Quyết định 1146/2002/QĐ-UB quy định về việc thực hiện Pháp lệnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí do Tỉnh Hà Nam ban hành

Số hiệu 1146/2002/QĐ-UB
Ngày ban hành 28/10/2002
Ngày có hiệu lực 12/11/2002
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Hà Nam
Người ký Đinh Văn Cương
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ NAM
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1146/2002/QĐ-UB

Hà Nam, ngày 28 tháng 10 năm 2002

 

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ NAM

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND (sửa đổi) được Quốc hội thông qua ngày 21/6/1994;

Căn cứ Pháp lệnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí ngày 26 tháng 02 năm 1998 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội;

Căn cứ Nghị định số 38/1998/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh thực hành tiết kiệm chống lãng phí. Các Nghị định, Quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Thông tư hướng dẫn của các Bộ, ngành Trung ương về việc thi hành Pháp thực hành tiết kiệm chống lãng phí;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính - vật giá,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này bản “ Quy định về việc thực hiện Pháp lệnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trên địa bàn tỉnh Hà Nam”

Điều 2. Quyết định này thay thế Quyết định số 695/1999/QĐ-UB ngày 31/7/1999 ban hành quy định tạm thời về việc thực hiện pháp lệnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng HĐND và UBND tỉnh, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, cơ quan của tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện và kiểm tra đôn đốc các đơn vị trực thuộc thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận
- TT TU, HĐND, UBND tỉnh ( để b/c);
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể;
- UBND các huyện, thị xã
- Các DNNN;
- Lưu VT, TCTM

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ NAM
CHỦ TỊCH




Đinh Văn Cương

 

QUY ĐỊNH

V/V THỰC HIỆN PHÁP LỆNH THỰC HÀNH TIẾT KIỆM, CHỐNG LÃNG PHÍ
(Ban hành kèm theo quyết định số 1146/2002/QĐ-UB ngày 28/10/2002 của UBND tỉnh Hà Nam

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG.

Điều 1. Thực hành tiết kiệm trong chi tiêu Ngân sách Nhà nước là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta. Thực hành tiết kiệm phải được cụ thể hoá bằng các biện pháp quản lý tài chính, sử dụng tài sản công, sử dụng trang thiết bị và phương tiện làm việc mà Nhà nước đã giao cho tập thể, cá nhân quản lý sử dụng và chịu trách nhiệm trước Nhà nước về mặt quản lý và sử dụng.

Tiết kiệm là sử dụng nguồn lực tài chính và các nguồn lực khác ở mức thấp hơn định mức, tiêu chuẩn, chế độ quy định nhưng vẫn đạt được mục tiêu đã xác định hoặc sử dụng đúng định mức tiêu chuẩn, chế độ qui định nhưng đạt hiệu quả cao hơn mục tiêu đã xác định.

Điều 2. Để quản lý sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong sản xuất và tiêu dùng nhằm phát triển kinh tế xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, các tổ chức cá nhân quản lý sử dụng Ngân sách Nhà nước, vốn và tài sản Nhà nước, đất đai, trụ sở làm việc, nhà công vụ, vốn đầu tư XDCB, vốn và tài sản doanh nghiệp Nhà nước phải thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, thực hiện nghiêm các quy định của Chính phủ, của Bộ Tài chính về việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị được giao quản lý sử dụng vốn tài sản Nhà nước phải có các biện pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và chịu trách nhiệm về những hành vi gây lãng phí trong phạm vi quản lý của mình.

Điều 3. Các cơ quan tổ chức đều phải thực hiện đúng qui chế công khai tài chính theo những quy định hiện hành của Trung ương và của tỉnh.

Mọi cán bộ, công chức Nhà nước đều phải có ý thức tiết kiệm trong việc quản lý, sử dụng vốn, tài sản của Nhà nước cụ thể là tiết kiệm trong chi tiêu hội nghị, trong sử dụng điện, nước, máy điện thoại, máy điều hoà, ô tô ...

Chương II

NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 4. Thực hiện cơ chế khoán thu, khoán chi, tạo sự chủ động và tự chịu trách nhiệm của mỗi cơ quan, đơn vị. Từng cơ quan, đơn vị căn cứ vào chức năng nhiệm vụ của mình, tình hình kinh tế xã hội của tỉnh và các chế độ, tiêu chuẩn, định mức hiện hành, xây dựng dự toán thu, chi hàng năm có chia ra từng quí, tháng với tinh thần triệt để tiết kiệm. Căn cứ dự toán được duyệt đơn vị phải chủ động sắp xếp các khoản chi (kể cả các khoản chi mới phát sinh) đảm bảo mọi khoản chi trong năm Ngân sách đều phải nằm trong phạm vi dự toán đã được phân bổ.

Điều 5. Về quản lý biên chế, quỹ lương.

Các đơn vị được NSNN cấp kinh phí tiền lương (đang thực hiện khoán chi) yêu cầu thực hiện nghiêm túc Thông tư số: 17/2002/TTLT-BTC- BTCCBCP ngày 8 tháng 2 năm 2002 của Bộ Tài chính và Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ; Hướng dẫn thực hiện quyết định số: 192/2001/QĐ-TTg ngày 17 tháng 12 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ "Về việc mở rộng thí điểm khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan hành chính Nhà nước".

Nghiêm cấm việc sử dụng lao động, quỹ lương vượt quá chỉ tiêu được duyệt.

Điều 6: Chế độ chi hội nghị.

[...]