CHÍNH
PHỦ
********
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
29/2003/NĐ-CP
|
Hà
Nội, ngày 31 tháng 3 năm 2003
|
NGHỊ ĐỊNH
CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 29/2003/NĐ-CP NGÀY 31 THÁNG 3 NĂM 2003 QUY
ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG
BINH VÀ XÃ HỘI
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ
ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Nghị quyết số 02/2002/QH11 ngày 05 tháng 8 năm 2002 của Quốc hội nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ nhất quy định danh sách
các bộ và cơ quan ngang bộ của Chính phủ;
Căn cứ Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 05 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ
quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang
bộ;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ trưởng
Bộ Nội vụ,
NGHỊ ĐỊNH :
Điều 1. Vị
trí và chức năng
Bộ Lao động - Thương binh và Xã
hội là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lao động,
việc làm, an toàn lao động, dạy nghề, chính sách đối với thương binh, liệt sỹ
và người có công, bảo trợ xã hội, phòng chống tệ nạn xã hội (gọi chung là lao động,
thương binh và xã hội) trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ công
và thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp có vốn
nhà nước thuộc Bộ quản lý theo quy định của pháp luật.
Điều 2. Nhiệm
vụ và quyền hạn
Bộ Lao động - Thương binh và Xã
hội thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Nghị định số 86/2002/NĐ-CP
ngày 05 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ và những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể
sau:
1. Trình Chính phủ, Thủ tướng
Chính phủ các dự án luật, pháp lệnh và các văn bản quy phạm pháp luật của Chính
phủ, Thủ tướng Chính phủ về lao động, thương binh và xã hội.
2. Trình Chính phủ, Thủ tướng
Chính phủ chiến lược, quy hoạch phát triển, kế hoạch dài hạn, năm năm và hàng
năm về lĩnh vực lao động, thương binh và xã hội và các chương trình, dự án quan
trọng của Bộ.
3. Ban hành các quyết định, chỉ
thị, thông tư thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.
4. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra
và chịu trách nhiệm thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy
hoạch, kế hoạch được phê duyệt về lao động, thương binh và xã hội; thông tin,
tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.
5. Về lao động, việc làm:
a) Chủ trì, phối hợp với các cơ
quan có liên quan xây dựng, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ:
Chính sách lao động, tiền lương,
tiền công khu vực sản xuất, kinh doanh, bảo hiểm xã hội;
Chính sách về việc làm, xuất khẩu
lao động và chuyên gia, lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam và một
số quan hệ lao động khác;
Chương trình và quỹ quốc gia về
việc làm, quỹ quốc gia về trợ cấp mất việc làm, chỉ tiêu tạo việc làm mới trong
kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước;
Quy định điều kiện, thủ tục
thành lập và hoạt động của tổ chức giới thiệu việc làm;
b) Thống nhất quản lý về xuất khẩu
lao động và chuyên gia; cấp và thu hồi giấy phép hoạt động xuất khẩu lao động
và chuyên gia.
6. Về an toàn lao động:
a) Chủ trì, phối hợp với các bộ,
cơ quan có liên quan trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ:
Chính sách, chế độ về bảo hộ lao
động, điều kiện lao động; trang bị phương tiện bảo hộ cá nhân đối với người lao
động; bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; chế độ làm việc, thời giờ
làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
Chương trình quốc gia về bảo hộ
lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động;
Quy trình, quy phạm về an toàn
lao động;
b) Ban hành danh mục công việc nặng
nhọc độc hại, đặc biệt nặng nhọc độc hại; danh mục máy, thiết bị, vật tư, các
chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động; quy định và hướng dẫn thủ tục
đăng ký và kiểm định các loại máy, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm
ngặt về an toàn lao động theo quy định của Bộ luật Lao động;
c) Phối hợp với Bộ Y tế ban hành
danh mục các loại bệnh nghề nghiệp;
d) Thống nhất quản lý việc khai
báo, điều tra, thống kê báo cáo về tai nạn lao động.
7. Về dạy nghề:
a) Trình Chính phủ, Thủ tướng
Chính phủ:
Chính sách, chế độ về dạy nghề
và học nghề;
Quy định về điều kiện, thủ tục
thành lập các cơ sở dạy nghề; tiêu chuẩn giáo viên dạy nghề;
Đề án quy hoạch mạng lưới các cơ
sở dạy nghề;
b) Ban hành điều lệ mẫu của cơ sở
dạy nghề;
c) Thống nhất quản lý tiêu chuẩn
cấp bậc kỹ thuật nghề, danh mục nghề đào tạo; chương trình, nội dung, phương
pháp đào tạo; quy chế thi tuyển, quy chế cấp các loại văn bằng, chứng chỉ tốt
nghiệp; đào tạo bồi dưỡng giáo viên dạy nghề, cán bộ quản lý cơ sở dạy nghề;
đánh giá chất lượng dạy nghề;
d) Chủ trì, phối hợp với các bộ,
ngành có liên quan trong việc chỉ đạo và kiểm tra hoạt động của các cơ sở dạy
nghề.
8. Về thương binh, liệt sỹ và
người có công:
a) Trình Chính phủ, Thủ tướng
Chính phủ:
Chính sách, chế độ ưu đãi đối với
người hoạt động cách mạng, liệt sỹ và gia đình liệt sỹ, thương binh, bệnh binh,
người hoạt động kháng chiến và người có công giúp đỡ cách mạng;
Quy hoạch, quy tập mộ, nghĩa
trang liệt sỹ, đài tưởng niệm và các công trình ghi công liệt sỹ;
b) Chỉ đạo và kiểm tra việc nuôi
dưỡng, điều dưỡng đối với thương binh, bệnh binh và người có công với cách mạng;
việc cung cấp chân tay giả, dụng cụ chỉnh hình, phương tiện trợ giúp khác cho
thương binh, bệnh binh và người có công.
9. Về bảo trợ xã hội:
a) Trình Chính phủ, Thủ tướng
Chính phủ :
Chính sách xóa đói, giảm nghèo,
cứu trợ xã hội, trợ giúp xã hội;
Chương trình quốc gia về xóa
đói, giảm nghèo;
Quy hoạch mạng lưới cơ sở bảo trợ
xã hội; tổ chức và hoạt động của các cơ sở bảo trợ xã hội;
b) Chỉ đạo, kiểm tra việc thực
hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo; cứu trợ xã hội, trợ giúp xã hội đối với
người tàn tật, trẻ mồ côi, trẻ lang thang, người già cô đơn không nơi nương tựa,
người gặp thiên tai, lũ lụt, nạn nhân trong chiến tranh.
10. Về phòng, chống tệ nạn xã hội:
a) Trình Chính phủ, Thủ tướng
Chính phủ:
Chính sách và giải pháp phòng ngừa
tệ nạn mại dâm, cai nghiện ma túy; tổ chức và hoạt động của các cơ sở chữa trị,
cai nghiện;
Quy hoạch mạng lưới cơ sở chữa
trị, cai nghiện cho đối tượng ma túy;
b) Chỉ đạo, kiểm tra việc thực
hiện tổ chức chữa trị, cai nghiện, giáo dục, dạy nghề, tạo việc làm, tái hòa nhập
cộng đồng cho đối tượng mại dâm và nghiện ma túy.
11. Thực hiện hợp tác quốc tế
trong lĩnh vực lao động, thương binh và xã hội theo quy định của pháp luật.
12. Tổ chức và chỉ đạo thực hiện
kế hoạch nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ
trong lĩnh vực lao động, thương binh và xã hội.
ư13. Quyết định các chủ trương,
biện pháp cụ thể và chỉ đạo việc thực hiện cơ chế hoạt động của các tổ chức sự
nghiệp, dịch vụ công trong lĩnh vực lao động, thương binh và xã hội theo quy định
của pháp luật; quản lý và chỉ đạo hoạt động đối với các tổ chức sự nghiệp thuộc
Bộ.
14. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn
cụ thể thuộc quyền đại diện chủ sở hữu phần vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp
có vốn nhà nước thuộc Bộ quản lý theo quy định của pháp luật.
15. Quản lý nhà nước đối với các
hoạt động của hội và tổ chức phi Chính phủ trong lĩnh vực lao động, thương binh
và xã hội theo quy định của pháp luật.
16. Thanh tra, kiểm tra, giải
quyết khiếu nại, tố cáo; chống tham nhũng, tiêu cực và xử lý vi phạm theo thẩm
quyền về lao động, thương binh và xã hội.
17. Quyết định và chỉ đạo thực
hiện chương trình cải cách hành chính của Bộ theo mục tiêu và nội dung chương
trình cải cách hành chính nhà nước đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
18. Quản lý tổ chức bộ máy, biên
chế; chỉ đạo thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ chính sách đãi ngộ, khen
thưởng, kỷ luật; tổ chức công tác đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ,
công chức, viên chức nhà nước thuộc thẩm quyền. Hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp
vụ đối với các cơ quan quản lý nhà nước về lao động, thương binh và xã hội ở địa
phương.
19. Quản lý tài chính, tài sản
được giao và tổ chức thực hiện ngân sách được phân bổ theo quy định của pháp luật.
Điều 3. Cơ cấu
tổ chức của Bộ
a) Các tổ chức giúp Bộ trưởng
thực hiện chức năng quản lý nhà nước :
1. Vụ Lao động - Việc làm;
2. Vụ Tiền lương - Tiền công;
3. Vụ Bảo hiểm xã hội;
4. Vụ Bảo trợ xã hội;
5. Vụ Pháp chế;
6. Vụ Hợp tác quốc tế;
7. Vụ Kế hoạch - Tài chính;
8. Vụ Tổ chức cán bộ;
9. Cục Quản lý
lao động ngoài nước;
10. Cục An toàn lao động;
11. Cục Thương binh - Liệt sỹ và
người có công;
12. Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội;
13. Tổng cục Dạy nghề;
14. Thanh tra;
15. Văn phòng.
b) Các tổ chức sự nghiệp thuộc
Bộ :
1. Viện Khoa học Lao động và Xã
hội;
2. Viện Khoa học Chỉnh hình - Phục
hồi chức năng;
3. Trung tâm Tin học;
4. Báo Lao động và Xã hội;
5. Tạp chí Lao động và Xã hội.
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương
binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Nội vụ xây dựng phương án sắp
xếp các đơn vị sự nghiệp hiện có trình Thủ tướng Chính phủ quyết định trong năm
2003.
Điều 4. Hiệu
lực thi hành
Nghị định này có hiệu lực thi
hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Bãi bỏ Nghị định số 96/CP ngày 07
tháng 12 năm 1993 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ
máy của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các quy định trước đây trái với
Nghị định này.
Điều 5.
Trách nhiệm thi hành
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương
binh và Xã hội, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan
thuộc Chính phủ và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.