ỦY BAN NHÂN
DÂN
TỈNH QUẢNG BÌNH
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
2394/QĐ-UBND
|
Quảng Bình,
ngày 21 tháng 9 năm 2011
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH TỔNG THỂ CẤP NƯỚC
SẠCH VÀ VSMT NÔNG THÔN TỈNH QUẢNG BÌNH ĐẾN NĂM 2020
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG BÌNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng
nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số
92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về việc lập, phê duyệt và
quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội; Nghị định số
04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số
điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP;
Căn cứ Thông tư số
01/2007/TT-BKH ngày 07 tháng 02 năm 2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực
hiện một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của
Chính phủ và Thông tư số 03/2008/TT-BKH ngày 01 tháng 7 năm 2008 của Bộ Kế hoạch
và Đầu tư hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày
11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ;
Căn cứ Quyết định số
199/QĐ-UBND ngày 28 tháng 01 năm 2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt
Đề cương nhiệm vụ và dự toán xây dựng Quy hoạch tổng thể cấp nước sạch và VSMT
nông thôn tỉnh Quảng Bình đến năm 2020;
Theo đề nghị của Chủ tịch Hội
đồng thẩm định Quy hoạch tổng thể cấp nước sạch và VSMT nông thôn tỉnh Quảng
Bình tại Biên bản thẩm định ngày 15 tháng 3 năm 2011 và đề nghị của Giám đốc Sở
Nông nghiệp và PTNT tại Tờ trình số 1613/SNN-KHTC ngày 12 tháng 9 năm 2011,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch tổng thể cấp nước sạch và
VSMT nông thôn tỉnh Quảng Bình đến năm 2020 với các nội dung chủ yếu như sau:
1. Mục tiêu, nhiệm vụ quy hoạch:
1.1. Mục tiêu, nhiệm vụ:
- Làm cơ sở khoa học cho việc
quản lý, chỉ đạo về cấp nước sạch và VSMT nông thôn của tỉnh.
- Định hướng cho lập kế hoạch
dài hạn về cấp nước sạch và VSMT nông thôn.
- Làm cơ sở cho các địa phương
xây dựng các dự án cấp nước sạch và VSMT nông thôn.
- Khai thác hợp lý, có hiệu
quả các nguồn nước, bảo vệ tài nguyên nước và môi trường bền vững
nhằm giải quyết nhu cầu sinh hoạt cho nhân dân nông thôn.
- Nâng cao nhận thức vệ sinh
môi trường và vệ sinh cá nhân cho cộng đồng.
- Góp phần nâng cao chất lượng cuộc
sống, cải thiện điều kiện sinh hoạt, đảm bảo cho người dân nông thôn được tiếp
cận nước sạch.
- Góp phần vào việc xây dựng quy
hoạch cấp nước chung toàn tỉnh ổn định, bền vững, lâu dài; góp phần cải thiện
môi trường sống, cải thiện và nâng cao sức khỏe của người dân khu vực nông
thôn; thúc đẩy sản xuất công, nông nghiệp và phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh.
- Giảm tỷ lệ bệnh tật có liên quan
đến việc sử dụng nước và VSMT, nâng cao sức khỏe người dân trong vùng, đặc biệt
là trẻ em và phụ nữ.
1.2. Mục tiêu cụ thể:
* Đến năm 2015:
- 80% người dân nông thôn được sử
dụng nước sạch hợp vệ sinh.
- 75% số hộ gia đình nông thôn có nhà tiêu hợp vệ sinh.
- 70% số hộ nông dân chăn nuôi
có chuồng, trại hợp vệ sinh.
- 70% số hộ gia đình nông thôn được thu gom rác thải.
- 75% số trung tâm xã có đơn vị
thu gom và xử lý rác thải.
- 100% các cơ sở sản xuất công
nghiệp trong các khu, cụm công nghiệp có hệ thống xử lý môi trường, trong đó có
trên 85% số cơ sở đạt tiêu chuẩn môi trường.
* Đến năm 2020:
- 90% người dân nông thôn được sử
dụng nước sạch hợp vệ sinh.
- 90% số hộ gia đình nông thôn
có nhà tiêu hợp vệ sinh.
- 90% số hộ nông dân chăn nuôi
có chuồng, trại hợp vệ sinh.
- 90% số hộ gia đình nông thôn được thu gom rác thải.
- 100% số trung tâm xã có đơn vị
thu gom và xử lý rác thải.
- 100% các cơ sở công cộng như
nhà trẻ, trường học, bưu điện, trạm xá, trụ sở xã, chợ ở nông thôn có đủ nước sạch
và nhà tiêu hợp vệ sinh.
2. Trình tự thực hiện quy hoạch:
Thời gian định hướng 10 năm,
phân kỳ 5 năm. Cụ thể:
2.1. Giai đoạn 2011- 2015:
2.1.1. Củng cố, cải tạo, nâng
cấp các công trình hiện có (đến năm 2010):
- Kiểm tra, rà soát các công
trình cấp nước sạch và VSMTNT đã
có.
- Lập kế hoạch sửa chữa, cải tạo,
nâng cấp.
2.1.2. Thiết kế chuẩn cấp nước sạch và VSMTNT toàn tỉnh:
- Thiết kế mạng lưới khai thác
và cấp nước dưới đất trên cơ sở bản đồ định vị những địa điểm có nước ngầm cho
tất cả các xã trong toàn tỉnh (năm 2013).
- Thiết kế chuẩn mô hình cấp
nước ngầm cho từng xã (năm 2014).
2.1.3. Xây dựng mới:
Lập kế hoạch hàng năm để đầu
tư xây dựng các dự án theo quy hoạch đã được phê duyệt.
2.2. Giai đoạn 2016 - 2020:
Tiếp tục tổ chức thực hiện
chương trình MTQG nước sạch và VSMT nông thôn trên địa bàn toàn tỉnh. Đầu tư
xây dựng hoàn thành và đưa vào sử dụng các dự án theo thứ tự ưu tiên và theo
quy hoạch được duyệt.
3. Nhu cầu vốn đầu tư:
3.1. Tổng nhu cầu vốn đầu tư:
2.433 tỷ đồng.
(Bằng chữ: Hai nghìn bốn trăm
ba mươi ba tỷ đồng).
Trong đó:
- Vốn ngân sách Nhà nước: 923 tỷ
đồng (tương đương 40% TMĐT).
- Vốn dân góp và các nguồn vốn
khác: 1.510 tỷ đồng (tương đương 60% TMĐT).
Bao gồm:
- Đầu tư cho nước sạch: 901 tỷ
đồng.
Trong đó:
+ Vốn ngân sách Nhà nước: 541 tỷ
đồng (tương đương 60% TMĐT).
+ Vốn dân góp và các nguồn vốn
khác: 360 tỷ đồng (tương đương 40% TMĐT).
- Đầu tư cho vệ sinh: 669 tỷ đồng.
Trong đó:
+ Vốn ngân sách Nhà nước: 167 tỷ
đồng (tương đương 25% TMĐT).
+ Vốn dân góp và các nguồn vốn
khác: 502 tỷ đồng (tương đương 75% TMĐT).
- Đầu tư cho chuồng trại chăn
nuôi và xử lý rác thải: 862 tỷ đồng.
Trong đó:
+ Vốn ngân sách Nhà nước: 216 tỷ
đồng (tương đương 25% TMĐT).
+ Vốn dân góp và các nguồn vốn
khác: 647 tỷ đồng (tương đương 75% TMĐT).
3.2. Nhu cầu vốn đầu tư giai đoạn
2011 - 2015: 1.161 tỷ đồng.
- Trong đó:
+ Đầu tư cho nước sạch: 439 tỷ
đồng.
+ Đầu tư cho vệ sinh môi trường:
722 tỷ đồng.
- Nhu cầu vốn đầu tư hàng năm
là: 232 tỷ đồng.
- Tổng số dự án đầu tư giai đoạn
2011 - 2015 là: 67 dự án.
- Bình quân mỗi năm thực hiện:
13 dự án.
- Thứ tự ưu tiên của các dự án
được xác định trong kế hoạch đầu tư hàng năm.
3.3. Nhu cầu vốn đầu tư giai đoạn
2016 - 2020: 1.272 tỷ đồng.
- Trong đó:
+ Đầu tư cho nước sạch: 462 tỷ
đồng.
+ Đầu tư cho vệ sinh môi trường:
810 tỷ đồng.
- Nhu cầu vốn đầu tư hàng năm
là: 254 tỷ đồng.
- Tổng số dự án đầu tư giai đoạn
2016 - 2020 là: 74 dự án.
- Bình quân mỗi năm thực hiện:
15 dự án.
- Thứ tự ưu tiên của các dự án
được xác định trong kế hoạch đầu tư hàng năm.
4. Giải pháp chủ yếu thực hiện
quy hoạch:
4.1. Giải pháp về thông tin,
giáo dục, truyền thông:
- Tăng cường công tác truyền
thông, tuyên truyền nâng cao nhận thức về lợi ích của việc sử dụng nước sạch và
vệ sinh môi trường nông thôn.
- Phổ biến các kiến thức, áp dụng
các tiến bộ kỹ thuật trong việc khai thác, sử dụng hợp lý các nguồn nước sinh
hoạt, xây dựng các công trình vệ sinh môi trường.
- Nâng cao ý thức trách nhiệm
trong việc khai thác và bảo vệ tài nguyên, môi trường, bảo vệ các công trình cấp
nước và vệ sinh môi trường đảm bảo sự phát triển bền vững.
4.2. Giải pháp về vốn:
- Nguồn vốn ngân sách Nhà nước:
Lồng ghép các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh với Chương
trình MTQG nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, Chương trình xóa đói, giảm
nghèo, Chương trình định canh, định cư, Chương trình xây dựng nông thôn mới…
- Nguồn vốn viện trợ Quốc tế: Đẩy
mạnh công tác đối ngoại, chủ động tìm kiếm các nhà tài trợ, tăng cường quan hệ
với các bộ, ngành Trung ương và Văn phòng Chương trình MTQG nước sạch và VSMT
nông thôn để tiếp nhận thông tin, chuẩn bị các dự án từ nguồn ODA thích hợp.
- Nguồn vốn trong dân: Việc
đóng góp của nhân dân thông qua huy động bằng nhiều nguồn lực: Bằng vật tư, tiền,
ngày công lao động… để xây dựng các công trình cấp nước sạch và vệ sinh môi trường
nông thôn.
4.3. Giải pháp về đào tạo:
- Đầu tư thích đáng cho công
tác đào tạo nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, đáp ứng yêu cầu quản lý và vận
hành có hiệu quả các công trình.
- Kết hợp giữa đào tạo tập
trung ở các trường chuyên nghiệp với tập huấn ngắn hạn.
- Tổ chức đào tạo miễn phí cho
vùng miền núi, dân tộc thiểu số.
4.4. Giải pháp về chính sách:
- Phân định rõ chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn, trách nhiệm và mối quan hệ giữa các cơ quan ở cấp tỉnh, huyện đối
với việc cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn nhằm nâng cao chất lượng,
hiệu quả hoạt động của các cấp, các ngành.
- Củng cố bộ máy quản lý Chương
trình cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn ở tỉnh, ở huyện và ở xã nhằm
tăng cường công tác quản lý và kiểm tra tình hình thực hiện.
- Có chính sách hỗ trợ cho các
đối tượng chính sách, các hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số.
- Có chính sách tín dụng ưu đãi
hỗ trợ việc xây dựng công trình cấp nước và vệ sinh môi trường nông thôn.
- Có chính sách ưu đãi để khuyến
khích, thu hút các nhà đầu tư là các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp bỏ vốn đầu
tư xây dựng công trình cấp nước và vệ sinh nông thôn.
4.5. Giải pháp về tổ chức quản
lý nguồn nước, quản lý công trình cấp nước sạch và VSMT nông thôn sau đầu tư:
- Tăng cường tuyên truyền, phổ
biến các quy định pháp luật tài nguyên nước cho cán bộ và nhân dân.
- Phổ biến các quy chế về xử
lý nguồn nước thải công nghiệp, xử lý các loại hóa chất, thuốc bảo
vệ thực vật trong nông - lâm nghiệp và xử lý nghiêm đối với mọi
trường hợp vi phạm, nhằm bảo vệ nguồn nước và VSMT nông thôn luôn
trong sạch.
- Công trình cấp nước sinh hoạt
nông thôn được đầu tư từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước sau khi xây dựng xong bàn
giao cho chính quyền địa phương hoặc các đơn vị, tổ chức, cá nhân có khả năng
hoặc cộng đồng người hưởng lợi tổ chức quản lý khai thác sử dụng; từng bước
chuyển các tổ chức quản lý khai thác công trình thành
đơn vị kinh doanh.
- Chính quyền địa phương cấp
xã nơi có công trình cấp nước sinh hoạt có trách nhiệm kiểm tra việc thực hiện
phương án quản lý, vận hành, khai thác, bảo vệ.
- Xây dựng mô hình thí điểm quản
lý công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn sau đầu tư để phát triển, nhân rộng.
Điều 2. Tổ chức thực hiện.
1. Ủy ban nhân dân các huyện,
thành phố:
Quản lý, triển khai, hướng dẫn
các tổ chức, cá nhân trên địa bàn thực hiện đúng quy hoạch đã được phê duyệt.
2. Trung tâm Nước sạch và VSMT
nông thôn:
- Công bố công khai Quy hoạch tổng
thể cấp nước sạch và VSMT nông thôn tỉnh Quảng Bình đến năm 2020 theo đúng quy
định của pháp luật;
- Kiểm tra, giám sát việc thực
hiện quy hoạch trên địa bàn tỉnh, tham mưu đề xuất thực hiện các dự án ưu tiên
trong vùng quy hoạch theo định hướng của tỉnh và ngành.
- Chủ trì, phối hợp với các sở,
ngành liên quan kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch của các địa phương
đảm bảo đúng mục tiêu, nội dung quy hoạch và các quy định hiện hành của Nhà nước
có liên quan.
- Theo dõi, đánh giá việc thực
hiện quy hoạch ở các địa phương và thực hiện chế độ thông tin báo cáo theo quy
định hiện hành.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy
ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các sở: Nông nghiệp và PTNT, Kế hoạch - Đầu tư, Tài
chính, Tài nguyên và MT, Giám đốc Trung tâm Nước sạch và VSMT nông thôn; Chủ tịch
Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và Thủ trưởng các sở, ngành, địa phương,
đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Nguyễn Hữu Hoài
|