Quyết định 1160/2004/QĐ-BLĐTBXH về chế độ báo cáo thống kê định kỳ và chế độ ghi chép ban đầu về công tác cai nghiện phục hồi do Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành
Số hiệu | 1160/2004/QĐ-BLĐTBXH |
Ngày ban hành | 11/08/2004 |
Ngày có hiệu lực | 11/09/2004 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội |
Người ký | Đàm Hữu Đắc |
Lĩnh vực | Văn hóa - Xã hội |
BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI *******
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
|
Số: 1160/2004/QĐ-BLĐTBXH |
Hà Nội, ngày 11 tháng 08 năm 2004 |
BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
Căn
cứ Luật Phòng chống ma tuý số 23/2000/QH10 ngày 09 tháng 12 năm 2000.
Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính số 44/2002/PL-UBTVQH ngày 02 tháng 07
năm 2002.
Căn cứ Nghị định số 29/2003/NĐ-CP ngày 31 tháng 03 năm 2003 của Chính phủ quy
định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động – Thương
binh và Xã hội.
Sau khi có ý kiến thẩm định của Tổng cục Thống kế tại Văn bản số 454/TCTK-PPCĐ
ngày 20/07/2004.
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Quy định chế độ báo cáo định kỳ về công tác cai nghiện phục hồi áp dụng với:”
- Ủy ban nhân dân xã, phương, thị trấn (gọi chung là cấp xã).
- Cơ quan Lao động – Thương binh và Xã hội các huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (gọi chung là cấp huyện).
- Sở Lao động –Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là cấp tỉnh).
- Các cơ sở cai nghiện.
Điều 2. Nội dung chế độ báo cáo thống kê định kỳ về công tác cai nghiện phục hồi được áp dụng thực hiện thống nhất trong cả nước như sau:
- Báo cáo của cấp xã lên cấp huyện (làm theo Biểu số 0-1/BCNPH ban hành kèm theo Quyết định này) được thực hiện vào ngày 17 của tháng cuối cùng mỗi quý.
- Báo cáo của cấp huyện lên cấp tỉnh (làm theo Biểu số 02/BCNPH ban hành kèm theo Quyết định này) được thực hiện vào ngày 22 của tháng cuối cùng mỗi quý.
- Báo cáo của các cơ sở cai nghiện lên cấp tỉnh (làm theo Biểu số 03/BCNPH ban hành kèm theo Quyết định này) đựơc thực hiện vào ngày 20 của tháng cuối cùng mỗi quý.
- Báo cáo của cấp tỉnh lên Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, đồng gửi Cục Thống kê cấp tỉnh (làm theo Biểu số 04/BCNPH ban hành kèm theo Quyết định này) được thực hiện vào ngày 25 của tháng cuối cùng mỗi quý.
Điều 3. Chế độ ghi chép ban đầu về công tác cai nghiện phục hồi được áp dụng thống nhất trong cả nước như sau:
- Cấp xã làm theo Sổ 01 – SCNPH ban hành kèm theo Quyết định này.
- Các cơ sở cai nghiện làm theo Sổ 02 – SCNPH ban kành kèm theo Quyết định này.
- Sở Lao động – Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố có trách nhiệm tổ chức hướng dẫn thực hiện và in ấn, phát hành tài liệu, biểu mẫu thống kê báo cáo cho cơ quan Lao động – Thương binh và Xã hội cấp chuyện, Ủy ban nhân dân cấp xã và các cơ sở cai nghiện trong tỉnh.
Điều 5. Quyết định này thay thế phần về phòng chống tệ nạn ma túy trong các mục 1, 2, 3, 4 ở Điều 1 tại Quyết định số 844/LĐ-TBXH – QĐ ngày 28/06/1996 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về việc quy định chế độ ghi chép ban đầu và báo cáo thống kê định kỳ về phòng, chống tệ nạn xã hội áp dụng cho các cấp quản lý của ngành và có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Điều 6. Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục phòng, chống tệ nạn xã hội, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ, Giám đốc các Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Thủ trưởng cơ quan Lao động – Thương binh và Xã hội cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Giám đốc các cơ sở cai nghiện chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
KT. BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG – |
Ban hành kèm theo Quyết định số 1160/2004/QĐ-BLĐTBXH ngày 11 tháng 08 năm 2004 của Bộ Trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Ngày báo cáo: Ngày 17 tháng cuối quý |
BÁO CÁO THỐNG KÊ ĐỊNH KỲ VỀ CÔNG TÁC CAI NGHIỆN PHỤC HỒI Kỳ báo cáo: Quý… năm… (Từ ngày 16/…/200… đến 15/…/200…) |
Đơn vị báo cáo: UBND xã (phường, thị trấn): ………………………...... Mã số:
Đơn vị nhận báo cáo: Cơ quan LĐTBXH quận (huyện) [...]
3
Toàn văn Quyết định 1160/2004/QĐ-BLĐTBXH về chế độ báo cáo thống kê định kỳ và chế độ ghi chép ban đầu về công tác cai nghiện phục hồi do Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành
BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI Căn
cứ Luật Phòng chống ma tuý số 23/2000/QH10 ngày 09 tháng 12 năm 2000. QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Quy định chế độ báo cáo định kỳ về công tác cai nghiện phục hồi áp dụng với:” - Ủy ban nhân dân xã, phương, thị trấn (gọi chung là cấp xã). - Cơ quan Lao động – Thương binh và Xã hội các huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (gọi chung là cấp huyện). - Sở Lao động –Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là cấp tỉnh). - Các cơ sở cai nghiện. Điều 2. Nội dung chế độ báo cáo thống kê định kỳ về công tác cai nghiện phục hồi được áp dụng thực hiện thống nhất trong cả nước như sau: - Báo cáo của cấp xã lên cấp huyện (làm theo Biểu số 0-1/BCNPH ban hành kèm theo Quyết định này) được thực hiện vào ngày 17 của tháng cuối cùng mỗi quý. - Báo cáo của cấp huyện lên cấp tỉnh (làm theo Biểu số 02/BCNPH ban hành kèm theo Quyết định này) được thực hiện vào ngày 22 của tháng cuối cùng mỗi quý. - Báo cáo của các cơ sở cai nghiện lên cấp tỉnh (làm theo Biểu số 03/BCNPH ban hành kèm theo Quyết định này) đựơc thực hiện vào ngày 20 của tháng cuối cùng mỗi quý. - Báo cáo của cấp tỉnh lên Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, đồng gửi Cục Thống kê cấp tỉnh (làm theo Biểu số 04/BCNPH ban hành kèm theo Quyết định này) được thực hiện vào ngày 25 của tháng cuối cùng mỗi quý. Điều 3. Chế độ ghi chép ban đầu về công tác cai nghiện phục hồi được áp dụng thống nhất trong cả nước như sau: - Cấp xã làm theo Sổ 01 – SCNPH ban hành kèm theo Quyết định này. - Các cơ sở cai nghiện làm theo Sổ 02 – SCNPH ban kành kèm theo Quyết định này. - Sở Lao động – Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố có trách nhiệm tổ chức hướng dẫn thực hiện và in ấn, phát hành tài liệu, biểu mẫu thống kê báo cáo cho cơ quan Lao động – Thương binh và Xã hội cấp chuyện, Ủy ban nhân dân cấp xã và các cơ sở cai nghiện trong tỉnh. Điều 5. Quyết định này thay thế phần về phòng chống tệ nạn ma túy trong các mục 1, 2, 3, 4 ở Điều 1 tại Quyết định số 844/LĐ-TBXH – QĐ ngày 28/06/1996 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về việc quy định chế độ ghi chép ban đầu và báo cáo thống kê định kỳ về phòng, chống tệ nạn xã hội áp dụng cho các cấp quản lý của ngành và có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Điều 6. Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục phòng, chống tệ nạn xã hội, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ, Giám đốc các Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Thủ trưởng cơ quan Lao động – Thương binh và Xã hội cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Giám đốc các cơ sở cai nghiện chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Ngày…… tháng…… năm…… Người lập biểu Chủ tịch UBND (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký ghi rõ họ tên, đóng dấu)
HƯỚNG DẪN NỘI DUNG BÁO CÁO THỐNG KÊ ĐỊNH KỲ VỀ CÔNG TÁC CAI NGHIỆN PHỤC HỒI CẤP XÃ, PHƯỜNG Biểu số 01/BCNPH I. Một số quy định chung: 1. Đơn vị báo cáo: Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn 2. Mã số đơn vị báo cáo: Hiện tại để trống. Sẽ có hướng dẫn cụ thể sau khi có Quyết định của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê về việc ban hành danh mục các đơn vị hành chính Việt Nam (cho 64 tỉnh, thành phố). Việc áp mã số đơn vị báo cáo để thuận lợi cho việc xử lý số liệu bằng máy tính (trong phạm vi cả nước hoặc từng tỉnh, huyện), đáp ứng yêu cầu nhanh, kịp thời và chính xác của các cấp quản lý. 3. Đơn vị nhận báo cáo: Cơ quan Lao động – Thương binh và Xã hội các huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (Phòng Lao động, Phòng TC-LĐ…). 4. Kỳ báo cáo: Quý 5. Độ dài kỳ báo cáo: từ ngày 16 tháng cuối Quý trước đến ngày 15 tháng cuối Quý báo cáo. Ví dụ: - Báo cáo Quý I năm 2004: từ 16/12/2003 đến 15/03/2004 - Báo Quý II năm 2004: từ 16/03/2004 đến 15/06/2004 6. Ngày báo cáo: ngày 17 tháng cuối Quý (ngày Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã ký gửi báo cáo lên Cơ quan Lao động – Thương binh và Xã hội cấp huyện) 7. Kết cấu báo cáo:
- Cột “Phát sinh trong kỳ”: ghi kết quả phát sinh trong kỳ báo cáo (quý) - Cột “Lũy kế từ đầu năm đến nay”: ghi kết quả đã đạt được từ đầu năm đến cuối kỳ báo cáo. Cách tính: cộng kết quả “phát sinh trong kỳ” với kết quả thực hiện được ghi trong cột “lũy kế từ đầu năm đến nay” của kỳ trước. (Riêng chỉ tiêu 01 (số đối tượng đầu kỳ), cột 2 không cộng lũy kế mà luôn bằng số cuối năm trước chuyển sang). Như vậy: - Với báo cáo Quý I năm 2004: Cột “phát sinh trong kỳ” và cột “lũy kế từ đầu năm đến nay” có trị số như nhau và đều phản ánh kết quả thực hiện trong Quý I năm 2004 (16/12/2003 – 15/03/2004). - Với báo cáo Quý II năm 2004: + Cột phát sinh trong kỳ phản ánh kết quả đạt được trong Quý II năm 2004 (16/03/2004 – 15/06/2004). + Cột lũy kế, tính bằng cách cộng kết quả ở cột “phát sinh trong kỳ” Quý II và cột “lũy kế từ đầu năm đến nay” Quý I, sẽ phản ánh kết quả đạt được trong 6 tháng đầu năm (16/12/2003 – 15/06/2004). Lưu ý: Chỉ tiêu 01 (số đối tượng đầu kỳ) cột lũy kế vẫn là số của chỉ tiêu 01 Quý I. - Với báo cáo Quý III năm 2004: + Cột phát sinh trong kỳ phản ánh kết quả đạt được trong Quý III năm 2004 (16/06/2004 – 15/09/2004). + Cột lũy kế, tính bằng cách cộng kết quả ở cột “phát sinh trong kỳ” Quý III và cột “lũy kế từ đầu năm đến nay” Quý II, sẽ phản ánh kết quả đạt được trong 9 tháng đầu năm (16/12/2003 – 15/09/2004). Lưu ý:Chỉ tiêu 01 (số đối tượng đầu kỳ) cột lũy kế vẫn là số của chỉ tiêu 01 Quý I). - Với báo cáo Quý IV năm 2004: + Cột phát sinh trong kỳ phản ánh kết quả đạt được trong Quý IV năm 2004 (16/09/2004 – 15/12/2004). + Cột lũy kế, tính bằng cách cộng kết quả ở cột “phát sinh trong kỳ” Quý IV và cột “lũy kế từ đầu năm đến nay” Quý III, sẽ phản ánh kết quả đạt được trong cả năm (16/12/2003 – 15/12/2004). Lưu ý: Chỉ tiêu 01 (số đối tượng đầu kỳ) cột lũy kế (cột 2) vẫn là số của chỉ tiêu 01 Quý I. Số của chỉ tiêu 13 (số cuối kỳ) của cột lũy kế chính bằng số cuối kỳ của cột phát sinh trong kỳ (cột 2). Tóm lại: Chỉ tiêu 01 của cột lũy kế cho mọi kỳ báo cáo trong năm là không đổi và đều bằng chỉ tiêu 01 Quý I. Trong mỗi kỳ báo cáo, chỉ tiêu 13 của cột lũy kế luôn bằng chỉ tiêu 13 cột phát sinh trong kỳ của kỳ báo cáo đó. II. Nội dung và cách tính các chỉ tiêu trong báo cáo: 1. Biến động đối tượng nghiện có hồ sơ quản lý tại cộng đồng. - Chỉ tiêu 01: “Số đối tượng đầu kỳ” là tổng số đối tượng có trong danh sách quản lý (Sổ 01 – SCNPH) của xã đầu kỳ báo cáo. Chỉ tiêu này chính bằng số đối tượng có trong danh sách quản lý của xã cuối kỳ báo cáo trước chuyển sang. Ví dụ, số đối tượng có trong danh sách quản lý đầu kỳ Quý I/2004(cột 1) của xã (ngày 16/12/2003) chính bằng số đối tượng có trong danh sách cuối kỳ Quý IV/2003 (ngày 15/12/2003). Lưu ý: Chỉ tiêu “Số đối tượng đầu kỳ” trong cột lũy kế từ đầu năm đến nay (cột 2) của tất cả các Quý đều bằng số đầu kỳ của báo cáo Quý I và là số đối tượng có trong danh sách cuối kỳ Quý IV của năm trước. - Chỉ tiêu 02: “Số tăng trong kỳ”: gồm “Số mới phát hiện”, “Số tái nghiện” (số đã đưa ra khỏi danh sách quản lý sau khi đã hoàn thành cai nghiện nhưng nay tái nghiện) và các trường hợp tăng khác (nơi khác chuyển đến, đi tù về vẫn nghiện…): “Chỉ tiêu 02” = “Chỉ tiêu 03” + “Chỉ tiêu 05” + “Chỉ tiêu 06” Trong số mới phát hiện nghiện trong kỳ (Chỉ tiêu 03) cần ghi rõ số mới nghiện trong kỳ (Chỉ tiêu 04) - Chỉ tiêu 07 “Số giảm trong kỳ”, là tổng số đối tượng ra khỏi danh sách quản lý của xã trong kỳ báo cáo, gồm: - “Số hoàn thành việc cai nghiện tại gia đình, cộng đồng trong kỳ” (được Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã cấp giấy chứng nhận đã cai nghiện theo quy định tại Thông tư số 01/2003/TTLT/BLĐTBXH-BYT-BCA) - “Số đi cai nghiện tập trung tại các cơ sở cai nghiện” - “Số đi cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng, trại giam” - “Số chết:” - “Số giảm khác” (chuyển đi nơi khác…) “Chỉ tiêu 07” = “08” + “09” + “10” + “11” + “12” - Chỉ tiêu 13: “Số đối tượng cuối kỳ” là tổng đố đối tượng có trong danh sách quản lý (Sổ 01-SCNPH) của xã cuối kỳ báo cáo. Chỉ tiêu này được tính như sau: “Số cuối kỳ” = “Số đầu kỳ” + “Số tăng trong kỳ” – “Số giảm trong kỳ” “Chỉ tiêu 13” = “Chỉ tiêu 01” + “Chỉ tiêu 02” – “Chỉ tiêu 07” Trong “Số cuối kỳ” (Chỉ tiêu 13) cần ghi rõ số đối tượng dưới 12 tuổi (CT 14), số đối tượng 12 đến dưới 16 tuổi (CT 15) và số đối tượng nữ (CT 16) 2. Quản lý, giáo dục và cai nghiện phục hồi cho người nghiện ma túy tại cộng đồng - Chỉ tiêu 17: Chỉ tính số đối tượng được bắt đầu đưa vào thực hiện quyết định quản lý, giáo dục theo Nghị định số 163/2003/NĐ-CP trong kỳ báo cáo, không tính số tiếp tục thực hiện quản lý, giáo dục theo Nghị định số 163/2003/NĐ-CP từ kỳ trước chuyển sang. - Chỉ tiêu 18: Chỉ tính số đối tượng được bắt đầu đưa vào cai nghiện tại gia đình, cộng đồng trong kỳ báo cáo, không tính số tiếp tục cai nghiện từ kỳ trước chuyển sang. - Chỉ tiêu 19: Chỉ tính số đối tượng được bắt đầu đưa vào danh sách quản lý sau cai tại cộng đồng trong kỳ, gồm những đối tượng hoàn thành việc cai nghiện tại gia đình, cộng đồng, trung tâm… và được đưa vào quản lý sau cai. - Chỉ tiêu 20: Tổng số đối tượng đang được quản lý sau cai tại cộng đồng tại thời điểm cuối kỳ báo cáo (ngày 15 tháng cuối Quý). Những đối tượng này không thuộc diện đối tượng nghiện có hồ sơ quản lý tại sổ 01-SCNPH của xã cuối kỳ báo cáo, tức là không nằm trong nhóm đối tượng nghiện có hồ sơ quản lý tại cộng đồng cuối kỳ báo (Chỉ tiêu 1.4). - Chỉ tiêu 21 – 28: cách tính tương tự các chỉ tiêu 17, 18, 19.
Ngày…… tháng…… năm…… Người lập biểu Thủ trưởng đơn vị (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký ghi rõ họ tên, đóng dấu) HƯỚNG DẪN NỘI DUNG BÁO CÁO THỐNG KÊ ĐỊNH KỲ VỀ CÔNG TÁC CAI NGHIỆN PHỤC HỒI CẤP HUYỆN Biểu số 02/BCNPH I. Một số quy định chung: 1. Đơn vị báo cáo: Cơ quan Lao động – Thương binh và Xã hội các huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (Phòng Lao động, Phòng TC-LĐ)… 2. Mã số đơn vị báo cáo: Hiện tại để trống. Sẽ có hướng dẫn cụ thể sau khi có Quyết định của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê về việc ban hành danh mục các đơn vị hành chính Việt Nam (cho 64 tỉnh, thành phố). Việc áp mã số đơn vị báo cáo để thuận lợi cho việc xử lý số liệu bằng máy tính (trong phạm vi cả nước hoặc từng tỉnh, huyện), đáp ứng yêu cầu nhanh, kịp thời và chính xác của các cấp quản lý. 3. Đơn vị nhận báo cáo: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội (Chi cục Phòng chống tệ nạn xã hội) 4. Kỳ báo cáo: Quý 5. Độ dài kỳ báo cáo: từ ngày 16 tháng cuối Quý trước đến ngày 15 tháng cuối Quý báo cáo. Ví dụ: - Báo cáo Quý I năm 2004: từ 16/12/2003 đến 15/03/2004 - Báo Quý II năm 2004: từ 16/03/2004 đến 15/06/2004 6. Ngày báo cáo: ngày 22 tháng cuối Quý (ngày Cơ quan Lao động – Thương binh và Xã hội cấp huyện ký gửi báo cáo lên Sở Lao động – Thương binh và Xã hội) 7. Kết cấu báo cáo:
- Cột “Phát sinh trong kỳ”: ghi kết quả phát sinh trong kỳ báo cáo (quý) - Cột “Lũy kế từ đầu năm đến nay”: ghi kết quả đã đạt được từ đầu năm đến cuối kỳ báo cáo. Cách tính: cộng kết quả “phát sinh trong kỳ” với kết quả thực hiện được ghi trong cột “lũy kế từ đầu năm đến nay” của kỳ trước. (Riêng chỉ tiêu 01 (số đối tượng đầu kỳ), cột 2 không cộng lũy kế mà luôn bằng số cuối năm trước chuyển sang). Như vậy: - Với báo cáo Quý I năm 2004: Cột “phát sinh trong kỳ” và cột “lũy kế từ đầu năm đến nay” có trị số như nhau và đều phản ánh kết quả thực hiện trong Quý I năm 2004 (16/12/2003 – 15/03/2004). - Với báo cáo Quý II năm 2004: + Cột phát sinh trong kỳ phản ánh kết quả đạt được trong Quý II năm 2004 (16/03/2004 – 15/06/2004). - Cột lũy kế, tính bằng cách cộng kết quả ở cột “phát sinh trong kỳ” Quý II và cột “lũy kế từ đầu năm đến nay” Quý I, sẽ phản ánh kết quả đạt được trong 6 tháng đầu năm (16/12/2003 – 15/06/2004). Lưu ý: Chỉ tiêu 01 (số đối tượng đầu kỳ) cột lũy kế vẫn là số của chỉ tiêu 01 Quý I. - Với báo cáo Quý III năm 2004: + Cột phát sinh trong kỳ phản ánh kết quả đạt được trong Quý III năm 2004 (16/06/2004 – 15/09/2004). + Cột lũy kế, tính bằng cách cộng kết quả ở cột “phát sinh trong kỳ” Quý III và cột “lũy kế từ đầu năm đến nay” Quý II, sẽ phản ánh kết quả đạt được trong 9 tháng đầu năm (16/12/2003 – 15/09/2004). Lưu ý: Chỉ tiêu 01 (số đối tượng đầu kỳ) cột lũy kế vẫn là số của chỉ tiêu 01 Quý I). - Với báo cáo Quý IV năm 2004: + Cột phát sinh trong kỳ phản ánh kết quả đạt được trong Quý IV năm 2004 (16/09/2004 – 15/12/2004). + Cột lũy kế, tính bằng cách cộng kết quả ở cột “phát sinh trong kỳ” Quý IV và cột “lũy kế từ đầu năm đến nay” Quý III, sẽ phản ánh kết quả đạt được trong cả năm (16/12/2003 – 15/12/2004). Lưu ý: Chỉ tiêu 01 (số đối tượng đầu kỳ) cột lũy kế (cột 2) vẫn là số của chỉ tiêu 01 Quý I. Số của chỉ tiêu 13 (số cuối kỳ) của cột lũy kế chính bằng số cuối kỳ của cột phát sinh trong kỳ (cột 2). Tóm lại: Chỉ tiêu 01 của cột lũy kế cho mọi kỳ báo cáo trong năm là không đổi và đều bằng chỉ tiêu 01 Quý I. Trong mỗi kỳ báo cáo, chỉ tiêu 13 của cột lũy kế luôn bằng chỉ tiêu 13 cột phát sinh trong kỳ của kỳ báo cáo đó. II. Nội dung và cách tính các chỉ tiêu trong báo cáo: Các chỉ tiêu trong báo cáo thống kê định kỳ về công tác cai nghiện phục hồi cấp huyện (Biểu số 02/BCNPH) có cùng mã số và nội dung tương tự các chỉ tiêu trong báo cáo thống kê định kỳ về công tác cai nghiện phục hồi cấp cấp xã (Biểu số 01/BCNPH). Cụ thể: 1. Biến động đối tượng nghiện có hồ sơ quản lý tại cộng đồng. - Chỉ tiêu 01: “Số đối tượng đầu kỳ” là tổng số đối tượng có trong danh sách quản lý của huyện đầu kỳ báo cáo. Chỉ tiêu này chính bằng số đối tượng có trong danh sách quản lý của huyện cuối kỳ báo cáo trước chuyển sang. Ví dụ, số đối tượng có trong danh sách quản lý đầu kỳ Quý I/2004 (cột 1) của huyện (ngày 16/12/2003) chính bằng số đối tượng có trong danh sách cuối kỳ Quý IV/2003 (ngày 15/12/2003). Lưu ý: Chỉ tiêu “Số đối tượng đầu kỳ” trong cột lũy kế từ đầu năm đến nay (cột 2) của tất cả các Quý đều bằng số đầu kỳ của báo cáo Quý I và là số đối tượng có trong danh sách cuối kỳ Quý IV của năm trước. - Chỉ tiêu 02: “Số tăng trong kỳ”: gồm “Số mới phát hiện”, “Số tái nghiện” (số đã đưa ra khỏi danh sách quản lý của huyện sau khi đã hoàn thành cai nghiện nhưng nay tái nghiện) và các trường hợp tăng khác (nơi khác chuyển đến, đi tù về vẫn nghiện…): “Chỉ tiêu 02” = “Chỉ tiêu 03” + “Chỉ tiêu 05” + “Chỉ tiêu 06” Trong số mới phát hiện nghiện trong kỳ (Chỉ tiêu 03) cần ghi rõ số mới nghiện trong kỳ (Chỉ tiêu 04) - Chỉ tiêu 07 “Số giảm trong kỳ”, là tổng số đối tượng ra khỏi danh sách quản lý của huyện trong kỳ báo cáo, gồm: - “Số hoàn thành việc cai nghiện tại gia đình, cộng đồng trong kỳ” (được Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã cấp giấy chứng nhận đã cai nghiện theo quy định tại Thông tư số 01/2003/TTLT/BLĐTBXH-BYT-BCA) - “Số đi cai nghiện tập trung tại các cơ sở cai nghiện” - “Số đi cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng, trại giam” - “Số chết:” - “Số giảm khác” (chuyển đi nơi khác…) “Chỉ tiêu 07” = “08” + “09” + “10” + “11” + “12” - Chỉ tiêu 13: “Số đối tượng cuối kỳ” là tổng đố đối tượng có trong danh sách quản lý của huyện cuối kỳ báo cáo. Chỉ tiêu này được tính như sau: “Số cuối kỳ” = “Số đầu kỳ” + “Số tăng trong kỳ” – “Số giảm trong kỳ” “Chỉ tiêu 13” = “Chỉ tiêu 01” + “Chỉ tiêu 02” – “Chỉ tiêu 07” Trong “Số cuối kỳ” (Chỉ tiêu 13) cần ghi rõ số đối tượng dưới 12 tuổi (CT 14), số đối tượng 12 đến dưới 16 tuổi (CT 15) và số đối tượng nữ (CT 16) 2. Quản lý, giáo dục và cai nghiện phục hồi cho người nghiện ma túy tại cộng đồng - Chỉ tiêu 17: Chỉ tính số đối tượng được bắt đầu đưa vào thực hiện quyết định quản lý, giáo dục theo Nghị định số 163/2003/NĐ-CP trong kỳ báo cáo, không tính số tiếp tục thực hiện quản lý, giáo dục theo Nghị định số 163/2003/NĐ-CP từ kỳ trước chuyển sang. - Chỉ tiêu 18: Chỉ tính số đối tượng được bắt đầu đưa vào cai nghiện tại gia đình, cộng đồng trong kỳ báo cáo, không tính số tiếp tục cai nghiện từ kỳ trước chuyển sang. - Chỉ tiêu 19: Chỉ tính số đối tượng được bắt đầu đưa vào danh sách quản lý sau cai tại cộng đồng trong kỳ, gồm những đối tượng hoàn thành việc cai nghiện tại gia đình, cộng đồng, trung tâm… và được đưa vào quản lý sau cai. - Chỉ tiêu 20: Tổng số đối tượng đang được quản lý sau cai tại cộng đồng tại thời điểm cuối ỳ báo cáo (ngày 15 tháng cuối Quý). Những đối tượng này không thuộc diện đối tượng nghiện có hồ sơ quản lý tại sổ 01-SCNPH của các xã trong huyện cuối kỳ báo cáo, tức là không nằm trong nhóm đối tượng nghiện có hồ sơ quản lý tại cộng đồng cuối kỳ báo (Chỉ tiêu 1.4). - Chỉ tiêu 21 – 28: cách tính tương tự các chỉ tiêu 17, 18, 19. III. Tổng hợp báo cáo cấp huyện từ các báo cáo cấp xã: Các chỉ tiêu trong báo cáo cấp huyện (Biểu 0-2/BCNPH) được tổng hợp từ các chỉ tiêu trong báo cáo cấp xã (Biểu 01/BCNPH) của các xã, phường, thị trấn thuộc huyện. Báo cáo cấp huyện được tổng hợp theo 3 bước như sau: Bước 1: Tổng hợp chỉ tiêu phát sinh trong kỳ (cột 1) từ các báo cáo cấp xã:
Bước 2: Chuyển các chỉ tiêu “phát sinh trong kỳ” đã tổng hợp được của toàn huyện vào cột 1 biểu 02/BCNPH. Bước 3: Tiếp tục tính các chỉ tiêu “lũy kế từ đầu năm đến nay” (cột 2) theo hướng dẫn ở mục 7, phần I (Kết cấu báo cáo đã nói ở trên)./.
Ngày…… tháng…… năm…… Người lập biểu Thủ trưởng đơn vị (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký ghi rõ họ tên, đóng dấu) HƯỚNG DẪN NỘI DUNG BÁO CÁO THỐNG KÊ ĐỊNH KỲ VỀ CÔNG TÁC CAI NGHIỆN PHỤC HỒI TẠI CÁC CƠ SỞ CAI NGHIỆN Biểu số 03/BCNPH I. Một số quy định chung: 1. Đơn vị báo cáo: Các cơ sở cai nghiện, phục hồi cho đối tượng theo Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và Luật Phòng chống ma túy. 2. Đơn vị nhận báo cáo: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố (hoặc Chi cục Phòng chống tệ nạn xã hội). 3. Kỳ báo cáo: Quý 4. Độ dài kỳ báo cáo: từ ngày 16 tháng cuối Quý trước đến ngày 15 tháng cuối Quý báo cáo. Ví dụ: - Báo cáo Quý I năm 2004: từ 16/12/2003 đến 15/03/2004 - Báo Quý II năm 2004: từ 16/03/2004 đến 15/06/2004 5. Ngày báo cáo: ngày 20- tháng cuối Quý (ngày cơ sở ký gửi báo cáo lên Sở Lao động – Thương binh và Xã hội). 6. Kết cấu báo cáo:
- Cột “Phát sinh trong kỳ”: ghi kết quả phát sinh trong kỳ báo cáo (quý). - Cột “Lũy kế từ đầu năm đến nay”: ghi kết quả đã đạt được từ đầu năm đến cuối kỳ báo cáo. Cách tính: cộng kết quả “phát sinh trong kỳ” với kết quả thực hiện được ghi trong cột “lũy kế từ đầu năm đến nay” của kỳ trước. (Riêng chỉ tiêu 01 (số đối tượng đầu kỳ), cột 2 không cộng lũy kế mà luôn bằng số cuối năm trước chuyển sang). Như vậy: - Với báo cáo Quý I năm 2004: Cột “phát sinh trong kỳ” và cột “lũy kế từ đầu năm đến nay” có trị số như nhau và đều phản ánh kết quả thực hiện trong Quý I năm 2004 (16/12/2003 – 15/03/2004). - Với báo cáo Qúy II năm 2004: + Cột phát sinh trong kỳ phản ánh kết quả đạt được trong Quý II năm 2004 (16/03/2004 – 15/06/2004). + Cột lũy kế, tính bằng cách cộng kết quả ở cột “phát sinh trong kỳ” Qúy II và cột “lũy kế từ đầu năm đến nay” Quý I, sẽ phản ánh kết quả đạt được trong 6 tháng đầu năm (16/12/2003 – 15/06/2004). Lưu ý: Chỉ tiêu 01 (số đối tượng đầu kỳ) cột lũy kế vẫn là số của chỉ tiêu 01 quý I. - Với báo cáo Quý III năm 2004: + Cột phát sinh trong kỳ phản ánh kết quả đạt được trong Quý III năm 2004 (16/06/2004 – 15/09/2004). + Cột lũy kế, tính bằng cách cộng kết quả ở cột “phát sinh trong kỳ” Quý III và cột “lũy kế từ đầu năm đến nay” Quý II, sẽ phản ánh kết quả đạt được trong 9 tháng đầu năm (16/12/2003 – 15/09/2004). Lưu ý: Chỉ tiêu 01 (số đối tượng đầu kỳ) cột lũy kế vẫn là số của chỉ tiêu 01 Quý I). - Với báo cáo Quý IV năm 2004: + Cột phát sinh trong kỳ phản ánh kết quả đạt được trong Quý IV năm 2004 (16/09/2004 – 15/12/2004). + Cột lũy kế, tính bằng cách cộng kết quả ở cột “phát sinh trong kỳ” Quý IV và cột “lũy kế từ đầu năm đến nay” Quý III, sẽ phản ánh kết quả đạt được trong cả năm (16/12/2003 – 15/12/2004). Lưu ý: Chỉ tiêu 01 (số đối tượng đầu kỳ) cột lũy kế (cột 2) vẫn là số của chỉ tiêu 01 Quý I. Số của chỉ tiêu 13 (số cuối kỳ) của cột lũy kế chính bằng số cuối kỳ của cột phát sinh trong kỳ (cột 2). Tóm lại: Chỉ tiêu 01 của cột lũy kế cho mọi kỳ báo cáo trong năm là không đổi và đều bằng chỉ tiêu 01 Quý I. Trong mỗi kỳ báo cáo, chỉ tiêu 13 của cột lũy kế luôn bằng chỉ tiêu 13 cột phát sinh trong kỳ của kỳ báo cáo đó. II. Nội dung và cách tính các chỉ tiêu trong báo cáo: - Chỉ tiêu 01: “Số đối tượng cơ sở quản lý đầu kỳ” (hay Số đầu kỳ) là tổng số đối tượng có trong danh sách quản lý của cơ sở đầu kỳ báo cáo (gồm số đối tượng có mặt ở cơ sở và số đối tượng đi viện hoặc trốn… nhưng chưa cắt khỏi quân số của cơ sở, vẫn thuộc danh sách cơ sở quản lý). Chỉ tiêu này chính bằng số đối tượng có trong danh sách quản lý của cơ sở cuối kỳ báo cáo trước chuyển sang. Ví dụ, số đối tượng có trong danh sách quản lý đầu kỳ Quý I/2004 (cột 4) của cơ sở (ngày 16/12/2003) chính bằng số đối tượng có trong danh sách cuối kỳ Quý IV/2003 (ngày 15/12/2003). Lưu ý: Chỉ tiêu “Số đầu kỳ” trong cột lũy kế từ đầu năm đến nay (cột 2) của tất cả các Quý đều bằng số đầu kỳ của báo cáo Quý I và là số đối tượng có trong danh sách cuối kỳ Quý IV của năm trước. - Chỉ tiêu 02: “Số tăng cuối kỳ”: là tổng số lượt đối tượng được tiếp nhận cai nghiện trong kỳ, bao gồm Số cai nghiện bắt buộc (chỉ tiêu 03) và Số cai tự nguyện chỉ tiêu (06): “Chỉ tiêu 02” = “Chỉ tiêu 03” + “Chỉ tiêu 06” - Trong số cai nghiện bắt buộc (Chỉ tiêu 03) và số cai nghiện tự nguyện (Chỉ tiêu 06) cần thống kê số đối tượng được miễn phí cai nghiện (chỉ tiêu 04 và chỉ tiêu 07), số được giảm phí cai nghiện (chỉ tiêu 05 và chỉ tiêu 08). Mặc dù trong mỗi kỳ báo cáo (quý), số đối tượng được tiếp nhận vào cơ sở là số người cụ thể. Tuy nhiên, để tổng hợp cho toàn quốc (nhiều cơ sở cai nghiện, nhiều hình thức cai nghiện) và tính cộng dồn cho cả một năm hoặc tính cho một thời kỳ nhiều năm, tránh việc tính trùng do hiện tượng 1 đối tượng được cai nghiện hơn 1 lần trong năm, hoặc việc chuyển đối tượng giữa các cơ sở), vì vậy đơn vị tính của chỉ tiêu 02 “Số tăng trong kỳ” (hay số tiếp nhận trong kỳ) là lượt người. Tổng cộng các chỉ tiêu “Số tiếp nhận trong kỳ” của các Quý (hay 6 tháng, 1 năm, 2 năm…) của các cơ sở cai nghiện trong cả nước và số được tiếp nhận cai nghiện tại cộng đồng trong các địa phương trong cả nước sẽ cho biết tổng số lượt đối tượng (lượt người) được cai nghiện trong Quý (hay 6 tháng, 1 năm, 2 năm…). - Chỉ tiêu 09 “Số giảm trong kỳ”, là tổng số đối tượng ra khỏi danh sách quản lý của cơ sở trong kỳ báo cáo, gồm “Số cai bắt buộc giảm trong kỳ” (Chỉ tiêu 10) và “Số cai tự nguyện giảm trong kỳ” (Chỉ tiêu 17). “Chỉ tiêu 09” = “Chỉ tiêu 10” + “Chỉ tiêu 17” - Chỉ tiêu 10 và 17 bao gồm “Số hoàn thành thời gian cai nghiện” (chỉ tiêu 11 và chỉ tiêu 18) và “Số giảm khác” (chỉ tiêu 16 và chỉ tiêu 24) như: chết, trốn, chuyển bệnh viện… mà đã được đưa ra khỏi danh sách quản lý của cơ sở. Những trường hợp đối tượng trốn, chuyển viện… nhưng vẫn đang trong danh sách quản lý của cơ sở thì không tính vào số giảm trong kỳ. - Chỉ tiêu 25 “Số đối tượng cơ sở quản lý tại cơ sở cuối kỳ” hay “Số cuối kỳ” là tổng số đối tượng có được quản lý trong danh sách của cơ sở (Sổ 02-SCNPH) cuối kỳ báo cáo (gồm cả đối tượng thực tế có mặt ở cơ sở và số đối tượng đi viện hoặc trốn… nhưng chưa đưa ra khỏi danh sách quản lý của cơ sở). Trong chỉ tiêu 25 cần thống kê rõ số đối tượng cai nghiện tự nguyện (CT 26), số đối tượng chưa thành niên (CT 27), số đối tượng là nữ (CT 28), số đối tượng có tiền án, tiền sự (CT 29), số người có bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như viêm gan, lao… (CT 30) số đối tượng nhiễm HVI/AIDS (CT 31) - Tình hình quản lý đối tượng trong kỳ: Phản ánh tình hình quản lý đối tượng tại cơ sở (số đối tượng bị kỷ luật, số vụ, số đối tượng trốn khỏi cơ sở). Lưu ý, chỉ tiêu 34 “Số đối tượng trốn” (đơn vị tính là lượt người), tính cả số đã bắt lại cơ sở và số chưa bắt lại được. - Công tác chữa trị trong kỳ: + Chỉ tiêu 36: phản ánh số đối tượng được cơ sở điều trị cắt cơn trong tổng số đối tượng được tiếp nhận trong kỳ. + Chỉ tiêu 37: phản ánh tổng số lượt đối tượng được điều trị các bệnh khác ngoài điều trị cắt cơn, trong đó có số lượt đối tượng phải chuyển viện do vượt quá khả năng điều trị của cơ sở. - Chỉ tiêu 39 “Số đối tượng được học văn hóa”: Chỉ tính số đối tượng được bắt đầu đưa vào học văn hóa trong kỳ báo cáo. Không tính những đối tượng đã được đưa vào học văn hóa từ kỳ trước và tiếp tục được học văn hóa trong kỳ này. Ví dụ: Trong Quý I/2004 cơ sở tổ chức dạy văn hóa cho 20 đối tượng trong đó có 5 đối tượng đã bắt đầu học văn hóa từ năm trước chuyển sang, 15 đối tượng mới bắt đầu được đưa vào học văn hóa trong Quý I. Như vậy chỉ tiêu 39 của Quý I/2004 được xác định là 15 đối tượng. Quý II/2004 cơ sở tiếp tục tổ chức dạy văn hóa cho 20 đối tượng đã được học văn hóa từ Quý I chuyển sang. Như vậy chỉ tiêu 39 của Quý II/2004 là không có đối tượng nào. “Số đối tượng được học văn hóa” gồm “Số đối tượng được học xóa mù chữ”, Số đối tượng được học phổ cập tiểu học” và “Số đối tượng được học văn hóa trên tiểu học” hay: “Chỉ tiêu 39” = “Chỉ tiêu 40” + “Chỉ tiêu 41” + “Chỉ tiêu 42” Chỉ tiêu 43: Ghi số đối tượng được cấp giấy chứng nhận đạt chuẩn công nhận biết chữ trong kỳ. Chỉ tiêu 44: Ghi số đối tượng được cấp giấy chứng nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học trong kỳ. - Chỉ tiêu 45 “Số đối tượng được dạy nghề”: ghi tổng số đối tượng được cơ sở tổ chức đưa vào dạy nghề trong kỳ. - Chỉ tiêu 46 “Số đối tượng được tạo việc làm sau cai nghiện”’: Ghi số đối tượng được cơ sở giới thiệu, tạo việc làm có thu nhập tại cơ sở hoặc tại các doanh nghiệp, cộng đồng. - Tổ chức lao động sản xuất: + Chỉ tiêu 47 : Tổng số đối tượng tham gia lao động sản xuất trong kỳ. + Chỉ tiêu 48: Tổng thu nhập từ lao động sản xuất quy ra tiền cơ sở đã đạt được trong kỳ. + Chỉ tiêu 49: Phản ánh thu nhập trung bình tháng từ lao động sản xuất quy ra tiền một đối tượng tại cơ sở đạt được trong kỳ. + Chỉ tiêu 50: Chi phí từ nguồn thu từ lao động sản xuất trong kỳ.
Ngày…… tháng…… năm…… Người lập biểu Thủ trưởng đơn vị (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký ghi rõ họ tên, đóng dấu) HƯỚNG DẪN NỘI DUNG BÁO CÁO THỐNG KÊ ĐỊNH KỲ VỀ CÔNG TÁC CAI NGHIỆN PHỤC HỒI CẤP TỈNH Biểu số 04/BCNPH I. Một số quy định chung: 1. Đơn vị báo cáo: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội (Chi cục Phòng chống tệ nạn xã hội) 2. Mã số đơn vị báo cáo: Hiện tại để trống. Sẽ có hướng dẫn cụ thể sau khi có Quyết định của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê về việc ban hành danh mục các đơn vị hành chính Việt Nam (cho 64 tỉnh, thành phố). Việc áp mã số đơn vị báo cáo để thuận lợi cho việc xử lý số liệu bằng máy tính (trong phạm vi cả nước hoặc từng tỉnh, huyện), đáp ứng yêu cầu nhanh, kịp thời và chính xác của các cấp quản lý. 3. Đơn vị nhận báo cáo: - Cục Phòng chống tệ nạn xã hội - Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội - Cục thống kê tỉnh, thành phố. 4. Kỳ báo cáo: Quý 5. Độ dài kỳ báo cáo: từ ngày 16 tháng cuối Quý trước đến ngày 15 tháng cuối Quý báo cáo. Ví dụ: - Báo cáo Quý I năm 2004: từ 16/12/2003 đến 15/03/2004 - Báo Quý II năm 2004: từ 16/03/2004 đến 15/06/2004 6. Ngày báo cáo: Ngày 25 tháng cuối Quý (Sở Lao động – Thương binh và Xã hội ký gửi báo cáo về Cục Phòng chống tệ nạn xã hội và Cục thống kê tỉnh, thành phố) 7. Kết cấu báo cáo:
- Cột “Phát sinh trong kỳ”: ghi kết quả phát sinh trong kỳ báo cáo (quý). - Cột “Lũy kế từ đầu năm đến nay”: ghi kết quả đã đạt được từ đầu năm đến cuối kỳ báo cáo. Cách tính: cộng kết quả “phát sinh trong kỳ” với kết quả thực hiện được ghi trong cột “lũy kế từ đầu năm đến nay” của kỳ trước. (Riêng chỉ tiêu 01 (số đối tượng đầu kỳ), cột 2 không cộng lũy kế mà luôn bằng số cuối năm trước chuyển sang). Như vậy: - Với báo cáo Quý I năm 2004: Cột “phát sinh trong kỳ” và cột “lũy kế từ đầu năm đến nay” có trị số như nhau và đều phản ánh kết quả thực hiện trong Quý I năm 2004 (16/12/2003 – 15/03/2004). - Với báo cáo Qúy II năm 2004: + Cột phát sinh trong kỳ phản ánh kết quả đạt được trong Quý II năm 2004 (16/03/2004 – 15/06/2004). + Cột lũy kế, tính bằng cách cộng kết quả ở cột “phát sinh trong kỳ” Qúy II và cột “lũy kế từ đầu năm đến nay” Quý I, sẽ phản ánh kết quả đạt được trong 6 tháng đầu năm (16/12/2003 – 15/06/2004). Lưu ý: Chỉ tiêu 01 (số đối tượng đầu kỳ) cột lũy kế vẫn là số của chỉ tiêu 01 quý I. - Với báo cáo Quý III năm 2004: + Cột phát sinh trong kỳ phản ánh kết quả đạt được trong Quý III năm 2004 (16/06/2004 – 15/09/2004). + Cột lũy kế, tính bằng cách cộng kết quả ở cột “phát sinh trong kỳ” Quý III và cột “lũy kế từ đầu năm đến nay” Quý II, sẽ phản ánh kết quả đạt được trong 9 tháng đầu năm (16/12/2003 – 15/09/2004). Lưu ý: Chỉ tiêu 01 (số đối tượng đầu kỳ) cột lũy kế vẫn là số của chỉ tiêu 01 Quý I). - Với báo cáo Quý IV năm 2004: + Cột phát sinh trong kỳ phản ánh kết quả đạt được trong Quý IV năm 2004 (16/09/2004 – 15/12/2004). + Cột lũy kế, tính bằng cách cộng kết quả ở cột “phát sinh trong kỳ” Quý IV và cột “lũy kế từ đầu năm đến nay” Quý III, sẽ phản ánh kết quả đạt được trong cả năm (16/12/2003 – 15/12/2004). Lưu ý: Chỉ tiêu 01 (số đối tượng đầu kỳ) cột lũy kế (cột 2) vẫn là số của chỉ tiêu 01 Quý I. Số của chỉ tiêu 13 (số cuối kỳ) của cột lũy kế chính bằng số cuối kỳ của cột phát sinh trong kỳ (cột 2). Tóm lại: Chỉ tiêu 01 của cột lũy kế cho mọi kỳ báo cáo trong năm là không đổi và đều bằng chỉ tiêu 01 Quý I. Trong mỗi kỳ báo cáo, chỉ tiêu 13 của cột lũy kế luôn bằng chỉ tiêu 13 cột phát sinh trong kỳ của kỳ báo cáo đó. II. Nội dung và cách tính các chỉ tiêu trong báo cáo: Các chỉ tiêu trong báo cáo thống kê định kỳ về công tác cai nghiện phục hồi cấp tỉnh (Biểu số 04/BCNPH) được tổng hợp từ các báo cáo cấp huyện (Biểu số 02/BCNPH) và báo cáo của các cơ sở cai nghiện (Biểu số 03/BCNPH) vì vậy có nội dung tương tự các chỉ tiêu cùng tên trong báo cáo cấp huyện (và cấp xã) hoặc báo cáo của cơ sở cai nghiện. Cụ thể: 1. Các chỉ tiêu về biến động đối tượng có hồ sơ quản lý tại cộng đồng trong kỳ (từ chỉ tiêu 01 đến chỉ tiêu 16) có nội dung tương tự các chỉ tiêu từ 01 đến 16 trong báo cáo thống kê định kỳ về công tác cai nghiện phục hồi cấp huyện (Biểu số 02/BCNPH) và cấp xã (Biểu số 01/BCNPH). Nội dung cụ thể như sau: - Chỉ tiêu 01: “Số đối tượng đầu kỳ” là tổng số đối tượng có trong danh sách quản lý của tỉnh đầu kỳ báo cáo. Chỉ tiêu này chính bằng số đối tượng có trong danh sách quản lý của tỉnh cuối kỳ báo cáo trước chuyển sang. Ví dụ, số đối tượng có trong danh sách quản lý đầu kỳ Quý I/2004 (cột 1) của tỉnh (ngày 16/12/2003) chính bằng số đối tượng có trong danh sách cuối kỳ Quý IV/2003 (ngày 15/12/2003). Lưu ý: Chỉ tiêu “Số đối tượng đầu kỳ” trong cột lũy kế từ đầu năm đến nay (cột 2) của tất cả các Quý đều bằng số đầu kỳ của báo cáo Quý I và là số đối tượng có trong danh sách cuối kỳ Quý IV của năm trước. - Chỉ tiêu 02: “Số tăng trong kỳ”: gồm “Số mới phát hiện”, “Số tái nghiện” (số đã đưa ra khỏi danh sách quản lý của huyện sau khi đã hoàn thành cai nghiện nhưng nay tái nghiện) và các trường hợp tăng khác (nơi khác chuyển đến, đi tù về vẫn nghiện…): “Chỉ tiêu 02” = “Chỉ tiêu 03” + “Chỉ tiêu 05” + “Chỉ tiêu 06” Trong số mới phát hiện nghiện trong kỳ (Chỉ tiêu 03) cần ghi rõ số mới nghiện trong kỳ (Chỉ tiêu 04) - Chỉ tiêu 07 “Số giảm trong kỳ”, là tổng số đối tượng ra khỏi danh sách quản lý của huyện trong kỳ báo cáo, gồm: - “Số hoàn thành việc cai nghiện tại gia đình, cộng đồng trong kỳ” (được Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã cấp giấy chứng nhận đã cai nghiện theo quy định tại Thông tư số 01/2003/TTLT/BLĐTBXH-BYT-BCA) - “Số đi cai nghiện tập trung tại các cơ sở cai nghiện” - “Số đi cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng, trại giam” - “Số chết:” - “Số giảm khác” (chuyển đi nơi khác…) “Chỉ tiêu 07” = “08” + “09” + “10” + “11” + “12” - Chỉ tiêu 13: “Số đối tượng cuối kỳ” là tổng đố đối tượng có trong danh sách quản lý (Sổ 01-SCNPH) của xã cuối kỳ báo cáo. Chỉ tiêu này được tính như sau: “Số cuối kỳ” = “Số đầu kỳ” + “Số tăng trong kỳ” – “Số giảm trong kỳ” “Chỉ tiêu 13” = “Chỉ tiêu 01” + “Chỉ tiêu 02” – “Chỉ tiêu 07” Trong “Số cuối kỳ” (Chỉ tiêu 13) cần ghi rõ số đối tượng dưới 12 tuổi (CT 14), số đối tượng 12 đến dưới 16 tuổi (CT 15) và số đối tượng nữ (CT 16) 2. Các chỉ tiêu về quản lý, giáo dục và cai nghiện phục hồi cho người nghiện ma túy tại cộng đồng (từ chỉ tiêu 17 đến chỉ tiêu 28) có nội dung tương tự các chỉ tiêu từ 17 đến 28 trong báo cáo thống kê định kỳ về công tác cai nghiện phục hồi cấp huyện (Biểu số 02/BCNPH) và cấp xã (Biểu số 01/BCNPH). Nội dung cụ thể như sau: - Chỉ tiêu 17: Chỉ tính số đối tượng được bắt đầu đưa vào thực hiện quyết định quản lý, giáo dục theo Nghị định số 163/2003/NĐ-CP trong kỳ báo cáo, không tính số tiếp tục thực hiện quản lý, giáo dục theo Nghị định số 163/2003/NĐ-CP từ kỳ trước chuyển sang. - Chỉ tiêu 18: Chỉ tính số đối tượng được bắt đầu đưa vào cai nghiện tại gia đình, cộng đồng trong kỳ báo cáo, không tính số tiếp tục cai nghiện từ kỳ trước chuyển sang. - Chỉ tiêu 19: Chỉ tính số đối tượng được bắt đầu đưa vào danh sách quản lý sau cai tại cộng đồng trong kỳ, gồm những đối tượng hoàn thành việc cai nghiện tại gia đình, cộng đồng, trung tâm… và được đưa vào quản lý sau cai. - Chỉ tiêu 20: Tổng số đối tượng đang được quản lý sau cai tại cộng đồng tại thời điểm cuối ỳ báo cáo (ngày 15 tháng cuối Quý). Những đối tượng này không thuộc diện đối tượng nghiện có hồ sơ quản lý tại sổ 01-SCNPH của các xã trong huyện cuối kỳ báo cáo, tức là không nằm trong nhóm đối tượng nghiện có hồ sơ quản lý tại cộng đồng cuối kỳ báo (Chỉ tiêu 1.4). - Chỉ tiêu 21 – 28: cách tính tương tự các chỉ tiêu 17, 18, 19. 2. Các chỉ tiêu về quản lý, giáo dục và cai nghiện phục hồi cho người nghiện ma túy tại cơ sở cai nghiện (từ chỉ tiêu 29 đến chỉ tiêu 81) có nội dung tương tự các chỉ tiêu từ 01 đến 53 trong báo cáo thống kê định kỳ về công tác cai nghiện phục hồi cấp huyện (Biểu số 02/BCNPH) và cấp xã (Biểu số 01/BCNPH). Nội dung cụ thể như sau: - Chỉ tiêu 29: “Số đối tượng cơ sở quản lý đầu kỳ” (hay Số đầu kỳ) là tổng số đối tượng có trong danh sách quản lý của cơ sở đầu kỳ báo cáo (gồm số đối tượng có mặt ở cơ sở và số đối tượng đi viện hoặc trốn… nhưng chưa cắt khỏi quân số của cơ sở, vẫn thuộc danh sách cơ sở quản lý). Chỉ tiêu này chính bằng số đối tượng có trong danh sách quản lý của cơ sở cuối kỳ báo cáo trước chuyển sang. Ví dụ, số đối tượng có trong danh sách quản lý đầu kỳ Quý I/2004 (cột 4) của cơ sở (ngày 16/12/2003) chính bằng số đối tượng có trong danh sách cuối kỳ Quý IV/2003 (ngày 15/12/2003). Lưu ý: Chỉ tiêu “Số đầu kỳ” trong cột lũy kế từ đầu năm đến nay (cột 2) của tất cả các Quý đều bằng số đầu kỳ của báo cáo Quý I và là số đối tượng có trong danh sách cuối kỳ Quý IV của năm trước. - Chỉ tiêu 30: “Số tăng trong kỳ”: là tổng số lượt đối tượng được tiếp nhận cai nghiện trong kỳ, bao gồm Số cai nghiện bắt buộc (chỉ tiêu 31) và Số cai tự nguyện (chỉ tiêu 34): “Chỉ tiêu 30” = “Chỉ tiêu 31” + “Chỉ tiêu 34” - Trong số cai nghiện bắt buộc (Chỉ tiêu 31) và số cai nghiện tự nguyện (Chỉ tiêu 34) cần thống kê số đối tượng được miễn phí cai nghiện (Chỉ tiêu 32 và chỉ tiêu 35), số được giảm phí cai nghiện (chỉ tiêu 33 và chỉ tiêu 36). Mặc dù trong mỗi kỳ báo cáo (quý), số đối tượng được tiếp nhận vào cơ sở là số người cụ thể. Tuy nhiên, để tổng hợp cho toàn quốc (nhiều cơ sở cai nghiện, nhiều hình thức cai nghiện) và tính cộng dồn cho cả một năm hoặc tính cho một thời kỳ nhiều năm, tránh việc tính trùng do hiện tượng 1 đối tượng được cai nghiện hơn 1 lần trong năm, hoặc việc chuyển đối tượng giữa các cơ sở), vì vậy đơn vị tính của chỉ tiêu 30 “Số tăng trong kỳ” (hay số tiếp nhận trong kỳ) là lượt người. Tổng cộng các chỉ tiêu “Số tiếp nhận trong kỳ” của các Quý (hay 6 tháng, 1 năm, 2 năm…) của các cơ sở cai nghiện trong cả nước và số được tiếp nhận cai nghiện tại cộng đồng trong các địa phương trong cả nước sẽ cho biết tổng số lượt đối tượng (lượt người) được cai nghiện trong Quý (hay 6 tháng, 1 năm, 2 năm…). - Chỉ tiêu 37 “Số giảm trong kỳ”, là tổng số đối tượng ra khỏi danh sách quản lý của cơ sở trong kỳ báo cáo, gồm “Số cai bắt buộc giảm trong kỳ” (Chỉ tiêu 38) và “Số cai tự nguyện giảm trong kỳ” (Chỉ tiêu 45). “Chỉ tiêu 37” = “Chỉ tiêu 38” + “Chỉ tiêu 45” - Chỉ tiêu 38 và 45 bao gồm “Số hoàn thành thời gian cai nghiện” (chỉ tiêu 39 và chỉ tiêu 46) và “Số giảm khác” (chỉ tiêu 44 và chỉ tiêu 52) như: chết, trốn, chuyển bệnh viện… mà đã được đưa ra khỏi danh sách quản lý của cơ sở. Những trường hợp đối tượng trốn, chuyển viện… nhưng vẫn đang trong danh sách quản lý của cơ sở thì không tính vào số giảm trong kỳ. - chỉ tiêu 53 “Số đối tượng cơ sở quản lý tại cơ sở cuối kỳ” hay “Số cuối kỳ” là tổng số đối tượng có được quản lý trong danh sách của cơ sở (Sổ 02-SCNPH) cuối kỳ báo cáo (gồm cả số đối tượng thực tế có mặt ở cơ sở và số đối tượng đi viện hoặc trốn… nhưng chưa đưa ra khỏi danh sách quản lý của cơ sở). Trong chỉ tiêu 53 cần thống kê rõ số đối tượng cai nghiện tự nguyện (CT 54), số đối tượng chưa thành niên (CT 55), số đối tượng là nữ (CT 56), số đối tượng có tiền án, tiền sự (CT 57), số người có bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như viêm gan, lao...(CT 58) số đối tượng nhiễm HIV/AIDS (CT 59). - Tình hình quản lý đối tượng trong kỳ: Phản ánh tình hình quản lý đối tượng tại cơ sở (số đối tượng bị kỷ luật, số vụ, số đối tượng trốn khỏi cơ sở). Lưu ý, chỉ tiêu 62 “Số đối tượng trốn” (đơn vị tính là lượt người), tính cả số đã bắt tại cơ sở và số chưa bắt lại được. - Công tác chữa trị trong kỳ: + Chỉ tiêu 64: phản ánh số đối tượng được cơ sở điều trị cắt cơn trong tổng số đối tượng được tiếp nhận trong kỳ. - Chỉ tiêu 65: phản ánh tổng số lượt đối tượng được điều trị các bệnh khác ngoài điều trị cắt cơn, trong đó có số lượt đối tượng phải chuyển viện do vượt quá khả năng điều trị của cơ sở. - Chỉ tiêu 67 “Số đối tượng được học văn hóa”. Chỉ tính số đối tượng được bắt đầu đưa vào học văn hóa trong kỳ báo cáo. Không tính những đối tượng đã được đưa vào học văn hóa từ kỳ trước và tiếp tục được học văn hóa trong kỳ này. Ví dụ: Trong Quý I/2004 cơ sở tổ chức dạy văn hóa cho 20 đối tượng trong đó có 5 đối tượng đã bắt đầu học văn hóa từ năm trước chuyển sang, 15 đối tượng mới bắt đầu được đưa vào học văn hóa trong Quý I. Như vậy chỉ tiêu 67 của Quý I/2004 được xác định là 15 đối tượng. Quý II/2004 cơ sở tiếp tục tổ chức dạy văn hóa cho 20 đối tượng đã được học văn hóa từ Quý I chuyển sang. Như vậy chỉ tiêu 67 của Quý II/2004 là không có đối tượng nào. “Số đối tượng được học văn hóa” gồm “Số đối tượng được học xóa mù chữ”, Số đối tượng được học phổ cập tiểu học” và “Số đối tượng được học văn hóa trên tiểu học” hay: “Chỉ tiêu 67” = “Chỉ tiêu 68” + “Chỉ tiêu 69” + “Chỉ tiêu 70” Chỉ tiêu 71: Ghi số đối tượng được cấp giấy chứng nhận đạt chuẩn công nhận biết chữ trong kỳ. Chỉ tiêu 72: Ghi số đối tượng được cấp giấy chứng nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học trong kỳ. - Chỉ tiêu 73 “Số đối tượng được dạy nghề”: ghi tổng số đối tượng được cơ sở tổ chức đưa vào dạy nghề trong kỳ. - Chỉ tiêu 74 “Số đối tượng được tạo việc làm sau cai nghiện”: Ghi số đối tượng được cơ sở giới thiệu, tạo việc làm có thu nhập tại cơ sở hoặc tại các doanh nghiệp, cộng đồng. - Tổ chức lao động sản xuất: + Chỉ tiêu 75: Tổng số đối tượng tham gia lao động sản xuất trong kỳ + Chỉ tiêu 76: Tổng thu nhập từ lao động sản xuất quy ra tiền cơ sở đã đạt được trong kỳ. + Chỉ 77: Phản ánh thu nhập trung bình tháng từ lao động sản xuất quy ra tiền một đối tượng tại cơ sở đạt được trong kỳ. + Chỉ tiêu 78: Chi phí từ nguồn thu từ lao động sản xuất trong kỳ. III. Tổng hợp báo cáo cấp tỉnh từ các báo cáo cấp huyện và báo cáo của các cơ sở cai nghiện: Các chỉ tiêu trong báo cáo cấp tỉnh (Biểu 04/BCNPH) được tổng hợp từ các chỉ tiêu trong báo cáo cấp huyện (Biểu 02/BCNPH) của các huyện, quận, thị xã và báo cáo của các cơ sở cai nghiện (Biểu 03/BCNPH). Báo cáo cấp tỉnh được tổng hợp theo 2 bước sau: Bước 1: Tổng hợp chỉ tiêu phát sinh trong kỳ (cột 1) từ các báo cáo cấp huyện (với các chỉ tiêu về biến động đối tượng có hồ sơ quản lý tại cộng đồng và quản lý, giáo dục, cai nghiện phục hồi cho người nghiện ma túy tại cộng đồng, mã số từ 01 đến 28) và báo cáo của (các) cơ sở cai nghiện (với các chỉ tiêu về cai nghiện phục hồi cho người nghiện ma túy tại cơ sở cai nghiện, mã số từ 29 đến 81): a) Tổng hợp từ báo cáo cấp huyện (Biểu 02/BCNPH)
b) Tổng hợp từ báo cáo của các cơ sở cai nghiện (Biểu 03/BCNPH)
Bước 2: Chuyển các chỉ tiêu “phát sinh trong kỳ” đã tổng hợp được của toàn tỉnh vào cột 4 biểu 04/BCNPH. Bước 3: - Sao các chỉ tiêu vào mục 4 “Tổng số đối tượng nghiện ma túy có hồ sơ quản lý tại địa phương cuối kỳ báo cáo”: Chỉ tiêu 83 = Chỉ tiêu 13 Chỉ tiêu 84 = Chỉ tiêu 53 - Thu nhập thông tin về chỉ tiêu 85 (nếu có) - Tính tổng chỉ tiêu 82 Bước 4: Tiếp tục tính các chỉ tiêu “lũy kế từ đầu năm đến nay” (cột 2” theo hướng dẫn ở mục 7, Phần I (Kết cấu báo cáo đã nói ở trên)./.
SỔ THEO DÕI NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY TẠI CỘNG ĐỒNG NĂM… ĐƠN VỊ LẬP SỔ: XÃ (PHƯỜNG) ………………………………………………………………… HUYỆN (QUẬN) …………………………………………………………………………………… TỈNH (THÀNH PHỐ) …………………………………………………………………………………
HƯỚNG DẪN CÁCH GHI SỔ THEO DÕI NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY TẠI CỘNG ĐỒNG (Mã hiệu 01 – SCNPH) I. Phạm vi ghi sổ: Sổ theo dõi người nghiện ma tuý do Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn lập và theo dõi. II. Đối tượng ghi sổ: Người nghiện ma túy là nhân khẩu thực tế thường trú trên địa bàn xã phường, không phân biệt họ đã hay chưa được cơ quan công an cho đăng ký hộ khẩu thường trú. Nhân khẩu thực tế thường trú là những người vẫn thực tế thường xuyên sinh sống tại địa bàn từ 6 tháng trở lên. Ngoài ra, nhân khẩu thực tế thường trú còn bao gồm những đối tượng mới chuyển sinh sống tại địa bàn chưa được 6 tháng nhưng sẽ ở ổn định tại địa bàn, bao gồm: - Những người đã rời hẳn nơi ở cũ, có giấy chứng nhận di chuyển đến nơi ở mới (giấy chiêu sinh, quyết định tuyển dụng, giấy thuyên chuyển công tác…) - Những người đã rời nơi ở cũ, tuy không có giấy tờ chứng nhận di chuyển, nhưng đã xác định rõ họ chuyển đến ở ổn định tại địa bàn như: đến xây dựng vùng kinh tế mới, về ở nhà chồng/vợ, đến ở làm con nuôi, cán bộ, công nhân viên, quân nhân, công an nghỉ theo chế độ hưu trí, mất sức đã trở về sống với gia đình, v.v… - Những quân nhân, công an đào ngũ, đào nhiệm hiện đang cư trú tại địa bàn… Chú ý: Đối với những người không xác định được tính chất di chuyển (không xác định được họ chuyển đến cư trú ổn định tại địa bàn hay đã rời địa bàn đi cư trú ổn định tại nơi khác), như: những người ở nông thôn ra thành phố làm những công việc không mang tính chất ổn định, lâu dài ở một nơi nhất định (làm thuê trong các nhà hàng, khách sạn, giúp việc cho các gia đình, làm các công việc xây dựng, v.v…), những người đi làm thuê các công việc thuộc ngành nông nghiệp (làm cỏ, cắt lúa, thu hoạch cà phê, cao su…) thì quy ước như sau: - Nếu họ đã rời nơi ở cũ chưa được 6 tháng thì vẫn tính là nhân khẩu thực tế thường trú tại nơi ở cũ trước khi đi. - Nếu họ đã rời nơi ở từ 6 tháng trở lên thì không tính họ là nhân khẩu thực tế thường trú tại nơi ở cũ, mà tính họ là nhân khẩu thực tế thường trú tại địa bàn đang ở. (Thời gian 6 tháng nêu trên không tính những lần họ về thăm nhà) Không được tính là nhân khẩu thực tế thường trú tại địa bàn với những người sau: - Những người đã cư trú ổn định tại nước ngoài (có hoặc không có giấy xuất cảnh). - Việt kiều về thăm gia đình. - Những người sống nay đây mai đó (không có nơi cư trú ổn định) và những người sống bằng nghề trên mặt nước nhưng không có nhà ở trên bờ, cũng không có bến gốc. Một số điểm cần chú ý khi xác định nhân khẩu thực tế thường trú: - Đối với những người có hai hoặc nhiều nơi ở: những người này được xác định là nhân khẩu thực tế thường trú tại nơi họ có thời gian ở nhiều hơn. - Đối với những người ăn một nơi, ngủ một nơi: những người này được xác định là nhân khẩu thực tế thường trú tại nơi họ ngủ. III. Thời gian mở sổ: theo quý. Ngày mở sổ: ngày 16 tháng cuối quý trước. Ngày khóa sổ: ngày 15 tháng cuối quý báo cáo. Ví dụ: Sổ quý IV năm 2004. Ngày mở sổ: 16/09/2004, Ngày khóa sổ: ngày 15 tháng 12 năm 2004. IV. Cách ghi sổ: 1. Cột 1: Ghi số thứ tự của đối tượng được ghi số 2. Cột 2: Ghi họ và tên của đối tượng 3. Cột 3 + 4: Ghi năm sinh của đối tượng. Nếu là nam ghi vào cột 3, nữ ghi vào cột 4. 4. Cột 5: Ghi địa chỉ của đối tượng theo nơi cư trú hiện nay. 5. Cột 6: Ghi lớp học cao nhất đối tượng đã đạt được. Ví dụ: lớp 7/10 (hệ 10 năm), 9/12 (hệ 12 năm) hoặc cao đẳng, đại học… Nếu không biết chữ ghi “không biết chữ”. 6. Cột 7: Ghi nghề nghiệp hiện nay. Ví dụ: làm ruộng, bán hàng, tiếp viên… 7. Cột 8: Ghi năm bắt đầu nghiện ma túy (thông qua lời khai của đối tượng hoặc qua điều tra khảo sát). 8. Cột 9: Ghi loại ma túy sử dụng chủ yếu (nếu đối tượng dùng thường xuyên 2 loại ma túy, có thì ghi cả 2). 9. Cột 10: Ghi hình thức sử dụng ma túy chủ yếu (nếu đối tượng sử dụng thường xuyên 2 hình thức, có thì ghi cả 2). 10.Cột 11: Ghi số lần các kỳ trước đã chấp hành quyết định quản lý giáo dục tại xã, phương, thị trấn theo Nghị định số 163/2003/NĐ-CP (hoặc Nghị định số 19/CP) do nghiện ma túy. 11. Cột 12: Ghi số quyết định, ngày, tháng, năm ra quyết định đưa đối tượng vào quản lý giáo dục tại xã, phường, thị trấn theo Nghị định số 163/2003/NĐ-CP do nghiện ma túy trong kỳ báo cáo. (Quyết định ban hành trong kỳ nào thì tính vào kỳ đó). 12. Cột 13: Ghi số lần đã đi cai nghiện bắt buộc các kỳ trước tại các cơ sở cai nghiện tập trung. 13. Cột 14: Ghi số lần đã cai nghiện tại gia đình, cộng đồng các kỳ trước. 14. Cột 15: Ghi số lần đã cai nghiện tại gia đình trong kỳ báo cáo. 15. Cột 16: Ghi số lần đã cai nghiện tại cộng đồng trong kỳ báo cáo. 16. Cột 17: Ghi tên nghề đã được học theo chương trình Phòng chống tệ nạn xã hội các kỳ trước đây. 17. Cột 18: Ghi tên nghề được học trong kỳ báo cáo (Nếu khóa học nghề bắt đầu từ kỳ nào thì tính vào kỳ đó. Không ghi các học viên đang học các khóa được bắt đầu từ kỳ trước). 18. Cột 19: Ghi tên việc làm đã được sắp xếp theo chương trình Phòng chống tệ nạn xã hội các kỳ trước đây. 19. Cột 20: Ghi tên việc làm được sắp xếp trong kỳ báo cáo. 20. Cột 21: Ghi tổng số tiền tài hòa nhập cộng đồng đã được hỗ trợ các kỳ trước đây. 21. Cột 22: Ghi tổng số tiền tái hòa nhập cộng đồng được hỗ trợ trong kỳ báo cáo. 22. Cột 23: Ghi tổng số vốn đã được vay các kỳ trước đây. 23. Cột 24: Ghi tổng số vốn đã được vay trong kỳ báo cáo. 24. Cột 25, 26: Ghi số tiền án, tiền sự (nếu có) vào cột tương ứng. 25. Cột 27: Ghi những biến động đi của đối tượng như: được đưa ra khỏi danh sách, chết, đi tù, chuyển đi nơi khác… 26. Cột 28: Ghi những biến động đến của đối tượng như: mới phát hiện, tái nghiện, từ nơi khác đến… NĂM………………. 01 - SCNPH
01 - SCNPH
SỔ THEO DÕI NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY TẠI CỘNG ĐỒNG NĂM… ĐƠN VỊ LẬP SỔ: …………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… LOẠI HÌNH: Trung tâm Giáo dục Lao động xã hội Cơ sở cai nghiện khác
HƯỚNG DẪN CÁCH GHI SỔ THEO DÕI NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY TẠI CÁC CƠ SỞ CAI NGHIỆN (Mã hiệu 02 – SCNPH)
I. Phạm vi và đối tượng ghi số: Số này dùng cho các Cơ sở cai nghiện, phục hồi cho người nghiện ma tuý, dùng ghi chép hàng ngày tình hình đối tượng nghiện được đưa vào cai nghiện, phục hồi tại Cơ Sở. II. Đối tượng ghi sổ: Là người nghiện ma túy vào cai nghiện tại Cơ sở III. Thời gian mở sổ: theo quý. Ngày mở sổ: ngày 16 tháng cưới quý trước. Ngày khóa sổ: ngày 15 tháng cuối quý báo cáo. Ví dụ: Sổ quý I năm 2003, ngày mở sổ: 16/12/2002, ngày khóa sổ: ngày 15 tháng 03 năm 2003. IV. Cách ghi chép: 1. Cột 1: Ghi thứ tự của đối tượng vào cai nghiện tại Cơ sở. 2. Cột 2: Ghi họ tên đối tượng. 3. Cột 3, 4: Ghi năm sinh của đối tượng. Nam ghi vào cột nam, nữ ghi cột nữ. 4. Cột 5: Ghi hộ khẩu thường trú của đối tượng. 5. Cột 6: Ghi địa chỉ cư trú của đối tượng khi đối tượng vào cai nghiện tại Cơ sở. 6. Cột 7: Ghi rõ đối tượng thuộc dân tộc nào, nếu là người nước ngoài thì ghi quốc tịch của đối tượng. 7. Cột 8: Ghi lớp học cao nhất đối tượng đã đạt được. Ví dụ: lớp 7/10 (hệ 10 năm), 9/12 (hệ 12 năm) hoặc cao đẳng, đại học… Nếu không biết chữ ghi “không biết chữ”. 8. Cột 9: Ghi nghề nghiệp của đối tượng, nếu không có nghề nghiệp thi ghi số “0”. 9. Cột 10: Nếu đối tượng hiện tại không có việc làm thì ghi dấu (x). 10. Cột 11, 12: Ghi số tiền án, tiền sự (nếu có) vào cột tương ứng. 11. Cột 13: Ghi năm bắt đầu nghiện ma túy (thông qua lời khai của đối tượng hoặc qua điều tra khảo sát). 12. Cột 14: Ghi số lần đối tượng đã qua cai nghiện trước khi vào cơ sở cai nghiện lần này. 13. Cột 15 và 16: Đối tượng vào cơ sở cai nghiện lần này thuộc diện bắt buộc hay tự nguyện thì đánh dấu (x) vào ô thích hợp. 14. Cột 17 và 18: Đối tượng vào cơ sở cai nghiện lần này thuộc diện miễn hay giảm phí cai nghiện thì đánh dấu (x) vào ô thích hợp. 15. Cột 19: Ghi ngày, tháng, năm đối tượng vào cai nghiện ở Cơ sở. 16. Cột 20: Ghi số, ngày, tháng, năm ra quyết định đưa đối tượng vào Cơ sở cai nghiện (nếu là đối tượng bắt buộc) hoặc giấy giới thiệu của Ủy ban nhân dân địa phương (nếu là đối tượng tự nguyện). 17. Cột 21: Ghi rõ cấp ra quyết định đưa đối tượng vào Cơ sở cai nghiện, hoặc cấp, tổ chức giới thiệu đối tượng vào Cơ sở. 18. Cột 22: Ghi thời gian áp dụng cho đối tượng tại Cơ sở cai nghiện. 19. Cột 23: Ghi ngày, tháng, năm đối tượng ra khỏi Cơ sở cai nghiện theo quyết định. 20. Cột 24: Ghi thời gian thực tế đối tượng cai nghiện, chữa trị tại Cơ sở. 21. Cột 25: Ghi các bệnh kèm theo mà đối tượng mắc phải. 22. Cột 26: Nếu đối tượng phải chuyển viện thì ghi ngày chuyển và tên viện chuyển đến. 23. Cột 27, 28, 29: Ghi thời gian đối tượng được học văn hóa vào cột có cấp học tương ứng (nếu có). 24. Cột 30, 31: Ghi tên nghề và thời gian đối tượng được học ở Cơ sở (nếu có) 25. Cột 32: Ghi tổng số tiền đối tượng được hỗ trợ khi về tái hòa nhập cộng đồng (nếu có). 26. Cột 33: Ghi chú những trường hợp không thể ghi rõ trong cột. Ví dụ: thời gian chấp hành của đối tượng không đúng với thời gian quyết định do trốn, chuyển viện, đi tù, hoặc được bảo lãnh… NĂM………………. 02 – SCNPH
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm.
Mã số thuế: 0318679464
Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ
|