Kế hoạch 97/KH-UBND năm 2016 phát triển Thương mại điện tử tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016-2020

Số hiệu 97/KH-UBND
Ngày ban hành 23/06/2016
Ngày có hiệu lực 23/06/2016
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Thừa Thiên Huế
Người ký Phan Ngọc Thọ
Lĩnh vực Thương mại,Công nghệ thông tin

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HU
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 97/KH-UBND

Thừa Thiên Huế, ngày 23 tháng 6 năm 2016

 

KẾ HOẠCH

PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

Thực hiện Quyết định số 1073/QĐ-TTg ngày 12 tháng 7 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển Thương mại điện tử giai đoạn 2011 - 2015, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành Kế hoạch s 13/KH-UBND ngày 19 tháng 2 năm 2011 về phát triển Thương mại điện tử tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2011 - 2015 với mục tiêu tất cả các doanh nghiệp được ứng dụng Thương mại điện tử nhằm thúc đẩy quá trình phát triển sản xuất, mở rộng thị trường, quảng bá thương hiệu, sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường trong và ngoài nước; tạo điều kiện tối đa hỗ trợ doanh nghiệp trên địa bàn tnh tiếp cận với môi trường kinh doanh hiện đại, phát triển văn minh thương mại, góp phn thực hiện mục tiêu chung phát triển kinh tế xã hội theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa.

Giai đoạn 2011 - 2015, cùng với sự phát triển vượt bậc về công nghệ thông tin và TMĐT cả nước, Thừa Thiên Huế đã có nhiều bước tiến rõ rệt và phát triển tương đối mạnh về ứng dụng Thương mại điện tử trong hoạt động sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn xem việc ứng dụng Thương mại điện tử là một trong những chiến lược quan trọng trong quá trình phát triển sản xuất kinh doanh, khẳng định thương hiệu của đơn vị.

Đến nay, tỉnh Thừa Thiên Huế có khoảng 5000 doanh nghiệp, đa số doanh nghiệp vừa và nhỏ, với số lượng doanh nghiệp kết nối internet đạt gần 100%, trong đó, sdoanh nghiệp có giao dịch Thương mại điện tử chiếm hơn 70%, doanh nghiệp có website chiếm khoảng 30%, số doanh nghiệp thông báo và đăng ký theo quy định về Thương mại điện tử đạt 5-7%; đã xây dựng thành công 100% dịch vụ công trực tuyến mức độ 2. Tất cả cán bộ các sở ngành từ cấp tỉnh đến huyện, xã đều được tham gia các lớp bồi dưỡng kiến thức tin học, 100% cán bộ thành thạo tin học văn phòng, sử dụng Internet để trao đổi thư điện tử, khai thác thông tin qua; 100% các đơn vị đều sử dụng máy vi tính để phục vụ công việc; 100% các cơ quan ban ngành cấp tỉnh, huyện và thị xã đều có trang thông tin điện tử; triển khai các phần mềm dùng chung phục vụ điều hành tác nghiệp của các cơ quan quản lý hành chính. Vận hành Hệ thống thông tin địa lý trực tuyến của tỉnh (GIS) nhằm quản lý cơ sở dữ liệu các ngành, số hóa thông tin trên môi trường mạng... Cán bộ chuyên trách được đào tạo tập huấn đầy đủ, thường xuyên.

Theo đánh giá của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM), năm 2014, chỉ số TMĐT của tỉnh Thừa Thiên Huế đứng vị trí thứ 12 trên tổng số 63 tỉnh thành. Trong đó, đứng vị thứ 5 về chỉ số nguồn nhân lực và hạ tầng công nghệ thông tin; vị thứ 10 về chỉ số giao dịch B2C; vị thứ 33 về chỉ số giao dịch B2B và vị th5 về giao dịch G2B.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, chương trình triển khai TMĐT trên địa bàn tỉnh vẫn còn nhiều hạn chế và khó khăn. Phần lớn các doanh nghiệp trong tỉnh là doanh nghiệp vừa và nhỏ, nguồn vốn ít, nguồn nhân lực chưa đủ mạnh nên việc trin khai ứng dụng Thương mại điện tử còn khó khăn; chưa thấy hết lợi ích do TMĐT đem lại; độ tin cậy, tính pháp lý của các giao dịch TMĐT chưa cao; còn bị ảnh hưởng của tâm lý, thói quen mua hàng truyền thống; công tác đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, công chức, viên chức và doanh nghiệp về công nghệ thông tin, về TMĐT còn ít chưa đáp ứng được yêu cầu của đi mới và hội nhập quốc tế...

Để tiếp tục triển khai chương trình phát triển Thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành Kế hoạch phát triển Thương mại điện tử (viết tắt TMĐT) tỉnh giai đoạn 2016 - 2020 với những nội dung sau:

I. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN TMĐT GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

1. Mục tiêu chung

Triển khai đồng bộ các giải pháp, hoạt động hỗ trợ phát triển lĩnh vực TMĐT trên địa bàn của tỉnh, đưa TMĐT trở thành hoạt động được sử dụng, ứng dụng phổ biến trong các cơ quan quản lý nhà nước và đại bộ phận các doanh nghiệp trong tỉnh; góp phần nâng cao hiệu quả trong hoạt động quản lý, điều hành của các cơ quan nhà nước; nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI). Thúc đẩy việc phát triển và ứng dụng TMĐT trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.

2. Mục tiêu cụ thể

Phấn đấu đến năm 2020, lĩnh vực TMĐT trên địa bàn của tỉnh đạt được nhng mục tiêu cụ thể như sau:

- Đảm bảo liên kết thanh toán TMĐT giữa các ngân hàng, bưu điện và các nhà cung cấp dịch vụ thương mại điện tử, dịch vụ công trực tuyến nhm triển khai hiệu quả hot động sàn giao dịch TMĐT và chính quyền điện tử.

- Đẩy mạnh cấp phát và sử dụng chký số trong tất cả cơ quan quản lý nhà nước và tại các doanh nghiệp lớn và vừa trên địa bàn tỉnh.

- Tận dụng các chương trình phát triển TMĐT quốc gia về khuyến công nhằm hỗ trợ xây dựng website cho các cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn trên địa bàn;

- Tất cả hệ thống các siêu thị, trung tâm thương mại, cơ sở phân phối hiện đại, cơ sở cung cấp điện, nước, viễn thông và truyền thông chấp nhận phương thức thanh toán qua phương tiện điện tử. Tăng tỷ lệ sử dụng thẻ thanh toán trong các hoạt động giao dịch TMĐT và dịch vụ công, đến năm 2020 đạt khoảng 30% số người sử dụng thẻ để thanh toán trong các hoạt động giao dịch.

- 40% doanh nghiệp tham gia sàn giao dịch TMĐT của tỉnh và các sàn cung cấp dịch vụ TMĐT khác; 60% doanh nghiệp có Website riêng để quảng bá thương hiệu, sản phẩm.

- 100% cán bộ chuyên trách TMĐT được đào to bài bản, kiến thức chuyên môn vững.

- Có 100% cơ quan hành chính nhà nước từ cấp huyện trở lên cung cấp tất cả các dịch vụ công trực tuyến ở mức độ 3, 30% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 trong tất cả các lĩnh vực trên toàn tỉnh.

- ng dụng rộng rãi các hình thức thanh toán điện tử giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B); giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng (B2C); giữa doanh nghiệp với các cơ quan nhà nước (B2G); giữa các cá nhân với nhau (C2C); gia cơ quan nhà nước với cá nhân (G2C).

II. NỘI DUNG PHÁT TRIỂN TMĐT GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

1. Tuyên truyền nâng cao nhận thức về TMĐT

- Cập nhật, tuyên truyền các thông tin, các văn bản mới quy phạm pháp luật về hoạt động TMĐT, các quy định về quản lý dịch vụ TMĐT, thực thi các quy định pháp luật liên quan tới TMĐT trên địa bàn toàn tỉnh.

- Tổ chức các hoạt động rà soát, kiểm tra hàng năm nhằm nắm vững tình hình phát triển TMĐT trên địa bàn, làm cơ sở cho việc triển khai chính sách và thực thi pháp luật về TMĐT tại địa phương.

- Tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức của cộng đồng về TMĐT thông qua các hoạt động truyền thông trên giấy báo, báo điện tử, truyn thanh, truyền hình, hoàn thiện cẩm nang TMĐT, các tờ rơi quảng bá về TMĐT.

2. Đào tạo kỹ năng về TMĐT cho các doanh nghiệp

Tổ chức các khóa tập huấn chuyên sâu về knăng TMĐT cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Nội dung tập huấn chủ yếu bao gồm: Lập kế hoạch ứng dụng và triển khai TMĐT cho các doanh nghiệp; các kỹ năng khai thác thông tin trực tuyến, knăng nghiên cứu thị trường, xây dựng và quản trị website điện tử; ứng dụng Marketing trực tuyến... Đào tạo kiến thức, kỹ năng ứng dụng, giao dịch TMĐT, vấn đề bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.

[...]