ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH PHƯỚC
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1153/QĐ-UBND
|
Bình Phước, ngày
04 tháng 06 năm 2014
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ
DUYỆT DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH CẤP ĐIỆN NÔNG THÔN TỈNH BÌNH PHƯỚC GIAI
ĐOẠN 2013 – 2020
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày
26/11/2003;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các
Luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản ngày 19/6/2009;
Căn cứ Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày
12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
Căn cứ Nghị định số 83/2009/NĐ-CP ngày
15/10/2009 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số
12/2009/NĐ-CP;
Căn cứ Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày
14/12/2009 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;
Căn cứ Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày
06/02/2013 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng;
Căn cứ Quyết định số 2081/QĐ-TTg ngày 08/11/2013
của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình cấp điện nông thôn, miền núi
và hải đảo giai đoạn 2013 – 2020;
Căn cứ Thông tư 03/2009/TT-BXD ngày 26/3/2009 của
Bộ Xây dựng về quy định chi tiết một số nội dung của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP
ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
Căn cứ Thông tư số 04/2010/TT-BXD ngày 26/5/2010
của Bộ Xây dựng về hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;
Căn cứ Công văn số 1375/BKHĐT-KTCN ngày
11/3/2014 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về ý kiến thẩm định nguồn vốn Trung ương của
dự án;
Căn cứ Công văn số 11453/BCT-TCNL ngày
12/12/2013 của Bộ Công Thương về thỏa thuận dự án đầu tư cấp điện nông thôn tỉnh
Bình Phước, giai đoạn 2013-2020;
Căn cứ Quyết định số 26/2009/QĐ-UBND ngày
29/6/2009 của UBND tỉnh về việc ban hành Quy định về quản lý dự án đầu tư xây dựng
công trình trên địa bàn tỉnh Bình Phước;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại
Tờ trình số 408/TTr-SKHĐT ngày 17/4/2014,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình cấp điện nông
thôn tỉnh Bình Phước giai đoạn 2013-2020 với nội dung cơ bản như sau:
1. Tên dự án: Cấp điện nông thôn tỉnh Bình Phước
giai đoạn 2013-2020.
2. Chủ đầu tư: Sở Công thương tỉnh Bình Phước.
3. Tổ chức tư vấn lập dự án: Công ty TNHH Tư vấn
Xây dựng Năng lượng.
4. Chủ nhiệm lập dự án: KS. Trịnh Phan Sinh.
5. Mục tiêu đầu tư:
- Tạo động lực cho các chương trình mục tiêu về xóa
đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, góp phần thực hiện công
bằng, an sinh xã hội, tăng cường khối đại đoàn kết giữa các dân tộc, giữ vững
an ninh, quốc phòng, ổn định chính trị và trật tự xã hội; tạo điều kiện chuyển
đổi cơ cấu sản xuất của người dân khu vực nông thôn, miền núi, góp phần cải thiện
và thu hẹp dần khoảng cách phát triển trong vùng và giữa các vùng một cách bền
vững, ưu tiên đặc biệt các khu vực khó khăn tại vùng biên giới Việt Nam –
Campuchia, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc ít người, vùng có điều kiện
kinh tế - xã hội kém phát triển trên địa bàn tỉnh Bình Phước.
- Mục tiêu cụ thể của dự án là: Khi kết thúc dự án
(sau năm 2020), trên địa bàn tỉnh Bình Phước có 100% xã, thôn, ấp có điện, tỷ lệ
số hộ nông thôn có điện đạt xấp xỉ 100%.
6. Nội dung và quy mô đầu tư: Đầu tư xây dựng hệ thống
điện gồm đường dây trung thế, hạ thế, trạm biến áp và công tơ điện, cụ thể như
sau:
a) Các tuyến đường dây trung áp cần phải đầu tư mới
ở các cấp điện áp: 22kV và 12,7kV với tổng chiều dài 609,98 km, trong đó:
- Đường dây 22kV, 3 pha 4
dây:
55,56 km.
- Đường dây 12,7kV, 1 pha 2
dây:
554,42 km.
b) Trạm biến áp 01 pha 661 trạm, tổng công suất
là: 16.405kVA.
c) Đường dây hạ áp cấp điện áp 0,23kV với tổng chiều
dài 1.192,33 km, trong đó:
- Đường dây xây dựng mới 01 pha đi chung trung
áp: 394,60 km.
- Đường dây xây dựng mới 01 pha đi độc lập:
797,73 km.
d) Vật tư, thiết bị cho hộ dân:
- Lắp mới công tơ 01
pha:
13.592 cái.
- Dây sau công tơ và các phụ kiện, mạng điện trong
nhà cho 13.592 hộ.
(Danh mục chi tiết công trình theo nội dung hồ sơ dự
án)
7. Địa điểm xây dựng: Trên địa bàn 85 xã thuộc tỉnh
Bình Phước.
8. Diện tích sử dụng đất: Tuyến đường dây có tổng
chiều dài khoảng 1.802 km và trạm biến áp chiếm diện tích khoảng 5,3 ha.
9. Phương án xây dựng (thiết kế cơ sở):
a) Lưới điện trung thế:
- Cấp điện áp: Thiết kế theo tiêu chuẩn điện áp
22kV cho lưới 3 pha, 12,7 kV cho lưới 1 pha.
- Cấu trúc lưới điện: Sử dụng đường dây trên không
22kV 3 pha 4 dây cho đường trục chính, 01 pha 02 dây cấp điện áp 12,7kV cho các
nhánh rẽ.
- Dây dẫn: Sử dụng dây nhôm lõi thép có tiết diện ≥
50/8 mm2.
- Cách điện: Sử dụng sứ treo Polyme 24kV, sứ đứng
24kV – Line post cho dây pha, khung U+ sứ ống chỉ cho dây trung hòa.
- Trụ điện: Sử dụng loại trụ BTLT 12m lực đầu trụ
F340 và trụ BTLT 10,5m lực đầu trụ F320.
- Neo trụ sử dụng:
+ Dây neo: Dùng cáp thép mạ kẽm 3/8 mm.
+ Móng neo: Dùng loại neo xòe 8 hướng.
+ Ty neo Φ16x2400mm mạ kẽm nhúng nóng.
+ Thanh chống Φ60 dài 1200mm mạ kẽm nhúng nóng.
- Móng trụ: Sử dụng 02 đà cản bê tông cốt thép
(2NT) có kích thước 1,2m; 1,5m.
- Đà chống, thanh chống: Sử dụng đà Composite
V75x75x6 dài 2400m và thanh chống Composite 40x10 dài 920 mm cho vị trí có thiết
bị đóng cắt. Đà thép V75x75x8 dài 2400m và thanh chống thép dẹp 60x6x920.
- Đóng cắt, bảo vệ đường dây: Dùng LB.FCO 27KV-100A
để bảo vệ đường dây và trạm biến áp.
- Hệ thống tiếp địa thực hiện 02 tia, 03 cọc thép mạ
đồng Φ16x2400mm.
b) Trạm biến áp:
- Cấp điện áp 12,7/2x0,23kV, dung lượng máy biến áp
có công suất: 15kVA; 25kVA ; 50kVA; 3x25kVA; 3x50kVA.
- Bảo vệ TBA: Dùng chống sét van LA-18 KV kết hợp với
FCO 27kV
- Hệ thống tiếp địa thực hiện 03 tia, 10 cọc thép mạ
đồng Φ16x2400mm.
c) Đường dây hạ áp:
- Điện áp 230V.
- Cấu trúc lưới điện: Được thiết kế trên không, lưới
3pha 4 dây, 01 pha 02 dây, 02 pha 3 dây. Bán kính cấp điện của lưới điện hạ thế
trong khu vực dân cư tập trung không vượt quá 600m, khu vực thưa dân cư không
vượt quá 1200m.
- Dây dẫn: Sử dụng cáp nhôm bọc cách điện, tiết diện
từ 50mm2 đến 95mm2.
- Đỡ dây hạ thế: Sử dụng Rack 2 sứ, 3 sứ, 4 sứ + sứ
ống chỉ.
- Trụ điện: Sử dụng loại trụ BTLT 7,5 m và trụ BTLT
8,5m.
- Neo trụ sử dụng:
+ Dây neo: Dùng cáp thép mạ kẽm 3/8 mm.
+ Móng neo: Dùng loại neo xòe 8 hướng.
+ Ty neo Φ16x2400 mạ kẽm nhúng nóng.
+ Thanh chống Φ60 dài 1200mm mạ kẽm nhúng nóng.
+ Dây neo cáp thép mạ kẽm 3/8, móng néo neo xòe 8
hướng
- Hệ thống tiếp địa thực hiện 02 tia, 03 cọc thép mạ
đồng Φ16x2400mm.
d) Các quy chuẩn, tiêu chuẩn được áp dụng:
- Qui phạm trang bị điện phần I, II, III, IV Ban
hành kèm theo Quyết định số 19/2006/QĐ-BCN ngày 11/07/2006 của Bộ Công nghiệp;
- Qui phạm thi công và nghiệm thu kết cấu bê tông
và bê tông cốt thép toàn khối TCVN 4453-1995 ngày 13/06/1995 của Bộ Xây dựng.
- Quy định kỹ thuật điện nông thôn ban hành kèm
theo Quyết định số 44/2006/QĐ-BCN ngày 8/12/2006 của Bộ Công nghiệp.
- Tiêu chuẩn thiết kế về tải trọng và tác động
TCVN-2737-95.
- Tiêu chuẩn mạ kẽm nhúng nóng 18TCN-02-92.
10. Loại, cấp công trình: Công trình công nghiệp, cấp
III.
11. Nhóm dự án: Dự án thuộc nhóm B.
12. Phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư: Tuyến
đường điện dọc theo đường giao thông nông thôn không ảnh hưởng đến nhà dân hay
vật kiến trúc. Tuy nhiên, tuyến đường điện ảnh hưởng đến cây trồng của người
dân như: cao su, cà phê, điều, cây ăn quả và hoa màu nên được hỗ trợ giải tỏa
theo quy định; khái toán giá trị bồi thường, hỗ trợ khoảng 17.504.014.270 VNĐ.
13. Tổng mức đầu tư:
676.725.327.57
VNĐ
Trong đó:
- Chi phí xây dựng:
461.161.121.750
VNĐ
- Chi phí thiết bị:
41.583.168.228
VNĐ
- Chi phí bồi thường, hỗ trợ:
17.504.014.270
VNĐ
- Chi phí quản lý dự
án:
6.640.905.890
VNĐ
- Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng:
34.313.958.674
VNĐ
- Chi phí
khác:
2.442.870.597
VNĐ
- Chi phí dự
phòng:
113.079.288.167
VNĐ
14. Nguồn vốn đầu tư: Ngân sách Trung ương, vốn ODA
và vốn đối ứng của ngân sách địa phương 677.725.327.576 VNĐ, trong đó:
- Ngân sách Trung ương và vốn vay
ODA:
575.216.528.440 VNĐ (chiếm 85%)
- Ngân sách địa
phương:
101.508.799.136 VNĐ (chiếm 15%)
15. Tiến độ và phân kỳ đầu tư: Phân làm 2 giai đoạn
đầu tư:
a) Giai đoạn năm 2015:
Tổng số vốn đầu tư 100.000.000.000 VNĐ, trong đó:
- Ngân sách Trung ương, vốn vay ODA:
85.000.000.000 VNĐ (chiếm 85%)
- Ngân sách địa phương:
15.000.000.000 VNĐ (chiếm 15%)
b) Giai đoạn năm 2016-2020:
Tổng số vốn đầu tư 576.725.327.576 VNĐ, trong đó:
- Ngân sách Trung ương và vốn vay
ODA:
490.216.528.440 VNĐ (chiếm 85%)
- Ngân sách địa phương:
86.508.799.136 VNĐ (chiếm 15%)
(Tiến độ thực hiện dự án có thể được điều chỉnh
theo tiến độ cấp vốn)
16. Hình thức quản lý dự án: Chủ đầu tư trực tiếp
quản lý dự án.
17. Thời gian thực hiện dự án: Năm 2015-2020.
Điều 2. Sở Công thương là chủ đầu tư có trách nhiệm triển khai các
bước tiếp theo đúng quy định hiện hành.
Điều 3. Các ông (bà) Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Kế
hoạch và Đầu tư, Tài chính, Công Thương, Kho bạc Nhà nước tỉnh; UBND các huyện
và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết
định này, kể từ ngày ký./.
Nơi nhận:
- CT, PCT;
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
- Bộ Tài chính;
- Bộ Công thương;
- Như Điều 3;
- LĐVP, Phòng KTTH, KTN;
- Lưu VT.
|
CHỦ TỊCH
Nguyễn Văn Trăm
|