Quyết định 1199/QĐ-UBND năm 2016 về Chương trình phát triển thương mại điện tử tỉnh Bình Phước giai đoạn 2016-2020

Số hiệu 1199/QĐ-UBND
Ngày ban hành 26/05/2016
Ngày có hiệu lực 26/05/2016
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Bình Phước
Người ký Trần Ngọc Trai
Lĩnh vực Thương mại,Công nghệ thông tin

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH PHƯỚC
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1199/QĐ-UBND

Bình Phước, ngày 26 tháng 05 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TỈNH BÌNH PHƯỚC GIAI ĐOẠN 2016-2020

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16/5/2013 của Chính phủ về Thương mại điện tử;

Căn cứ Quyết định số 689/QĐ-TTg ngày 11/5/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình phát triển thương mại điện tquốc gia giai đoạn 2014-2020;

Căn cứ Quyết định số 07/2015/QĐ-TTg ngày 02/3/2015 của Thtướng Chính phủ ban hành quy chế quản lý và thực hiện chương trình thương mại điện tử quốc gia;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương tại Tờ trình số 475/TTr-SCT ngày 30/3/2016,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Chương trình phát triển thương mại điện tử tỉnh Bình Phước giai đoạn 2016-2020”.

Điều 2. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các sở, ngành: Công Thương, Tài chính, Thông tin và Truyền thông, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư - Thương mại và Du lịch; Giám đốc các doanh nghiệp trong tỉnh; Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này, kể từ ngày ký./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Công Thương;
- CT, PCT UBND t
nh;
- Như Điều 2;
- LĐVP, P: KTTH, VX;
- Lưu: VT, (Quế-23.5)

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH THƯỜNG TRỰC




Trần Ngọc Trai

 

CHƯƠNG TRÌNH

PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TỈNH BÌNH PHƯỚC GIAI ĐOẠN 2016-2020
(Ban hành kèm theo Quyết định s
: 1199/QĐ-UBND ngày 26/5/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh)

I. Căn cứ pháp lý và sự cần thiết xây dựng Chương trình:

1. Căn cứ pháp lý:

- Luật Thương mại ngày 14/6/2005;

- Luật Giao dịch điện tử ngày 29/11/2005;

- Luật Công nghệ thông tin ngày 29/6/2005;

- Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16/5/2013 của Chính phủ về Thương mại điện tử;

- Quyết định số 689/QĐ-TTg ngày 11/5/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2014 - 2020;

- Quyết định số 07/2015/QĐ-TTg ngày 02/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế quản lý và thực hiện chương trình thương mại điện tử quốc gia;

- Thông tư số 47/2014/TT-BCT ngày 05/12/2014 của Bộ Công Thương quy định về quản lý website thương mại điện tử.

2. Sự cần thiết:

- Với phương thức kinh doanh ngày càng văn minh, thương mại điện tử (TMĐT) đang là xu thế của các quốc gia trong quá trình phát triển và hội nhập. Phạm vi hoạt động của TMĐT rất rộng với nhiều chủ thể và đối tượng tham gia dưới nhiều hình thức như B2B (doanh nghiệp với doanh nghiệp), B2C (doanh nghiệp với người tiêu dùng), C2C (người tiêu dùng với người tiêu dùng)... Tham gia TMĐT sẽ giảm tối đa chi phí về thời gian giao dịch, hiệu quả kinh doanh tăng nhanh, đặc biệt thuận lợi trong việc quảng bá, giới thiệu sản phẩm hàng hóa với thị trường trong và ngoài nước.

- Trong những năm qua, công nghệ thông tin đã được ứng dụng rộng rãi trong hoạt động của cơ quan nhà nước, doanh nghiệp và phục vụ nhu cầu của nhân dân, đây là điều kiện thuận lợi để phát triển TMĐT. Tuy nhiên ứng dụng phát triển TMĐT trong tỉnh vẫn còn hạn chế, chính vì vậy cần đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền lợi ích của TMĐT, những vấn đề phát sinh trong quá trình tham gia TMĐT...nhằm mục đích:

[...]