp, các ngành.
- Củng cố bộ máy
quản lý việc cấp nước và vệ sinh môi trường nông thôn ở tỉnh, ở huyện và ở xã
nhằm tăng cường công tác quản lý và kiểm tra tình hình thực hiện.
8. Thời gian thực
hiện dự án: 2008 – 2015.
Điều 2. Tổ chức thực hiện
a) UBND các huyện,
thành phố:
Quản lý, triển
khai, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân trên địa bàn thực hiện đúng quy hoạch đã
được phê duyệt.
b) Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn:
- Tổ chức bàn
giao, công khai quy hoạch và kiểm tra giám sát việc thực hiện quy hoạch trên địa
bàn tỉnh, tham mưu đề xuất thực hiện các dự án ưu tiên trong vùng quy hoạch
theo định hướng của tỉnh và ngành.
- Chủ trì, phối hợp
với các Sở, ngành liên quan kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch của các
địa phương đảm bảo đúng mục tiêu, nội dung quy hoạch và các quy định hiện hành
của nhà nước có liên quan.
- Theo dõi, đánh
giá việc thực hiện quy hoạch ở các địa phương và thực hiện chế độ thông tin báo
cáo theo quy định hiện hành.
- Chịu trách nhiệm
về tính chuẩn xác giá trị, khối lượng thực hiện lập quy hoạch được nghiệm thu,
thanh quyết toán.
Điều 3. Quyết
định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở:
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Tài nguyên
và Môi trường, Tài chính, Y tế, Giáo dục và Đào tạo; Giám đốc Kho bạc Nhà nước
Quảng Ngãi, Thủ trưởng các Sở, Ban ngành liên quan; Chủ tịch UBND các huyện,
thành phố; Giám đốc Trung tâm Nước sinh hoạt và Vệ sinh môi trường nông thôn Quảng
Ngãi chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- CT, PCT UBND tỉnh;
- VPUB: PVP (NL), KTTH, Trung tâm Công báo và Tin học tỉnh;
- Lưu: VT, NN-TNndt441.
|
CHỦ
TỊCH
Nguyễn Xuân Huế
|